Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

Sức sống vĩnh hằng của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản

Cách đây 170 năm, Ngày 24 tháng 02 năm 1848, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C.Mác – Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giới. Sự ra đời của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và lực lượng lãnh đạo, đặt nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đồng thời đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác gồm ba bộ phận hợp thành: Triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự ra đời của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khắc phục căn bản những hạn chế của các trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng, duy tâm, siêu hình. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm lý luận khoa học và cách mạng khái quát cao toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác – Ph.Ăngghen đã vận dụng sáng tạo phép biện chứng duy vật để luận giải về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để xem xét một xã hội hội cụ thể là hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa với hai lực lượng chủ yếu là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. C.Mác – Ph.Ăngghen đã tập trung đi sâu phân tích mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong lòng xã hội tư bản, chứng minh một cách khoa học về sự tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản, về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, về vị trí tiên phong và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản…
Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã trở thành cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam cho hành động của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; là ngọn cờ dẫn dắt giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới vùng lên đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, giải phóng loài người thoát khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Dưới ánh sáng Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có bước phát triển mạnh mẽ, nhiều Đảng Cộng sản trên thế giới lần lượt ra đời. Học thuyết Mác nói chung và những nguyên lý khoa học của Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã soi rọi để V.I. Lênin và Đảng Bônsevich Nga lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga và tiếp đó hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời.
Dưới ánh sáng tư tưởng cách mạng trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản nói riêng và của chủ nghĩa Mác nói chung, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sớm xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đề ra những chiến lược, sách lược đúng đắn trong từng giai đoạn cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này qua thắng lợi khác. Thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta trong cách mạng dân tộc dân chủ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đặc biệt là những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là những minh chứng hùng hồn về giá trị lý luận, thực tiễn to lớn và sức sống vĩnh hằng của một tác phẩm lý luận bất hủ.
Những tư tưởng bất hủ của C.Mác- Ph.Ăngghen trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là những chỉ dẫn hết sức quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và hoạt động lãnh đạo của các Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin, khẳng định sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết thắng lợi của cách mạng. Đồng thời, thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Đảng, không ngừng tăng cường, củng cố bản chất giai cấp công nhân, tính tiền phong của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ chính trị….
Từ sau sự kiện sụp đổ, tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, các nước xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, ở một số nước Đảng cộng sản và công nhân mất vai trò lãnh đạo, các thế lực thù địch ra sức công kích, phủ nhận vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội, tiến tới đòi xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những nguyên lý khoa học và cách mạng của C.Mác- Ph.Ăngghen trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản cung cấp cho chúng ta cơ sở lý luận khoa học để đấu tranh bác bỏ, vạch trần những quan điểm sai trái, phản động của các thế lực thù địch hòng phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận vị trí tiên phong và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đồng thời, là những chỉ dẫn hết sức quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên của Đảng ta hiện nay.

Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) xuyên tạc dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Ngày 18 tháng 1 năm 2018, tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Rights Watch) đã ra báo cáo thường niên “World Report 2018” về tình hình dân chủ,  nhân quyền thế giới, trong đó có phần báo cáo về tình hình ở Việt Nam. Như thường lệ, phần báo cáo về Việt Nam vẫn là những thông tin sai lệch, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.
Thứ nhất, ngay đầu phần báo cáo về Việt Nam, Human Rights Watch đã xuyên tạc dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng: “Tình hình nhân quyền Việt Nam xấu đi nghiêm trọng trong năm 2017”; “Chính quyền Việt Nam thường vận dụng những điều luật hình sự có nội dung mơ hồ để đàn áp bất đồng chính kiến, trong đó có tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, “phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”.
 Trước hết, phải khẳng định những luận điệu trên là hoàn toàn sai trái, xuyên tạc. Bởi lẽ, những tội danh trên được quy định trong Bộ Luật hình sự của Việt Nam. Điều 79, Bộ Luật hình sự năm 1999 đã quy định: “Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; người đồng phạm khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm”. Hoặc Điều 258, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định rõ: “Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm; Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm”.
Những đối tượng điển hình bị bắt như Trần Thị Xuân về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, linh mục Nguyễn Bá Thông về hành vi “tuyên truyền kích động giáo dân phá vỡ đoàn kết lương-giáo”, đối tượng Hoàng Đức Bình về hành vi “chống người thi hành công vụ; lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, thì việc các cơ quan chức năng khởi tố, bắt giam, điều tra và xét xử là hoàn toàn đúng với quy định của luật pháp Việt Nam, chứ không phải như luận điệu xuyên tạc của Human Rights Watch và các thế lực thù địch.
Thứ hai, Human Rights Watch tiếp tục xuyên tạc trắng trợn dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam khi cho rằng: “Các phiên tòa xử blogger và các nhà hoạt động về nhân quyền đều liên tiếp vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế về xét xử công bằng. Công an thường xuyên đe dọa người nhà và bạn bè muốn đến dự những phiên tòa xử các nhà hoạt động.” Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, bởi các phiên tòa xét xử các blogger diễn ra công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Ví dụ: phiên tòa xét xử Blogger “mẹ nấm” tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa ngày 30 tháng 11 năm 2017, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân cấp cao đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (sinh năm 1979, thường trú tại phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang) về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo Điều 88, Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Hội đồng xét xử đã nhận định: căn cứ, đối chiếu với các lời khai, thừa nhận của bị cáo trong quá trình điều tra vụ án, chứng cứ và các tài liệu hồ sơ có trong vụ án; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo và người bào chữa, Hội đồng xét xử đã có đủ cơ sở để kết luận bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên án là không oan sai. Do đó, căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 248 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, giữ nguyên bản án sơ thẩm; áp dụng điểm a, b, c khoản 1, Điều 88 Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009), xử phạt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Như vậy, chúng ta thực hiện nghiêm túc các quy định, tiêu chuẩn quốc tế là việc ai cũng thấy, chứ không như luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch muốn chống phá.
Tóm lại, những nội dung về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam mà Tổ chức Human Rights Watch tổng kết trong báo cáo thường niên “World Report 2018”, là những luận điệu sai trái bịa đặt, xuyên tạc dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh, bác bỏ những luận điệu phản động của Tổ chức Human Rights Watch và các thế lực thù địch./.

Cảnh giác và chủ động ngăn chặn thủ đoạn "ném đá giấu tay"

Có thể thấy, những “tâm thư”, “kiến nghị”, “thư ngỏ” giả mạo tác giả được lan truyền trên không gian mạng thời gian qua thực chất là nằm trong “kịch bản” chống phá Đảng, Nhà nước ta đã được các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị dàn dựng, chuẩn bị từ trước. Dù không bất ngờ, nhưng tác hại của chúng là rất lớn, bởi chúng trực tiếp tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, làm dấy lên sự nghi ngờ, hoang mang, dao động. Điều đáng lưu ý là hiện nay, nhiều trang mạng phản động đang giả dạng là những trang tin hợp pháp để tiếp cận người đọc.
Sau khi tìm cách tạo vỏ bọc, chủ của chúng khéo léo lồng các thông tin xấu, độc, theo kiểu “ném đá giấu tay” nhằm phục vụ ý đồ đã được vạch ra từ trước. Điều đáng nói là trong khi thông tin dạng này ngày càng nhiều và được các đối tượng xấu “chế biến” tinh vi thì không ít người đọc lại chủ quan, mất cảnh giác dễ bị rơi vào “bẫy” của những kẻ cơ hội, phản động.
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” đã nhận định: “Việc quản lý thông tin còn lỏng lẻo, thiếu giải pháp đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị”.
Trước thực tế có rất nhiều “thông tin rác” mạo danh, bôi nhọ, xuyên tạc núp dưới vỏ bọc là các “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “tâm thư”, đặc biệt là trong các thời điểm nhạy cảm với mục đích làm giảm uy tín Đảng, Nhà nước và chế độ, gây ảnh hưởng không tốt trong dư luận xã hội, thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần tính đến một kế hoạch dài hơi phòng chống những tác động xấu về mặt tư tưởng do những “thông tin rác” mang lại. Bên cạnh đó, cũng cần chủ động vạch trần âm mưu thâm độc và những thông tin bịa đặt, xuyên tạc nhằm góp phần vào sự ổn định tình hình, làm lành mạnh dư luận xã hội. Đối với các trường hợp vu khống, bôi nhọ, phải kiên quyết xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Về phía mỗi cá nhân, cần tỉnh táo nhận rõ chân tướng của thế lực thù địch, phản động, những kẻ cơ hội chính trị, bất chấp mọi thủ đoạn hòng đạt được mục đích đen tối của chúng, đồng thời có trách nhiệm và ý thức ngăn chặn, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, thuyết phục. Mỗi cá nhân khi tham gia môi trường mạng, cần cố gắng trở thành một người tiếp nhận thông tin thông thái, biết lựa chọn, chắt lọc thông tin cần thiết, phù hợp với mình, kiên quyết tránh xa những thông tin xấu độc…

Nhận diện thủ đoạn hèn hạ của những kẻ "ném đá giấu tay"

Thời gian gần đây, những “thông tin rác”, núp dưới vỏ bọc là các “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “tâm thư” của các vị lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu hoặc đang đương chức liên tục xuất hiện trên mạng Internet. Những “văn bản” này thường đề cập đến những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những “câu chuyện” nhạy cảm về chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, xã hội của đất nước.
Còn nhớ, thời điểm trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (tháng 1-2016), trên các trang mạng phản động thường xuyên xuất hiện các “tâm thư” góp ý cho đồng chí này là Ủy viên Trung ương Đảng hay đồng chí khác là Ủy viên Bộ Chính trị. Nếu để ý kỹ, nội dung góp ý rất chung chung, nhưng thỉnh thoảng lại cài vào những “chuyện nội bộ” rất “nhạy cảm” nhằm hướng người đọc tập trung vào thông tin này, qua đó, có thể lung lạc, tác động tới dư luận, rằng trong nội bộ Đảng có nhiều chuyện mâu thuẫn phe nhóm, đấu đá chính trị thuộc hàng “thâm cung bí sử”(?).
Không dừng lại ở đó, cũng trong thời gian này, các trang mạng phản động hay blog, trang cá nhân trên Facebook của các phần tử cơ hội chính trị cũng liên tục đăng tải những tài liệu dưới dạng “kiến nghị”, “thư ngỏ”, trong đó “gài” nhiều nội dung tố cáo người này, người kia có vấn đề về đạo đức, chính trị hoặc tham nhũng, tham ô, chạy chức, chạy quyền. Để đánh lừa người đọc, các tài liệu đều được ghi tên tác giả là các vị lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu, thậm chí còn đăng cả ảnh. Một điều đáng chú ý nữa là nội dung trình bày trong các tài liệu rất chung chung, không chỉ ra được các vụ việc, thủ đoạn tham ô, tham nhũng cụ thể, nhưng bù lại, thường được “trộn” thêm những sự kiện có thật nhằm hướng lái tư tưởng người đọc tin rằng đó là những câu chuyện “chuẩn xác”.
Gần đây nhất, trên một số trang mạng xuất hiện “tâm thư” gửi Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, được cho là của một vị lãnh đạo trong quân đội mang hàm tướng đã nghỉ hưu, từng giữ chức vụ đứng đầu một Cục quan trọng thuộc Tổng cục Chính trị. Điều đáng lưu ý là trong nội dung “tâm thư”, những kẻ mạo danh - đã được chứng minh là sử dụng thủ đoạn “mượn tên” của vị tướng để cố tình ngụy tạo ra các sai phạm nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Bộ Quốc phòng. Cách đây chưa lâu, một vị tướng nổi tiếng nguyên là cán bộ cao cấp của quân đội đã nghỉ hưu cũng bị kẻ xấu mạo danh trong một bức “kiến nghị” gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Bên cạnh nội dung “kiến nghị” về những việc quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh, còn có công tác lựa chọn nhân sự cấp cao. Đặc biệt, bức kiến nghị giả mạo này còn dành thời lượng đáng kể để tập trung… nói xấu một lãnh đạo Nhà nước. Chỉ đến khi chính vị tướng này lên tiếng trên báo chí khẳng định bức thư mang tên mình là giả mạo thì nhiều người đã đọc và trót tin vào nó mới “ngã ngửa”. Họ không biết rằng, trong thời đại công nghệ số bùng nổ thì việc “chế biến” ra một văn bản với nội dung không có thật, ở phía dưới kèm theo một chữ ký giả mạo giống y hệt với chữ ký của ai đó là điều rất dễ dàng. Đây cũng chính là những thủ đoạn hèn hạ mà các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị thường áp dụng để bịa đặt và tung tin với mục đích bôi xấu cá nhân, xuyên tạc sự thật.

Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin trong mọi hoàn cảnh

Thực tiễn đã chứng minh, bạn bè quốc tế đã công nhận. Nhưng tiềm ẩn trong sự phát triển ấy có không ít những thách thức, nguy cơ và một trong những nguy cơ đó chính là chệch hướng Chủ nghĩa xã hội (CNXH), không kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã lựa chọn.
Nghị quyết số 04 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Theo đó, nghị quyết chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đặc biệt, trong 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng - chính trị thì có 2 biểu hiện được đặt lên hàng đầu là: 1. Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; hoài nghi, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; 2. Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định con đường đi lên CNXH; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan điểm sai trái.
Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm “Đường kách mệnh” rằng: “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có la bàn chỉ nam”. Việc Hồ Chí Minh lựa chọn chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng trước hết là để cứu lấy giống nòi Việt Nam. Sự lựa chọn đó không xuất phát từ ý muốn chủ quan, không phải chủ yếu vì lợi ích của giai cấp công nhân, càng không phải chỉ vì lợi ích của những người cộng sản mà trên hết là vì lợi ích của toàn thể quốc dân Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là lý luận cách mạng và khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam, cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Theo Người, CNXH là một chế độ xã hội do nhân dân lao động làm chủ; một xã hội dân giàu, nước mạnh, văn minh, hạnh phúc; một xã hội dân chủ, công bằng; các dân tộc trong nước đều bình đẳng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau và đoàn kết, hữu nghị, bình đẳng với các dân tộc trên thế giới.
Điều trước tiên để Hồ Chí Minh - từ người đi tìm đường cứu nước trở thành người dẫn đường cho dân tộc Việt Nam - là người đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người đúng đắn nhất: con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Có thể nói, bản chất của con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh nêu lên đó là: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Trong mọi hoạt động, mọi bài nói, bài viết của Người đều tập trung vào một mục tiêu, một chủ đề: chống đế quốc, chống phong kiến, tuyên truyền độc lập dân tộc và CNXH. Chủ đề này cũng được Hồ Chí Minh thể hiện rất đậm nét trong Di chúc. Từ điều “Trước hết nói về Đảng” đến “Điều mong muốn cuối cùng” của Người đều xoay quanh chủ đề độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Với Người, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH đã được xây dựng thành lý luận cách mạng xuyên suốt và nhất quán. Đây chính là đóng góp quan trọng nhất của Hồ Chí Minh vào kho tàng lý luận Mác - Lênin. 
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân dân Việt Nam, vấn đề trước tiên thể hiện lòng trung thành với sự lựa chọn của Hồ Chí Minh là kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Những bài học do các đại hội của Đảng nêu lên từ khi đổi mới đến nay vẫn còn giá trị lớn, nhất là bài học: “trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Không kiên định mục tiêu, từ bỏ con đường đã lựa chọn đó là tự sát. Bài học về sự đổ vỡ của Đông Âu và Liên xô đã cho thấy điều đó. Lịch sử cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng đến nay, đó là khoảng thời gian đủ để chúng ta kiểm nghiệm và rút ra kết luận về sự kiên định con đường đã lựa chọn: chỉ có độc lập thực sự mới tạo điều kiện để đi lên CNXH và chỉ có xây dựng CNXH mới thực sự có độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân. Với Việt Nam, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn. Đó là sự lựa chọn của lịch sử.
Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chúng ta luôn tin tưởng và đã giành độc lập dân tộc. Khi CNXH rơi vào khủng khoảng tan rã, chúng ta vẫn tin tưởng vào con đường đi của mình để vượt qua và đứng vững.
Giải pháp cho vấn đề này trong giai đoạn hiện nay không phải là trông chờ ở đường lối, mà ở ngay trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của mỗi đảng viên, phải kiên định từ “nói đi đôi với làm” đến việc “làm gương” cho quần chúng tin tưởng đi theo. Giờ đây hơn lúc nào hết, lịch sử lại lên tiếng, đòi hỏi chúng ta, mà trước hết là những người cộng sản phải thể hiện bản lĩnh và tính kiên định của mình để giữ vững con đường mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân đã lựa chọn.

Luận điệu sai lệch về tác chiến không gian mạng

Các thế lực chống đối cho rằng, việc lập thêm bộ máy TCKGM là chỉ dấu cho thấy Nhà nước đang tìm cách “áp đặt kiểm soát” trên không gian mạng, là sự “độc tài”, “toàn trị”, từ đó kêu gọi những “nhà dân chủ” lên tiếng đả phá, chỉ trích.
Những luận điệu này thực chất là sự tiếp diễn xu hướng đòi “tự do, dân chủ trên internet”, đòi không gian mạng là thế giới không giới hạn, chống lại các thể chế quản lý, kiểm soát internet của chính quyền.
Luận điệu này từng được đẩy lên cao khi Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng soạn thảo dự án Luật An ninh mạng và khi Quốc hội thảo luận dự án này (tại kỳ họp thứ 4 vừa qua). Phản ứng tức thì là các đối tượng vốn có hành vi chửi bới, bôi nhọ chế độ trên không gian mạng, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, trong đó có những người mang danh luật sư, nhà văn, nhà báo, chức sắc trong tôn giáo…
Họ chính là các “hạt giống” được các thế lực thù địch lợi dụng, nhằm làm quân cờ để kích động phá rối từ bên trong – một thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình”. Cổ súy cho tư tưởng này là các facebook, blogger, số này tỏ ra là những “tri thức”, viết bài tán dương và có những bình luận phản ứng dưới các bài viết…
Ở đây, cần thấy rằng, hầu hết các bài viết phê phán việc Nhà nước thành lập, củng cố bộ phận chuyên trách về an ninh mạng (thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an) đã có cách hiểu sai lệch. Họ mặc nhiên coi những dư luận viên là quân số thuộc các đơn vị chức năng này, coi các đơn vị tác chiến không gian mạng chỉ nhằm “soi” các bài viết trên facebook, blog, you tobe… để khoanh vùng, xử lý.
Điều này khiến không ít “anh hùng bàn phím” vốn suốt ngày nhòm ngó khắp 63 tỉnh, thành để bới móc chuyện tiêu cực, mục đích để nói xấu chế độ, chửi bới chính quyền. Từ đó, họ tỏ ra bức xúc với lực lượng TCKGM. 
Hiểu như trên là rất thiển cận. Thực chất, không gian mạng có phạm vi rất rộng. Không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức.
Do vậy, phát triển và làm chủ không gian mạng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của các nước trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích to lớn mà không gian mạng đem lại, các nước trên thế giới cũng phải đối mặt với các nguy cơ như chiến tranh mạng, gián điệp mạng, tấn công mạng, tội phạm mạng và nhiều vấn đề phức tạp mới.
Việc thành lập Bộ Tư lệnh TCKGM là sự cụ thể hóa chiến lược An ninh mạng quốc gia. Cùng với Bộ Tư lệnh TCKGM thuộc Bộ Quốc phòng thì đơn vị chuyên trách về an ninh mạng thuộc Bộ Công an cũng đã được củng cố, tăng cường.
Cùng với đó là sự tăng cường quản lý nhà nước về mạng thông tin của Bộ Thông tin và Truyền thông. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Tư lệnh TCKGM sau khi được thành lập sẽ đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên KGM; phối hợp với lực lượng của Bộ Công an tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình”, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trên cả đất liền, trên không, trên biển và không gian mạng.

Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

Xu hướng của quá trình tộc người ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

Quá trình tộc người ở Việt Nam diễn ra theo hai xu hướng chung của quá trình tộc người trên thế giới, nhưng có những nét đặc thù sau:
Cố kết, hòa hợp tộc người là xu hướng chủ đạo diễn ra rộng khắp và mạnh mẽ trong quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình lịch sử, các tộc người sớm cố kết, hòa hợp để hình thành nên quốc gia dân tộc từ thuở các vua Hùng cách đây hàng nghìn năm. Các tộc người phát huy cao độ tính cố kết, hòa hợp để dựng nước và giữ nước. Đoàn kết, hòa hợp tộc người trở thành giá trị truyền thống và sức mạnh để dân tộc Việt Nam tồn tại, phát triển. Chính sách dân tộc tích cực của nhà nước phong kiến làm cho cố kết, hòa hợp tộc người càng trở nên bền chặt.
Đồng hóa tộc người (cả đồng hóa tự nhiên và đồng hóa cưỡng bức) là xu hướng đã từng diễn ra ở Việt Nam. Trong các thời kỳ lịch sử đều có một bộ phận tộc người thiểu số bị đồng hóa tự nhiên vào tộc người Việt, giữa các tộc người thiểu số cũng có sự đồng hóa lẫn nhau. Có lúc, tộc người Việt cũng bị đồng hóa vào một số tộc người thiểu số (thời nhà Mạc, cuối thế kỷ XVI).
Các thế lực phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã thực hiện chính sách đồng hóa cưỡng bức các tộc người ở Việt Nam; nhưng các tộc người đã đoàn kết đấu tranh, bảo vệ sự tồn tại; bảo lưu, phát triển văn hóa của mình. Các tộc người ở Việt Nam không những không bị đồng hóa mà còn biết tiếp thu văn hóa các nước ngoại bang làm phong phú thêm văn hóa tộc người và quốc gia dân tộc.
Xu hướng phân tách tộc người đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Quá trình di cư, phân chia tộc người từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông dẫn đến sự xé lẻ, đan xen tộc người trên phạm vi cả nước. Trong lịch sử, nhiều tộc người đã chia tách thành các nhóm địa phương khác nhau. Có những bộ phận tộc người di cư ra nước ngoài, nhất là sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiện nay, xu thế phân tán, đan xen tộc người ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước do quá trình hội nhập, giao lưu tộc người mạnh mẽ và tác động của nền kinh tế thị trường..

Những nhân tố tác động đến việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người ở Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố chính sau:
Sự thay đổi môi trường tự nhiên tác động đến văn hóa tộc người. Văn hóa truyền thống các tộc người Việt Nam là sự ứng xử vừa thích ứng, hài hòa với tự nhiên, vừa chinh phục, cải tạo tự nhiên; vừa để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần, vừa để cảm thụ cái hay cái đẹp từ thiên nhiên và phát triển văn hóa ứng xử với thiên nhiên.
Hiện nay, sự phát triển biến đổi của môi trường tự nhiên, của văn minh công nghiệp đòi hỏi văn hóa các dân tộc biến đổi thích ứng. Nếu không tôn trọng tự nhiên, môi trường sinh thái, hủy hoại môi trường sống của con người sẽ tác động tiêu cực đến việc bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người.
Toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế thị trường có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa các tộc người. Tùy theo năng lực lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà những nhân tố này ảnh hưởng theo chiều tích cực, hay tiêu cực. Các nhân tố này gây ảnh hưởng tích cực làm đô thị, công nghiệp phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của các tộc người được nâng cao; vai trò cá nhân có cơ hội bộc lộ, phát triển; tinh thần dân chủ được mở rộng; giao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng. Ngược lại, khi lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội không đúng hướng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực như làm suy thoái môi trường; giảm sút lối sống cộng đồng, sự ổn định gia đình, bản sắc văn hóa tộc người; xuất hiện lối sống thực dụng du nhập vào.
Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước tác động đến văn hóa tộc người. Việc hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội và quan điểm, chính sách dân tộc, trực tiếp là quan điểm  phát triển văn hóa của Đảng đúng đắn sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người và ngược lại. Khi văn hóa các tộc người được bảo tồn, phát huy sẽ góp phần đắc lực cho việc văn hóa hóa việc nhận thức, tuyên truyền, thực hiện quan điểm, đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước.
Đời sống tinh thần xã hội, trước hết là tư tưởng, đạo đức, lối sống tác động đến văn hóa tộc người. Đây là sự tác động biện chứng nội tại trong nền văn hóa tộc người. Văn hóa, truyền thống các tộc người luôn vận động, biến đổi, phát triển. Trong di sản văn hóa truyền thống của các tộc người ở Việt Nam vừa có những giá trị, vừa có những phản giá trị, hủ tục lạc hậu tác động hai chiều đến bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người. Nâng cao tính toàn diện, đồng bộ văn hóa tinh thần của các tộc người Việt Nam là nội dung quan trọng trực tiếp của bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người. 

Đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam

Các dân tộc ở Việt Nam có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, thống nhất. Người Kinh cùng 53 dân tộc thiểu số đều có những bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo trên các lĩnh vực văn hóa tộc người. Sự thống nhất của văn hóa các tộc người ở nước ta là do cùng sinh sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa; có chung loại hình kinh tế - xã hội, có sự giao lưu tiếp biến văn hóa của nhau. Tuy nhiên, mỗi tộc người, do sống trong các tiểu vùng văn hóa khác nhau nên đều có bản sắc văn hóa riêng, song luôn gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một cộng đồng văn hóa thống nhất.
Các tộc người ở Việt Nam đã sáng tạo nên các vùng văn hóa với những nét đặc trưng riêng. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam như: Vùng đồng bằng Bắc Bộ với văn hóa của người Việt, vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ.
Văn hóa truyền thống của các tộc người là văn hóa của các cư dân nông nghiệp khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Văn hóa của cư dân đồng bằng và trung du là văn hóa lúa nước, của cư dân miền núi là văn hóa nương rẫy với công cụ và kỹ thuật canh tác phù hợp. Văn hóa ẩm thực của các tộc người Việt Nam chủ yếu là cơm, rau, cá, rất ít thịt; uống rượu gạo; tục ăn trầu. Trang phục có váy, yếm, khố, quần lá tọa, thoáng mát phù hợp khí hậu nóng ẩm. Văn hóa xã hội luôn đề cao tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hướng tới sự hài hòa, coi trọng tình cảm hơn lý trí.
Văn hóa các tộc người có quá trình phát triển lâu đời trên nền tảng văn hóa bản địa. Các tài liệu nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh nền văn hóa các dân tộc Việt Nam có lịch sử phát triển liên tục từ sơ kỳ đồ đá cũ có niên đại khoảng 30 vạn năm ở núi Đọ, Thanh Hóa đến thời đại đồ sắt thời Hùng vương; nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng có niên đại khoảng 2.700 năm và được tiếp nối đến ngày nay, ngày càng phong phú, đa dạng trong thống nhất.
Văn hóa truyền thống các tộc người có sự giao lưu với văn hóa Ấn Độ, văn hóa Hán và văn hóa phương Tây. Trong tiến trình lịch sử, các tộc người Việt Nam đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Hán, làm giàu bản sắc tộc người. Nhiều tộc người tiếp nhận từ văn hóa Hán kỹ thuật sản xuất, kiến thức đông y, trang phục; ngôn ngữ Hán; cách thức tổ chức xã hội, luật pháp; kinh dịch, bói toán, chịu ảnh hưởng Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo... Từ Nam Trung Bộ trở vào, một số tộc người chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, nhất là từ Phật giáo Ấn Độ truyền đến như các tộc người Chăm, Khơ-me... Thời cận hiện đại, các tộc người nước ta đã tiếp thu nhiều ảnh hưởng văn hóa phương Tây trong phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông, Kitô giáo, chữ quốc ngữ, báo chí, văn học nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tư tưởng. 

Đặc điểm hôn nhân gia đình truyền thống của các tộc người ở Việt Nam

Hôn nhân gia đình truyền thống của các tộc người ở nước ta mang đặc điểm riêng của tộc người, nhóm tộc người:
 Nhóm tộc người thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Ba-na, Cơ-ho… còn bảo lưu chế độ hôn nhân gia đình mẫu hệ. Vai trò phụ nữ nổi bật trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, hôn nhân và gia đình. Chế độ ngoại hôn được duy trì chặt chẽ tính theo huyết thống người mẹ. Hôn nhân cư trú bên nhà vợ. Chế độ quần hôn còn dấu ấn nhất định, ví dụ tục nối nòi ở người Ê-đê (chị chết, em gái thay); tục hôn nhân anh em chồng, chị em vợ, ngoại hôn lưỡng hợp giữa hai dòng họ.
Nhóm tộc người thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme vùng núi Bắc Trung Bộ và Tây Bắc như Khơ-mú, Kháng, Bru-Vân Kiều, Tà-ôi, Cơ-tu… bước đầu chuyển sang chế độ phụ hệ, nhưng vẫn còn dấu vết mẫu hệ. Đại gia đình cơ bản đã tan rã, hình thái gia đình chủ yếu là tiểu gia đình phụ quyền. Nhưng ở các vùng sâu, vùng xa trước đây, đại gia đình phụ quyền khá phổ biến. Người Tà-ôi, Cơ-tu còn bảo lưu nhà dài phụ hệ, nhưng hôn nhân cư trú bên chồng, huyết thống tính theo dòng cha. Tính chất hôn nhân mua bán đã phổ biến. Dấu vết quần hôn còn thấy ở tục hôn nhân con cô con cậu và ở rể khá nặng nề.
Nhóm tộc người có dân số đông như Mường, Tày, Nùng, Thái, Việt, Hoa, Khơ-me... hôn nhân gia đình mang tính phụ quyền tiêu biểu. Hình thức chủ đạo là tiểu gia đình phụ quyền có 2-3 thế hệ cùng chung sống. Hôn nhân cư trú bên chồng, mang tính mua bán nặng nề. Nam giới được đề cao, thân phận phụ nữ thấp kém do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến gia trưởng. Dấu vết hôn nhân nguyên thủy còn tồn tại, như tục cướp vợ của người Hmông; tục lại mặt.
Nhìn chung, hôn nhân và gia đình truyền thống của các dân tộc Việt Nam  có những tiến bộ như: chế độ một vợ, một chồng; hôn nhân ngoại tộc; hôn nhân dựa trên tình yêu; tăng cường gắn kết gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, thách cưới cao và hôn lễ tốn kém; truyền thống gia đình đông con, tập quán sinh đẻ nhiều, trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan trong hôn nhân như so tuổi, cúng lễ, lấy lá số... vẫn còn thấy không ít. 

Đặc điểm thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc ở Việt Nam

Trình độ phát trin thiết chế xã hi các tc người không đồng đều. Sự chênh lệch về thiết chế xã hội ở các tộc người được phân chia thành các nhóm theo thang bậc khác nhau. Mt s tc người thiu s min núi còn nh hưởng khá đậm nét tàn dư kinh tế, xã hội nguyên thy. Các tc người ca vùng đồng bng có trình độ thiết chế xã hi cao, xã hi được t chc cht chẽ.
Có s đan xen, chng ln các thiết chế xã hi ở các tộc người. Bui đầu dng nước - thi k Văn Lang, Âu Lc, thiết chế nhà nước tng bước xâm nhp vào đời sng các tc người. Thi k Bc thuc, thiết chế xã hội nhà nước ca người Hán ch ph biến đồng bng, tổ chức đến cp xã. Các thôn làng vẫn bo tn sinh động thiết chế xã hội tc người.
S đan xen, chng ln các thiết chế xã hi ch thc s din ra mnh m kể từ khi nước ta bước vào thi k độc lp t ch k t thế k XI tr đi. Thiết chế xã hi địa phương tc người cùng song hành tn ti với thiết chế nhà nước. Trong tng khu vc nht định, các tc người có trình độ phát trin kinh tế xã hi cao hơn đã áp đặt thiết chế xã hi ca mình lên các tc người ph thuc. Mặt khác, các tc người sng xen k vi nhau đãnh hưởng ln nhau v thiết chế xã hi.
Thiết chế xã hi truyền thống phn ánh s phân hóa xã hi rt rõ nét thông qua t chc xã hi, quan h s hu, cơ cu giai tng xã hội, b máy qun lý cng đồng, lut tc quy định Các dân tc Vit, Hoa, Khơ-me, Chăm là nhng dân tc vào trình độ phân hóa xã hi sâu sc hơn c và đã đi đến thành lp nhà nước, xã hội đã phân hóa thành nhiu giai tng khác nhau.
Các tc người Tày, Nùng, Thái, Mường đã vào giai đon xã hi bắt đầu có phân hóa giai cp. Các tc người trình độ phân hóa giàu nghèo như nhóm Hmông - Dao, Tng Miến, Th, Cht... T chc xã hi ca họ thường là các làng bn, chưa xut hin hình thc t chc cao hơn. Vai trò ca già làng, trưởng h, trưởng bn rt ln và được cng đồng tôn trng.
Nhóm tc người còn mang đậm du n nguyên thy thuộc nhóm ngôn ng Môn - Khơme Tây Bc, Trung B và dc Trường Sơn - Tây Nguyên. Quyn s hu đất rng thuc v c cng đồng. Tính cng đồng và tinh thn dân ch rt cao. Vai trò ca ch làng và hi đồng già làng có tính quyết định. Du n mu h khá đậm nét trong hôn nhân, gia đình, dòng h