Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI PHỦ NHẬN MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Hơn 30 năm đổi mới, đất nước đã đạt những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo tiền đề quan trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển; khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử. Tuy nhiên, đất nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức không nhỏ. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là sự cạnh tranh về chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo ngày càng quyết liệt giữa các nước diễn ra ở nhiều khu vực, trong đó có Biển Đông; sự chống phá quyết liệt bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, v.v. Trong nước, những hạn chế, khuyết điểm vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết; những hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới phát sinh đã làm cho kinh tế phát triển thiếu ổn định, chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, v.v. Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, thậm chí một số cán bộ, đảng viên non kém về bản lĩnh chính trị và sự nhạy cảm về chính trị muốn phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ cho rằng “chủ nghĩa xã hội là con đường mù mờ, không có tương lai”, “đi vào ngõ cụt”, “đã bị lịch sử phủ định”; “ngày xưa trong thời kỳ phong kiến đã có chủ nghĩa xã hội đâu mà vẫn giữ được độc lập dân tộc”, “lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa là do ý chí chủ quan của Đảng”; “chủ nghĩa nào, chế độ nào cũng được, miễn là dân giàu, nước mạnh”, v.v. Những quan điểm trên đây không thể đứng vững được trước sự phê phán, bởi lý luận và trước thực tế lịch sử.
Trong thời kỳ trước đây, ở nước ta, các triều đại phong kiến tiến bộ đại diện cho dân tộc đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống ngoại xâm, giành độc lập cho đất nước. Khi đó chưa có chủ nghĩa xã hội. Trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được đặt ra về lý luận khoa học khi chủ nghĩa Mác ra đời, về thực tiễn khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công. Do đó, nếu đặt vấn đề chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ phong kiến là phi lịch sử và không thể dựa vào đó để phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa của nước ta. Những quan điểm phủ nhận trên đã có cái nhìn sai lệch về chủ nghĩa tư bản và xã hội chủ nghĩa, nó cường điệu những thành tựu của chủ nghĩa tư bản mà không thấy hoặc coi nhẹ những khuyết tật, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Hiện tại, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát triển, nhất là về kinh tế, nhờ ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ, v.v. 
  Tuy vậy, về bản chất, chủ nghĩa tư bản vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công, dù có những điều chỉnh thích nghi. Những người phủ nhận mục tiêu của cách mạng Việt Nam còn có cái nhìn định kiến với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trước đây ở một số nước. Họ đồng nhất chủ nghĩa xã hội hiện nay với những khuyết tật trong mô hình chủ nghĩa xã hội Xô - viết trước đây, không thấy những thành tựu trong đổi mới, cải cách đang diễn ra ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cu Ba. Cần phải rõ rằng: sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không phải là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung, mà chỉ là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội - mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp. Chủ nghĩa xã hội với những phẩm giá tốt đẹp vẫn là lý tưởng mà nhân loại tiến bộ đang hướng tới; những giá trị cao cả của nó vẫn tồn tại trong đời sống nhân loại. Điều này được minh chứng rõ ở phong trào xã hội “cánh tả”, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang từng bước phục hồi.
  Thời gian gần đây xuất hiện trên internet và một số ấn phẩm in, tán phát những quan điểm sai trái, như đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin để từ đó phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Họ nói: “Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị, đang kìm hãm tự do, dân chủ, chia rẽ dân tộc,…”; họ yêu cầu “Việt Nam ngày nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”, v.v. Thực chất, họ muốn chúng ta phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; Đảng phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình, từ bỏ hệ tư tưởng Mác - Lênin, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa để chuyển sang dân chủ tư sản, tức là từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

LỰA CHỌN MỤC TIÊU ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI LÀ TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Quá trình ra đi tìm đường cứu nước, chỉ khi đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm 1924, khi đọc Luận cương của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người thấy “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Người viết rằng, bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. Người chỉ ra:“Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó cũng chính là con đường kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta là một tất yếu khách quan do lịch sử quy định, phù hợp với chủ nghĩa Mác - Lênin, với mục tiêu lớn của thời đại và ý nguyện của nhân dân; được gắn với đặc điểm, tình hình của mỗi giai đoạn khác nhau của cách mạng Việt Nam. Đây không phải do ý muốn chủ quan của Đảng mà là tổng hợp những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, kinh tế và chính trị, trong nước và quốc tế, phản ánh khát vọng của dân tộc.
Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Đảng ta trở thành đảng cầm quyền, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Năm 1986, trong bối cảnh cực kỳ khó khăn do chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào thoái trào, phe xã hội chủ nghĩa đứng trước nguy cơ tan rã, khủng hoảng kinh tế - xã hội trong nước kéo dài, Đảng ta đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, tạo ra một bước ngoặt mang ý nghĩa cách mạng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhờ đó, hơn 30 năm qua, nước ta đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra thế và lực mới, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Có thể khẳng định các sự kiện trong những năm: 1930, 1945, 1954, 1975, 1986 đã trở thành những cột mốc lịch sử quan trọng cho sự lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nó minh chứng con đường cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản chân chính lãnh đạo tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tất yếu, nội tại. Bởi, độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Đúng như Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.

CHĂM LO XÂY DỰNG VÀ CỦNG CỐ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ - GIẢI PHÁP PHÁT HUY KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Chăm lo xây dựng và củng cố hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh về mọi mặt, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác dân tộc, tôn giáo. Cần coi trọng xây dựng tổ chức đảng, chính quyền cấp huyện, xã, làng, bản thực sự trong sạch, vững mạnh; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp; xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ các cấp, các ban ngành đoàn thể, chú trọng nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách về dân tộc, tôn giáo ở địa phương. Kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, khắc phục bệnh quan liêu xa rời cơ sở, xa rời quần chúng trong cán bộ, đảng viên.
Đại đoàn kết dân tộc là di sản văn hóa quý giá của dân tộc ta, là nền tảng tinh thần cao đẹp, là cội nguồn của sức mạnh Việt Nam, là chân lý sáng chói cho các thế hệ người Việt Nam tiếp bước và là di sản văn hóa quý báu mà chúng ta phải bảo tồn, lưu giữ mãi đến muôn đời sau. Mọi âm mưu, thủ đoạn chia sẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc là đi ngược lại truyền thống, lợi ích và khát vọng ngàn đời của dân tộc. Do đó, cần chủ động, tích cực đấu tranh làm thất bại mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, gọp phần xây dựng và củng cố vững chắc khối đại đoàn kết dân tộc trong tình hình mới.

PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NHẰM TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ tạo động lực to lớn cho sự phát triển bền vững, góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc. Do đó, cần tập trung thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội như: Chương trình 135, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình xóa mù và tái mù chữ…; khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh từng vùng, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; huy động mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết đất sản xuất, nhà ở cho những hộ đặc biệt khó khăn, thực hiện tín dụng ưu đãi để người dân có vốn phát triển sản xuất; tư vấn giúp đỡ đồng bào áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sản xuất và đời sống. Phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao dân trí, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về vùng sâu, vùng xa. Chăm lo đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số và đồng bào theo đạo, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa từng dân tộc.

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ THỰC THI CÓ HIỆU QUẢ DÂN CHỦ TRÊN CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI ĐỂ XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Mở rộng và thực thi có hiệu quả dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng hoàn thiện pháp luật, thực hiện có chất lượng dân chủ ở cơ sở, kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ nhằm động viên, phát huy tính chủ động, sáng tạo, sức mạnh vật chất, tinh thần của nhân dân, tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội và củng cố mối quan hệ đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả nạn quan liêu, tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo ra sự đồng thuận cao trong đời sống xã hội.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NHÂN DÂN VỀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

Trong suốt các thời kỳ cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn khẳng định nhất quán quan điểm : “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dận tộc, nhất là các dân tộc thiểu số”.  Quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta đã và đang được cụ thể hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc cũng như sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước hiện nay. Mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là không có cơ sở và đi ngược lại lợi ích của các dân tộc, cần phải kiên quyết đấu tranh. Để nhân dân nhận thức sâu sắc chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta, đề cao cảnh giác, đấu tranh với những luận điệu sai trái, phản động cần đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng khu vực, từng dân tộc. Chú trọng khơi dậy tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường, một lòng, một dạ theo Đảng, theo cách mạng của các dân tộc, tôn giáo; tôn trọng phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Cần đa dạng hóa các hình thức, phương pháp giáo dục, tuyên truyền như: học tập chính trị; thông qua các phương tiện đại chúng (sách, báo, tài liệu, đài phát thanh, truyền hình, mạng Internet…); tổ chức các lễ hội truyền thống theo phong tục, tập quán tốt đẹp của từng dân tộc; tranh thủ già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ; tăng cường cán bộ, đảng viên xuống những nơi khó khăn, phức tạp để làm tốt công tác vận động quần chúng.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2019

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỂ PHÁT HUY PHẨM CHẤT: "TRUNG VỚI ĐẢNG, HIẾU VỚI DÂN" CỦA QUÂN ĐỘI

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, tăng cường mối đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân, thực hiện “quân với dân một ý chí”. Đây là giải pháp có tầm quan trọng chiến lược; vấn đề thuộc bản chất, chức năng, truyền thống và là nhiệm vụ chính trị cơ bản, lâu dài, cấp thiết hiện nay của Quân đội ta. Vì vậy, các đơn vị cần quán triệt và thực hiện nghiêm chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, nhất là Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) và Nghị quyết 49-NQ/QUTW của Quân ủy Trung ương về “Tăng cường, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Tổ chức có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo bước chuyển mạnh mẽ về nhận thức và trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ trong tiến hành công tác dân vận. Trong thực hiện, cần đẩy mạnh phong trào Thi đua “Dân vận khéo” gắn với phong trào Thi đua Quyết thắng của Quân đội, phong trào Thi đua yêu nước của địa phương và các phong trào, cuộc vận động, như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Đền ơn đáp nghĩa”, các chương trình về “Xóa đói giảm nghèo”, v.v. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của mình. Tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào tôn giáo, biên giới, biển, đảo. Mọi cán bộ, chiến sĩ phải quán triệt và thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Tất cả quân nhân phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu. Phải làm thế nào để khi mình chưa đến, thì dân trông mong, khi mình đến thì dân giúp đỡ, khi mình đi nơi khác thì dân luyến tiếc”3. Đồng thời, chủ động phát hiện và kịp thời đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và Quân đội, góp phần làm cho hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” thêm ngời sáng trong lòng nhân dân.

GIẢI PHÁP NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG ĐỂ PHÁT HUY PHẨM CHẤT: "TRUNG VỚI ĐẢNG, HIẾU VỚI DÂN" CỦA QUÂN ĐỘI

Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong Quân đội. Thấm nhuần lời Bác “Phải nâng cao giác ngộ chính trị... Phải làm cho quân đội ta thành một quân đội chân chính của nhân dân”, các đơn vị cần tiếp tục thực hiện tốt Đề án “Đổi mới công tác giáo dục chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới”. Để đạt hiệu quả, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, chỉ huy, cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp cần quán triệt, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới công tác giáo dục chính trị; phát huy trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện; xác định chủ trương, biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị sát với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Nội dung giáo dục phải toàn diện, song cần tập trung tuyên truyền, giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cách mạng, Quân đội và đơn vị; điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định, chức trách, nhiệm vụ được giao. Bằng nhiều hình thức, phương pháp thiết thực, cần tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, v.v. Cùng với đó, cần kiên quyết đấu tranh với những nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khắc phục tình trạng chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác, hoài nghi, dao động, tư tưởng cơ hội, thực dụng, cá nhân chủ nghĩa, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật, pháp luật. Qua đó, góp phần đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, âm mưu “phi chính trị hóa” Quân đội ta của các thế lực thù địch, giữ vững nền tảng tư tưởng của Đảng trong Quân đội. Đồng thời, xây dựng thế giới quan khoa học, phương pháp luận đúng đắn, nâng cao giác ngộ chính trị, nhiệt tình cách mạng, năng lực nhận thức chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

GIẢI PHÁP GIỮ VỮNG VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO TUYỆT ĐỐI VÀ TRỰC TIẾP VỀ MỌI MẶT CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN ĐỘI ĐỀ PHÁT HUY PHẨM CHẤT "TRUNG VỚI ĐẢNG, HIẾU VỚI DÂN"

Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định, bởi sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội là nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, được thể hiện sinh động trong thực tiễn tổ chức, lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội hơn 74 năm qua. Trong tình hình mới, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khóa IX) và Nghị quyết 513 của Quân ủy Trung ương “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội cho phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cách mạng và nhiệm vụ Quân đội trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, chú trọng củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp gắn với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ trì, chủ chốt, nhất là cấp chiến lược ngang tầm nhiệm vụ; xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Duy trì thực hiện nghiêm nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất; tích cực đổi mới phương pháp, tác phong công tác, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đề cao tự phê bình và phê bình; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát. Qua đó, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, bảo đảm trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào, Quân đội cũng tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, trung thành vô hạn với Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân.

NHẬN DIỆN CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm cách đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác-Lênin, coi Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là người cộng sản. Chúng cho rằng, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam là sai lầm, là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước. Chúng triệt để lợi dụng, khoét sâu những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, lợi dụng các vụ việc phức tạp xảy ra ở trong nước để xuyên tạc rằng, Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, cho rằng Việt Nam nên thay đổi Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản để “phù hợp với xu thế phát triển”. Chúng ra sức đẩy mạnh tuyên truyền, ca ngợi chủ nghĩa tư bản, cổ súy cho chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, cho rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, không còn là xã hội áp bức, bóc lột. Thông qua đó, nhằm làm một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về thành tựu đổi mới của đất nước, về mục tiêu, con đường đi lên xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam; kích động, chia rẽ nội bộ để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, lôi kéo, kích động nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở nước ta.
Để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch với nước ta, các thế lực thù địch đã xuất bản, tán phát các loại ấn phẩm, tài liệu như: Các báo cáo, nghị quyết, dự luật của nghị viện, quốc hội các nước (như Mỹ, Australia, Anh…); các văn bản pháp lý của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ (NGO) như: Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế (HRW)…; các ấn phẩm xuất bản, như: Sách báo, tạp chí, tập san, tờ rơi… của các cá nhân, tổ chức phản động lưu vong, số đối tượng cơ hội chính trị trong và ngoài nước; các trang web, các chương trình phát thanh, phát hình bằng tiếng Việt, như: BBC, VOA, RFA, RFI… Trong đó, các thế lực thù địch đã lập hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm tạp chí, báo, nhà xuất bản, hơn 60 đài phát thanh có chương trình tiếng Việt, tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, tọa đàm hàng năm hoặc qua tiếp xúc, làm việc trực tiếp với các cá nhân, cơ quan trong nước… để xuyên tạc nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng, phủ nhận thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới, bóp méo thực tế những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, những sơ hở thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật hoặc những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm kích động, lôi kéo nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất ANCT-TTATXH; qua đó nhằm hạ thấp uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Chúng triệt để lợi dụng thời điểm trong nước diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử Quốc hội… hoặc xảy ra các vụ việc phức tạp để đẩy mạnh các chiến dịch phá hoại tư tưởng nhằm tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, thù địch đối với nước ta. Điển hình như, vào các thời điểm đoàn Việt Nam bảo vệ Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, các đối tượng phản động lưu vong tập trung biểu tình, rải tờ rơi xuyên tạc chính sách, thành tựu nhân quyền ở trong nước, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Hoặc khi chính quyền tổ chức cưỡng chế giải tỏa chùa Liên Trì (TP Hồ Chí Minh), các đối tượng đã tán phát tài liệu vu cáo Nhà nước ta đàn áp chức sắc, tín đồ, vi phạm quyền tự do tôn giáo của người dân.

TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CÓ NHỮNG THAY ĐỔI NHẤT ĐỊNH

Tín ngưỡng, tôn giáo tách khỏi nhà nước và trường học. Nhà thờ không còn là một bộ phận của nhà nước. Trường học không giảng đạo. Mọi đặc quyền, đặc lợi về chính trị, kinh tế của giáo hội ở xã hội cũ bị xoá bỏ. Hệ thống tổ chức tôn giáo chịu sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, được bảo đảm hoạt động tôn giáo theo qui định của pháp luật và có trách nhiệm thực hiện nghiêm pháp luật. Tổ chức tôn giáo chỉ chuyên chăm lo việc đạo, truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, không tham gia hoạt động chính trị.
          Giáo lý, giáo luật, lễ nghi của các tôn giáo có sự thay đổi nhất định để thích nghi với chế độ xã hội mới, với văn hoá, truyền thống của dân tộc. Những quy định không phù hợp với pháp luật bị bãi bỏ. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng tuân theo đúng pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
          Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa; có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Công dân có đạo hoặc không có đạo cũng như có đạo khác nhau đều là người chủ đất nước, tôn trọng lẫn nhau, đoàn kết, ủng hộ chính quyền, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Chức sắc, nhà tu hành chuyên tâm chăm lo việc đạo, tích cực góp phần xây dựng chế độ xã hội mới, có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật. 

TRONG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO CÒN TỒN TẠI

Chủ nghĩa xã hội là một xã hội thoát thai từ xã hội cũ, về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần nó còn mang dấu vết của xã hội ấy. Đặc biệt trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai tầng xã hội, sự bất bình đẳng ở một số lĩnh vực vẫn còn, sự ngẫu nhiên, may rủi trong nền kinh tế thị trường chưa thể khắc phục được. Cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu còn diễn ra rất đa dạng, quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó làm cho tôn giáo không chỉ còn tồn tại trong xã hội xã hội chủ nghĩa mà còn có biểu hiện ở từng lúc, từng nơi rất phức tạp. Trong chủ nghĩa xã hội, con người vẫn chưa hoàn toàn làm chủ được tự nhiên, xã hội. Họ vẫn phải chứng kiến những hiện tượng ngẫu nhiên, rủi ro, bất hạnh, thiên tai, chiến tranh, bệnh tật, nghèo đói… xảy ra đối với đồng loại và chi phối đời sống con người. Nhiều vấn đề về tự nhiên và xã hội con người còn chưa nhận thức được. Nhiều người vẫn còn tâm lý sợ hãi, nhờ cậy nên vẫn tin theo tôn giáo. Do đó, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân.
          Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu bắt nguồn từ sự hạn chế, yếu kém của đảng cộng sản trong tổ chức xây dựng chủ nghĩa xã hội trong đó có giải quyết vấn đề tôn giáo cùng với sự sa sút đạo đức cách mạng, thoái hoá, biến chất, tham nhũng của cán bộ, đảng viên, các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội nảy sinh và chậm được khắc phục, công bằng xã hội bị vi phạm, niềm tin của bộ phận quần chúng nhân dân vào xã hội mới bị giảm sút… đã làm nảy sinh tâm lý hoang mang, dao động, sợ hãi, nhờ cậy vào tôn giáo ở một số người.
          Tín ngưỡng, tôn giáo đã ăn sâu, bám rễ vào đời sống tinh thần, trở thành tâm lý, tập quán, thói quen của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ nên không dễ mất đi trong một thời gian ngắn. Mặt khác, tôn giáo còn biết tự điều chỉnh, thích nghi với điều kiện xã hội mới để tồn tại và đáp ứng nhu cầu văn hoá, tinh thần, tâm lý và tình cảm của một bộ phận quần chúng nhân dân. Các chức sắc tôn giáo ra sức hoạt động tuyên truyền, lôi kéo giáo dân để duy trì sự tồn tại của tôn giáo.
Các thế lực thù địch dung dưỡng, lợi dụng tôn giáo, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, mất ổn định chính trị, thực hiện chiến lược “diễn biến hoà bình” chống phá chủ nghĩa xã hội. Điều đó làm cho tình hình tôn giáo có lúc, có nơi diễn biến rất phức tạp. Thực tế tình hình tôn giáo ở các nước xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó.

XU HƯỚNG THẾ TỤC HÓA TÔN GIÁO

 Thế tục hoá tôn giáo cũng là một trong những xu hướng cơ bản, và ngày càng phổ biến trong đời sống sinh hoạt các tôn giáo.
 Do vai trò tôn giáo ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, nên không ít người đến với tôn giáo với nhiều động cơ, ý đồ, tham vọng khác nhau, chứ không thuần tuý là niềm tin tôn giáo. Các tôn giáo nhập thế bằng cách tham gia vào các những hoạt động văn hoá xã hội, đạo đức, giáo dục, y tế..., hy vọng giải quyết những vấn đề thế tục, cứu giúp đồng loại.
Xu hướng thế tục hoá cũng còn biểu hiện khá sinh động trong cuộc đấu tranh của một bộ phận tiến bộ trong từng tôn giáo, muốn xoá bỏ những nội dung lỗi thời trong giáo lý, những khắt khe trong giáo luật, muốn tiến tới sự đoàn kết giữa các tín đồ, các tôn giáo và không tôn giáo, đấu tranh cho một thế giới đầy tình thương và hoà bình.
Tuy nhiên, sự thái quá của xu thế này cũng dễ làm cho đời sống tôn giáo bị vẩn đục, nhiều hoạt động và hành vi tôn giáo, mang tính thực dụng, buôn thần bán thánh, thương mại hoá sâu sắc.

XU HƯỚNG DÂN TỘC HÓA TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Đây là xu hướng quan trọng, phản ánh tính thống nhất và đa dạng trong tôn giáo, trong văn hóa với mong muốn bảo vệ bản sắc văn hoá (trong đó có tôn giáo) của quốc gia mình. Biểu hiện rõ nhất của xu hướng này là các dân tộc đều có ý thức h­ướng về tôn giáo truyền thống, tiếp biến tôn giáo ngoại sinh thành tôn giáo truyền thống của bản thân. Ở phương Đông, xu thế này đã có cơ sở hiện thực từ truyền thống “hoà nhi bất đồng” giữa các tôn giáo. Các tôn giáo ngoại nhập thường bị khúc xạ, thay đổi trong quá trình giao thoa, tiếp biến. Sự Việt hoá các tôn giáo ngoại nhập, sáng tạo ra các tôn giáo dân tộc như đạo Cao Đài, Phật giáo Hoà Hảo là ví dụ điển hình.

XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA TÔN GIÁO

Lợi dụng quá trình toàn cầu hoá các lĩnh vực của đời sống xã hội, các tôn giáo như Kitô giáo, Phật giáo, Hồi giáo, và cả “hiện tượng tôn giáo mới”, đều mở rộng ảnh hưởng, mong muốn trở thành tôn giáo toàn cầu. Sự đua tranh đó đã dẫn đến sự cạnh tranh, sự rèm pha, thậm chí tiêu diệt nhau giữa các tôn giáo. Bộc lộ rõ nhất cho xu thế này là một số phần tử cực đoan của Kitô giáo và Hồi giáo đang tìm mọi cách để “mở rộng nước Chúa”, gây thanh thế nhằm đưa tôn giáo mình áp đặt cho cả nhân loại. Điều đó làm tiềm ẩn nhân tố xung đột tôn giáo.

PHẢI XỬ LÝ NGHIÊM CÁC HÀNH VI PHẢN ĐỘNG, XUYÊN TẠC ĐƯỜNG LỐI, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

Việc đấu tranh, phát hiện, xử lý nghiêm các tội phạm tuyên truyền xuyên tạc chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền là hoạt động được đặc biệt chú trọng. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển Internet nhanh nhất thế giới. Điều này tiềm ẩn những yếu tố đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, điển hình là tình trạng các thế lực thù địch, phản động sử dụng mạng viễn thông, Internet để tuyên truyền, đưa thông tin "thật, giả lẫn lộn" nhằm phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, gây rối, bạo loạn với mục đích không đổi là xóa bỏ chế độ, sự lãnh đạo của Đảng, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong vài năm trở lại đây, lực lượng chức năng qua công tác điều tra đã phát hiện và đưa ra xét xử hàng loạt đối tượng với âm mưu truyền truyền chống phá Nhà nước, lật đổ chính quyền. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII đã khẳng định, những thông tin xuyên tạc phản động của các thế lực thù địch cùng sự lơ là, mất cảnh giác của một số cán bộ đảng viên đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tình trạng này có thể dẫn tới việc tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc
Để làm giảm và hạn chế tối đa các hoạt động xuyên tạc này của các đối tượng thù địch, cần có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các hành vi xuyên tạc, phản động, thể hiện một thái độ cứng rắn, răn đe đối với các thế lực thù địch, các tổ chức phản động, các phần tử cơ hội và bất mãn chính trị, tiếp tục khẳng định pháp luật, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ không dung túng những kẻ bịa đặt, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, xâm phạm đến lợi ích Quốc gia, đến danh dự, uy tín của Đảng và thậm chí là phản bội Tổ quốc.

XUYÊN TẠC CUỘC ĐỜI CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH THỦ ĐOẠN THÂM ĐỘC CỦA BỌN PHẢN ĐỘNG

Hiện nay, bọn phản động đưa ra những tin tức, sự mô phỏng, thậm chí cả những điều bọn chúng khẳng định như là chắc chắn. Chúng đưa ra những sự kiện, tư liệu, thậm chí cả phim ảnh. Mà đây là những sự thiết kế rất là giả tạo, lắp ghép sự kiện, đánh lẫn lộn với bản chất, lẫn lộn giữa cái thật với cái giả để cố tình xuyên tạc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chúng ta biết một điều rất rõ ràng rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời mình với dân với nước. Khi ra đi, ta để ý trên ngực áo của Người trống không, không một tấm huân chương. Người nói: "hoãn việc trao huân chương cho Bác lại, đợi đến khi miền Nam giải phóng. Đồng bào miền Nam được Quốc Hội cho phép, thay mặt cả nước gắn huân chương cho Bác cũng chưa muộn". Cho nên những sự xuyên tạc, bôi bác, bỉ ổi đó, không đánh lừa được thiên hạ.
Nhưng mà điều này cũng cảnh báo chúng ta, phải rất chú trọng giáo dục cho lớp trẻ. Vì các em, các cháu nó sinh sau, nó không biết được quá khứ, cho nên chúng ta không được để đứt đoạn trong quá trình phát triển của chúng ta bởi vì trong thời buổi nhiễu loạn thông tin thế này. Con người ta chìm ngập chết đuối trong thông tin. Mà vẫn luôn đói khát về trí tuệ. Tức là những thông tin chân chính đích thực. Mà nếu nói một cách tổng quát. Người ta coi Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, lại là nhà văn hóa kiệt xuất ở tầm danh nhân văn hóa. Và chỉ riêng điều đó thôi đã thấy Người đã để lại cho dân tộc, và cho cả thế giới nhân loại này những đóng góp vĩ đại như thế nào.
Sự xuyên tạc của kẻ thù rất thâm độc ở chỗ, chúng muốn tách rời Chủ tịch Hồ Chí Minh khỏi Đảng, muốn đối lập Bác Hồ với Đảng ta. Và chúng đưa ra một điều là Đảng cũng suy yếu. Nhất là chúng muốn xóa bỏ giá trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh để sâu xa ra là muốn đánh đổ chế độ này. Và làm cho nhân dân ta trở lại cuộc sống bị đọa đầy áp bức. Mà thành quả cách mạng này là tốn bao nhiêu xương máu giành được.
Không bao giờ chúng ta được mơ hồ mất cảnh giác về điều đó./.

VÌ SAO CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Ở MỸ, ĐỨC ĐANG ĐI VÀO NGÕ CỤT?

Người dân lao động một mặt là bán sức lao động cho các ông chủ, mặt khác cũng là khách hàng của chính các ông chủ ấy. Khách hàng thu nhập càng nhiều, họ chi tiêu càng lắm, các ông chủ sẽ càng có nhiều lợi nhuận.
Trong suốt gần 3 thập niên qua, nhất là kể từ khi khối CNXH ở đông Âu sụp đổ, thu nhập của giới lao động ngày càng giảm. Trong khi nền kinh tế phát triển thì người hưởng lợi duy nhất vẫn chỉ là các ông chủ vốn đã giàu lại càng giàu hơn. Lương hưu, tiền hỗ trợ cho người thu nhập thấp cũng như tiền lương trong hầu hết các ngành nghề tính theo sức mua đều bị giảm một cách đáng kể. Điều đó có nghĩa rằng khách hàng hoặc sẽ phải giảm chi tiêu, hoặc phải chọn mua hàng giá rẻ. Rốt cuộc các ông chủ tiếp tục phải tăng giá bán, giảm giá thành, trong đó giảm lương người lao động để có thể tiếp tục có nhiều lợi nhuận. Từ các lý do đó, ngân sách nhà nước ngày càng hao hụt, nguồn thu không có, nguồn chi cần thiết vẫn vậy và vay nợ là điều tất yếu để có thể trang trải.
Cái vòng luẩn quẩn đã khiến cho các nước lao vào các cuộc khủng hoảng nợ công không còn lối thoát mà chẳng có chính trị gia nào có thể giải quyết được trong vòng ít nhất 30 năm tới đây.
Tuy nhiên có thể bạn từng đọc qua rằng, vay nợ tức là sống bằng mồ hôi công sức của thế hệ sau, đó là quan điểm sai lầm. Nợ của người này thực ra là tài sản của người kia. Nếu không có việc vay nợ thì kẻ có tiền sẽ chẳng bao giờ làm ra được thêm tiền và cũng sẽ chẳng ai giàu lên được nhờ cho vay nợ. Thế nhưng những kẻ vay nợ họ sẽ phải để lại khoản nợ ấy cho thế hệ sau của họ thừa kế và những kẻ cho vay nợ thì thế hệ sau của họ vẫn là các ông chủ nợ, vai trò không hề thay đổi.

PHẢN BÁC QUAN ĐIỂM CHO RẰNG: “ĐẢNG LÃNH ĐẠO MẮC SAI LẦM TRONG VIỆC KIÊN ĐỊNH QUÁ LÂU MÔ HÌNH XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KIỂU XÔVIẾT CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, MỘT MÔ HÌNH LẠC HẬU CỦA MỘT HỆ THỐNG TƯ TƯỞNG LỖI THỜI VÀ TỪ LÂU ĐÃ BỊ XẾP VÀO KHO TÀNG LỊCH SỬ”

Quan điểm này thực chất là phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, phủ nhận con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phủ nhận những thành tựu của nước ta qua hơn 30 năm đổi mới
Trước hết, phải khẳng định quan điểm cho rằng Việt Nam kiên định quá lâu mô hình chủ nghĩa xã hội Xôviết là không đúng thực tế. Với công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay, Đảng ta đã từ bỏ mô hình này, một mô hình có nhiều khuyết tật như dựa trên cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, phủ nhận kinh tế thị trường, triệt tiêu nhiều động lực phát triển…Đảng ta đã tự phê bình sai lầm giáo điều trong việc áp dụng mô hình Liên Xô trước đây. Đảng ta tiến hành đường lối đổi mới, đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 của Đảng đã xác định 8 đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 8 phương hướng cơ bản và 8 mối quan hệ lớn cần nắm vững là sự khái quát lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lý luận đó cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, bổ sung và phát triển để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cách mạng.
Còn chủ nghĩa Mác-Lênin ngày nay vẫn là học thuyết tiên tiến của loài người, điều đó không chỉ những người mácxít thừa nhận mà cả một số học giả tư sản cũng thừa nhận. Ví dụ, Giắccơ Đêria, nhà triết học nổi tiếng người Pháp coi Mác không chỉ là nhà tư tưởng của thế kỷ XX mà còn là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI, ông khẳng định nhân loại không thể thiếu Mác được. Chương trình thời đại chúng ta trên sóng phát thanh radio 4 của đài BBC tại Anh tổ chức thăm dò với 3 vạn phiếu phát ra. Kết quả trong số 20 triết gia vĩ đại được đưa ra lựa chọn, C.Mác được chọn là triết gia vĩ đại nhất của nhân loại từ trước đến nay bởi những cống hiến khoa học suất sắc của ông. Giáo sư trường đại học tổng hợp Lancaste (Vương quốc Anh) Terry Eagleton trong tác phẩm Tại sao Mác đúng? Vẫn khẳng định tính đúng đắn của những quan điểm của Mác trong điều kiện thế giới ngày nay, ông phản bác ý kiến cho rằng “chủ nghĩa Mác đã chết và không còn nhắc đến nữa”. Ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào và ở nhiều Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế trên thế giới như Đảng Cộng sản Liên bang Nga, Đảng Cộng sản Pháp, Đảng Cộng sản Nhật Bản…vẫn khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa xã hội khoa học.
Khi đánh giá chủ nghĩa Mác-Lênin, cần phân biệt những giá trị bền vững của những nguyên lý cơ bản của nó với một số luận điểm cụ thể của Mác, Ăngghen, Lênin đúng trong thời đại của các ông nhưng đã bị lịch sử vượt qua trong điều kiện mới của thời đại, nhất là không được lẫn lộn chủ nghĩa Mác-Lênin với những nhận thức sai và làm trái với chủ nghĩa Mác-Lênin của những người lãnh đạo của đảng này hay đảng khác, ở nước xã hội chủ nghĩa này hay nước xã hội chủ nghĩa trước kia hay hiện nay. Cần phân biệt chủ nghĩa Mác-Lênin với những quan điểm của chủ nghĩa xét lại, cơ hội giả danh mácxít, cố tình xuyên tạc, vu khống chủ nghĩa Mác-Lênin để chống chủ nghĩa Mác-Lênin.
Cần nhận thức rõ rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là một học thuyết mang bản chất cách mạng và khoa học, nó không phải là giáo điều mà là kim chỉ nam cho hành động, nó không phải là nhất thành bất biến. Vì vậy, phải vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với thời đại, với điều kiện lịch sử mỗi nước, mỗi giai đoạn. Lênin đã từng nói áp dụng chủ nghĩa Mác ở Nga phải khác với ở Đức, Anh, Pháp…, vì chân lý luôn luôn là cụ thể nên cách mạng phải sáng tạo. Phân tích cụ thể mỗi tình hình cụ thể là bản chất, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác.
Đối với cách mạng Việt Nam, vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được khẳng định trong hơn 85 năm lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chỉ khi tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin mới tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Năm 1924, khi độc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy “Đây là cái cần thiết nhất cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”. Trong cuốn đường cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc viết rằng, bây giờ chủ nghĩa nhiều, học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin. Về sau trong nhiều tác phẩm, bài diễn văn của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin và yêu cầu học tập, tu dưỡng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin. Người coi chủ nghĩa Mác-Lênin là “cái cẩm nang” thần kỳ, “kim chỉ nam” cho cách mạng Việt Nam. Người viết: “Đảng ta nhờ kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với tình hình thực tế của nước ta, cho nên đã thu được nhiều thắng lợi trong công tác”.; “học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta”. “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác-Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta”.
Việc đem đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin để phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin là rất sai lầm về quan điểm và phương pháp, về lịch sử và lôgic. Bởi vì, về mặt lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ các giá trị truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác-Lênin thông quan hoạt động trí tuệ và thực tiễn của Người. Chủ nghĩa Mác-Lênin chính là nguồn gốc lý luận, là cơ sở chủ yếu nhất để hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã vận dụng lập trường, quan điểm và phương pháp chủ nghĩa Mác-Lênin  để nghiên cứu thực tiễn và tìm ra con đường cách mạng Việt Nam, vượt lên trước những nhà yêu nước đương thời, khắc phục được sự khủng hoảng về con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin trong thời đại mới. Như vậy, về mặt logic, về bản chất, tư tưởng Hồ Chí Minh thống nhất với chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không có sự đối lập với chủ nghĩa Mác-Lênin như một số người tưởng tượng ra. Và do đó cũng không có cái gọi là “cuộc nội chiến về tư tưởng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin” từ năm 1930 đến nay ở Việt Nam như có người nhận định. Hồ Chí Minh là người đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Nhờ vậy, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, đưa cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

VỀ CÁI GỌI LÀ CHỦ NGHĨA CHIA RẼ VÀ CỰC ĐOAN THỂ HIỆN DƯỚI HÌNH THỨC CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Ðây là sự quy chụp, áp đặt cho chủ nghĩa Mác - Lênin một cách vô căn cứ. Bởi vì chia rẽ, cực đoan không phải là bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin mà đó là tư tưởng, và hành động sai lầm của những người theo chủ nghĩa chia rẽ, bè phái, tả khuynh hoặc hữu khuynh...
Trên thực tế, như chúng ta biết, Mác, Ăngghen, Lênin luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất trong phong trào cách mạng. Trong Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản, Mác và Ăng-ghen đã đưa ra khẩu hiệu "vô sản toàn thế giới hãy đoàn kết lại!". Về sau này Lênin bổ sung thêm: "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức hãy đoàn kết lại". Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, xây dựng các chính đảng cách mạng, Mác, Ăngghen, Lênin đều yêu cầu phải đoàn kết, thống nhất để tạo thành sức mạnh của tổ chức cách mạng. Lênin coi giữ gìn sự đoàn kết trong Ðảng Cộng sản như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Ðảng Cộng sản Việt Nam dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế, đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn Ðảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy khi nào đoàn kết thì thắng lợi, chia rẽ là thất bại. Ðảng đấu tranh chống lại tư tưởng và hành động cực đoan, phiến diện, duy ý chí, chia rẽ, bè phái. Coi chia rẽ, bè phái là một trong những tội nặng nhất, làm phá hoại tổ chức đảng. Tổng kết 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong Cương lĩnh năm 2011 của Ðảng đã rút ra bài học quan trọng: "Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Ðảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Ðó là truyền thống quý báu và là nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: Ðoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công". Ðảng cũng khẳng định, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam.

VẤN ĐỀ ĐẤU TRANH CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Trong quá trình bảo vệ, phát triển và hiện thực hóa tư tưởng khoa học của Mác - Ănghen, V.I.Lênin đã nêu lên một kiểu mẫu về sự kiên định nguyên tắc tính đảng mác-xít trong mọi hoạt động lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa giáo điều và những khuynh hướng cơ hội, xét lại trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Giờ đây, trước những diễn biến phức tạp của tình hình, cuộc đấu tranh trên bình diện lý luận và tư tưởng trở nên rất gay gắt, thực sự chiếm vị trí hàng đầu trong đấu tranh giai cấp, đồng thời xuất hiện nhiều trào lưu cơ hội, xét lại dưới nhiều màu sắc rất phức tạp. Trong bối cảnh lịch sử đó, đối với chúng ta, những tư tưởng của V.I.Lênin về chủ nghĩa cơ hội và đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội không những vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử, mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Từ những nguyên lý của V.I.Lênin  trong các tác phẩm "Những người bạn dân..", "Một bước tiến, hai bước lùi", "Làm gì?"... và các nguyên lý của học thuyết Mác - Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, Đảng ta đã vận dụng trung thành và sáng tạo những nguyên lý đó vào điều kiện hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam, đã xây dựng Đảng ta trở thành một Đảng Mácxít chân chính, một bộ phận kiên cường của phong trào cộng sản quốc tế. Chính vì vậy từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định và không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo của mình. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong lãnh đạo giành chính quyền năm 1945, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta phải không ngừng đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Thường xuyên đề cao cảnh giác kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Trong những năm xáo động của tình hình thế giới gần đây, trước sự sụp đổ chủ nghĩa xó hội của Liên Xô và Đông Âu, cũng có không ít người phân vân, dao động, thậm chí có người muốn xét lại con đường đi lên chủ nghĩa xó hội mà chúng ta đó lựa chọn. Tâm trạng và tư tưởng đó xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Liên Xô, thành trì của hoà bình và cách mạng thế giới đó bị sụp đổ trước sự ngỡ ngàng của hàng triệu con người. Vấn đề đặt ra với chúng ta, đất nước ta, dân tộc ta là đi đâu? Một lần nữa trí tuệ của Đảng và ý nguyện của cả dân tộc lại hòa làm một: xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xó hội công bằng, dân chủ và văn minh. Trong dòng chảy của sự nghiệp đổi mới hôm nay, đất nước ta đang hồi sinh nhanh chóng sau một thời kỳ dài chống ngoại xâm và sẽ không có chỗ đứng cho bất cứ một lực lượng chính trị cơ hội nào.

VẠCH TRẦN ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Lợi dụng “dân chủ, nhân quyền” là thủ đoạn đang được các đối tượng chống đối sử dụng nhằm chống Đảng, Nhà nước Việt Nam. Họ cố tình xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “thiếu dân chủ”, “vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, lấy đó làm cái cớ để tuyên truyền sai lệch, nhằm kích động những phần tử bất mãn, phản động, chống đối Đảng, Nhà nước ta, tiến tới phủ nhận con đường, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn.
Ngoài ra, chúng còn lợi dụng sự bức xúc trong đời sống của nhân dân, cán bộ để tạo sự hoài nghi về vị trí, vai trò, khả năng lãnh đạo xã hội của Đảng, từng bước hạ thấp, làm mất lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phủ nhận lịch sử; tiến đến xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội, từ đó làm thay đổi chế độ chính trị, nhằm tạo ra cơ hội chính trị và lợi ích cho chính bản thân họ mà không hề mang lại lợi ích gì dù là nhỏ nhất cho tuyệt đại bộ phận các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, những nhà "dân chủ" này còn tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của một bộ phận nhân dân, với nhiều chiêu bài như “hỗ trợ kinh phí để thực hiện việc khiếu kiện”; “hỗ trợ nhân đạo kèm theo những điều kiện bắt buộc như tham gia hội, nhóm tham gia tọa đàm, hội thảo”, “kích động những người bất mãn với chế độ bôi nhọ cán bộ, công kích cấp ủy, chính quyền địa phương”…
Vì vậy, mọi người hãy cùng nhau lên án những hành động tội ác lợi dụng vấn đề "dân chủ" chống đối chính quyền, lừa bịp người dân của những nhà "dân chủ". Và mong rằng các cơ quan chức năng sẽ có biện pháp trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây rối, phá hoại này một cách thích đáng./.

PHẢI CHĂNG NGÀY NAY TRÍ THỨC ĐÃ THAY THẾ CÔNG NHÂN THỰC HIỆN SỨ MỆNH LỊCH SỬ?

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phạm trù trung tâm của chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch, chống cộng cùng với các phần tử cơ hội, xét lại mưu toan xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa xã hội khoa học, ngay từ phạm trù trung tâm của nó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Vì vậy, nhận thức đúng đắn về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng đối với mỗi đảng cộng sản cũng như toàn bộ phong trào cộng sản, công nhân quốc tế hiện nay.
Dưới ảnh hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, nền kinh tế tri thức và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống xã hội loài người đã có những thay đổi về căn bản, trong lực lượng lao động vai trò của nhiều bộ phận đã có sự biến đổi, bên cạnh giai cấp công nhân, bộ phận trí thức giữ vai trò ngày càng quan trọng và không thể thiếu, góp phần thúc đẩy xã hội tiến lên. Lợi dụng thực tế đó, các thế lực thù địch không chỉ ra sức tung hô trí thức, mà còn hạ thấp hoặc phủ nhận vai trò căn bản của giai cấp công nhân. Chúng cho rằng hiện nay giai cấp công nhân đã mất đi sứ mệnh lịch sử, sứ mệnh đó đã đươc bàn giao lại cho tầng lớp trí thức; giai cấp công nhân đang tan ra, teo đi, từng bước trung lưu hóa… Thực chất các luận điệu nêu trên tập trung phủ nhận vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, sâu xa hơn phủ nhận lực lượng trung tâm của chủ nghĩa xã hội, nòng cốt của lý luận Mác - Lênin.
Từ góc độ khoa học lý luận và thực tiễn, chúng ta dễ dàng có thể nhận thấy mấy vấn đề cơ bản như sau:
Thứ nhất, trong xã hội hiện đại, giai cấp công nhân vẫn là lực lượng hùng hậu, có số lượng đông đảo và quyết định toàn bộ nền sản xuất xã hội. Nếu như trước đây, Mác - Ăngghen - Lênin đã thấu rõ sự gắn kết của giai cấp công nhân với nền đại công nghiệp cơ khí. Thì hiện nay, mặc dù máy móc được đưa vào đại trà, số lượng công nhân thủ công có giảm sút, nhưng vai trò, vị trí của ngời công nhân không hề bị thay đổi, họ vẫn là người trực tiếp hoặc gián tiếp điều hành, vận hành các phương tiện máy móc, để sản xuất ra của cải vật chất cung cấp cho xã hội. Không có người công nhân vận hành và sử dụng thành thạo máy móc, sẽ không thể tạo ra được sản phẩm chứ chưa kể đến việc nâng cao năng suất, tạo ra nhiều của cải hơn nữa cho giới chủ tư bản. Chính bản thân giai cấp tư sản cũng nhận thức được vị trí đặc biệt của người công nhân, nên đã có những chính sách ưu đãi đối với bộ phận cơ bản này như tăng lương, đào tạo lại, bảo đảm các chính sách phúc lợi cơ bản, cất nhắc một số người có khả năng vào vị trí điều hành dây chuyền… từng bước đã tạo ra một hiện tượng mà như các giả tư sản đã tung hô là giai cấp công nhân đang được “trung lưu hóa”.
Thứ hai, đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân tuy có được nâng lên nhiều mặt, họ đã được quan tâm và hưởng nhiều quyền lợi hơn trước đây. Nhưng về cơ bản, công nhân vẫn là người lao động làm thuê cho giới chủ tư bản, những quyền lợi mà họ được hưởng chỉ là một phần nhỏ bé được trích từ chính kết quả mồ hôi và nước mắt mà họ làm việc cực nhọc và căng thẳng trong các nhà máy, xí nghiệp của ông chủ tư bản. Nên mâu thuẫn lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản vẫn luôn luôn tồn tại. Các cuộc biểu tình, bãi công diễn ra ở hàng loạt các quốc gia tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Phát… và ngày càng có xu hướng tăng lên, là minh chứng rõ ràng cho mâu thuẫn cơ bản tiềm ẩn trong xã hội tư bản, mà giai cấp tư sản dù có cố gắng điều chỉnh và thích nghi cũng không xóa bỏ triệt để được. Giai cấp công nhân vẫn mang trong mình đầy đủ những đặc điểm của một giai cấp tiên tiến, cách mạng, dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao với giai cấp công nhân, đồng thời cũng tạo ra những điều kiện căn bản họ tự nâng cao chất lượng của mình để đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất xã hội trong giai đoạn mới.
Thứ ba, trong xã hội hiện đại, trí thức có vai trò hết sức quan trọng, là kiến trúc sư của những phát minh, phát kiến thay đổi diện mạo đời sống con người. Tuy nhiên, lý luận và thực tế đều cho thấy, trí thức chỉ đơn thuần là một tầng lớp xã hội không thuần nhất, thiếu ổn định, được tập hợp từ nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội, nên có lợi ích cơ bản không đồng nhất, trong giai cấp công nhân hiện đại cũng tồn tại một bộ phận công nhân có trình độ chuyên môn cao hơn hẳn bộ phận còn lại. Bên cạnh đó, trí thức luôn gắn bó chặt chẽ với giai cấp thống trị đương thời, được đào tạo sử dụng và có quyền lợi gắn bó chặt chẽ với giai cấp thống trị. Trí thức không có hệ tư tưởng riêng biệt, không đại diện cho một phương thức sản xuất nào cố định. Trong lịch sử các cuộc cách mạng do trí thức lãnh đạo đều chưa thành công, hoặc thể hiện rõ tính nửa vời, thiếu kiên định. Vì vậy, họ không thể trở thành giai cấp giữ vị trí trung tâm xây dựng xã hội mới được. Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã nâng cao vai trò của trí thức trong xã hội, nhưng không làm thay đổi bản chất, kết cấu địa vị kinh tế - xã hội của tầng lớp đặc biệt này. Do đó, những luận điệu tuyên truyền cho cái gọi là sự chuyển giao sứ mệnh lịch sử từ công nhân sang trí thức, chỉ là giấc mộng ảo tưởng của các học giả tư sản và các lực lượng chống cộng, phần tử cơ hội và xét lại mà thôi.

THỰC CHẤT QUAN ĐIỂM “QUÂN ĐỘI CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT”

     Thủ đoạn nham hiểm: "Phi chính trị hoá" quân đội là một thủ đoạn nham hiểm trong chiến lược “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch chống phá các nước xã hội chủ nghĩa và cách mạng nước ta trong nhiều năm qua. Hiện nay, nhân dân ta đang nỗ lực quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các thế lực thù địch càng ráo riết thực hiện “diễn biến hoà bình” chống phá cách mạng nước ta, trong đó, “phi chính trị hoá” quân đội ta là một trong những mũi nhọn. Chúng tiếp tục “kiến nghị”: “Các lực lượng vũ trang phải duy trì tính trung lập về chính trị, đặt lợi ích của nhân dân lên trước bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào”, “lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức chính trị nào” và “quân đội chỉ tuân theo pháp luật”…
     Thực chất đây là một ngón đòn nham hiểm trong mục tiêu “phi đảng hoá”, “phi chính trị hoá” quân đội, hòng phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, tiến tới vô hiệu hoá, làm suy yếu mất sức chiến đấu của quân đội để thực hiện những ý đồ đen tối. Những luận điệu trên hết sức phản động, phản khoa học, hoàn toàn sai lầm về lý luận, không đúng với thực tiễn tổ chức và hoạt động của quân đội trong lịch sử nhân loại, cũng như trong thực tiễn xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
     Bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp của nhà nước, của giai cấp tổ chức ra và nuôi dưỡng nó. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I Lênin đã nghiên cứu lý luận về chiến tranh và quân đội trong mối quan hệ mật thiết với lý luận về đấu tranh giai cấp và nhà nước. Các ông chỉ rõ quân đội ra đời trong một giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội loài người, khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và đối kháng giai cấp trong xã hội. Chế độ tư hữu và đối kháng giai cấp đã nẩy sinh nhà nước của giai cấp thống trị và để bảo vệ lợi ích của mình, giai cấp thống trị đã tổ chức ra nhà nước - bộ máy cai trị của giai cấp thống trị, trong đó quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của nhà nước. Như vậy: quân đội ra đời gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà trong xã hội có đối kháng giai cấp, mang bản chất giai cấp sâu sắc. Bản chất chính trị, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và chức năng, nhiệm vụ của quân đội phụ thuộc vào bản chất giai cấp, mục đích chính trị của nhà nước, của giai cấp tổ chức ra và nuôi dưỡng nó.
Các quân đội do giai cấp thống trị tổ chức ra đều nhằm mục đích duy trì, củng cố chế độ bóc lột, áp bức nhân dân lao động, bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của giai cấp thống trị và để xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân tộc khác. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, quân đội là công cụ bạo lực của tầng lớp chủ nô, quý tộc, bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của giai cấp chủ nô, quý tộc và dưới chế độ phong kiến quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến.
     Quân đội của các nước tư bản là công cụ bạo lực duy trì sự thống trị của giai cấp tư sản. Quân đội của các nước tư bản là công cụ bạo lực quan trọng đề duy trì sự thống trị về kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản, là công cụ để đàn áp nhân dân lao động trong nước và nô dịch nhân dân các nước khác. Bản chất chính trị gia cấp của quân đội tư sản thể hiện tập trung ở chức năng, nhiệm vụ của quân đội các nước tư bản, do bản chất của chủ nghĩa tư bản quyết định và bắt nguồn từ bản chất của giai cấp tư sản dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Về đối nội, quân đội là một bộ phận của nhà nước tư sản, trực tiếp tham gia vào chính trị nhà nước, quân đội của các nước tư bản không thể trung lập, đứng ngoài chính trị, hoạt động của quân đội tư sản không chỉ tuân thủ hiến pháp, pháp luật của nhà nước tư sản, mà còn bảo vệ quyền lợi và địa vị thống trị của giai cấp tư sản. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Quân đội thường trực ở bất cứ đâu và trong mọi nước đều chủ yếu dùng để chống kẻ thù bên trong hơn là để dùng chống lại kẻ thù bên ngoài. Ở bất cứ đâu quân đội thường trực cũng trở thành công cụ của thế lực phản động, tôi tớ của tư bản trong cuộc đấu tranh chống lại lao động, cũng là tên đao phủ đối với tự do của nhân dân”[1].
Về đối ngoại, quân đội các nước tư bản thực hiện chức năng là công cụ bạo lực tiến hành chiến tranh xâm lược để thôn tính, áp bức các dân tộc và các quốc gia khác; chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng thủ đoạn bạo lực, đường lối chính trị xâm lược của chủ nghĩa tư bản được thực hiện bằng bạo lực quân sự, mà quân đội là công cụ bạo lực để thực hiện đường lối chính trị xâm lược ấy. Trong thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, quân đội tư sản luôn tăng cường vai trò phản động về chính trị của mình, là một công cụ trong tay giai cấp thống trị để đàn áp phong trào cách mạng vô sản ở trong nước và là sức mạnh quân sự để giải quyết các nhiệm vụ chính trị đối ngoại.
     Quân đội do giai cấp vô sản tổ chức và lãnh đạo là quân đội kiểu mới. V.I.Lênin chỉ rõ: “Điều quan tâm đầu tiên của bất cứ cuộc cách mạng thắng lợi nào - như C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần nhấn mạnh - là tiêu diệt, là giải tán quân đội cũ, thay nó bằng một quân đội mới; xây dựng “một đạo quân mới, một kỷ luật mới, tổ chức quân sự mới của giai cấp mới”. Trong nhiều bài viết, V.I.Lênin đã sử dụng các cách diễn đạt khác nhau về quân đội vô sản; các cụm từ “quân đội cách mạng”, “quân đội mới”, “đạo quân mới”, “tổ chức quân sự mới”, “Hồng quân xã hội chủ nghĩa của công nhân và nông dân”. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Quân đội chúng ta là quân đội giai cấp, chống lại giai cấp tư sản”. Về bản chất chính trị của quân đội, Người chỉ rõ: “Hiện nay, cũng như trước kia và sau này, quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được”; “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị - đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản”. Người viết: “Chúng ta đã thành lập một quân đội thống nhất hiện nay do một bộ phận tiên tiến những người cộng sản có kinh nghiệm lãnh đạo”; “Tất cả mọi người đều biết rằng cuộc Cách mạng Tháng Mười thực tế đã đưa lên hàng đầu những lực lượng mới, một giai cấp mới; rằng hiện giờ những người đại diện ưu tú nhất của giai cấp vô sản đang quản lý nước Nga; họ lập ra quân đội, họ đã chỉ huy quân đội”.

THỦ ĐOẠN CỦA THẾ LỰC ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ CHỐNG THAM NHŨNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA

Tham nhũng đang là một vấn nạn chung của toàn cầu, không riêng một quốc gia nào. Song, các thế lực thù địch và phần tử cơ hội không thấy rõ điều đó, chúng  lợi dụng vấn đề này để chống phá sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước của nhân dân ta. Với thủ đoạn lợi dụng những vụ án tham nhũng liên quan đến cán bộ, đảng viên đã xảy ra hoặc những sự việc tiêu cực trong xã hội. Bằng những bài viết mang nặng sự suy diễn chủ quan, tô vẽ, thổi phồng, thậm chí xuyên tạc trắng trợn tình hình tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam, quy kết  và thổi phồng cho “tham nhũng” là tình trạng “phổ biến”, “bản chất” của chế độ xã hội chủ nghĩa, một “căn bệnh” do cơ chế độc đảng lãnh đạo, do “năng lực quản lý yếu kém” của Nhà nước, có sự “bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí” của lãnh đạo, chính quyền các cấp, vu khống, bôi nhọ về đời tư, sự minh bạch của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta.
Mục đích của chúng nhằm vẽ lên một bức tranh với gam màu xám về thực trạng xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Từ đó gây hoài nghi, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, phá hoại sự đoàn kết trong Đảng, chia rẽ Đảng viên với quần chúng nhân dân.
Đảng, Nhà nước ta không phủ nhận tham nhũng đã và đang tồn tại ở Việt Nam; Đảng ta đã khẳng định đây là vấn đề nhức nhối, là một trong những nguy cơ của cách mạng chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với xã hội, trực tiếp phá hoại công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, dẫn đến nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện để các thế lực thù địch lợi dụng thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”.
Bằng trách nhiệm chính trị, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và loại trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội, không để tham nhũng cản trở công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Và thực tiễn công tác phòng chống tham nhũng hiện nay là bằng chứng xác thực nhất bác bỏ những luận điệu tuyên truyền phiến diện, chủ quan, thù địch để thực hiện mục đích, ý đồ xấu.

ÂM MƯU LỢI DỤNG VẤN ĐỀ THAM NHŨNG ĐỂ TUYÊN TRUYỀN, CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG NƯỚC TA CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Tham nhũng là một vấn nạn ở nước ta hiện nay, mà theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là: "Hiện tượng hư hỏng, tham nhũng, tiêu cực đúng là lắm lúc nghĩ hết sức sốt ruột, nhìn vào đâu cũng thấy, sờ vào đâu cũng có..." và “cái gì cũng phải có tiền, không tiền không trôi. Tham nhũng lớn cũng có, tham nhũng vặt cũng nhiều khiến người dân như bị ngứa ghẻ”. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm… Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cái đất nước này.". Tham nhũng đang làm cho nhân dân đánh mất phần nào niềm tin và Đảng vào những cán bộ “công bộc” của nhân dân.
 Tuy nhiên tham nhũng là vấn đề không của riêng đất nước, quốc gia nào. Trong thời gian gần đây, các đối tượng xấu, thế lực thù địch núp danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” lợi dụng triệt để vấn đề tham nhũng ở nước ta để xuyên tạc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Từ đó, tạo sự hồ nghi trong nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng. Hơn lúc nào hết, việc nhận thức rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch là vấn đề cấp bách.
Truy cập vào mạng Internet, sẽ bắt gặp những trang mạng xã hội facebook, blog… do các đối tượng xấu, thế lực thù địch đăng tải các luận điểm xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí của Đảng, Nhà nước ta.
Trên những trang mạng này, các đối tượng, phần tử xấu có tư tưởng thù địch đã rêu rao những nội dung đại loại như: “đang có cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ trong Đảng”, “cuộc chiến chống tham nhũng là cuộc đấu đá phe cánh”, rồi “tăng cường phòng, chống tham nhũng chỉ là chiêu trò mị dân”, “chống tham nhũng chỉ là hô khẩu hiệu” v.v...
Thông qua những bài viết cực đoan, suy diễn không đúng bản chất về vấn đề tham nhũng ở nước ta, số phần tử xấu này rắp tâm dựng lên một bức tranh toàn gam màu tối. Thông qua đó, phủ nhận những nỗ lực, sự quyết liệt trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đã và đang chỉ đạo.
Các đối tượng lợi dụng triệt để thông tin một vài vụ án tham nhũng có liên quan đến cán bộ, đảng viên đã bị đưa ra ánh sáng pháp luật nhằm suy diễn, xuyên tạc, bóp méo quan điểm rồi cho rằng tham nhũng là bản chất, là hệ quả của chế độ xã hội chủ nghĩa, của cơ chế lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Thực tiễn cho thấy, thời gian qua, đã có nhiều vụ án về tham nhũng nghiêm trọng bị cơ quan chức năng điều tra, xử lý. Minh chứng như vụ án “Đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Tổng Công ty Xây dựng đường thủy Việt Nam; vụ án “Tham ô tài sản; rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin; vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương.
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, trong năm 2016, qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra đã phát hiện 49 vụ, 95 đối tượng có hành vi tham nhũng và liên quan đến tham nhũng.
Từ những kết quả trên cho thấy, công tác phòng, chống tham nhũng trong những năm qua luôn được Đảng, Nhà nước, Chính phủ ta coi trọng và đã cho những kết quả khả quan; góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng.
Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta đã đúc kết và “vạch mặt” những biểu hiện cũng như đề ra các biện pháp ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng. Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) cũng đã khẳng định: “Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn câu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực” là một trong 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Nghị quyết đã lưu ý việc phải phát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương và cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng…; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật. Trong đó, trước mắt tập trung xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm và công khai kết quả xử lý.
Như vậy, có thể thấy rằng, Đảng và Nhà nước ta không phủ nhận tệ tham nhũng đã và đang tồn tại gây ra nhiều hậu quả cho xã hội. Và để ngăn chặn tệ tham nhũng, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã, đang và sẽ tiếp tục triển khai nhiều biện pháp quyết liệt đấu tranh, đẩy lùi tệ tham nhũng, củng cố niềm tin ở nhân dân, không để các thế lực thù địch lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu, chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Nói như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công”.

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2019

TÍNH CHẤT PHẢN ĐỘNG, PHẢN KHOA HỌC CỦA QUAN ĐIỂM “QUÂN ĐỘI PHẢI TRUNG LẬP ĐỨNG NGOÀI CHÍNH TRỊ”

Quan điểm “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” là quan điểm phản động về chính trị và phản khoa học.
Thực tiễn tổ chức và hoạt động của lực lượng vũ trang trong lịch sử nhân loại đã chứng minh: sự xuất hiện của lực lượng vũ trang, của quân đội gắn liền với chính trị, với sự ra đời của Nhà nước và chiến tranh, không thể có và không bao giờ có lực lượng vũ trang, có quân đội trung lập, đứng ngoài chính trị. Về bản chất, lực lượng vũ trang bao giờ cũng là công cụ bạo lực của một giai cấp, nhà nước và đảng phái chính trị để đấu tranh vũ trang thực hiện mục đích chính trị của giai cấp, Nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng lực lượng vũ trang đó. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ quân đội là công cụ bạo lực của tầng lớp chủ nô quý tộc, có nhiệm vụ bảo vệ nhà nước chủ nô, thực chất là bảo vệ lợi ích và sự thống trị của tầng lớp chủ nô quý tộc. Trong xã hội phong kiến, quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bảo vệ sự thống trị và lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, quân đội là công cụ bạo lực của giai cấp tư sản nhằm bảo vệ nhà nước tư sản và lợi ích của giai cấp tư sản.
Hiện nay, các nước tư bản chủ nghĩa thực hiện chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, cuộc đấu đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực nhà nước giữa các đảng phái chính trị tư sản diễn ra hết sức quyết liệt, phức tạp. Quan điểm: “quân đội chỉ tuân theo pháp luật”, “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” được những người đứng đầu các đảng phái chính trị tư sản ra sức tán dương, cổ suý; thực chất các đảng phái chính trị tư sản muốn quân đội phải đứng ngoài cuộc đấu tranh chính trị tranh giành quyền kiểm soát cơ quan quyền lực Nhà nước của các đảng phái chính trị tư sản.
Quan điểm: “quân đội chỉ tuân theo pháp luật”, “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” không chỉ phản động về chính trị và phản khoa học mà còn cố tình phản ánh sai lệch thực tiễn xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành gần bảy thập kỷ qua đã chứng minh: Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức, lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc; luôn là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Dân tộc Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã sản sinh ra Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, một quân đội của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; hàng triệu người đã anh dũng chiến đấu hy sinh chiến đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân, vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam là người sáng lập, tổ chức và lãnh đạo quân đội; quân đội phục tùng sự lãnh đạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố có nghĩa quyết định sự trưởng thành, chiến thắng của quân đội - chân lý này đã được lịch sử cách mạng Việt Nam và sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội ta gần 70 năm qua chứng minh. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới ra đời đã là đội quân mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam, gánh vác sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, của nhân dân và của dân tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong Báo cáo tại Hội nghị lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá II, tháng 4 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: Quân đội ta là quân đội “quyết chiến quyết thắng”, có “lập trường chính trị vững chắc, lập trường quân đội của nhân dân do giai cấp công nhân lãnh đạo”. Tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy rõ bản chất giai cấp của quân đội ta là bản chất giai cấp công nhân; và quân đội ấy là quân đội của nhân dân và do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực chất là nhằm đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Khi chưa có chính quyền nhà nước, đất nước còn trong cảnh “vong quốc nô”, nhân dân lao động còn chìm đắm trong kiếp “ngựa trâu”, sống dưới ách đô hộ của phong kiến, thực dân, thì các lực lượng vũ trang của quần chúng, mà Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là một tổ chức vũ trang chủ lực phải chiến đấu giành chính quyền về tay nhân dân lao động. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam là giành độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, của dân tộc cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội ta. Hay nói cách khác, quân đội ta chiến đấu là nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, của dân tộc và nhân dân Việt Nam, thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng, của dân tộc trong từng giai đoạn. Đó là sự biểu hiện sâu sắc bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của quân đội ta, một tổ chức quân sự kiểu mới của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
Mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam thể hiện rất sâu sắc trong bản chất chính trị - xã hội của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đưa ra luận điểm:”quân đội chỉ tuân theo pháp luật”, “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị”, thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những người đưa ra các quan điểm này cố tình làm cái việc “tách” vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân và quân đội ta. Đó là quan điểm vừa phản khoa học vừa phi lịch sử, thực chất của quan điểm này nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, tách quân đội, ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Không thể tách vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong bản chất, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, trong chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Quân đội ta là của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam, cũng đồng thời là của giai cấp công nhân Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quân đội ta có sức mạnh vô địch, vì nó là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và giáo dục”.
Trong quá trình xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng quân đội về chính trị, coi đó là gốc, rễ, nền tảng để xây dựng quân đội ta vững mạnh về mọi mặt, nâng cao sức mạnh chiến đấu của quân đội. Nhờ vậy, quân đội ta luôn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước, Tổ quốc và nhân dân; sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, xứng đáng với lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành. Khó khăn nào cũng vượt qua. Kẻ thù nào cũng đáng thắng”.
Hiến pháp - đạo luật cơ bản - khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và toàn xã hội, đồng thời ghi nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang, ghi nhận sự trung thành tuyệt đối của quân đội, của các lực lượng vũ trang với Đảng, Nhà nước, với Tổ quốc, dân tộc, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Đó là sự ghi nhận, sự khẳng định một thực tế lịch sử, một tất yếu khách quan, không thể lợi dụng việc góp ý sửa đổi Hiến pháp để làm thay đổi bản chất, chức năng, nhiệm vụ của quân đội, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Dù ai đó kiến nghị, với động cơ chính trị gì thì vô hình dung đây là hành động tiếp tay cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta./.