Thứ Tư, 19 tháng 6, 2019

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Trước hết, cần tuyên truyền sâu rộng bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho nó thấm sâu vào đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần, định hướng tư tưởng cho xu thế phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cấp, ngành, nòng cốt là cơ quan báo chí, học viện, nhà trường, viện nghiên cứu cùng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên phải phối hợp chặt chẽ, tích cực tuyên truyền về vấn đề này, với nội dung, hình thức, phương pháp thiết thực, hiệu quả, có tính định hướng cao. Trong đó, cần tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), ngày 18-3-2002 “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X), ngày 01-8-2007 “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, v.v. Thông qua đó, làm cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân có nhận thức đúng, đủ những nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là việc làm thường xuyên, liên tục và lâu dài.
Cùng với đó, phải đẩy mạnh đổi mới công tác giáo dục chính trị. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô, các chú phải chịu khó học tập lý luận Mác – Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời phải học tập văn hóa, kỹ thuật và nghiệp vụ”1. Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục chính trị, các nhà trường phải thực hiện nghiêm Kết luận 94-KL/TW, ngày 28-3-2014 của Ban Bí thư (khóa XI) “Về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân”; Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 09-02-2018 của Ban Bí thư “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới”. Theo đó, cần đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ nội dung, chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy lý luận chính trị trong hệ thống các nhà trường; truyền thụ đầy đủ những nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật những nội dung mới, phù hợp tình hình hiện nay, làm cơ sở cho việc vận dụng trong chỉ đạo thực tiễn. Đặc biệt, cần chú trọng việc giáo dục lý luận chính trị cho thế hệ trẻ trong các nhà trường, nâng cao tính hấp dẫn của việc dạy và học các bộ môn Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xây dựng chương trình đào tạo lý luận chính trị phù hợp với đối tượng và cấp học, có tính liên thông, khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp, phù hợp với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ, bám sát thực tiễn, nâng cao tính thiết thực, tránh chạy theo hình thức, bằng cấp.

VỊ THẾ, UY TÍN CỦA VIỆT NAM NGÀY CÀNG TĂNG LÊN

Vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng tăng lên là một thực tế khách quan, chứ không phải cứ nói là được. Thực lực tổng hợp của quốc gia; sự đoàn kết và nỗ lực quyết tâm của toàn thể dân tộc; tính đúng đắn, quang minh, chính đại thể hiện mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển của đường lối, chính sách đối ngoại là những yếu tố quyết định tạo nên vị thế, uy tín cho đất nước. Vị thế, uy tín đó phản ánh một Việt Nam thực sự có “giá trị” và có thể gọi là “giá trị chiến lược” trong quan hệ quốc tế.
“Giá trị chiến lược” của Việt Nam được cấu thành bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài. Bên trong, phải có sức mạnh nội lực, như: quốc phòng, an ninh đủ mạnh; khối đại đoàn kết toàn dân tộc và chính trị - xã hội ổn định; sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và Nhà nước; những yếu tố lịch sử, truyền thống, hiện tại và tương lai phát triển; chính sách đối ngoại đúng đắn, độc lập, tự chủ. Thậm chí, cả những yếu tố mang “thương hiệu” Việt Nam, như đã từng là ngọn cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc, là đất nước kiên định và vững vàng đi  theo con đường xã hội chủ nghĩa, không ngừng phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong một thế giới đầy biến động. Ngược lại, “Giá trị chiến lược” là “điểm tựa” vững chắc cho việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại, không ngừng được phát huy, phát triển.
Việc được bầu vào Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với sự tín nhiệm cao như vậy là bước khởi đầu rất thuận lợi giúp cho Việt Nam vượt qua những thử thách sắp tới để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Chúng ta đã từng làm tốt nhiệm vụ khi lần đầu tiên được bầu vào vị trí này trong nhiệm kỳ 2008-2009. Vì thế, nhiệm kỳ tới nhất định chúng ta sẽ làm tốt, chứ không phải ngồi vào ghế để “tuyên truyền cho vị thế và hình ảnh nhà cầm quyền là chính, đâu có sáng kiến đóng góp gì đáng kể cho cộng đồng quốc tế” như những luận điệu cố tình xuyên tạc của các thế lực thù địch!
Chúng ta cũng hiểu rõ niềm vinh dự, tự hào, nghĩa vụ, trách nhiệm cũng như những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, góp phần tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển”1. Những ai còn hồ đồ chống phá, xuyên tạc vị thế, uy tín của Việt Nam cần hiểu rõ, hiểu đúng quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng ta cùng thực thế Việt Nam trên trường quốc tế để tránh có cách nhìn thiển cận, “đổi trắng thay đen”, “thọc gậy bánh xe” trên con đường phát triển, hội nhập của Việt Nam.                                             

VIỆT NAM TRỞ THÀNH ỦY VIÊN KHÔNG THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC ĐÃ BÁC BỎ MỌI SỰ XUYÊN TẠC


Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 là vinh dự, trách nhiệm và niềm tự hào chính đáng của chúng ta. Đó là sự khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam; là sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực. Đồng thời, cho thấy vị thế của Việt Nam đã chuyển từ “tham gia tích cực” sang “chủ động” đóng góp xây dựng, định hình “luật chơi” chung.
Cũng cần nói thêm cho những ai còn cố tình xuyên tạc, chống đối thấy rõ rằng, báo giới và dư luận trên thế giới đã đánh giá cao uy tín, vị thế đang lên của Việt Nam: “Một nơi tuyệt vời”, “một đất nước tươi đẹp, an toàn, thân thiện, mến khách”, “một đất nước năng động, phát triển”, “là đối tác tin cậy vì một nền hòa bình bền vững”, v.v. Đó chính là những cụm từ được Tổng thống Mỹ và các chính khách, nhà nghiên cứu, học giả, các trung tâm báo chí, phát thanh, truyền hình,… ở nhiều nước trên thế giới nhắc đến khi nói về Việt Nam.
Ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu chọn Ủy viên không thường trực cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cả khán phòng Đại hội đồng Liên hợp quốc đã vỗ tay nồng nhiệt chúc mừng Việt Nam; phái đoàn các nước đã đến chúc mừng đoàn Việt Nam lần thứ hai đắc cử vị trí này sau 10 năm. Những lời chúc mừng bày tỏ kỳ vọng vào những đóng góp tích cực của Việt Nam cho cộng đồng quốc tế trong nhiệm kỳ tới. Đại diện thường trú của Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam - bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh: “Việt Nam sẽ là cầu nối giữa Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và ASEAN”. Tờ Washington Times của Mỹ có bài viết nhận định: “Tầm quan trọng của Việt Nam đối với an ninh quốc tế đã tăng lên đáng kể sau Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Đà Nẵng. Và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên mà Việt Nam là nước chủ nhà đã củng cố uy tín của nước này với tư cách nước hòa giải. Là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam sẵn sàng sử dụng các kỹ năng ngoại giao mềm và cam kết hội nhập quốc tế”. Tiến sĩ Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”...
Thực tế đó đã bác bỏ, làm phá sản mọi sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, cũng như sự a dua của các phần tử cơ hội. Những ai cố tình bóp méo, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, hạ thấp vị thế, uy tín của Việt Nam, sẽ trở thành trò hề lố bịch, nhất định bị thất bại.

NHẬN DIỆN SỰ XUYÊN TẠC, CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Hiện nay các thế lực thù địch lại luôn có “cái nhìn khác” - cái nhìn méo mó, sai lệch và thù địch đối với mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta và tình hình thực tiễn của Việt Nam. Dù chúng ta có làm đúng và làm tốt như thế nào chăng nữa, thì sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch vẫn không khi nào ngừng nghỉ; có điều là sự xuyên tạc, chống phá đó sẽ sượng sùng hơn, thô bỉ hơn, dù chúng có thay đổi, biến đổi để “phù hợp” với tình hình.
Công kích, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, chúng cho rằng, đường lối độc lập, tự chủ là “đường lối trung dung”, là “tự mình cô lập mình trước cộng đồng quốc tế”, là “tước đi cơ hội hợp tác” của Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước lớn. Chúng cố tình rêu rao rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam “đất nước ngày càng lún sâu vào xu thế lụi bại, tụt dốc không phanh”. Đồng thời, xuyên tạc mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước khác, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc. Chúng cho rằng, Việt Nam đang phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc; rồi lại trắng trợn xuyên tạc Việt Nam đang điều chỉnh quan hệ đối ngoại nhằm “tìm kiếm đối tác chiến lược”, “thiết lập liên minh mới” để đối phó với nước đang gây áp lực bất lợi cho mình.
Trong những ngày gần đây, chúng liên tiếp tung lên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là mạng xã hội những thông tin sai lệch, bịa đặt, xuyên tạc quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và quan hệ ngoại giao của Việt Nam, hòng gây sự nghi kỵ của các nước trong khu vực và thế giới đối với Việt Nam. Chúng tìm mọi cách hạ thấp vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Khi Việt Nam trúng cử, một số thế lực bên ngoài và phần tử chống đối bên trong lại cố tình xuyên tạc rằng, truyền thông của Việt Nam đã “đưa tin quá đà” về cái ghế Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; rằng, đó “không phải là một thắng lợi ngoại giao hay chính trị trước quốc tế”, mà “thật ra chỉ nhằm tuyên truyền cho vị thế và hình ảnh nhà cầm quyền là chính, chứ đâu có sáng kiến đóng góp gì đáng kể cho cộng đồng quốc tế”. Thậm chí, chúng nói xằng: Việt Nam đã “từ bỏ” chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ và kích động, “yêu cầu” các nước, các tổ chức quốc tế can dự vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điều đó, càng chứng tỏ các thế lực thù địch đã và không từ một thủ đoạn nào, ngón “nghề” nào để xuyên tạc, chống phá cách mạng nước ta.

NÂNG CAO VỊ THẾ VIỆT NAM TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

Những năm gần đây, Việt Nam đăng cai tổ chức nhiều sự kiện quốc tế có sự hiện diện của các cường quốc hàng đầu thế giới, như: Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai 2019, v.v. Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Mới đây, ngày 07-6-2019, Việt Nam đã trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193 phiếu). Điều đó, một lần nữa cho thấy vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng tăng, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với Việt Nam ngày càng nhiều, sự tín nhiệm trong các sự kiện lớn của quốc tế ngày càng cao.
Những sự kiện trên đã chứng thực một cách sinh động đất nước Việt Nam đang vững bước phát triển đi lên với một tư thế mới, tư thế của những người làm chủ và biết làm chủ vận mệnh của mình; với một vị thế mới, vị thế của một đất nước độc lập, tự chủ, hòa bình, ổn định đang trên đà phát triển và chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong các “sân chơi” khu vực và toàn cầu. Đó là thực tế, là sự thật mà mọi người dân Việt Nam đều phấn khởi, tự hào, được bạn bè quốc tế tin tưởng, nể trọng.

VẠCH MẶT NHỮNG KẺ "VỪA ĂN CƯỚP, VỪA LA LÀNG" Ở ĐỒNG TÂM

Chiều ngày, 25/4/2019, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức họp báo thông báo kết quả rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Hà Nội về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn (xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội).
Theo kết quả kiểm tra, rà soát của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã đưa ra kết luận:
3 đơn vị đã bàn giao cho Bộ Tư lệnh Công binh tổng diện tích 64,66 ha thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức nằm trong diện tích 239,9 ha đất sân bay Miếu Môn. Các đơn vị là Hợp tác xã Đồng Tâm và Bộ Tư lệnh Công binh đã hoàn thành việc bàn giao, nhận đất, cơ bản đền bù và quản lý ổn định trên 47 ha.
Thanh tra Chính phủ khẳng định nội dung kết luận trên của Thanh tra TP Hà Nội là chính xác. Ngoài ra, với hiện trạng đất sân bay Miếu Môn không có thay đổi, không chuyển dịch mốc giới theo đo đạc của cơ quan chuyên môn, không có việc tăng hay giảm diện tích đất sân bay Miếu Môn và xã Đồng Tâm.
Thanh tra Chính phủ kết luận nội dung về việc thành phố Hà Nội ban hành các quyết định giao đất tại các xã Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) cho đơn vị Quân chủng Phòng không Không quân để tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân là đúng thẩm quyền, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Đối với việc giải phóng mặt bằng một số hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã kết luận những sai phạm trong việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 14 hộ dân.
Kết luận thanh tra cũng kiến nghị Ủy ban nhân dân TP Hà Nội chỉ đạo Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân đang sử dụng đất sân bay Miếu Môn, các cơ quan có thẩm quyền của thành phố đề xuất lập dự thảo phương án bồi tường, hỗ trợ cho các hộ dân và công khai tại Ủy ban nhân dân xã là đúng thẩm quyền, đúng quy định.
Đối với kiến nghị, phản ánh của ông Lê Đình Kình và một số công dân khác, Thanh tra Thành phố Hà Nội đã làm rõ diện tích 28,7 ha chênh lệch, việc đề nghị và kiến nghị bồi thường cho 14 hộ dân đang sử dụng đất quốc phòng.
Việc kiến nghị của ông Lê Đình Kình là không có căn cứ, không có cơ sở. Thanh tra Chính phủ nhận thấy nội dung trong Kết luận số 2346 của Thanh tra Ủy ban nhân dân Hà Nội về nội dung trên là có căn cứ, đảm bảo tính chính xác, khách quan.
Khi thanh tra chính phủ đã đưa ra kết luận là đất thuộc về quốc phòng cũng là lúc bộ mặt giả nhân giả nghĩa của nhóm Đồng thuận bị đưa ra ánh sáng. Thế mới thấy, hơn hai năm qua ông Lê Đình Kình và nhóm Đồng thuận đang cố tình lừa bịp dư luận, cố gắng lôi kéo người dân địa phương và cộng đồng mạng về phía mình để làm tấm bình phong tiếp tục những hành vi sai trái.
Bao nhiêu công sức tuyên truyền bịa đặt, chống phá chính quyền giờ đổ sông, đổ biển dễ hiểu vì sao đám người này lại cố đấm ăn xôi đến như vậy. Thiết nghĩ những kẻ "vừa ăn cắp vừa la làng" như này cần phải bị nghiêm trị đích đáng để làm bài học cho những người khác.

CON ĐƯỜNG NÀO CHO NGUYỄN HỮU VINH SAU KHI RA TÙ?

Ngày 5/5 vừa qua, Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba sàm) đã kết thúc thời gian ở tù và được trả tự do. Ngay sau khi Vinh ra tù, đám dân chủ trong nước như Nguyễn Lân Thắng, Huỳnh Ngọc Chênh, Đỗ Thúy Hạnh,… rầm rộ tổ chức hoạt động đón rước y như vừa “vinh quy bái tổ” trở về. Liên tục các đối tượng đến chúc mừng và mong Vinh sớm “hòa nhập cộng đồng”, tiếp tục sự nghiệp chống đối.
Tại sao đám dân chủ lại mong Vinh như vậy? Đơn giản vì tình cảnh đám dân chủ trong nước hiện nay, không khác gì rơi vào cảnh “chó cùng đường”. Sau khi hàng loạt đối tượng bị bắt và lần lượt nhận các án phạt nặng, dường như đám dân chủ ít người còn mặn mà, nếu không nói là rã đám. Lần lượt các đối tượng gạo cội, có tý “tên tuổi” như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Bạch Hồng Quyền sau khi bị pháp luật “sờ gáy” đã vội vã tìm con đường tháo thân qua các Mỹ và các nước phương Tây. Chỉ còn đám lép nhép không có ảnh hưởng nên phải chịu cảnh ở trong nước, cố gắng bày trò kiếm ăn. Trong khi đó, Nguyễn Hữu Vinh, vốn là cựu cán bộ an ninh, nổi tiếng với trang anhbasam, vừa mới ra tù, như một vị cứu tinh đối với cả đám, không khác gì chết đuối vớ được cọc. Chính vì thế, chúng tôn thờ, đón rước anh ta, nhằm giúp Nguyễn Hữu Vinh sớm lấy lại tinh thần để lèo lái con đường “dâm chủ” ở trong nước.
Nhưng Nguyễn Hữu Vinh ngày xưa khác so với bây giờ. Mấy năm trong tù ngục chắc giúp anh ta hiểu ra nhiều vấn đề. Đi hết gần cuộc đời, từng trải qua 20 năm trong ngành công an, trước khi từ bỏ để đi theo tiếng gọi của đồng tiền nhưng có lẽ, đồng tiền lại quá bạc với anh ta.
Nhiều người sẽ đặt câu hỏi Vinh sẽ đi về đâu? Liệu Vinh sẽ vẫn “ngựa quen đường cũ” đóng vai “con tốt sang sông”, “ngọn cờ chống đối nặng ký” nhận sự chỉ đạo từ ngoại quốc để sân si tiền tài, danh vị ảo. Dù sao những kịch bản trên đều dẫn đến một kết quả là Vinh sẽ phải trả giá, bản án tiếp theo sẽ nặng nề hơn, nhưng rất có thể xảy ra vì hành trình Vinh “bóc lịch” thường xuyên gửi đơn thư khiếu nại không thừa nhận hành vi sai trái, hoang tưởng của mình. Tự do ngôn luận được nước ta bảo hộ, nhưng không phải thích gì nói đấy, nói phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, phát ngôn không được đi ngược lại lợi ích của dân tộc, nhân dân.
Một kịch bản khác có thể xảy ra khi Vinh “ẩn mình” liên hệ với nước ngoài vận động để một nước nào đó bảo hộ định cư, tỵ nạn chính trị, nối gót đám “quỷ đội lốt người” Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, “mẹ Nấm”, “Điếu Cày”,… và rồi sẽ “quậy phá” sau.
Tương lai tốt đẹp hay đen tối đều do thái độ và hành động của Vinh quyết định. Dù sao chúng ta đều mong muốn Vinh sẽ nhận ra những điều sai trái, quay đầu trở về người dân lương thiện. Đảng, Nhà nước ta luôn có chính sách khoan hồng, truyền thống dân tộc Việt Nam ta luôn “đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại”. Những người như Vinh hãy tỉnh ngộ, phản tỉnh trước những luận điệu xuyên tạc, sai trái, phân biệt đúng sai, đi theo mục tiêu mà cả dân tộc Việt Nam đang hướng tới là xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


BỘ MẶT BÀI TA, THỜ TÂY CỦA NHỮNG TRÍ THỨC RỞM

Những tên cơ hội luôn tìm cách phò Tây, trì ta, cơ bản trong đầu họ có định kiến sẵn là Việt Nam luôn nghèo nàn lạc hậu nên họ không chấp nhận thành quả của Việt Nam. Đồng thời thổi phồng những yếu kém, khuyết điểm của ta, trong khi những cái dở của Tây thì họ cũng xuê xoa cho là nhỏ nhặt. Bên cạnh đó họ coi Âu Mỹ là tiêu chuẩn nên họ cho rằng Âu Mỹ là luôn đúng. Điều này luôn phản ánh thực tế về cách suy nghĩ một chiều, định kiến và thiếu tư duy khoa học của những kẻ ăn bám đồng tiền chống phá. Đặc biệt là với các nhóm trí thức  nửa mùa tự nhận là cấp tiến hiện nay tại Hà Nội.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho rằng: Thời buổi này rồi mà đi “nói xấu” một nước nào đó theo kiểu “ăn không nói có” hoặc cố tình “bới lông tìm vết”, hoặc “chuyện bé xé ra to”,… thì quả là “tư duy lùn”, cực lùn rồi. Song, với quãng thời gian vừa đủ dài chúng ta có thể thấy rất rõ ràng rằng:
- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “nước ta đã đạt những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử” suốt chặng đường dài vừa qua là đúng sự thật. Nhưng một số người, một số đối tượng trí thức rởm không muốn nói tới…vì họ chỉ thường “nhìn lên” ảo vọng các nước tư bản “phát triển”, các “con Rồng Châu Á” để “dìm hàng Việt Nam” qua “lăng kính” nhỏ mọn, hẹp hỏi. Về mặt này, dễ hiểu là các nước đó hơn ta nhiều mặt là sự thật, nhưng phải cần có cái nhìn chuẩn xác, công minh hơn. Chứ không phải theo kiểu là gần giữa năm 2019 mà họ còn “quy” nước ta vẫn “đang tụt hậu ngày càng xa so với các nước Đông Nam Á thì đó là sự dối trá trắng trợn. Dù đến nay ta đã có ít nhất hàng chục tư liệu quốc tế nhận định về kinh tế, khoa học, công nghệ, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, du lịch, doanh nghiệp, con người…vươn lên, một số đã ở “tốp đầu” và sau đó là ở mức trung bình trở lên so với gần 200 nước. Họ bon chen mỗi khi thấy ai nói đến các thành quả là “quy chụp” với tư tưởng rất láo xược rằng : “đó chỉ là Việt Nam thỏa mãn bần cố nông thôi”. Họ cố ý gây lẫn lộn, đánh tráo khái niệm với việc “khoe thành tích”- “thỏa mãn-dừng lại ở những cái đã đạt được”. Thậm chí họ còn lạm dung, đánh tráo khái niệm câu ví von, cảnh tỉnh của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng rằng: “đừng ngủ quên trên vòng nguyệt quế” để minh chứng cho quan điểm vớ vẩn của họ. Thực chất là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước ta qua câu ví von đó, cảnh tỉnh rằng: không được chủ quan, thỏa mãn trước những thành tựu đó mà dừng nỗ lực tiếp (đương nhiên, ông không hề “dìm hàng” những thành tựu đó). Liệu một người, một nước, không tự thấy tự tin hơn, một cách đúng mực, về những cái mình đã nỗ lực đạt được…thì có thể có cái gì làm cơ sở thực tiễn cho những nỗ lực cao hơn? Đó là điều mà những trí thức rởm còn khuya cũng chưa hiểu hết được.
- Hai là, do xu hướng “mê Tây cả gói” của nhóm trí thức rởm cấp tiến này, cho nên một số kẻ cực đoan đến mức: cùng một loại hiện tượng tương tự nhưng cứ ở ta dù nhẹ hơn nhiều cũng xúm vào “ném đá, bới lông tìm vết, la làng”, gõ mõ, nhưng ở những nước tư bản thì họ“cho qua” hoặc cho đó chỉ là “tai nạn nhất thời” của các nước đã “phát triển văn minh” lâu rồi. Vài ví dụ : Cảnh sát ta cố gắng ngăn chặn các phần tử cực đoan, quá khích thì bị một số người “ném đá” rằng: “vi phạm dân chủm, nhân quyền, ác với dân”. Trái lại, xem video quay ở Mỹ, Pháp, Đức, Thái Lan,…cảnh sát đàn áp biểu tình, đánh, đạp ngã, làm thương tích nhiều người, đấm đá lật xe lăn người khuyết tật, đưổi cả phụ nữ bỏ trốn vào tận nhà xi, đấm hộc máu mũi, đập đầu vào tường, thậm chí bắn chết không ít dân trên đường phố…thì họ lại cho rằng: pháp luật họ “rất công khai, minh bạch, nghiêm lắm”… Máy bay Việt Nam rất ít tai nạn, được thế giới thừa nhận, nhưng chỉ vài vụ hiếm gặp, dù chưa nghiêm trọng mà họ cũng “ném đá” quá đáng, trong khi ở Tây, kể cả Mỹ, Anh, Mêhicô, Malaysia…( vừa qua, máy bay Mỹ chở 143 người đâm xuống sông…), họ cũng cho đó là...”bình thường”. Nếu các vụ đó ở Việt Nam thì sẽ bị “ném đá” đến tơi tả như tàu lá chuối gặp phải gió bão. Nhiều người ở ta cũng chê nền giáo dục ta không ít, nhưng chẳng đến nỗi lại tâng bốc giáo dục TB, nhất là Mỹ luôn tiên tiến nhất, minh bạch nhất, không có tiêu cực, không ai “mua” được gì. Trong khi cả bằng tiến sỹ cũng dễ mua công khai hơn ở ta, chí có 500 USD và chẳng ít tiêu cực: mới đây báo đăng một cô bé Zhao Yusi người Trung Quốc, “chạy trường” vào Đại học danh tiếng Stanford mất 6,5 triệu USD…). Chắc những kẻ “mê Tây” cũng thấy là bình thường chăng. Cũng chẳng ít “nhà khoa học” ở “Tây” về ta, đến ta, làm việc, nhưng đang chống chế độ ta bằng nhiều “chiêu trò chính trị” (không chỉ làm chuyên môn); những kẻ “mê Tây” kia sao cũng chẳng ý kiến gì.
Đó chính là bộ mặt của những tên “trí thức” rởm ăn bám xã hội và ăn nhờ vào những đồng tiền bẩn chống chế độ, ca ngợi những “ông chủ” bên trời Tây kia mà thôi. Đây là điều cảnh tỉnh những tên sống mòn với bẩn thỉu và những kẻ đang có nguy cơ đó ở bất cứ nơi nào trong đó nhiều kẻ đang sống ở Hà Nội làm cho bầu trời này thêm chật đất mà thôi.





Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

BẢN CHẤT XUYÊN TẠC CỦA ĐÁM KỀN KỀN

Kền kền theo từ điển Wikipedia “là tên gọi chung của một nhóm các loài chim ăn thịt và ăn xác chết, sống ở các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực và châu Đại Dương”. Trong văn hóa phương Tây kền kền thường bị coi là đáng ghê tởm do nó gắn liền với cái chết. Một số nhà báo theo chủ nghĩa giật gân tìm kiếm các tin tức về các vụ phạm tội đẫm máu đôi khi cũng bị gọi là "kền kền". Các nhà đầu tư tài chính tìm kiếm các công ty hay các quốc gia đang mắc nợ để mua các loại chứng khoán ở giá thấp cũng được gọi là các quỹ kền kền. Các luật sư thu lợi từ cái chết, chẳng hạn thừa kế, ngộ sát hay các luật sư trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ cũng có thể bị gọi là "kền kền". Tưởng như kền kền chỉ là loại động vật ngoài thiên nhiên thì gần đây, một số kẻ “tâm thần chính trị” đang tự biến mình thành kền kền bằng việc chuyên săn lùng, tạo dựng những câu chuyện về cái chết của người khác để bàn tán với thái độ sung sướng, vui vẻ như tìm được miếng mồi ngon để thưởng thức – đúng với bản chất của loài chim kền kền.
Sau khi cố Chủ tịch nước, Đại tướng Lê Đức Anh mất, các trang mạng phản động, các đối tượng phản động liên tục đăng tải các bài viết xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh của ông trên mạng xã hội. Trong đó, chúng tiếp tục diễn bài xuyên tạc về sự kiện Gạc Ma, cho rằng có lệnh “không được nổ súng” đưa tới việc 64 chiến sỹ của ta hi sinh, đặt ra câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của ông liên quan đến sự kiện này trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Xin được nói rằng, Tạo dựng câu chuyện “không được nổ súng” trong vụ Gạc Ma để bôi nhọ uy tín của ông, tôi nghĩ là chiêu hèn. Vì nó không đúng sự thật và nó đã bị những người trong cuộc, các vị lão thành lên án, vạch trần rất nhiều, nhất là sau khi cuốn sách “Gạc Ma - vòng tròn bất tử” được ban hành và sau đó phải thu hồi.
Nên nhớ, thời kỳ ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển rất nhiều mà nếu không có tài năng, sự mưu lược của ông, Tổ quốc Việt Nam sẽ không còn nguyên hình dạng như bây giờ. Thậm chí, chúng ta còn mở rộng và củng cố rất nhiều vị trí trên các đảo chìm và đảo nổi ở Trường Sa. Sau sự kiện 14/3/1988 dưới sự chỉ đạo của của Đảng, Nhà nước, Bộ quốc phòng và Đại tướng Lê Đức Anh, cả nước hướng về Trường Sa. Nguồn lực đầu tư cho Trường Sa được huy động, hệ thống công trình trên quần đảo Trường Sa được đầu tư và tập trung lực lượng xây dựng theo hướng cơ bản vững chắc, tăng cường khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Đại tướng Lê Đức Anh chính là Bộ trưởng Bộ quốc phòng đầu tiên ra Trường Sa kiểm tra chỉ đạo nhiệm vụ xây dưng và bảo vệ quần đảo Trường Sa, tiếp thêm sức mạnh giúp lực lượng Hải quân yên tâm bám biển, củng cố và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại đây.
Nếu ai am hiểu lịch sử sẽ còn nhớ, Đại tướng Lê Đức Anh, người đã chỉ huy cánh quân tiến vào, mở toang của ngõ Sài Gòn, đó là lý giải tại sao chúng lại xuyên tạc, bôi xấu hình ảnh của ông ngay khi ông vừa mất. Ông cha ta có câu "Nghĩa tử là nghĩa tận", qua sự việc lần này, nó càng cho thấy bản chất vô đạo đức, không còn tính người.




Bác bỏ luận điệu xuyên tạc của phường “rận chủ” về việc Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vắng mặt tại tang lễ nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Sự việc các trang thông tin lề trái đồng loạt đưa những tin bài xuyên tạc về việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vắng mặt tại Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh. Liên quan đến vấn đề này, xin được có đôi lời như sau:
Thứ nhất:
Hoàn toàn không có chuyện như những kẻ dân chủ thối mồm đang cố tình xuyên tạc rằng: việc lựa chọn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban Lễ tang là để úy lạo tinh thần người dân, để lừa phỉnh nhân dân...
Theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức thì lễ tang của các đồng chí nguyên chủ tịch nước được tổ chức với hình thức quốc tang. 
Điều 7 của Nghị định này có nêu rõ về việc thành lập Ban lễ tang bao gồm có Trưởng ban lễ tang là Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Chính vì thế việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh là điều hết sức bình thường, đúng với quy định hiện hành của Nhà nước. 
Thứ hai:
Việc Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vắng mặt tại Lễ tang không phải là trò lố gì, cũng chẳng nói lên điều gì hay báo hiệu sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian ngắn gì mà đơn giản đó là là vì sức khỏe của bác Trọng không đảm bảo.
Xin thưa, trưởng ban Lễ tang không nhất thiết là phải có mặt tại tang lễ. Ai trong số chúng ta cũng đều biết bác Trọng đang gặp vấn đề về sức khỏe sau chuyến công tác ở miền Nam. Mấy ai hiểu và cảm thông cho bác, dù đã ngoài 70, cái tuổi mà lẽ ra phải được an nhàn, nghỉ ngơi nhưng lại phải đảm đương những công việc, trách nhiệm kiến thiết đất nước. 
Khi công bố danh sách Ban tang lễ nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh vì đã có những tín hiệu rất tích cực về sức khỏe cũng như nguyện vọng của Tổng Bí thư nên Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định bác làm Trưởng Ban tang lễ. Tuy nhiên, vì sức khỏe chưa được đảm bảo nên việc bác không đến lễ tang là chuyện cần được thấu hiểu. 
Thế mới biết, những kẻ dân chủ này không trừ một thủ đoạn gì để tuyên truyền xuyên tạc, hòng kích động nhân tâm, chống phá Đảng, Nhà nước. Dăm ba cái trò rẻ tiền, hèn hạ này có lẽ chẳng bao giờ đạt được mục đích cả. Trái lại, tình cảm của nhân dân  dành cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng càng lớn hơn. Ai ai cũng mong bác sớm hồi phục sức khỏe và luôn khỏe mạnh để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam. Bởi đơn giản những gì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kính yêu của chúng ta đã làm và đang làm đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, phục vụ lợi ích của đất nước.






PHÉP VUA THUA LỆ LÀNG?


Xung quanh câu chuyện một số hộ dân ở Bắc Lãm - Phú Lương - Hà Đông có hành động tụ tập đông người, thậm chí dùng cả trẻ em để gây sức ép với chính quyền nhằm bảo vệ cái được gọi là: đường dân sinh từ ngàn đời nay, mọi người cần xem xét, nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan. Chỉ cảm tính không bị chi phối, ảnh hưởng, quý vị sẽ nhận thấy, chuyện ở Bắc Lãm có nhiều vấn đề.
Con đường mà 27 hộ dân kia đang tìm mọi cách bảo vệ liệu có phải là đường dân sinh như họ nói?
Xin thưa, đây thực chất là đường nội đồng, ngày trước là đường mương tưới nước của trạm bơm Bắc Lãm. Cái này ở đâu chả có, quê tôi cũng có!
Vì là đường nội đồng nên nó phục vụ cho mục đích chính là lao động, sản xuất. Tức là người dân Bắc Lãm đi trên con đường này từ làng ra đồng để làm nông.
Gần đây, con đường nội đồng này được quy hoạch một phần nằm trong Khu đô thị Thanh Hà. Vì phần lớn nằm trong quy hoạch khu đô thị nên người ta chia đường nội đồng này ra làm 2 đoạn là Đìa trục và đường kênh.
Và đến khi dự án được triển khai, mặt bằng được thu hồi và giải tỏa để tiến hành dự án, nghe đâu một số người không đồng ý với cái giá đền bù theo quy định của Nhà nước mà muốn 1 cái giá trên trời nên đã hô biến, đổi tên con đường.
Đường nội đồng biến thành đường dân sinh từ đó!
Như một số trang tin đã đưa: để tạo điều kiện cho người dân, BQL Khu đô thị Thanh Hà chưa thực hiện san nền. Đặc biệt khi nhận thấy nhu cầu đi lại, chở hàng hóa của người dân ra đường trục phía Nam là rất lớn nên cấp ủy, chính quyền cùng chi hội người cao tuổi Bắc Lãm 8 và 9 đã vận động người dân thực hiện xã hội hóa đổ đường bê tông rộng khoảng 1,5m và thống nhất quan điểm là mượn tạm của Dự án Thanh Hà, khi nào Dự án xây dựng sẽ không đòi bồi thường hỗ trợ. Năm 2018, chủ đầu tư Dự án đã tiến hành san nền thực hiện các hạng mục công trình. Chủ đầu tư đã san gạt tạo thành một con đường rộng để xe tải nhỏ, xe máy của người dân có thể đi từ làng Bắc Lãm, qua đường đìa trục lên khu đất dịch vụ Xê - Nam Ninh và ra đường 42m, tạo điều kiện cho người dân đi lại.
Rõ ràng, BQL khu đô thị Thanh Hà và chính quyền địa phương đã rất quan tâm đến lợi ích của người dân. Khi dự án chưa được triển khai, họ tạo điều kiện để mở đường bê tông cho người dân đi lại và làm ăn. Khi dự án triển khai họ cũng đã làm một lối đi khác cho người dân địa phương đi lại còn gì?
Nên nhớ, đây dù sao cũng chỉ là đường đi nhờ, được người ta cho đi khi người ta chưa cần dùng đến. Khi triển khai dự án thì phải trả lại đường cho chủ sở hữu chứ. Đây là chuyện hoàn toàn bình thường! Ai đời người ta đã biết điều vậy rồi mà vẫn cố tình ngang ngược, làm càn!
Không biết lý lẽ của 27 hộ dân chây ỳ kia là lý lẽ gì nữa? Không lẽ đây là cái lý sự cùn, là sự ngang như cua... Xã hội hiện đại, thượng tôn pháp luật rồi chứ đâu còn là cái thời phong kiến. Không bao giờ có chuyện phép vua thua lệ làng ở đây đâu!


TẠI SAO THỦ TƯỚNG SINGAPORE LÝ HIỂN LONG LẠI PHÁT BIỂU NHƯ VẬY VỀ VIỆT NAM?

Phát biểu tại đối thoại Sang-ri-la 2019, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã khiến ASEAN dậy sóng khi ông cho rằng Việt Nam đã xâm lược (invasion) và chiếm đóng (occupation) Campuchia trong thập niên 80 của thế kỷ trước. Như để khẳng định thêm, ngày 7/06/2019, chủ tịch quốc hội Singapore, Tan Chuan-Jin, cũng đã tái khẳng định ủng hộ lập trường của ông Lý. Như vậy, có thể thấy rõ phát ngôn của ông Lý Hiển Long không hề là bộc phát nhất thời, mà là một đường lối chính trị xuyên suốt của chính phủ Singapore trong giai đoạn này.
Tạm bỏ qua những tình cảm cá nhân về phát biểu của ông Lý. Chúng ta không thể không đặt nhiều dấu hỏi cho động cơ thực sự phía sau của ông về những phát biểu này:
- Tại sao một chế độ man rợ đã bị Việt Nam tiêu diệt hơn 40 năm trước lại được khơi lại ở thời điểm hiện tại, trong bối cảnh khá nhạy cảm giữa những chuyển động không ngừng của chính trị thế giới?
- Tại sao Lý Hiển Long lại ném 1 quả táo bất hòa ra giữa một khối ASEAN đang có thể tạm gọi là hòa bình, thịnh vượng?
- Tại sao Singapore sẵn sàng gây sứt mẻ cho mối quan hệ tốt đẹp vốn đã được gầy dựng gần 20 năm qua giữa 2 nước Việt & Sing?
Về mặt lịch sử, hành động Việt Nam đưa quân sang Campuchia để lật đổ chế độ Khmer Đỏ và xây dựng nên chính phủ Heng Samrin vốn vẫn là một câu chuyện nhạy cảm mang nhiều góc nhìn. Dĩ nhiên, với quan điểm của một người Việt, thì hành động trên của chúng ta là hoàn toàn chính đáng xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thời cuộc và tình hình chính trị. Nói nôm na là chúng ta đã làm những việc CẦN làm, NÊN làm và PHẢI làm ở thời điểm đó, trong tình huống đó. Thế nhưng, với góc nhìn quốc tế thì không phải ai cũng cho rằng những việc làm đó là chính đáng. Đây là việc mà dù muốn dù không, chúng ta cũng phải chấp nhận trong một thế giới luôn vận động theo quy luật "cá lớn nuốt cá bé" và đầy rẫy những bất công.
Về mặt ngoại giao, những phát biểu của ông Lý và chính phủ Sing là khó có thể chấp nhận khi nó khơi lại nỗi đau không chỉ cho nhân dân Campuchia mà còn đánh vào lòng tự tôn của Việt Nam. Ngay lập tức, Campuchia đã có những phản ứng gay gắt ở cấp độ nhà nước, thủ tướng Hun Sen cũng đã lên tiếng và chính bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh của ta cũng đã điện đàm với người đồng cấp Singapore để bày tỏ thái độ.
Tuy nhiên, khi nhìn vào thực tế, nếu chỉ xét đơn thuần về bài phát biểu của ông Lý Hiển Long tại Hội nghị thượng đỉnh Shangri-La năm nay thì những phát biểu đó không hề mới. Nó phù hợp với mạch quan điểm nhất quán của chính phủ Singapore trong suốt hơn 1 năm qua và trái ngược hoàn toàn so với những quan điểm của chính họ thời gian trước đó. Nhưng để từng bước bóc tách động cơ của Singapore, đầu tiên, chúng ta phải nhìn lại lịch sử của khối ASEAN.
Nếu không phải Lý Hiển Long dành nhiều thời lượng để đề cập đến, e rằng sẽ không nhiều người nhớ rằng ý định ban đầu của ASEAN là nhằm lập nên một "liên minh quân sự để chống lại Chủ nghĩa Cộng Sản". Mặc dù mục tiêu công khai của ASEAN khi được tuyên bố thành lập là hợp tác kinh tế và văn hoá - xã hội, nhưng thực chất đây là một tập hợp chính trị giữa các nước thành viên nhằm ngăn chặn nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa cộng sản (cả từ bên ngoài lẫn bên trong), đặc biệt trong bối cảnh cuộc chiến ở Việt Nam khi đó đang gây nên những tác động lớn đến tình hình khu vực.
Lý Hiển Long đương nhiên biết rằng hiện đang có hai quốc gia theo chế độ XHCN trong số các thành viên ASEAN; ông cũng thừa biết Việt Nam ngày nay vẫn luôn coi việc mình đưa quân vào Campuchia là một cuộc chiến chính nghĩa. Nhưng ông cũng biết rõ những điều trên là cơ sở lịch sử để đặt cha ông (Thủ tướng Lý Quang Diệu) vào vị trí trở thành ngọn cờ ngoại giao của ASEAN. Chính vì những nỗ lực ngoại giao của ông Lý Quang Diệu trong giai đoạn lịch sử quan trọng nói trên mà Singapore hôm nay mới có quyền được thay mặt ASEAN phát ngôn tại diễn đàn quốc tế.
Thế nên, việc Singapore dùng "chuyện cũ nhắc lại" trong những lời đầu tiên để mở màn cho hội nghị Thượng đỉnh Shangri-La năm nay, cũng có thể ngầm hiểu là một đòn phủ đầu ngay trước khi VN đảm nhận ghế Chủ tịch ASEAN và trong bối cảnh "Việt Nam đang chuẩn bị được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc với tư cách là thành viên không thường trực". Ở đây, cần phải nhớ rằng, thời điểm mà ông Lý đưa ra phát biểu chỉ đúng một tuần trước khi Hội đồng Bảo an LHQ bỏ phiếu bầu 5 thành viên không thường trực vào ngày 7/6/2019 và Việt Nam là ứng cử viên duy nhất từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Bên cạnh đó, Sing cũng muốn lợi dụng diễn đàn quốc tế để tập hợp sự đồng thuận của ASEAN về cuộc va chạm thương mại Trung – Mỹ.
Vậy tại sao Sing lại muốn phủ đầu Việt Nam?
Để trả lời câu hỏi trên, hãy đặt 1 câu hỏi khác: Vậy giữa Việt Nam & Sing, ai sẽ hưởng lợi nhiều hơn khi cuộc chiến Thương mại Trung – Mỹ nổ ra?
Về cuộc chiến Thương mại Trung – Mỹ, hiện nay thái độ của các nước ASEAN thực sự khá tinh tế và chia thành nhiều nhóm mục đích. Một nhóm bao gồm các quốc gia đã cảm thấy hơi nóng của cuộc chiến phả tới sau gáy (như Sing & Malaysia) đều có ý khuyên Trung – Mỹ giảng hòa. Nhóm khác gồm các quốc gia được hưởng lợi như Việt Nam, Myanmar, Indonesia thì im lặng, mặc nhiên tiếp nhận những nguồn lợi ích kinh tế từ cuộc chiến.
Thế nhưng, nếu đặt lên bàn cân thì trong cuộc chiến Thương mại Trung – Mỹ này, Việt Nam là người hưởng lợi nhiều nhất. Chỉ riêng trong 4 tháng đầu năm 2019, quy mô đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã tăng kỷ lục so với cùng kỳ trong vòng 5 năm trở lại đây. Cùng ngày mà Lý Hiển Long phát biểu, truyền thông Singapore đã dẫn lại một bài viết từ hãng tin Bloomberg, mà qua đó có thể phần nào củng cố cho nhận định trên: "Được lợi từ va chạm thương mại Trung – Mỹ, dự kiến nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Singapore sau 10 năm nữa". Điều đó khiến Singapore không khỏi chột dạ khi nhìn đến mối nguy cơ tiềm tàng từ Việt Nam trong tương lai.
Xét riêng từ góc độ kinh tế, Singapore là quốc gia có diện tích rất nhỏ, khó có thể hưởng lợi trực tiếp từ việc chuyển giao chuỗi công nghiệp. Nếu tổng sản lượng kinh tế của Việt Nam và Indonesia tăng lên, thì chỉ có thể đem lại cho Singapore sự gia tăng một phần nguồn khách du lịch và các ngành dịch vụ khác, hiệu ứng lan tỏa tích cực không rõ ràng. Về tổng quan chung, mặc dù một số nước ASEAN có thể hưởng lợi từ va chạm thương mại, tăng cơ hội việc làm và xuất khẩu ngoại thương, nhưng một khi nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái do va chạm thương mại, thì môi trường của ASEAN cũng sẽ xấu đi trông thấy, được không bằng mất.
Tuy nhiên, những mối quan ngại về kinh tế chưa phải điều cốt yếu. Như ông Lý Hiển Long nhiều lần nhấn mạnh, điều Singapore lo lắng hơn là cuộc đối đầu chiến lược Trung – Mỹ sẽ dẫn đến căng thẳng theo kiểu Chiến tranh Lạnh. Bởi tác động chính trị của một cuộc đối đầu toàn diện giữa 2 siêu cường sẽ làm suy yếu đáng kể vị thế quốc tế đặc biệt mà Singapore nhờ nỗ lực miệt mài qua nhiều thập kỷ mới có được.
Kể từ khi thành lập đất nước, Lý Quang Diệu đã ý thức rõ 1 điểm: là quốc gia có diện tích nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nền tảng lập quốc của Singapore chắc chắn không phải là thiện chí của các cường quốc láng giềng, cũng không thể nhờ sức mạnh cứng rắn dựa vào thực lực của bản thân. Mà PHẢI là quan hệ chặt chẽ với cộng đồng quốc tế và an ninh do quan hệ đó mang lại. Nếu không thể đại diện cho ASEAN, thì Singapore không là gì cả; nếu chỉ có ASEAN, thì Singapore cũng không là gì trong ASEAN – Lý Quang Diệu đã quán triệt nguyên tắc ngoại giao này cực độ. Cuối cùng, ông đã trở thành người trung gian và nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ giữa các cường quốc bên ngoài khu vực và ASEAN; là đồng minh an ninh của Hoa Kỳ trong khu vực; là người đặt cược kinh tế cho Trung Quốc và người phát ngôn ngoại giao của ASEAN. Nhờ đó đã mang lại cho Singapore một vị thế ngoại giao và uy tín quốc tế vượt xa nguồn lực của chính mình.
Nếu Trung và Mỹ đi đến một cuộc đối đầu toàn diện vào thời điểm này, không chỉ làm "môi trường" xung quanh Singapore biến mất, mà đối với một nước theo chủ nghĩa thực dụng như Mỹ, thì vị trí chiến lược của Indonesia và Việt Nam còn cao hơn nhiều so với Singapore. Khi ấy, sợ rằng Singapore sẽ từ vai trò ngọn cờ biến thành khán giả, thậm chí có nguy cơ trở thành quân cờ. Viễn cảnh đó rõ ràng không phải là điều Lý Hiển Long muốn thấy. Vì vậy, Singapore mới liên tiếp kêu gọi (đến một mức độ nhiều chưa từng thấy) để xoay chuyển sự thù địch giữa các nước lớn trong khu vực Đông Á; thậm chí không ngần ngại sử dụng giọng điệu tâng bốc, lấy lòng để giành được sự công nhận và hiểu biết của các nước lớn.
Chính vì vậy, không lạ khi chiến lược ngoại giao của Singapore đã đổi chiều 180° trong hơn 1 năm qua.
Tại Shangri-La 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen trong bài phát biểu của mình đã khẳng khái chỉ trích cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Ông Ng chỉ trích Trung Quốc gây bất ổn trong khu vực bằng việc quân sự hóa Biển Đông, và chỉ trích Mỹ gây căng thẳng trên phương diện kinh tế, thương mại toàn cầu bằng chính sách bảo hộ dưới chủ trương "America First" của Tổng thống Donald Trump.
Thế nhưng tại Shangri-La 2019, trong bài phát biểu dẫn đề của mình, Thủ tướng Lý Hiển Long dành gần 1/2 thời lượng để bênh vực Trung Quốc, từ phương diện an ninh, quốc phòng, cho đến kinh tế. Và dĩ nhiên, ông cũng không bỏ qua cơ hội chỉ trích Mỹ gây chiến tranh thương mại, ảnh hưởng toàn bộ thế giới. Ông Lý cũng công khai nói Singapore ủng hộ mạnh mẽ chiến lược "Một vành đai, Một con đường" của Bắc Kinh, và kêu gọi các quốc gia khác cùng hợp tác để hiện thực hóa chiến lược này…
Khi ông Donald Trump ra tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016, Singapore – cũng như nhiều quốc gia châu Âu – đã tỏ ra khó chịu và lo lắng. Bởi nếu thắng cử, dựa trên tính cách của ông Trump và đề cương tranh cử có màu sắc dân túy, đối nghịch với xu hướng toàn cầu hóa, tự do thương mại và di dân, thì viễn cảnh Mỹ rút khỏi các hiệp ước, hiệp định quốc tế, cắt giảm sự hiện diện quân sự ở nhiều khu vực… là hoàn toàn có thể xảy ra. Là một quốc gia thịnh vượng chủ yếu nhờ thương mại, dịch vụ và đầu tư ra nước ngoài, được bảo an nhờ sự hiện diện quân sự của Mỹ ở vùng châu Á – Thái Bình Dương hơn nửa thế kỷ qua, dĩ nhiên Singapore có lý do để quan ngại trước những chủ trương của Tổng thống Donald Trump.
Trên thực tế, sau hơn 2 năm nắm quyền, ông Trump đã thực hiện rất nhiều lời hứa khi tranh cử bất chấp phản ứng trong nước lẫn quốc tế (mà gần nhất là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà Singapore chịu ảnh hưởng xấu). Chưa hết, có thể nói triển vọng ông Trump tái đắc cử thêm một nhiệm kì nữa (cho đến thời điểm này), là khá cao khi cuộc chiến thương mại với Trung Quốc ngày càng được các tầng, giới tại Mỹ ủng hộ. Chính vì thế, từ hy vọng biến thành thất vọng, Singapore cảm thấy không còn tin tưởng vào đồng minh (ít nhất là cho đến khi Donald Trump còn trên cương vị Tổng thống) và có biểu hiện hướng sang quốc gia đang đem lại lợi ích kinh tế lớn to lớn cho họ, đó là Trung Quốc.
Đối nghịch với sự thất vọng của Sing, từ Shang-ri La 2017, Việt Nam có chiều hướng "tin tưởng" hơn ở Tổng thống Donald Trump. Bởi thông qua Bộ trưởng Quốc phòng James Matis, Mỹ đã có những "đề xuất cụ thể hơn những người tiền nhiệm" trong quan hệ quốc phòng với khối ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việt Nam trong tư cách một quốc gia, cũng hết sức ủng hộ chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà Mỹ và các nước trong bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) đã khơi mào từ Shang-ri La 2018, dù chiến lược này chưa có gì rõ ràng lắm.
Ngược lại, Singapore – từ các phát ngôn của chính phủ, giới quân sự, lẫn học giả… lại không ủng hộ chiến lược này. Cơ bản là họ không tin vào một tổng thống Mỹ được cho là "sáng nắng chiều mưa", tính khí thất thường và cho rằng chiến lược này với chủ đích là bao vây Trung Quốc, sẽ gây cạnh tranh và bất ổn cho khu vực. Đây là một thái độ trái ngược với sự ủng hộ nhiệt thành cho chiến lược tái cân bằng về châu Á – Thái Bình Dương của Chính quyền Obama trước đó.
Bên cạnh đó, không thể phủ nhận rằng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đang ngày càng gia tăng. Không phải tự nhiên mà mối quan hệ Việt – Mỹ gần đây ngày càng nồng ấm, không phải đơn giản mà Mỹ chọn Việt Nam làm địa điểm cho hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2. Và cũng không phải vô cớ khi Việt Nam trúng cử vào vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2020-2021) với tỷ lệ cao khó tin: 192/193 phiếu.
Đến đây, câu trả lời cho bài toán "Vì sao Lý Hiển Long lại tấn công Việt Nam vào thời điểm này?" cũng đã phần nào có lời giải. Đó là cố tình nhắc lại quá khứ để gợi lại góc nhìn về một "Tiểu bá" trong khu vực; nhằm gây nghi ngờ, giảm năng lực tập hợp của Việt Nam; hòng tránh sự gần gũi Việt – Mỹ lan vào nghị trình ASEAN 2020 và đồng thời làm giảm vị thế đang lên của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế.
Tóm lại, từ những sự kiện và phân tích trên, có thể nhận thấy đường lối chính trị của Singapore trong thời gian sắp tới sẽ (có thể) xoáy vào 3 điểm chính:
- Có sự đổ vỡ "lòng tin chiến lược" giữa Singapore và người Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
- Singapore đang dần "xoay trục" về phía Trung Quốc.
- Singapore đang làm giá với cả 3 bên Mỹ, Trung & ASEAN mà phát biểu của Lý Hiển Long chỉ là một phép thử. Tiến trình xoay trục vẫn có thể tiếp diễn (nhiều) lần nữa bởi Sing không hẳn sẽ hoàn toàn ủng hộ TQ, nếu TQ nhất quyết đào kênh Kra – loại bỏ con đường hàng hải qua eo biển Malacca – cũng chính là túi tiền của Sing.
Nhưng cần nói rõ, hành động "tái cân bằng" này của Singapore xuất phát hoàn toàn vì lợi ích quốc gia của họ chứ không phải vì ông Lý Hiển Long hay ¾ người dân Sing có gốc từ TQ. Sự xoay trục của Singapore, nói cho cùng, chỉ là một biểu hiện cụ thể cho đường lối thực dụng nhất quán trong chính trị từ thời Lý Quang Diệu, mà có thể đúc kết như nhận xét của nhà báo lão thành Chin Kah Chong: Lý Quang Diệu không tôn thờ chủ nghĩa nào, không ngả hẳn theo bất cứ bên nào. Vào một thời điểm nào đó, điều gì, nước nào có thể mang lại lợi ích cho Singapore là ông ấy làm và xích lại gần thôi. Ông ấy là một người thực tiễn, thực dụng, mà nếu nói là cơ hội thì cũng không quá lời
Người khôn ngoan thì có thể làm cho những điều nhỏ bé trở nên lớn lao và bài phát biểu của ông Lý Hiển Long là một biểu hiện cho cuộc đấu tranh của Singapore, một quốc gia nhỏ vì lợi ích của chính mình trong tình hình quốc tế biến đổi liên tục.
Nhưng hãy cẩn thận, toan tính thì luôn đi kèm với hệ lụy. Liệu Singapore và ông Lý đã lường trước được những gì đang chờ đón mình trong canh bạc sắp tới chưa?

NHỚ LỜI BÁC DẶN NĂM XƯA

Ngày 12 tháng 6 năm 1956, trong bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi con người nói chung, người cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng và mối quan hệ biện chứng giữa các phẩm chất ấy. Đức và tài phải được giáo dục, rèn luyện để con người phát triển toàn diện, đủ điều kiện tham gia công tác và cống hiến cho cách mạng. Đức được coi là cái gốc của người cách mạng. Do đó, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó. Lời dạy ấy, chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu vươn lên rèn đức, luyện tài, trở thành người cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, góp công, góp sức cho sự nghiệp kiến thiết nước nhà, xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức đan xen; sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới. Lời dạy của Bác có giá trị thực tiễn sâu sắc; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam.
Thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Người, mỗi quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” tích cực học tập, rèn luyện để trở thành người quân nhân cách mạng có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, nâng cao trình độ, năng lực công tác tốt; tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, gương mẫu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân tốt; xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, thực sự là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

TIN TƯỞNG VÀO ĐƯỜNG LỐI NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA

Gần đây, mạng xã hội lan truyền mạnh thông tin Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trên trang Facebook cá nhân (ngày 31/5/2019) có nội dung cho rằng Việt Nam đã “xâm lược”, “chiếm đóng” Campuchia và có nhiều phản ứng, bình luận, suy diễn khác nhau.
Lợi dụng vấn đề này, kẻ xấu đang tuyên truyền kích động biểu tình, xuyên tạc mối quan hệ hữu nghị của nước ta với Singapore và Campuchia theo mưu đồ của chúng. Chúng rêu rao cho rằng Đảng, Nhà nước ta “hèn nhát” không dám đứng lên đấu tranh. Chúng kêu gọi, lôi kéo cộng đồng mạng, nhất là giới trẻ xuống đường “đấu tranh phản đối” ông Lý Hiển Long và Singapore. Thậm chí chúng còn kích động công nhân lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Singapore đứng lên đập phá nhà xưởng, đình công, biểu tình phản đối. Đây là chiêu trò “bẩn” của kẻ cơ hội, bất mãn trong nước cấu kết với các thế lực thù địch bên ngoài nhằm xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước ta và gây rối an ninh trật tự.
Việc ông Lý Hiển Long phát ngôn xuyên tạc Việt Nam “xâm lược” Campuchia là hành xử sai trái. Vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời báo chí và đã được Đảng, Nhà nước giao cho cơ quan ngoại giao và các cơ quan có liên quan tiến hành các biện pháp phản đối theo đúng chức năng, thẩm quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế, đảm bảo giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam - Singapore và các nước khác.
Cần khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, mối quan hệ láng giềng, anh em truyền thống, gắn bó, thủy chung, lâu đời với nhân dân Campuchia. Xương máu, sự hy sinh của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trên đất Campuchia góp phần vào tiến trình tìm kiếm hòa bình cho đất nước Campuchia. Chiến thắng ngày 7.1.1979 đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng, hồi sinh dân tộc Campuchia, mở ra kỷ nguyên mới, phát triển trong độc lập, tự do, hòa bình, trung lập và phồn vinh. Mới đây, Tòa án quốc tế xét xử tội ác Khmer Đỏ tại Campuchia đã tuyên bố giữ nguyên mức án của Tòa sơ thẩm tháng 8.2014, phạt tù chung thân đối với hai cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ là Nuon Chea, 92 tuổi và Khieu Samphan, 87 tuổi vì tội chống lại loài người và diệt chủng. Đây là bản án cao nhất bởi Campuchia không có án tử hình. Đó là sự khẳng định của thế giới về tội ác diệt chủng không thể chối cãi của Khmer Đỏ. Xương cốt của gần ba triệu nạn nhân mà Khmer Đỏ để lại là minh chứng rõ nét nhất...
Mọi người hãy bình tĩnh, tin tưởng vào chủ trương, đường lối ngoại giao, biện pháp xử lý về các vấn đề quốc tế của Đảng Nhà nước ta. Trong bình luận, phê phán nên sử dụng ngôn từ chuẩn mực, chỉ phê phán quan điểm, không suy diễn động cơ chính trị, không xúc phạm danh dự cá nhân và không vào trang Facebook cá nhân của Thủ tướng Lý Hiển Long để phê phán trực diện. Mỗi người cần cảnh giác, không tham gia vào các hoạt động do kẻ xấu kích động, lôi kéo, làm tổn hại đến hình ảnh, uy tín, lợi ích quốc gia và làm tổn hại đến đời sống việc làm của chính mình.

ĐỪNG VÔ TÌNH XÚC PHẠM ĐẾN BIỂU TƯỢNG LINH THIÊNG CỦA TỔ QUỐC

Đến mùa sen nở rộ là khắp các đầm sen nhộn nhịp người ra vào chụp ảnh. Các bà, các cô gái trẻ, thậm chí là cả nam thanh niên cũng không bỏ lỡ cơ hội, chụp cho mình bộ ảnh để đời.
Bên cạnh các bộ ảnh đẹp, được nhiều lời khen ngợi, cũng xuất hiện một số hình ảnh phản cảm, cần phải đấu tranh, loại bỏ bởi:
Hoa Sen là sự hội tụ đầy đủ ý nghĩa triết học - nhân sinh cao quý. Không những vậy Hoa Sen còn có ý nghĩa về âm dương ngũ hành, biểu tượng cho sức mạnh, ý chí, sức sống của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời nay, là biểu tượng Quốc hoa dân tộc. Hoa được để nơi thờ tự trong gia đình, trên bục tượng Bác Hồ, nơi trang nghiêm...
Vì vậy, các bạn trẻ đừng bao giờ nude trên Hoa.
Các bậc cha mẹ hãy nhắc nhở con mình không nên làm việc phản cảm ảnh hưởng đến đạo lý, truyền thống dân tộc Việt Nam. Vô tình xúc phạm đến biểu tượng linh thiêng của Tổ quốc./.

CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ CAO BẢN CHẤT CHẾ ĐỘ XÃ HỘI VÀ VỊ THẾ CHÍNH TRỊ CỦA VIỆT NAM


Thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội vẫn có những cái nhìn phiến diện, những giọng điệu xuyên tạc, bịa đặt về thành tựu của cách mạng, nhất là trong công tác đối ngoại và về vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhưng việc chúng ta được bầu với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193), trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) một lần nữa khẳng định khả năng, tầm vóc và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, sự kiện quan trọng ấy còn là minh chứng hùng hồn phản bác mọi giọng điệu đang cố tình xuyên tạc đường lối, phủ nhận thành tựu đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Kết quả bầu cử tại Khóa họp thứ 73 Đại hội đồng LHQ công bố tối 7-6 cho thấy, cộng đồng quốc tế đánh giá cao bản chất chế độ xã hội và vị thế chính trị của Việt Nam. Mặt khác, đây cũng là trách nhiệm nặng nề đối với Việt Nam. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong thực hiện đường lối, chính sách đối nội, đối ngoại và tiếp tục có những đóng góp cụ thể cho HĐBA tại LHQ. Nhiệm vụ quan trọng nhất là góp phần xây dựng chương trình nghị sự, tham gia định hình chính sách của LHQ. 
Cách đây hơn 4 thập kỷ, ngày 20-9-1977, Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của LHQ. Kể từ đó, Việt Nam luôn là thành viên tích cực của tổ chức chính trị đa phương lớn nhất hành tinh này. Những đóng góp của Việt Nam là toàn diện, đặc biệt là trên 3 trụ cột: Hòa bình và an ninh quốc tế; phát triển kinh tế-xã hội; quyền con người. Những kết quả hoạt động trên 3 lĩnh vực này không chỉ thể hiện ở những đóng góp của Việt Nam tại LHQ mà còn ở việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị xã hội tại Việt Nam.
Trên lĩnh vực kinh tế-xã hội, xuất phát điểm từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp lúa nước lạc hậu, đất nước lại bị chiến tranh tàn phá suốt mấy chục năm, đến nay Việt Nam đã trở thành một nước có mức thu nhập trung bình của thế giới. Quy mô nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng nhờ duy trì tốc độ tăng trưởng khá. GDP năm 2018 đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng, gấp hai lần quy mô GDP năm 2011. GDP bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587USD, tăng 198USD so với năm 2017... Mức sống người dân không ngừng được nâng cao, không phải quốc gia nào lâm vào hoàn cảnh như Việt Nam cũng có được kết quả như vậy.
Trong dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC cuối năm 2017 tại Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thốt lên rằng “Việt Nam là điều kỳ diệu của thế giới”. Cũng trong dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội (ngày 26-2-2019) Tổng thống Mỹ Donald Trump lại đưa ra thêm một nhận xét: “Việt Nam đang là một trong những nơi phát triển hiếm có trên Trái Đất”.
Là thành viên có trách nhiệm của LHQ, Việt Nam đã đi đầu trong thực hiện chiến lược của LHQ, trong đó có mục tiêu thiên niên kỷ (MDG). Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành MDG về xóa nghèo. Như vậy, Việt Nam đã về đích mục tiêu này trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).
Xóa đói, giảm nghèo luôn là một nhiệm vụ chính trị lớn được Đảng và Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Trong năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 1%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3%-4% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020. Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng: “Việt Nam đã đạt được những kết quả to lớn trong việc giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho hàng triệu người. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số tiếp tục giảm mạnh...”.
Về đường lối đối ngoại, an ninh, quốc phòng, quan điểm, đường lối, chính sách của Việt Nam là nhất quán và có nguyên tắc. Đó là: (1) Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết; (2) Kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển; (3) Tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế.
 Về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) xác định rõ mục tiêu, phương châm, quan điểm chỉ đạo và nội dung, giải pháp để thực hiện chiến lược trong tình hình mới. Trong chiến lược nói trên, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định rõ đối tác và đối tượng của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”
Quan điểm của Việt Nam về vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền biển, đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là giữ vững nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, vừa kiên trì, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, vừa giữ vững môi trường hòa bình và hợp tác để phát triển.
Việt Nam sẽ đón nhận nhiệm vụ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ trong bối cảnh châu Á vừa là tâm điểm phát triển kinh tế, vừa là điểm nóng cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn. Đây là một vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm. Về mặt địa chính trị, Việt Nam và Biển Đông có một vị trí đặc biệt quan trọng. Đó là tuyến đường bộ đi từ các quốc gia phương Bắc xuống các quốc gia Đông Nam Á-một thị trường lớn, giàu tài nguyên, đang phát triển mạnh mẽ; đó cũng là tuyến đường biển thuận lợi nhất cho các quốc gia đi từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương tới Ấn Độ Dương. Việt Nam, với vị trí địa chính trị và địa chiến lược cả trên đất liền, trên biển đảo... luôn là một địa bàn quan tâm của nhiều nước lớn.
Với vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn không chỉ trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của LHQ mà còn trong xử lý những vấn đề chính trị ở khu vực Đông Nam Á, trong đó có vấn đề chủ quyền biển, đảo và đường hàng không, hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Vị trí này còn giúp Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020.
Liên quan đến những vấn đề địa chính trị của Việt Nam và Biển Đông với vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, TS Alexey Muraviev, Phó giáo sư Viện Nghiên cứu chiến lược an ninh quốc gia Đại học Curtin (Úc), một nhà nghiên cứu về khu vực, cho rằng: “Việc được bầu làm Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ sẽ tiếp tục nâng cao tiếng nói, sức nặng của Việt Nam xét về địa chính trị, như một nhân tố quan trọng và có tầm ảnh hưởng tại khu vực đang phát triển như Đông Nam Á cũng như xa hơn”.
Về việc Việt Nam tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của LHQ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết: “Đội công binh Việt Nam gồm 290 cán bộ, sĩ quan, chiến sĩ đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị về tổ chức biên chế, trang thiết bị, trình độ ngoại ngữ, năng lực chuyên môn và sẵn sàng tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình LHQ từ năm 2020”.
Nhiệm vụ an ninh, quốc phòng, đối ngoại là một chủ đề của Hội nghị Trung ương 10, khóa XII. Tại phiên bế mạc (ngày 18-5), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trên thế giới, trong khu vực, cần quan tâm đặc biệt, coi bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên… có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo đảm thực hiện thắng lợi nghị quyết về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.” Một trong những mục tiêu của chiến lược an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam trong tình hình mới là tiếp tục nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, thực hiện tốt nhất vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ.