Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

NHỮNG THỦ ĐOẠN MỚI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY.

Thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng nước ta hiện nay là rất đa dạng, với tính chất rất nguy hiểm, vừa công khai, hợp pháp, vừa bí mật, bất hợp pháp cả trong nước và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội với nhiều tổ chức, nhiều lực lượng để đi đến mục tiêu là loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa, chia Việt Nam thành nhiều “quốc gia” trong sự khống chế của chúng. Để thục hiện âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng triệt để vấn đề dân tộc bằng các thủ đoạn chủ yếu sau:

Một là, kích động mâu thuẫn dân tộc, kéo quần chúng chống đối chính quyền nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Hai là, lợi dụng những hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách dân tộc để kích động, chống phá cách mạng Việt Nam.

Ba là, kích động đồng bào dân tộc thiểu số di cư trái phép đến các khu vực trọng điểm và vượt biên ra nước ngoài nhằm tạo sự bất ổn về chính trị, kỉnh tế, văn hoá và xã hội, tạo cớ để can thiệp vào nước ta.

Bốn là, lợi dụng những vấn đề lịch sử để tuyên truyền kích động đòi ly khai, tự trị và tìm cách luật pháp hoá, quốc tế hoá vấn đề dân tộc để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.

Năm là, lợi dụng hoạt động từ thiện, nhân đạo, thăm thân, du lịch, các tổ chức phi chính phủ (NGO) để lôi kéo đồng bào dân tộc thiểu số chống phá chính quyền Việt Nam.

Sáu là, hỗ trợ, chỉ đạo bọn phản động trong các dân tộc ở trong nước các và sống ở nước ngoài xây dựng các tổ chức để tập hợp lực lượng, xâm nhập, phá hoại trên các địa bàn chiến lược, nhạy cảm ở nước ta. 

NHẬN DIỆN ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM HIỆN NAY.

Hiện nay, các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc làm ngòi nổ và nguyên cớ để chống phá cách mạng Việt Nam.

Âm mưu cơ bản xuyên suốt của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay là dựa vào vấn đề dân tộc nhằm chia rẽ, phá hoại khốỉ đại đoàn kết dân tộc; kích động đồng bào các dân tộc chống lạỉ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; gây mất ổn định chính trị xã hội, tạo cớ can thiệp hoặc khi thời cơ đến kích động bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Chúng triệt để lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, các khó khăn, sai lầm, yếu kém trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc, tôn giáo; làm suy yếu và vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước.

Chúng ra sức kích động mâu thuẫn dân tộc, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, cực đoan; phân biệt dân tộc; thổi phồng các va chạm, xích mích giữa các dân tộc… để phá vỡ khối đoàn kết các dân tộc. Chúng lợi dụng những vấn đề do lịch sử để lại để chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, kích động tư tưởng ly khai, tự trị.

Các thế lực thù địch còn đẩy mạnh mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc chống đối chính quyền, tiến hành gây rối và biểu tình trái pháp luật, vượt biên trái phép, di cư tự do, gây ra bạo loạn và các bất ổn chính trị - xã hội. 

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đẩy mạnh thực hiện các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở vùng dân tộc thiểu số. Cải thiện và nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc, giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng; trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Làm tốt công tác định canh định cư, quy hoạch, sắp xếp, phân bổ lại hợp lý dân cư, nguồn nhân lực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững. 

Trong những năm tới, chính sách xã hội tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụ sinh hoạt tối thiểu; xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở và vấn đề tranh chấp đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở Tây Nguyên, Tây Bắc và vùng đồng bào dân tộc Khơ me ở Tây Nam Bộ. Đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Ưu tiên bảo đảm chính sách xã hội và an sinh xã hội ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi như: Chính sách ưu tiên bảo hiểm y tế cho người dân tộc thiểu số, người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; cơ chế, chính sách ưu tiên cho giáo viên, học sinh, sinh viên ở vùng dân tộc thiểu số và là người dân tộc thiểu số; chính sách thai sản đối với phụ nữ, chính sách giảm trẻ em suy cinh dưỡng; chính sách cứu trợ khắc phục thiên tai, hoạn nạn; các chính sách ổn định đời sống của người yếu thế.

Quan tâm đặc biệt đầu tư phát triển nhóm các dân tộc rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn. Duy trì, phát triển và nâng cao vị thế của các dân tộc thiểu số rất ít người; giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa các dân tộc. Có các biện pháp giảm thiểu, đi đến chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở các dân tộc rất ít người.

Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đối với đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp một số loại báo, tạp chí đến thôn bản. 

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thường xuyên quan đến đời sống văn hoá tinh thần, giáo dục và công tác cán bộ cho miền núi nhằm “nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”. Đồng thời tiến hành phát triển mạnh các trường phổ thông cấp I và cấp II một cách thích hợp nhằm tích cực tạo điều kiện cho con em các dân tộc, nhất là các dân tộc ít người vào học, mặt khác xây dựng các trường cấp III một cách có kế hoạch.  

Nhà nước bảo đảm cho các dân tộc có chữ viết riêng, tập trung đầu tư phủ sóng truyền thanh, truyền hình, tăng lượng cung cấp báo chí. Mở các kênh phát thanh bằng tiếng dân tộc để đồng bào nghe và hiểu biết rộng rãi các chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình trong nước và thế giới.

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; sưu tầm, lưu giữ, khôi phục các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể: lễ hội, trang phục, kiến trúc, văn học nghệ thuật, dân ca...

Thực hiện “xây luôn luôn gắn liền với chống. Cùng với các chính sách, chương trình, dự án nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, công trình văn hoá, các giá trị văn hoá, còn luôn quan tâm giáo dục, hướng dẫn đồng bào nâng cao ý thức phê phán, loại trừ văn hoá xấu độc, các tệ nạn xã hội như ma tuý, mê tín dị đoan, các tập tục lỗi thời, lạc hậu cản trở đến sự phát triển văn hoá - xã hội và tổn hại đến cuộc sống của nhân dân, làm cho bộ mặt xã hội miền núi ngày càng khởi sắc, tiến bộ. 

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trên lĩnh vực chính trị, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm phát huy quyền làm chủ của các dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo mọi điều kiện để nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đặc biệt quan tâm xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, đội ngũ cốt cán trong vùng đồng bào dân tộc, coi đây là nhân tố quan trọng bảo đảm quyền làm ch của nân dân và cho sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, sự ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội. Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số; đổi mới chính sách cán bộ, cải tiến chế độ phụ cấp, lương của cán bộ cơ sở; động viên phát huy vai trò của những người tiêu biểu, có uy tín trong các dân tộc và địa phương, bồi dưỡng kiến thức và năng lực tham gia xây dựng chính quyền, đoàn thể cơ sở và vận động quần chúng.

Tích cực tụyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc thực hiện đưòng lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, giáo dục ý thức cảnh giác cho nhân dân, chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lôi kéo, mua chuộc, kích động đồng bào tham gia bạo loạn chính trị, móc nối, nhen nhóm các lực lượng phản động gây mất ổn định chính trị; chống địch đột nhập biên giới, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ cuộc sống bình yên cho đồng bào các dân tộc.

Chống mọi biểu hiện kỳ thị, chia rẽ dân tộc, tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan; khắc phục tư tưỏng tự ti, mặc cảm dân tộc; giải quyết hài hoà các mối quan hệ lợi ích giữa các cộng đồng dần tộc và nhân dân, chủ động ngăn ngừa những xung đột, hiềm khích làm tổn hại đến đoàn kết dân tộc mà kẻ địch lợi dụng kích động và tạo cớ để can thiệp, gây rối.

Đảng và Nhà nước ta nghiêm cấm mọi sự lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây bất ổn an ninh quốc gia. 

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Chính sách phát triển giáo dục và đào tạo đối với các dân tộc thiểu số và miền núi ở Việt Nam hiện nay tập trung nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực. Thực hiện có hiệu quả việc xóa mù chữ, nâng cao trình độ học vấn cho thanh niên và cán bộ cơ sở. Có quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị các cấp, đội ngũ các nhà khoa học người dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu phát triển mọi mặt của từng vùng, từng dân tộc.

Tăng cường đầu tư cho các trường học. Xây dựng các loại trường, lớp nội trú, bảo đảm đủ giáo viên và chỗ học cho con em các dân tộc thiểu số. Các dân tộc thiểu số có chữ viết được khuyến khích học chữ dân tộc, song song với chữ phổ thông, đồng thời có cơ chế, chính sách quy định cán bộ dân tộc Kinh công tác tại vùng dân tộc thiểu số học tiếng dân tộc thiểu số để làm việc tốt hơn.

Mở rộng hệ đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống trường đảng, trường đoàn thể, trường hành chính và lực lượng vũ trang theo chương trình đổi mới. Có chính sách ưu tiên, tuyển chọn cán bộ dân tộc thiểu số vào các trường đào tạo bậc đại học, cao đẳng, dạy nghề. Củng cố các trường dự bị đại học, xây dựng các trường đại học khu vực, đại học cộng đồng. Chấn chỉnh lại chính sách cử tuyển, bảo đảm đúng đối tương. Thực hiện miễn giảm học phí cho con em người dân tộc thiểu số học trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

Thực hiện tốt chính sách, chế độ khuyến khích đối với các cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ công tác ở miền núi, nhất là các vùng sâu, vùng xa, vùng cao và thu hút chuyên gia, các nhà khoa học phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Đảng, Nhà nước xác định ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, coi đây là mặt nhiệm vụ trọng tâm tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi chọ sự phát triển kinh tế - xã, hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểụ số. Đầu tư phát triển mạng lưới (đường giao thông, hệ thống truyền tải điện, trường học, trạm xá, xây dựng các trung tâm, thị trấn, chợ đầu mối, xây dựng và nâng cấp hệ: thống thủy lợi, cầu cống, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống...

Chăm lo phát triển sản xuất hàng hoá; trên cơ sở thế mạnh về đất đai; thổ nhưỡng, tập quán sản xuất của từng vùng, đẩy mạnh nhịp độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy các tiềm năng, hình thành các vùng kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, thâm canh, các vùng nguyên liệu, nông sản có năng suất và chất lượng cao; tích cực đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao thay thế cho các giống cũ sản lượng và chất lượng kém và xoá bỏ cây thuốc phiện. Quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các mạng lưới thương nghiệp trong và ngoài nước.

Tập trung xoá đói giảm nghèo, chăm lo cải thiện và từng bước nâng cao đòi sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Thực hiện tốt các chương trình dự án kinh tế - xã hội, có chính sách ưu tiên, ưu đãi về vay vốn, cung ứng vật tư cho sản xuất, giao đất, giao rừng, tạo vỉệc làm ổn định, phát triển kỉnh tế rừng, đồi; thực hiện định canh, đinh cư, khắc phục tình trạng du danh, di cư, đốt phá rừng bừa bãi; kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái; thực hỉện chương trình trồng năm triệu héc-ta rừng.

Ra sức phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mỏ rộng các hình thức kinh tế trang trại ở miền núi, củng cố các nông, lâm trường quốc doanh, xây dựng các hợp tác xã theo hướng chuyển đổi, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng xuất, hình thức, bước đi vững chắc, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Từng bước đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp, các khu kinh tế quan trọng trên địa bàn miền núi chú trọng thù hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các vùng nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế và tạo nên những biến đổi kinh tế to lớn ở miền núi vùng dân tộc thiểu số. Vận động đồng bào các dân tộc đầu tư sản xuất, không để tư thương lợi dụng làm lực lượng vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại qua biên giới.