Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Trách nhiệm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc của sinh viên

Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, sinh viên có vai trò to lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đặc biệt là trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh các phong trào vì cộng đồng, cùng với tuổi trẻ cả nước, thời gian qua sinh viên Việt Nam cũng đã có những hoạt động cụ thể, thiết thực hướng về biển, đảo quê hương.
Lịch sử qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã có biết bao kẻ thù hùng mạnh rắp tâm xâm lược đất nước ta, nhưng tất cả đều phải chịu chung một kết cục: Thất bại. Một dân tộc nhỏ bé có thể đánh đuổi hai cường quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Làm được điều đó, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã phải ngã xuống, bao thế hệ sinh viên phải ghác bút nghiên lên đường đi kháng chiến, trong số đó có biết bao người đã nằm xuống khi tuổi đời còn rất trẻ.
Là lực lượng trí thức trẻ, trách nhiệm của sinh viên đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền Tổ quốc hiện nay không nhất thiết phải cầm súng như các thế hệ cha anh đi trước, mà cần hiểu rõ và thông suốt các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền đến mọi người. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đã nhắn gởi: “Bảo vệ chủ quyền biển, đảo và lãnh thổ đất nước là trách nhiệm chung của công dân Việt Nam, trong đó có sinh viên. Dù còn ngồi ghế giảng đường, mỗi sinh viên nên có ý thức và trách nhiệm, trước hết là hiểu rõ và thông suốt chủ trương, quan điểm của Đảng giải quyết vấn đề về biển, đảo và am hiểu luật pháp quốc tế. Khi đã tường tận, mỗi bạn trẻ cần tuyên truyền đến những người xung quanh để có chung nhận thức. Mỗi công dân nếu hiểu biết và ứng xử đúng thì quyền lợi quốc gia sẽ được bảo vệ”.

Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường như hiện nay, đất nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Toàn cầu hóa kinh tế tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức tác động cả tích cực và tiêu cực, cơ hội và thách thức đan xen. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch không ngừng tiến hành các hoạt động chống phá đất nước ta, đặc biệt là tấn công phá hoại tư tưởng của tầng lớp thanh niên, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Những vấn đề trên đặt ra nhiều yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên, sinh viên cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để bảo vệ Tổ quốc, thiết nghĩ thanh niên, sinh viên cần nằm lòng câu hát: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta/ Mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay?”.

Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ quân đội trong tình hình hiện nay

Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay đòi hỏi đặt ra là phải xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm cho Quân đội ta vững mạnh về mọi mặt trong đó vững mạnh về chính trị là vô cùng quan trọng. Để đáp ứng yêu cầu cao đó điều quan trọng là phải nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ quân đội để từ đó lãnh đạo toàn quân hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Dự thảo các văn kiện của Trung ương trình Đại hội đều xác định: Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Quán triệt tinh thần đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X chỉ rõ: “tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của Đảng bộ, lãnh đạo toàn quân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao”. Thời gian tới, toàn quân tiếp tục quán triệt, nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ X, triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhóm giải pháp thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về “xây dựng chỉnh đốn Đảng đấu tranh phòng chống suy thoái chính trị tư tưởng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ đảng viên”, gắn với Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó, tập trung xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; chú trọng giáo dục, quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên kết hợp với nâng cao năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức cách mạng; tập trung xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc phòng, quân đội, thực hiện tốt công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ. Bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội; thường xuyên kiện toàn, củng cố cấp ủy, tổ chức đảng; xây dụng đội ngũ cán bộ; tích cực đổi mới phong cách, phương pháp lãnh đạo, chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng.

Đẩy mạnh xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Quân đội nhân dân được xây dựng theo phương hướng mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng xác định đã đạt được kết quả quan trọng, tương đối toàn diện, vững chắc. Trước yêu cầu cao của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có chất lượng, sức mạnh chiến đấu ngày càng cao, đảm bảo cho Quân đội nhân dân hoàn thành tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất và các nhiệm vụ được giao, thực sự xứng đáng là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Xét về tổng thể là xây dựng Quân đội từng bước hiện đại, nhưng số lực lượng được ưu tiên hiện đại hóa sẽ tiếp tục được mở rộng so với nhiệm kỳ Đại hội XI. Còn mở rộng đến đâu, hiện đại hóa những lực lượng nào và mức độ ra sao là tùy thuộc vào tình hình thực tế và khả năng, nguồn lực của đất nước. Theo đó, trước hết tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Sự vững mạnh về chính trị của Quân đội được biểu hiện tập trung ở việc kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhất quán đường lối, quan điểm của Đảng, có lập trường tư tưởng vững vàng, bản lĩnh chính trị cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Cùng với đó, Quân đội thực hiện tốt Đề án tổ chức lực lượng theo hướng “tinh, gọn, mạnh”, có cơ cấu tổ chức phù hợp, thành phần quân chủng, binh chủng cân đối, hợp lý; tiếp tục điều chỉnh thế bố trí lực lượng trên các địa bàn chiến lược, đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước trong tình hình mới.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của công dân

Hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Sự nghiệp đó đã và đang đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo ra cho đất nước ta một môi trường hòa bình ổn định để phát triển mọi mặt đời sống xã hội. Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi mặt của đất nước; đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ngoài ra, còn góp phần quan trọng trong việc củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa; tạo tiền đề để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đó, đất nước ta cũng còn đứng trước những khó khăn, thách thức ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc mà còn gắn liền với việc bảo vệ Đảng và Nhà nước; bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt và đội ngũ thanh niên là những người chiến sĩ anh dũng, luôn chắc tay súng canh giữ toàn vẹn từng tấc đất và biển, trời quê hương. Đó chính là một cách cụ thể biểu hiện lòng yêu nước của thế hệ thanh niên hiện nay. Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định; bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Với niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, của Đảng và Quân đội ta, những thanh niên trong Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, tuổi trẻ cả nước nói chung cần quyết tâm làm tròn bổn phận công dân trong sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc để qua đó thể hiện rõ nét nhất tinh thần yêu nước của mình. Lãnh đạo Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội cùng toàn thể nhân dân luôn tin tưởng vào thế hệ trẻ hôm nay sẽ tiếp nối truyền thống hào hùng của những lớp cha anh đi trước, nêu cao lòng yêu nước, ý chí quật cường, ra sức xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày càng vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Đó cũng chính là góp phần thực hiện hoàn thành thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh”.

Phát huy tinh thần tự giác học tập, rèn luyện của thanh niên Việt Nam hiện nay

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thanh niên phải luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước hiện thực khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đòi hỏi thanh niên cần phải tích cực tự học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức về nhiệm vụ của cách mạng, đối tác, đối tượng và yêu cầu, nhiệm vụ của thanh niên trong tình hình mới.
Thông qua việc xác định động cơ, thái độ trong học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức nhiệm vụ cách mạng để từ đó, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhân cách, trình độ, năng lực công tác, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế, tiến bước mạnh mẽ và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, trước những diễn biến hết sức phức tạp ở Biển Đông như hiện nay, mỗi thanh niên cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, nhận rõ đúng sai, hành động có tổ chức và tuân thủ nghiêm pháp luật, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động gây rối, biểu tình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để hội nhập và phát triển đất nước.
Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, đại bộ phận thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Thanh niên có khát vọng, ý chí vươn lên, đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia. Họ luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với vai trò, trách nhiệm của mình đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các chương trình phối, kết hợp với các lực lượng khác nhằm tạo cơ sở và điều kiện để thanh niên phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của mình trong phát triển kinh tế; ổn định cuộc sống; tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh; củng cố quốc phòng, an ninh góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

SAU VỤ VIỆC XẢY RA Ở ĐỒNG TÂM CHÚNG TA THẤY GÌ?

     Liên quan đến sự việc phức tạp xảy ra vào 15/4 vừa qua tại xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, trong lúc nước sôi lửa bỏng đó, đã có rất nhiều người có thái độ quá kích, thực hiện các hành vi có thể gây nguy hại đến sức khỏe, thân thể cũng như tính mạng của lực lượng chức năng, bên cạnh đó còn có họ còn có những hành vi như đổ đá sỏi, gây gộc chông chênh ra đường nhằm mục đích cản trở, chắn đường lực lượng chức năng tới thực hiện nhiệm vụ. Mặc dù thời điểm hiện tại thì vụ việc phức tạp này đã được giải quyết, nước đã an, dân đã yên, nhưng hãy cùng điểm lại một số điều chúng ta thấy từ vụ việc này:
     - Thứ nhất, việc làm này của nhân dân là hoàn toàn trái pháp luật. Bởi lẽ theo Hiến pháp cũng như luật đất đai quy định, đất là tài sản bất khả xâm phạm của đất nước, không một ai có quyền chiếm hữu nó trái phép để phục vụ cho mục đích cá nhân được, bên cạnh đó còn tiến hành bắt giữ người trái phép và có những hành vi đe dọa đến sức khỏe cũng như tính mạng của họ. Xét cả về tình và về lý như thế là hoàn toàn không hợp lý.
     - Thứ hai, sau khi vụ việc phức tạp này xảy ra thì đích thân Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã được giao nhiệm vụ trực tiếp giải quyết. Vào ngày 21/4, Chủ tịch Chung đã đích thân gửi hơn 100 thư mời đại diện nhân dân lên trụ sở ủy ban Huyện để làm việc và đối thoại, tuy nhiên nhân dân nơi đây đã không lên gặp mà yêu cầu ông chủ tịch về trụ sở Ủy ban xã để đối thoại. Lập tức, vào ngày hôm sau ông đích thân xuống địa bàn xã để lắng nghe những thắc mắc, những băn khoăn của quần chúng nhân dân. Điều này cho thấy rằng, hiện nay đội ngũ cán bộ Đảng viên đang thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, không những là một người quản lý, một người lãnh đạo mà họ còn là một người đầy tớ trung thành cho nhân dân.
     - Thứ ba, ta có thể thấy rằng từ thuở xa xưa cho nên nay nhân dân ta luôn có một tinh thần nồng nàn yêu nước và đó dường như là một bản chất không thể thiếu được trong dòng máu mỗi một con dân Việt Nam. Vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm chỉ là rất hi hữu, nhưng hãy nhìn xem mặc dù có những mâu thuẫn uất ức với Chính quyền xã nhưng họ vẫn căng băng rôn khẩu hiệu thể hiện quan điểm đồng tình ủng hộ và tin tưởng hoàn toàn vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Ngay sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về để lắng nghe ý kiến nhân dân thì lập tức muôn người như một họ lại phát huy tinh thần đó để góp công vào giải quyết vụ việc Đồng Tâm, trả lại sự bình yên của nó trước đây.
     Mọi chuyện đều có thể dễ dàng giải quyết một cách dễ dàng nếu bạn thực sự giữ được một cái đầu lạnh và một trái tim nóng. Vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm vừa qua, chúng ta không phủ nhận sự sai sót, buông lỏng quản lý của cán bộ Chính quyền xã khiến nhân dân trở nên như vậy. Nhưng tất cả chúng ta đều chảy trong mình dòng máu mang tên Việt Nam vì thế hãy cùng chung tay lại để đoàn kết để dựng xây một đất nước thật hùng mạnh.


CỰU CHIẾN BINH RA QUÂN CHẶN ĐỨNG ÂM MƯU GÂY RỐI Ở QUỲNH LƯU

     Theo tin mới nhận được từ phía “Tác chiến không gian mạng”, ngày 26/4/2017 vừa qua, Cựu chiến binh huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã làm lễ ra quân ngăn chặn âm mưu gây rối An ninh trật tự của Linh mục Nguyễn Đình Thục và con chiên ngoan đạo. Đợt ra quân lần này của các Cựu chiến binh, dân quân tự vệ và đoàn thanh niên đã một lần nữa khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng trung thành với Tổ quốc, nhân dân và sẵn sàng chiến đấu với bất cứ thế lực “phản bội Tổ quốc” nào đang diễn ra trên địa bàn. Những cựu chiến binh đã nắm chắc tay súng trong những năm tháng chiến đấu với giặc Pháp, Mỹ nay lại sẵn sàng lên đường phục vụ Tổ quốc dưới âm mưu “gây rối” của các đối tượng phản động lợi dụng tôn giáo. Họ là những người xứng đáng được tôn vinh và đền đáp. Đáng lẽ ra trong những ngày sắp kỷ niệm mừng thống nhất đất nước 30/4/2017 họ được phút nghỉ ngơi trong giờ phút hòa bình, thế nhưng chính những kẻ là con dân nước Việt lại “rắp tâm” phá rối đất nước, đó là lý do tại sao họ phải chiến đấu.
     Linh mục Nguyễn Đình Thục kẻ đã năm lần bảy lượt gây ra các vụ việc mất An ninh trật tự tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trong những ngày vừa qua vẫn tìm cách “quấy rối”, với những chiêu bài “gian manh, xảo quyệt”.  Hành vi của Thục đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị trên địa bàn, các hành vi như: Chặn đường, đập phá, chiếm trụ sở công quyền, cản trở giao thông… đã làm người dân phải đình trệ nhiều hoạt động kinh tế, đó là hậu quả vô cùng nặng nề, hơn nữa, người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh bị chính Linh mục Nguyễn Đình Thục chia rẽ đoàn kết lương - giáo, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình đoàn kết dân tộc. Đáng trách hơn, kẻ cầm đầu như Thục vẫn ngoa ngoắt cho rằng, hắn làm những việc này là vì nhân dân. Vậy thử hỏi người dân đã nhận được gì từ những việc làm của hắn, có phải là kinh tế chậm phát triển, lưu thông trên đường mất an toàn...? Có lẽ Thục cũng chẳng bao giờ tìm hiểu tâm tư nguyện vọng từ phía người dân, mà hắn chỉ nhăm nhăm dẫn dắt, tìm mọi cách kích động họ có gây rối nhằm làm mất an ninh trật tự tại hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thời gian vừa qua.
     Cũng đáng trách hơn, những người được gọi là dòng máu con lạc cháu hồng mà họ lại tự nhận rằng, ngoài sự lãnh đạo của Vatican không còn ai khác, kể cả chính quyền. Thiết nghĩ, đây chỉ là âm mưu của kẻ đứng đầu như Thục chứ không có một thế lực nào có thể phá vỡ đoàn kết dân tộc bằng chính những kẻ đang lợi dụng lòng tin tôn giáo. Đức tin đã trở thành “thuốc phiện” để khắc chế con chiên, họ là những phụ nữ, trẻ em dễ tin, dễ ngờ… họ đã âm mưu bày ra các chiêu trò phản quốc, phá rối đất nước, mặc cho chính quyền kêu gọi.
     Thế nhưng, những hành động đó của Linh mục Nguyễn Đình Thục sớm muộn cũng bị lật tẩy, người dân sẽ không còn tin vào những thứ gọi là “đức tin” hão huyền. Kẻ có tội cần phải chịu và kẻ âm mưu rồi sẽ có người ngăn chặn. Sự vào cuộc của những người lính chiến năm nào đã khơi dậy tinh thần dân tộc một lần nữa, họ lại ra trận trong thời bình, họ lại tiếp tục bảo vệ bình yên cho con cháu yên tâm làm ăn. Người dân huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An một lần nữa lại nhận được vòng tay bảo vệ từ phía người lính xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc năm nào.
     Thiết nghĩ, những kẻ như Nguyễn Đình Thục cần xem lại tư cách công dân, chứ chưa nói đến tư cách của một vị Linh mục. Chúng ta, những người con đất Việt hãy cùng chung tay, hỗ trợ những người cựu chiến binh huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, đó có lẽ là việc làm cần thiết và ý nghĩa nhất hiện nay.

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Nhận thức mới của Đảng về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản trong đường lối phát triển kinh tế ở nước ta, một sáng tạo mới của Đảng ta về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ: Kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, các thiết chế, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với thị trường và các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của thế giới đương đại.
Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế từng bước được xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy con người làm trung tâm, vì mọi người và do con người; phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và bảo vệ tài nguyên, môi trường. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược, là khâu đột phá quan trọng, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Hoàn thiện thể chế kinh tế phải đi đôi với đổi mới, hoàn thiện bộ máy tổ chức, cán bộ của toàn hệ thống chính trị; xác định rõ và thực hiện đúng vị trí, vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội phù hợp với kinh tế thị trường; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Giải quyết vấn đề tôn giáo phải phân biệt rõ mặt tư tưởng (tín ngưỡng) và mặt chính trị

Thời gian qua, trước việc một số thế lực phản động lợi dụng tôn giáo gây mất ổn định chính trị ở một số tỉnh miền Trung. Vì vậy, để nắm vững và thực hiện đúng quan điểm, đường lối chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, thì một vấn đề quan trọng hiện nay là phải phân biệt rõ mặt tín ngưỡng và mặt chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
Mặt tư tưởng và mặt chính trị của tôn giáo là hai loại mâu thuẫn khác nhau, phải có thái độ giải quyết khác nhau. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo của quần chúng. Khắc phục mặt tư tưởng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài gắn với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị phản động trong tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên phải được tiến hành kiên quyết, dứt khoát, đồng thời phải thận trọng, tỉ mỉ.
Thực tế cho thấy, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tư tưởng và chính trị của các tôn giáo không đơn giản, bởi hai mặt đó đan xen, tác động lẫn nhau, rất khó phân biệt rạch ròi, nhất là khi kẻ thù luôn lợi dụng mặt tín ngưỡng để lồng vấn đề chính trị vào trong các hoạt động của tôn giáo. Điều đó càng đòi hỏi khi xem xét, giải quyết vấn đề tôn giáo phải bình tĩnh, thận trọng, nghiên cứu kĩ thực chất của vấn đề để giải quyết chính xác, đạt hiệu quả cao.
 Giải quyết vấn đề tôn giáo là một quá trình lâu dài gắn với quá trình phát triển của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực. Do vậy, phải phân biệt rõ mặt tư tưởng (tín ngưỡng) và mặt chính trị trong giải quyết vấn đề tôn giáo. Không được cực đoan coi tôn giáo là đối tượng duy nhất để phê phán, mà coi nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp, muốn tuyên chiến, tiêu diệt tôn giáo. Không thể dùng mệnh lệnh hành chính để xoá bỏ tôn giáo mà chỉ có thể giải phóng quần chúng khỏi ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo bằng cách từng bước giải quyết nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Do đó, giải quyết vấn đề tôn giáo phải gắn với việc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân để cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới.   

Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi với thời gian

Hôm nay, ngày 19 tháng 5 (19/5/1890 - 19/5/2017), nhân dân cả nước và các lực lượng yêu chuộng hòa bình thế giới kỉ niệm 127 năm chủ tịch Hồ Chí Minh – Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.
Trải qua lịch sử hơn 4.000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước chưa có thời kỳ nào đất nước Việt Nam ta lại phát triển rực rỡ như thời đại Hồ Chí Minh. Với thời đại Hồ Chí Minh, thì “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (cố Tổng bí thư Lê Duẩn). Một thời đại mà dân tộc Việt Nam nhỏ bé, vật chất nghèo nàn, lạc hậu đã làm nên kỳ tích đánh đuổi 2 đế quốc hùng mạnh nhất thế giới để giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Một thời đại mà mỗi người dân Việt Nam luôn cảm thấy tự hào trước bạn bè quốc tế.
Ngày nay, thời đại Hồ Chí Minh, các thế hệ người dân Việt Nam đang viết tiếp những trang sử sáng ngời trong phát triển kinh tế và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Có được những điều đó, mỗi người con đất Việt không bao giờ quên Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - người đã tìm ra con đường cách mạng cho dân tộc, người sáng lập và dẫn dắt Đảng Cộng sản Việt Nam cùng nhân dân cả nước “giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác”.
Kỷ niệm 127 năm ngày sinh của Người, là dịp ôn lại để chúng ta tự hào đang được sống trong thời đại Hồ Chí Minh, tưởng nhớ đến công lao trời biển của Người. Và cũng là dịp mỗi chúng ta thấy rõ hơn sự cần thiết phải học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để hoàn thiện bản thân, để xứng đáng với thời đại mà mình đang tiến bước.

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

Sự phi lý của luận điểm đòi bỏ cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong thời gian qua, nhằm mục tiêu “phi chính trị hóa” Quân đội, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống phá Quân đội nhân dân Việt Nam. Chúng đưa ra nhiều luận điểm phi lý, trong đó có việc đòi bỏ cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong tổ chức biên chế của Quân đội.
Luận điểm này, về bản chất chính trị là phản động, chống phá Quân đội, Đảng, Nhà nước, chế độ ta; về nhận thức là phản khoa học, chủ quan, phi thực tiễn. Bởi vì:
Thứ nhất, thiết lập cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là nội dung căn bản trong nguyên tắc xây dựng quân đội cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kế thừa tinh hoa tư tưởng quân sự của nhân loại và trên cơ sở tổng kết thực tiễn các cuộc chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc gây ra, chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, một nhà nước nhất định nhằm phục vụ cho giai cấp và nhà nước đã tổ chức, nuôi dưỡng nó. Theo V.I. Lê-nin: giai cấp vô sản muốn là giai cấp thống trị, thì nó phải tỏ rõ điều đó bằng tổ chức quân sự của mình. Tiếp thu và vận dụng sáng tạo quan điểm xây dựng quân đội kiểu mới của chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: chính trị là “cái gốc”, là nền tảng quan trọng để xây dựng, phát triển Quân đội nhân dân Việt Nam, “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”.
Thứ haithực tiễn quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là nhân tố quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh chính trị, tinh thần - cội nguồn chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ xâm lược, hoạt động công tác đảng, công tác chính trị do cơ quan chính trị và cán bộ chính trị thực hiện trong thực tiễn chiến đấu của Quân đội đã tạo nên giá trị và sức mạnh chính trị tinh thần to lớn - nhân tố cốt lõi, cội nguồn làm nên những chiến thắng oanh liệt của Quân đội trước những kẻ thù có ưu thế vượt trội về tiềm lực kinh tế và quân sự. Thực tiễn đó đã chứng minh: sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng (thông qua cơ quan chính trị và cán bộ chính trị) luôn là nhân tố hàng đầu, quyết định sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của Quân đội, bảo đảm cho Quân đội hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu là bảo vệ Đảng, chế độ và nhân dân; giữ vững nền độc lập cho dân tộc Việt Nam.
Thứ bacơ quan chính trị và cán bộ chính trị là nhân tố không thể thiếu để xây dựng Quân đội trong tình hình mới. Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở để không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội ta là mục tiêu xuyên suốt của Đảng. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội là nhân tố quyết định xây dựng Quân đội ta vững mạnh về chính trị. Nhiệm vụ Quân đội có sự phát triển thì đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội phải được tăng cường, với những nội dung và biện pháp mới phù hợp. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và tổ chức quần chúng trong toàn quân. Công tác đảng, công tác chính trị là một bộ phận rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, một mặt công tác cơ bản của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, trực tiếp góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị của cán bộ, chiến sĩ; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu lực của tổ chức chỉ huy và chất lượng hoạt động của các tổ chức quần chúng; phát huy vai trò tiền phong gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, tạo chuyển biến vững chắc về chất lượng chính trị của Quân đội. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị thì vai trò của cơ quan chính trị, cán bộ chính trị là rất quan trọng, đó là thành phần tất yếu của Quân đội.
Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị đòi hỏi phải tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khóa IX); Quy định 61-QĐ/TW, ngày 29-12-2016 của Ban Bí thư về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Hướng dẫn 349/HD-CT, ngày 08-3-2017 của Tổng cục Chính trị về một số vấn đề cụ thể thi hành Quy định 61-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII). Đồng thời, xây dựng các tổ chức đảng trong Quân đội thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; bồi đắp bản chất giai cấp công nhân, nâng cao trình độ giác ngộ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân cho bộ đội; phát huy bản chất, truyền thống tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, làm cho Quân đội thực sự là tấm gương vì nước, vì dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến; tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Quân đội với nhân dân. Để đấu tranh làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch, cần kết hợp nhiều phương thức, nhưng xét đến cùng, phương thức chủ yếu và hiệu quả nhất là thực hiện tốt công tác đảng, công tác chính trị; trong đó, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị là lực lượng nòng cốt.

Như vậy, việc tổ chức và hoạt động của cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam là một tất yếu khách quan. Mọi luận điệu đòi loại bỏ hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong Quân đội đều là phản động, phi lý, với mục tiêu không có gì khác là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam. Luận điệu thù địch này cần phải bị vạch trần, lên án, bác bỏ.
Nguồn: tapchiqptd.vn

Các mối quan hệ dân tộc cơ bản ở Việt Nam hiện nay

Các mối quan hệ dân tộc cơ bản ở nước ta hiện nay bao gồm:
Mối quan hệ giữa các tộc người với quốc gia dân tộc Việt Nam là quan hệ giữa nhân dân các tộc người với quốc gia dân tộc Việt Nam, được hình thành, phát triển sớm trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đây là mối quan hệ lớn, bao trùm các mối quan hệ tộc người. Hiện mối quan hệ này được biểu hiện ở việc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân các tộc người làm chủ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Thông qua đường lối, chính sách của mình mà Đảng, Nhà nước tác động đến toàn bộ đời sống các tộc người để phát triển các dân tộc. Các tộc người thực hiện các hoạt động xã hội tuân thủ sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước. Mức độ đúng đắn của đường lối, chủ trương, chính sách tạo nên sự đồng thuận hay những bất đồng trong mối quan hệ này.
Mối quan hệ giữa tộc người đa số với tộc người thiểu số là một trong những mối quan hệ cơ bản, phổ biến và ngày càng phát triển sâu rộng trên mọi lĩnh vực. Tộc người Kinh luôn đóng vai trò nòng cốt, tập hợp, đoàn kết các tộc người. Các tộc người thiểu số đóng vai trò quan trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc. Để tăng tường mối đoàn kết giữa tộc người đa số với tộc người thiểu số, cần thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước là: bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc; đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng tộc người thiểu số; khắc phục tư tưởng sôvanh, hẹp hòi, tự ti tộc người, phân biệt dân tộc.
Mối quan hệ giữa các tộc người thiểu số với nhau là một trong những mối quan hệ cơ bản, biểu hiện ở quan hệ láng giềng, cộng cư đan xen giữa các tộc người, giữa bản làng tộc người này với bản làng tộc người khác. Tính tộc người, lợi ích, bản sắc văn hóa của từng tộc người cần được tôn trọng, gìn giữ, phát huy. Các tộc người tăng cường giao lưu, tiếp thu văn hóa của nhau, làm giàu thêm văn hóa của mình trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết và hòa hợp, đoàn kết. Tuy vậy, giữa các tộc người thiểu số còn những va chạm nảy sinh, chủ yếu liên quan đến đất đai, lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.
Mối quan hệ nội bộ tộc người ở phạm vi trong quốc gia và xuyên quốc gia. Ở trong nước, quan hệ nội bộ tộc người thể hiện qua các mối quan hệ trong làng bản, dòng họ, gia đình, giữa các nhóm địa phương. Các yếu tố có giá trị cố kết, bảo lưu văn hóa tộc người, duy trì quan hệ nội bộ tộc người là địa vực cư trú, ngôn ngữ, văn hóa, tập quán, tín ngưỡng, lịch sử, quan hệ dòng tộc. Đó là những yếu tố thiêng liêng của tộc người, liên quan đến tình cảm, lợi ích và niềm tin của mỗi tộc người.
Bên cạnh đó, quan hệ nội bộ tộc người còn biểu hiện ở mối quan hệ đồng tộc xuyên quốc gia. Hiện có khoảng 40 tộc người nước ta có người đồng tộc cư trú ở các quốc gia khác. Chẳng hạn, các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Hán - Tạng, Hmông - Dao có nhiều đồng tộc là cư dân ở Trung Quốc và Lào; cư dân nhóm Môn - Khơme với cư dân ở Lào, Campuchia; cư dân nhóm ngôn ngữ Nam Đảo ở Tây Nguyên với cư dân ở Malaixia, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia. Tính đến năm 2013, theo Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao), nước ta có hơn 4,5 triệu người Việt Nam thuộc nhiều tộc người khác nhau đang sinh sống ở 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có quan hệ đồng tộc với người ở trong nước.

Xu hướng của quá trình tộc người ở Việt Nam diễn ra như thế nào?

Quá trình tộc người ở Việt Nam diễn ra theo hai xu hướng chung của quá trình tộc người trên thế giới, nhưng có những nét đặc thù sau:
Cố kết, hòa hợp tộc người là xu hướng chủ đạo diễn ra rộng khắp và mạnh mẽ trong quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình lịch sử, các tộc người sớm cố kết, hòa hợp để hình thành nên quốc gia dân tộc từ thuở các vua Hùng cách đây hàng nghìn năm. Các tộc người phát huy cao độ tính cố kết, hòa hợp để dựng nước và giữ nước. Đoàn kết, hòa hợp tộc người trở thành giá trị truyền thống và sức mạnh để dân tộc Việt Nam tồn tại, phát triển. Chính sách dân tộc tích cực của nhà nước phong kiến làm cho cố kết, hòa hợp tộc người càng trở nên bền chặt.
Đồng hóa tộc người (cả đồng hóa tự nhiên và đồng hóa cưỡng bức) là xu hướng đã từng diễn ra ở Việt Nam. Trong các thời kỳ lịch sử đều có một bộ phận tộc người thiểu số bị đồng hóa tự nhiên vào tộc người Việt, giữa các tộc người thiểu số cũng có sự đồng hóa lẫn nhau. Có lúc, tộc người Việt cũng bị đồng hóa vào một số tộc người thiểu số (thời nhà Mạc, cuối thế kỷ XVI).
Các thế lực phong kiến phương Bắc, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã thực hiện chính sách đồng hóa cưỡng bức các tộc người ở Việt Nam; nhưng các tộc người đã đoàn kết đấu tranh, bảo vệ sự tồn tại; bảo lưu, phát triển văn hóa của mình. Các tộc người ở Việt Nam không những không bị đồng hóa mà còn biết tiếp thu văn hóa các nước ngoại bang làm phong phú thêm văn hóa tộc người và quốc gia dân tộc.
Xu hướng phân tách tộc người đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Quá trình di cư, phân chia tộc người từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông dẫn đến sự xé lẻ, đan xen tộc người trên phạm vi cả nước. Trong lịch sử, nhiều tộc người đã chia tách thành các nhóm địa phương khác nhau. Có những bộ phận tộc người di cư ra nước ngoài, nhất là sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Hiện nay, xu thế phân tán, đan xen tộc người ngày càng gia tăng trên phạm vi cả nước do quá trình hội nhập, giao lưu tộc người mạnh mẽ và tác động của nền kinh tế thị trường.

Những nhân tố nào tác động đến việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, việc bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người ở Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố chính sau:
Sự thay đổi môi trường tự nhiên tác động đến văn hóa tộc người. Văn hóa truyền thống các tộc người Việt Nam là sự ứng xử vừa thích ứng, hài hòa với tự nhiên, vừa chinh phục, cải tạo tự nhiên; vừa để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần, vừa để cảm thụ cái hay cái đẹp từ thiên nhiên và phát triển văn hóa ứng xử với thiên nhiên.
Hiện nay, sự phát triển biến đổi của môi trường tự nhiên, của văn minh công nghiệp đòi hỏi văn hóa các dân tộc biến đổi thích ứng. Nếu không tôn trọng tự nhiên, môi trường sinh thái, hủy hoại môi trường sống của con người sẽ tác động tiêu cực đến việc bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người.
Toàn cầu hóa, mở cửa, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền kinh tế thị trường có tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa các tộc người. Tùy theo năng lực lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội của đất nước mà những nhân tố này ảnh hưởng theo chiều tích cực, hay tiêu cực. Các nhân tố này gây ảnh hưởng tích cực làm đô thị, công nghiệp phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của các tộc người được nâng cao; vai trò cá nhân có cơ hội bộc lộ, phát triển; tinh thần dân chủ được mở rộng; giao lưu hợp tác quốc tế sâu rộng. Ngược lại, khi lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế - xã hội không đúng hướng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực như làm suy thoái môi trường; giảm sút lối sống cộng đồng, sự ổn định gia đình, bản sắc văn hóa tộc người; xuất hiện lối sống thực dụng du nhập vào.
Đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước tác động đến văn hóa tộc người. Việc hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội và quan điểm, chính sách dân tộc, trực tiếp là quan điểm  phát triển văn hóa của Đảng đúng đắn sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người và ngược lại. Khi văn hóa các tộc người được bảo tồn, phát huy sẽ góp phần đắc lực cho việc văn hóa hóa việc nhận thức, tuyên truyền, thực hiện quan điểm, đường lối chính trị của Đảng, Nhà nước.

Đời sống tinh thần xã hội, trước hết là tư tưởng, đạo đức, lối sống tác động đến văn hóa tộc người. Đây là sự tác động biện chứng nội tại trong nền văn hóa tộc người. Văn hóa, truyền thống các tộc người luôn vận động, biến đổi, phát triển. Trong di sản văn hóa truyền thống của các tộc người ở Việt Nam vừa có những giá trị, vừa có những phản giá trị, hủ tục lạc hậu tác động hai chiều đến bảo tồn, phát triển văn hóa các tộc người. Nâng cao tính toàn diện, đồng bộ văn hóa tinh thần của các tộc người Việt Nam là nội dung quan trọng trực tiếp của bảo tồn, phát triển văn hóa tộc người. 

Đặc trưng văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam

Văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam có các đặc trưng sau:
Các dân tộc ở Việt Nam có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, thống nhất. Người Kinh cùng 53 dân tộc thiểu số đều có những bản sắc văn hóa đa dạng và độc đáo trên các lĩnh vực văn hóa tộc người. Sự thống nhất của văn hóa các tộc người ở nước ta là do cùng sinh sống trong khu vực nhiệt đới gió mùa; có chung loại hình kinh tế - xã hội, có sự giao lưu tiếp biến văn hóa của nhau. Tuy nhiên, mỗi tộc người, do sống trong các tiểu vùng văn hóa khác nhau nên đều có bản sắc văn hóa riêng, song luôn gắn bó chặt chẽ với nhau tạo thành một cộng đồng văn hóa thống nhất.
Các tộc người ở Việt Nam đã sáng tạo nên các vùng văn hoá với những nét đặc trưng riêng. Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam như: Vùng đồng bằng Bắc Bộ với văn hóa của người Việt, vùng Tây Bắc, Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ.
Văn hóa truyền thống của các tộc người là văn hóa của các cư dân nông nghiệp khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Văn hóa của cư dân đồng bằng và trung du là văn hóa lúa nước, của cư dân miền núi là văn hóa nương rẫy với công cụ và kỹ thuật canh tác phù hợp. Văn hóa ẩm thực của các tộc người Việt Nam chủ yếu là cơm, rau, cá, rất ít thịt; uống rượu gạo; tục ăn trầu. Trang phục có váy, yếm, khố, quần lá tọa, thoáng mát phù hợp khí hậu nóng ẩm. Văn hóa xã hội luôn đề cao tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hướng tới sự hài hòa, coi trọng tình cảm hơn lý trí.
Văn hóa các tộc người có quá trình phát triển lâu đời trên nền tảng văn hóa bản địa. Các tài liệu nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh nền văn hóa các dân tộc Việt Nam có lịch sử phát triển liên tục từ sơ kỳ đồ đá cũ có niên đại khoảng 30 vạn năm ở núi Đọ, Thanh Hóa đến thời đại đồ sắt thời Hùng vương; nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng có niên đại khoảng 2.700 năm và được tiếp nối đến ngày nay, ngày càng phong phú, đa dạng trong thống nhất.

Văn hóa truyền thống các tộc người có sự giao lưu với văn hóa Ấn Độ, văn hóa Hán và văn hóa phương Tây. Trong tiến trình lịch sử, các tộc người Việt Nam đã tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa Hán, làm giàu bản sắc tộc người. Nhiều tộc người tiếp nhận từ văn hóa Hán kỹ thuật sản xuất, kiến thức đông y, trang phục; ngôn ngữ Hán; cách thức tổ chức xã hội, luật pháp; kinh dịch, bói toán, chịu ảnh hưởng Đạo giáo, Nho giáo, Phật giáo... Từ Nam Trung Bộ trở vào, một số tộc người chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, nhất là từ Phật giáo Ấn Độ truyền đến như các tộc người Chăm, Khơ-me... Thời cận hiện đại, các tộc người nước ta đã tiếp thu nhiều ảnh hưởng văn hóa phương Tây trong phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông, Kitô giáo, chữ quốc ngữ, báo chí, văn học nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tư tưởng. 

Đặc điểm hôn nhân gia đình truyền thống của các tộc người ở Việt Nam

Hôn nhân gia đình truyền thống của các tộc người ở nước ta mang đặc điểm riêng của tộc người, nhóm tộc người:
 Nhóm tộc người thiểu số ở Trường Sơn - Tây Nguyên và Nam Trung Bộ như Gia-rai, Ê-đê, Chăm, Ba-na, Cơ-ho… còn bảo lưu chế độ hôn nhân gia đình mẫu hệ. Vai trò phụ nữ nổi bật trong đời sống sinh hoạt và sản xuất, hôn nhân và gia đình. Chế độ ngoại hôn được duy trì chặt chẽ tính theo huyết thống người mẹ. Hôn nhân cư trú bên nhà vợ. Chế độ quần hôn còn dấu ấn nhất định, ví dụ tục nối nòi ở người Ê-đê (chị chết, em gái thay); tục hôn nhân anh em chồng, chị em vợ, ngoại hôn lưỡng hợp giữa hai dòng họ.
Nhóm tộc người thuộc ngôn ngữ Môn - Khơme vùng núi Bắc Trung Bộ và Tây Bắc như Khơ-mú, Kháng, Bru-Vân Kiều, Tà-ôi, Cơ-tu… bước đầu chuyển sang chế độ phụ hệ, nhưng vẫn còn dấu vết mẫu hệ. Đại gia đình cơ bản đã tan rã, hình thái gia đình chủ yếu là tiểu gia đình phụ quyền. Nhưng ở các vùng sâu, vùng xa trước đây, đại gia đình phụ quyền khá phổ biến. Người Tà-ôi, Cơ-tu còn bảo lưu nhà dài phụ hệ, nhưng hôn nhân cư trú bên chồng, huyết thống tính theo dòng cha. Tính chất hôn nhân mua bán đã phổ biến. Dấu vết quần hôn còn thấy ở tục hôn nhân con cô con cậu và ở rể khá nặng nề.
Nhóm tộc người có dân số đông như Mường, Tày, Nùng, Thái, Việt, Hoa, Khơ-me... hôn nhân gia đình mang tính phụ quyền tiêu biểu. Hình thức chủ đạo là tiểu gia đình phụ quyền có 2-3 thế hệ cùng chung sống. Hôn nhân cư trú bên chồng, mang tính mua bán nặng nề. Nam giới được đề cao, thân phận phụ nữ thấp kém do ảnh hưởng tư tưởng phong kiến gia trưởng. Dấu vết hôn nhân nguyên thủy còn tồn tại, như tục cướp vợ của người Hmông; tục lại mặt.

Nhìn chung, hôn nhân và gia đình truyền thống của các dân tộc Việt Nam  có những tiến bộ như: chế độ một vợ, một chồng; hôn nhân ngoại tộc; hôn nhân dựa trên tình yêu; tăng cường gắn kết gia đình, dòng họ. Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn, cưỡng ép hôn nhân, thách cưới cao và hôn lễ tốn kém; truyền thống gia đình đông con, tập quán sinh đẻ nhiều, trọng nam khinh nữ, mê tín dị đoan trong hôn nhân như so tuổi, cúng lễ, lấy lá số... vẫn còn thấy không ít. 

Tại sao phải kế thừa thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số?

Kế thừa và phát huy các yếu tố tốt đẹp của thiết chế xã hội truyền thống các dân tộc trong xây dựng đời sống mới, nông thôn mới hiện nay là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái vùng miền núi và dân tộc thiểu số. Bởi vì:
Việc kế thừa thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc là nhằm phát huy các truyền thống tốt đẹp của đồng bào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở từng bản làng, địa phương, từng tộc người, vùng, miền và quốc gia như: truyền thống cộng đồng, truyền thống đoàn kết, truyền thống dân chủ bản làng, vai trò của luật tục, vai trò của người có uy tín....  Đó chính là xây dựng gia đình văn hóa, làng bản văn hóa mới trên cơ sở kế thừa truyền thống, đổi mới các hoạt động làng bản cổ truyền, đề cao tính tự quản trong xây dựng nếp sống văn hóa mới và trật tự an toàn xã hội, phát huy tính cộng đồng; xóa bỏ các tập tục lạc hậu, những tư tưởng lỗi thời cản trở phát triển kinh tế xã hội.
 Thiết chế truyền thống của các dân tộc là một bộ phận văn hóa tộc người, chứa đựng bản sắc tộc người phong phú và độc đáo. Do đó, việc kế thừa thiết chế xã hội truyền thống cũng chính là bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, xây dựng nền văn hóa các dân tộc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế, phát triển các dân tộc ở nước ta.
Trong xây dựng thiết chế xã hội mới ở các dân tộc như: gia đình, dòng họ, làng bản, hương ước mới, các tổ chức chính trị - xã hội... phải đảm bảo theo qui định chung cả nước nhưng cần phù hợp với đặc điểm truyền thống, văn hóa của tộc người, địa phương. Có như vậy mới đem lại hiệu quả thiết thực, vững chắc, tạo sự ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn và thiết thực phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc.
Phát huy vai trò của các tầng lớp tiêu biểu trong cộng đồng như: già làng, trưởng bản, trưởng tộc, người có uy tín, các chức sắc, chức việc tiến bộ. Họ luôn có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Vì vậy, chính quyền các cấp cần quan tâm, tạo điều kiện phát huy vai trò của tầng lớp này để họ trở thành lực lượng nòng cốt tại chỗ trong phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng dân tộc và miền núi.
Luật tục của các dân tộc giữ vai trò quan trọng trong điều chỉnh, điều hòa quan hệ xã hội, đời sống cộng đồng và môi trường sống. Cho nên, chúng ta kế thừa những giá trị luật tục đã được người dân duy trì hàng trăm năm qua là hết sức cần thiết, nhằm phát huy vai trò của luật tục trong quản lý xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và trật tự an toàn xã hội ở bản làng, địa phương hiện nay

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

Giải pháp phòng, chống hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch

Một là, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, thực hiện các chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về quản lý, giữ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự.  Qua đó, làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trong lĩnh vực này; không mơ hồ, mất cảnh giác, vô tình tiếp tay cho địch; chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả những hoạt động câu móc, cài cắm người vào nội bộ các cơ quan, tổ chức của ta để thu thập tin tức bí mật.
Hai là, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ đơn vị an toàn tuyệt đối. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan cơ mật, trọng yếu, phải chấp hành nghiêm quy định, quy trình về tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm, bảo đảm cán bộ, nhân viên có lý lịch trong sạch, quan điểm chính trị vững vàng và có trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, thường xuyên quản lý, nắm chắc tình hình chính trị, tư tưởng, các mối quan hệ của cán bộ, nhân viên cả trong đơn vị, gia đình và địa phương, địa bàn, nhất là đội ngũ cán bộ, nhân viên thường xuyên làm việc, tiếp xúc với người nước ngoài,… kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm quy định, vô tình hay cố ý làm lọt, lộ thông tin bí mật. Cùng với đó, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần chủ động phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng địa phương nơi đóng quân, nhất là phối hợp với lực lượng an ninh Quân đội, Công an nắm chắc tình hình hoạt động của các đối tượng trên địa bàn, có biện pháp chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động thu thập bí mật quân sự, câu móc vào nội bộ ta của địch; hoặc những sơ hở, thiếu sót của ta trong công tác giữ gìn bí mật nói chung và quản lý công văn, tài liệu, quản lý, khai thác sử dụng mạng internet, các vật mang tin điện tử,... nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do kẻ địch tác động thu thập đánh cắp thông tin, tài liệu mật.
Ba là, các cơ quan, đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn và có biện pháp ngăn ngừa, chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót trong công tác bảo mật. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, bổ sung hoàn thiện các quy chế, quy định của cơ quan về công tác bảo vệ bí mật quân sự cho phù hợp với thực tiễn cơ quan, đơn vị; làm tốt công tác biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Bốn là, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, cũng như các phương tiện bảo mật phù hợp, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước, nhất là các cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành cơ yếu, viễn thông, công nghệ thông tin, công nghệ cao…; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về nghiệp vụ quản lý, trang thiết bị kỹ thuật, bảo đảm tốt kinh phí nghiệp vụ và có chế độ, chính sách phù hợp cho cán bộ, nhân viên, những người trực tiếp làm công tác cơ mật của Đảng, Nhà nước và Quân đội.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước cần chú trọng quản lý đội ngũ phóng viên, báo chí về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”; chấp hành quy chế quản lý, sử dụng tài liệu mật, đưa tin,… không để “vô tình” lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, đưa thông tin sai lệch,… góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.


Nhận diện các hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch

Hiện nay, các “cơ quan đặc biệt” nước ngoài đều tiến hành thu thập, đánh cắp thông tin tình báo. Để thực hiện mục tiêu thu thập tin tức tình báo, họ sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, kết hợp chặt chẽ giữa các phương thức “cổ điển” với sử dụng phương tiện hiện đại, công nghệ cao...; cải cách tổ chức, phương thức hoạt động, với mục tiêu trở thành nguồn cung cấp thông tin tình báo duy nhất, hiệu quả nhất. Trong nhiều lĩnh vực, các cơ quan tình báo nước ngoài đã quay lại hoạt động theo kiểu “cổ điển”, như: tuyển mộ, cài cắm người vào các cơ quan, tổ chức mà họ cho là có nguồn thông tin tốt nhất. Bên cạnh phương thức “cổ điển”, họ còn chú trọng sử dụng đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên “lành nghề”, đội ngũ “tin tặc” đánh cắp, thu thập thông tin, tài liệu mật; tối ưu hóa tính năng của các phương tiện khoa học công nghệ hiện đại để tiến hành các hoạt động đánh cắp thông tin, tài liệu mật, v.v. Tháng 6 năm 2013, Edward Snowden, cựu nhận viên Cơ quan Tình báo  Mỹ (CIA) đã công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về những bí mật trong hoạt động theo dõi người dân, nghe lén điện thoại các tòa đại sứ, kiểm soát và đánh cắp thông tin trên in-tơ-nét,… của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Đây là một trong những sự kiện nổi bật, gây “cú sốc” lớn đối với nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới. Thủ đoạn sử dụng phương tiện thông tin hiện đại thu thập, đánh cắp thông tin, tài liệu được coi là một trong những biện pháp tích cực nhất trong hoạt động tình báo hiện nay. Chúng có thể sử dụng các thiết bị ghi âm định hướng từ khoảng cách xác định (đây là thiết bị tối tân, có thể định hướng ghi âm từ một khoảng cách xác định mà không cần gắn bất kỳ thiết bị nào vào nơi cần ghi âm); thông qua các phần mềm virus tinh vi để lấy cắp thông tin tài liệu mật từ máy tính của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, nắm giữ; dùng phần mềm Keylogger để lấy mật khẩu hoặc các khóa mật mã, qua mắt các thiết bị an ninh; đánh cắp dữ liệu từ thiết bị kết nối USB (mouse hoặc máy in); đánh cắp thông tin, tài liệu bằng chương trình nghe trộm gói tin, v.v. Theo thống kê, năm 2015, có hơn 3.200 Website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị tấn công bởi các phần mềm gián điệp, virus, facebook,… thông qua lỗ hổng trên hệ thống mạng in-tơ-nét, điện thoại thông minh (smartphone), v.v.
Một số cơ quan đặc biệt nước ngoài còn lợi dụng đường lối đối ngoại mở rộng của Đảng, Nhà nước ta để tiến hành các hoạt động tình báo, gián điệp, đánh cắp bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, phá hoại ta từ bên trong. Chúng đẩy mạnh hoạt động khai thác, thu thập thông tin tình báo bằng nhiều thủ đoạn, kể cả“mỹ nhân kế”, vật chất, tiền bạc,… để tiếp cận, móc nối, lôi kéo, mua chuộc và khống chế người có vị trí quan trọng, hoặc những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng, xử lý những thông tin, tài liệu mật, v.v. Ngoài ra, chúng còn sử dụng nhân viên đội lốt phóng viên báo chí, nhân viên các tổ chức phi chính phủ, đoàn đàm phán, quan hệ hợp tác với nước ta để thu thập tin tức tình báo, phục vụ những mục đích khác nhau.
Một thủ đoạn tình báo nguy hiểm nữa mà chúng ta cần lưu ý, đó là việc khai thác tin tức tình báo qua nguồn “thông tin mở” (thông tin trên mạng in-tơ-nét, báo chí, tài liệu hủy bỏ,…) của các cơ quan đặc biệt nước ngoài. Theo đánh giá của cơ quan tình báo các nước phương Tây và Mỹ, có những báo cáo tình báo mà trong đó, thông tin lấy từ nguồn mở chiếm tới 90%. Thực tiễn cho thấy, vào đầu những năm 1980, Mỹ có một kho vũ khí đạn đạo chứa 02 loại tên lửa “Chim ưng” và “Nix” tại Tây Đức. Đông Đức đã mua chuộc Snaider, là thợ đốt lò kiêm thu dọn vệ sinh của Kho vũ khí trên. Hằng ngày, Snaider thu dọn rác thải nhưng không mang đi đổ ngay mà đưa về nhà, lọc ra từ đó những thông tin có giá trị rồi gửi cho Cơ quan Tình báo Đông Đức. Qua đó, Đông Đức đã thu được 03 văn kiện tuyệt mật về việc thuyết minh và bảo dưỡng tên lửa “Chim ưng”.

Có thể khẳng định rằng, âm mưu, thủ đoạn hoạt động thu thập bí mật Nhà nước, bí mật quân sự của các thế lực thù địch, phản động diễn ra thường xuyên,  rất quyết liệt bằng nhiều thủ đoạn khác nhau. Vì vậy cần phải có những biện pháp cơ bản để đấu tranh có hiệu quả với các âm mưu, thủ đoạn hoạt động đó, không để lộ, lọt bí mật Nhà nước, bí mật quân sự trong tình hình hiện nay.

Độc lập, tự chủ - đường lối xuyên suốt cách mạng Việt Nam

Hàng năm, cứ vào dịp kỷ niệm Ngày chiến thắng 30-4, bọn phản động lưu vong và các thế lực thù địch lại nhao nhao tung ra các luận điệu xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành quả của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Trong đó, phủ nhận đường lối cách mạng độc lập, tự chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam là một trọng tâm mà họ hướng vào. Đây là một luận điệu hiểm độc, cần kiên quyết đấu tranh bác bỏ.
Các thế lực thù địch với bản chất hiếu chiến xâm lược không từ bỏ dã tâm chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về ngoại giao,... hòng làm cho đất nước ta kiệt quệ, đi đến sụp đổ. Nhưng, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhân dân ta luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đoàn kết, ra sức khắc phục khó khăn, tiến hành công cuộc đổi mới ngày càng giành những thắng lợi to lớn. Thành tựu nổi bật và cơ bản nhất là chúng ta đã giữ vững được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; từng bước phá thế bao vây cô lập của kẻ thù, ngăn chặn và đẩy lùi mọi mưu đồ chống phá của các thế lực thù địch, tạo môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trước những diễn biến hết sức phức tạp trên Biển Đông, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã kiên quyết và kiên trì đấu tranh trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế để giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, v.v. Nhờ đó, thế và lực, sức mạnh tổng hợp, uy tín quốc tế của Việt Nam không ngừng được nâng cao; lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ càng được tăng cường.

Rõ ràng, những luận điệu xuyên tạc mục tiêu độc lập, tự do và đường lối độc lập, tự chủ của Đảng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là vô căn cứ và hết sức lố bịch. Trái với luận điệu kệch cỡm của các “nhà dân chủ” cho rằng: đường lối của Đảng do nước ngoài áp đặt. Thực tiễn 87 năm qua chứng minh: đường lối của Đảng ta bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc, xuất phát từ nhu cầu lịch sử của đất nước, lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, nên tập hợp được tất cả sức mạnh của đồng bào trong nước, kiều bào nước ngoài, cũng như sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Thắng lợi của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đưa đất nước thoát khỏi ách xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trở thành một quốc gia độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ,… ngày càng có vai trò và uy tín cao trên trường quốc tế. Thắng lợi đó, cùng với những thành tựu của 30 năm đổi mới vừa qua, càng làm cho nhân dân ta tin tưởng và quyết tâm theo Đảng, ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là minh chứng thuyết phục nhất, sự bác bỏ hùng hồn nhất đối với các luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Đặc điểm thiết chế xã hội truyền thống của các dân tộc ở nước ta

Thiết chế xã hội truyền thống các dân tộc ở nước ta có các đặc điểm sau:
Trình độ phát trin thiết chế xã hi các tc người không đồng đều. Sự chênh lệch về thiết chế xã hội ở các tộc người được phân chia thành các nhóm theo thang bậc khác nhau. Mt s tc người thiu s min núi còn nh hưởng khá đậm nét tàn dư kinh tế, xã hội nguyên thy. Các tc người ca vùng đồng bng có trình độ thiết chế xã hi cao, xã hi được t chc cht chẽ.
Có s đan xen, chng ln các thiết chế xã hi ở các tộc người. Bui đầu dng nước - thi k Văn Lang, Âu Lc, thiết chế nhà nước tng bước xâm nhp vào đời sng các tc người. Thi k Bc thuc, thiết chế xã hội nhà nước ca người Hán ch ph biến đồng bng, tổ chức đến cp xã. Các thôn làng vẫn bo tn sinh động thiết chế xã hội tc người.
S đan xen, chng ln các thiết chế xã hi ch thc s din ra mnh m kể từ khi nước ta bước vào thi k độc lp t ch k t thế k XI tr đi. Thiết chế xã hi địa phương tc người cùng song hành tn ti với thiết chế nhà nước. Trong tng khu vc nht định, các tc người có trình độ phát trin kinh tế xã hi cao hơn đã áp đặt thiết chế xã hi ca mình lên các tc người ph thuc. Mặt khác, các tc người sng xen k vi nhau đãnh hưởng ln nhau v thiết chế xã hi.
Thiết chế xã hi truyền thống phn ánh s phân hóa xã hi rt rõ nét thông qua t chc xã hi, quan h s hu, cơ cu giai tng xã hội, b máy qun lý cng đồng, lut tc quy định Các dân tc Vit, Hoa, Khơ-me, Chăm là nhng dân tc vào trình độ phân hóa xã hi sâu sc hơn c và đã đi đến thành lp nhà nước, xã hội đã phân hóa thành nhiu giai tng khác nhau.
Các tc người Tày, Nùng, Thái, Mường đã vào giai đon xã hi bắt đầu có phân hóa giai cp. Các tc người trình độ phân hóa giàu nghèo như nhóm Hmông - Dao, Tng Miến, Th, Cht... T chc xã hi ca họ thường là các làng bn, chưa xut hin hình thc t chc cao hơn. Vai trò ca già làng, trưởng h, trưởng bn rt ln và được cng đồng tôn trng.

Nhóm tc người còn mang đậm du n nguyên thy thuộc nhóm ngôn ng Môn - Khơme Tây Bc, Trung B và dc Trường Sơn - Tây Nguyên. Quyn s hu đất rng thuc v c cng đồng. Tính cng đồng và tinh thn dân ch rt cao. Vai trò ca ch làng và hi đồng già làng có tính quyết định. Du n mu h khá đậm nét trong hôn nhân, gia đình, dòng h