Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Phòng ngừa "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong tình hình hiện nay

Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng Việt Nam. Mục tiêu xuyên suốt của chúng là làm suy yếu, chuyển hóa, lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam, đưa nước ta vào quỹ đạo của CNTB. Để đạt mục tiêu đó, chúng sử dụng tổng hợp các phương thức, thủ đoạn hết sức hiểm độc, chủ yếu là phi vũ trang “chiến thắng không cần chiến tranh”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” xã hội, trước hết và quan trọng hơn hết là “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên ta.
Chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tiến hành chống phá cách mạng nước ta diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có những biến động phức tạp, khó lường. Trên thế giới, sau sự sụp đổ của CNXH hiện thực ở Liên xô và Đông Âu cuối những năm 80 và đầu những năm 90 (thế kỷ 20), làm cho Phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào xã hội chủ nghĩa thế giới tạm lâm vào thoái trào. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo, xung đột vũ trang, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố… ngày càng gia tăng. Các cuộc “cách mạng màu”, bạo loạn xã hội diễn ra ở một số khu vực dẫn đến sự thay đổi chế độ chính trị xã hội ở một số quốc gia đang gây nên những điểm nóng trên thế giới. Các nước XHCN trong quá trình cải cách, đổi mới, điều chỉnh, cập nhật đã giành được những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử, song cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn. Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt xã hội nước ta, thế và lực của cách mạng ngày càng được tăng cường và vững mạnh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tình hình xã hội nước ta cũng đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều vấn đề bức xúc. Trong bối cảnh đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có cả một số cán bộ cao cấp, mặt trái của kinh tế thị trường và các hệ lụy của nó, sự suy giảm của đạo đức xã hội, sự gia tăng của các tệ nạn, tiêu cực xã hội… là những biểu hiện cụ thể của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra trong xã hội ta.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta chỉ rõ: Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Đây thực sự đang là nguy cơ lớn đe dọa đến vai trò lãnh đạo của Đảng, sự tồn vong của cách mạng nước ta. Do đó phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tình hình hiện nay là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của cách mạng Việt Nam.

THẤY GÌ??? ĐƯỢC GÌ??? QUA NHỮNG SỰ KIỆN DIỄN RA THỜI GIAN GẦN ĐÂY.

- Thứ nhất: Từ việc các nhà hoạt động dân chủ ra sức gào thét để bảo vệ môi trường biển, môi trường sống với hành động tụ tập đông người đòi bồi thường thiệt hại, gây rối an ninh trật tự, muốn đuổi công ty Formosa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong khi đó Chính phủ đã phải vào cuộc và buộc công ty này phải xin lỗi công khai, cam kết không để xảy ra tình trạng trên và bồi thường cho những người dân bị thiệt hại và chịu ảnh hưởng từ sự cố môi trường do công ty đó gây ra.
 - Thứ hai: Việc các linh mục thuộc các giáo xứ khu vực Nghệ An, Hà tĩnh, Quảng Bình, Đồng Nai, Huế và Giáo hội Việt Nam thống nhất, Tin lành Đề ga... luôn có thái độ nói xấu Đảng, nói xấu chế độ, luôn muốn hạ uy tín Đảng Cộng sản Việt Nam và có mối liên hệ mật thiết với tổ chức khủng bố Việt Tân (Canh Tân cách mạng đảng - có trụ sở tại Mỹ, là tổ chức do quân, cán, binh lưu vong VNCH thành lập để tuyên truyền, xuyên tạc phá hoại Tổ quốc Việt Nam) và có hành động lôi kéo, kích động giáo dân trong giáo xứ của mình để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
- Thứ ba: Việc bắt giữ, xử lý và tuyên án với hàng loạt các đối tượng hoạt động dân chủ như: Nguyễn Văn Hoá, SN: 1995, Thanh Hoá; Trần Thị Nga (tức Nga Phủ Lý), SN: 1977, Hà Nam; Vũ Quang Thuận (tức Thuận Tâm Thần), SN: 1966, Thái Bình; Nguyễn Văn Điển, SN: 1983, Nam Định; Bùi Hiếu Võ, SN: 1962, Tp HCM; Phan Kim Khánh, SN: 1993, Phú Thọ; Nguyễn Văn Oai, SN: 1981; Hoàng Đức Bình, SN: 1983, Nghệ An, và hàng loạt những cái tên khác như Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Trường Thuỵ, Trương Minh Đức...
- Thứ tư: Qua việc UBKT Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam thi hành nhiều quyết định kỷ luật Đảng đối với đảng viên có sai phạm trong công tác quản lý dẫn tới việc làm tổn hại cho nền kinh tế và phương hại đến uy tín của Đảng và việc xử lý theo pháp luật đối với các cá nhân như: Trịnh Xuân Thanh, Giang Kim Đạt, Hà Văn Thắm... 
- Thứ năm: Từ việc buông lỏng trong công tác quản lý nhà nước từ chính quyền cấp cơ sở ở một số địa phương, việc thực hiện sai các đường lối, chủ trương của Đảng đã dẫn tới những hậu quả nhất định như: sự cố ôi nhiễm môi trường, khiếu kiện đông người vượt cấp. Qua đó tạo điều kiện cho các đối tượng chống đối, phá hoại lợi dụng móc nối để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
- Thứ sáu: Sự thoái hoá, biến chất của một số đội ngũ cán bộ trong các bộ ngành, địa phương và thái độ muốn viết lại lịch sử, xét lại lịch sử, bôi nhọ anh hùng, hạ bệ lãnh tụ.... và việc quản lý các thông tin xấu độc trên các trang mạng xã hội.
- Thứ bảy: Ý thức và vấn đề nhận thức của người dân.
Qua những sự việc đó chúng ta thấy rằng:
 - Tổ chức khủng bố Việt Tân đang tăng cường các hoạt động móc lối với những đối tượng bất mãn trong nước để tiến hành các hoạt động chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mục đích chính là gây bất ổn về chính trị, gây rối an ninh trật tự để tiến hành lật đổ chính quyền Việt Nam thông qua chiến lược “Diễn Biến hòa bình, “Bạo loạn lật đổ” nhằm đưa Việt Nam đi theo quỹ đạo của học thuyết chủ nghĩa tư bản phương tây điển hình là Mỹ.
- Việc Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 (khoá XI) trong phòng chống tham nhũng và Chỉ thị số 05, Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “Tự diễn biến, “tự chuyển hóa”. Đã và đang đem lại những tín hiệu tích cực trong việc phòng chống tham nhũng và sự suy thoái trong tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bên cạnh đó việc chỉ đạo làm mạnh mẽ hơn với những dấu hiệu, biểu hiện vi phạm trong công tác quản lý nhà nước trên các mặt đã và đang kéo những thành phần sâu mọt ra ngoài ánh sáng để xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.
- Việc vạch mặt kẻ thù và những đối tượng thoái hóa biến chất ra ngoài ánh sáng để xử lý đối với các đối tượng cho thấy rằng chính quyền và nhân dân đang là một khối thống nhất trong công tác bảo về Đảng, bảo vệ chính quyền Nhà nước, bảo vệ sự bình yên của đất nước trước những âm mưu tàn độc của kẻ thù.

Chủ nghĩa Mác qua sự đánh giá của các học giả phương Tây


Chủ nghĩa Mác cũng như triết học Mác đã ảnh hưởng tới nhiều quan điểm tư tưởng triết học khác nhau. Ngay bản thân nhiều nhà tư tưởng phương Tây nổi tiếng cũng tự nhận mình là người mácxít.
Đánh giá về sức sống của chủ nghĩa Mác, nhà triết học hiện sinh người Pháp, Jean Paul Sartre cho rằng: “Chủ nghĩa Mác không những không già nua đi, trái lại vẫn đang ở độ phát triển của tuổi thanh xuân. Do vậy, nó vẫn là triết học của thời đại chúng ta”. Cũng  đánh giá về tương lai của chủ nghĩa Mác, nhà triết học hậu hiện đại người Pháp là Derrida cho rằng: “Luôn luôn sẽ là một sai lầm, nếu không đọc đi đọc lại và tranh luận những tác phẩm của Mác... không có tương lai mà lại không có Mác. Nếu không có ký ức về Mác và không có di sản của Mác”.
Ở một khía cạnh khác, khi đánh giá về giá trị phương pháp luận của chủ nghĩa Mác như một định hướng cho cách nhìn về lịch sử xã hội, Martin Heidegger (1889 - 1976) nhà triết học hiện sinh người Đức cho rằng, chủ nghĩa Mác thâm nhập vào bản chất lịch sử mà sự thể hiện của nó ứng với những giai đoạn lịch sử khác nhau, đã cho thấy quan điểm lịch sử trong tư tưởng của chủ nghĩa Mác vượt trội hơn so với các quan điểm sử học khác.
Về giá trị hiện thực của chủ nghĩa Mác, nhà triết học thực dụng mới người Mỹ, Richard Rorty thì nhấn mạnh: Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của Mác và Ăngghen thậm chí còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn cả kinh Tân ước, bởi vì nó có tính thế tục hơn so với kinh thánh. Do đó, chủ nghĩa Mác có sức cổ vũ to lớn con người phấn đấu xây dựng một xã hội lý tưởng bình đẳng hơn nữa.
Không chỉ đối với triết học, những giá trị của chủ nghĩa Mác, thậm chí cũng chiếm một vị trí nhất định trong lĩnh vực kinh tế học phương Tây. Chẳng hạn, ngay một số nhà kinh tế học đoạt giải thưởng Nobel kinh tế, trong đó có hai nhà kinh tế học người Mỹ có ảnh hưởng lớn là Paul Anthony Samuelson (1915-2009) và William D.Nordhaus cũng có những đánh giá cao những tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Trong cuốn Kinh tế học của mình hai ông đều thừa nhận: “Trong số các nhà tư tưởng thế kỷ XIX, không có người nào có tầm ảnh hưởng tư tưởng to lớn hơn và sâu sắc hơn so với những tư tưởng của Mác”. Hai nhà kinh tế đạt giải thưởng Nobel này còn viết: “... Không giống như những học thuyết kinh tế mà chúng tôi đã khảo sát từ trước đó, lý luận của chủ nghĩa Mác vẫn có sức sống và sự ảnh hưởng mạnh mẽ tới tận ngày nay bởi vai trò quan trọng của nó”, và “Những tư tưởng kinh tế của Mác và Ăngghen là một trong những cống hiến lâu dài trong lịch sử kinh tế học...

Chống quan điểm cho rằng: “Chủ nghĩa Mác – Lênin, trước hết chỉ là lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là sai lầm và đối lập với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh”


Một trong những luận điểm mà gn đây đã và đang được tung ra để phủ nhn chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học đó là: “Chủ nghĩa Mác – Lênin, trước hết chỉ là lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học là sai lầm và đối lập với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh
Thực chất của luận điểm, ý đồ của những “tác gi” ca nó là gì? Đó những điu cn phải vạch trn nhm kiên định với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng lấy chủ nghĩa Mác -  Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nn tng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động, làm rõ hơn mối quan hệ biện chúng giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưng H Chí Minh.
Trước hết, cần vạch rõ thực chất của các luận đim sai trái, mang tính chụp mũ khi đối lập chủ nghĩa Mác-Lênin, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Thực tin cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam ngày càng chứng minh tính sinh động, phn ánh bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Với nhiều nguyên lý mang giá trị phương pháp luận bn vững, thể hiện các quan điểm biện chng, lịch sử - cụ thể và quan điểm phát triển đã làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin tr thành cơ sở lý luận và phương pháp lun soi đường cho giai cấp công nhân, các đảng cộng sn và đảng công nhân trên thế giới xác định đúng con đường cách mạng nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người khỏi mọi áp bức bất công.
Luận điểm nổi tiếng của C.Mác và Ph. Ăngghcn nêu trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848): Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đì kháng giai cấp của nó, s xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điu kiện cho sự phát triển tự do của tất c mọi người” đã phn ánh bản chất nhân đạo, nhân văn của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa Mác - Lênin với những phát kiến vĩ đại: quan niệm duy vật v lịch sử, quy luật bóc lột giá trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bn của ch nghĩa tư bản và sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, giai cấp có khả năng tổ chức, lãnh dạo cách mng dưới sự lãnh đạo của Đng Cộng sn nhằm cải biến ch nghĩa tư bản thành chủ nghĩa xã hội đã giúp cho học thuyết này cân đốì, hoàn thiện, thành cơ sở lý luận tiên phong soi đường cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Từ những cống hiến có bước ngoặt lịch sử của nhng nguyên lý của C.Mác và Ph.Ăngghen. VJ. Lênin đã có công lao to ln trong việc bảo vệ và bổ sung, cụ th hóa những nguyên lý, lý luận trong điu kiện mới, biến chủ nghĩa xã hội khoa học thành hiện thực nước Nga Xôviết sau cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười thắng lợi.
Chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học có sức sống, sức chiến đấu nh tính sinh động, phát triển thưng xuyên, phản ánh đúng quy luật phát triển xã hội loài người như một quá trình tất yếu lịch sử - tự nhiên. Quan đim duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mãi mãi có giá trị bền vững, trang bị cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động một thế giới quan khoa học, một nhân sinh quan cách mng, nhân đạo, nhân văn.
Mc dù chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay đang tạm thời lâm vào thoái trào, song trong cùng thời gian đó, dư luận phương Tây vẫn bình chọn C. Mác là nhà tư tưng ảnh hưởng số một vào sự phát triển xã hội loài người của thế kỷ XX. Bân thân chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng rơi vào khủng hoảng (trước hết là khủng hong tài chính) trong điều kiện hiện nay càng cho thấy mặt trái của chế độ tư bản đối với phát triển của văn minh nhân loại. Không phải ngu nhiên mà học giả nổi tiếng ca nước Pháp, Giắccơ Đdriđa gần đây đã phê phán chủ nghĩa tư bn là một xã hội đầy “ung nhọt”, những “vết loét” từ bên trong và kêu gọi thế giới hãy quay về với C. Mác và học thuyết Mác.
Cũng gn đây, học giả Terry Eagleton, Giáo sư Trưng Đại học Tổng hợp Lancaste Vương quốc Anh đã viết cuốn sách Tại sao Mác đúng? với sự đóng góp ý kiến của Alex Calinices, Philip Carperter, Ellen Meikins Wood - là các giáo sư chính trị của Anh, Mỹ. Cuốn sách đã được Trường Đại học Tổng hợp Yale, một đại học danh tiếng ca M lựa chọn xuất bản vào đầu năm 2011.
Cuốn sách đã đón nhận nhiều bình luận, đánh giá khác nhau. Trong đó, rất nhiều người hoan nghênh, ủng hộ T.Eagleton. T Financial Times ra ngày 27-6-2011 đã cho rằng: cuốn sách xứng đáng là ng viên giải Nobel kinh tế vì đá “làm sống lại Mác” và khẳng định: “Cách tiếp cận của Mác là cách xem xét tốt nhất đối với chủ nghĩa tư bản”. Tạp chí Socialist Review số ra tháng 6-2011 viết: “Cuốn sách này rõ ràng nhằm tới những người đầu tiên tiếp cận sâu những tư tưng của Mác... Nhưng cuốn sách nh này giúp trang bị cho những người xã hội chủ nghĩa thế h mới những tư tưng cn thiết để giành thng lợi trong trận chiến sắp ti”. một bài bình luận đăng trên www.Socialistal tentative, org viết: “Cuốn sách ra đời rất đúng lúc khi người ta đang phê phán chủ nghĩa Mác là “lc hậu” và “không phù hợp”, không thể gn nó với những vấn đề kinh tế và chính trị đương đại- T. Eagleton đã đưa ra sự điu chinh rất cần thiết cho quan điểm thiếu hiểu biết này
Rất nhiều luận điểm có giá trị trong cuốn sách đ dẫn chứng để đập tan cái luận điểm cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là sai lầm. Chỉ nêu một luận điểm của T. Eagleton: “Vậy điều gì đã xy ra nếu như không phải chủ nghĩa Mác lỗi thi mà chính chủ nghĩa tư bn đã lỗi thời?... C. Mác coi xã hội tư bn đầy những thứ hão huyn, hoang đưng và sùng bái, cho dù nó tự hào nhiều v tính hin đại của mình. Chính sự khai sáng của chủ nghĩa tư bản - niềm tin đầy tự mãn và tính hợp lý vượt trội của nó - cũng ch là một th mê tín. Nếu chủ nghĩa tư bn có thể có những tiến bộ đáng kinh ngạc nào nó, thi sẽ có một cảm nhận khác rng chng qua nó buộc phải cố hết sức chỉ đ tổn tại. C. Mác từng nhận xét rằng giới hạn cui cùng ca chủ nghĩa tư bản chính là tư bn, mà quá trình tái sản xuất không ngừng của tư bản là ranh giới mà chủ nghĩa tư bản không thể vượt qua”1.
Ở Mỹ, Nouriel Roubini – Giáo sư kinh tế ca Đại học New York đã viết trên t Project Syndicate (16-8-2011): “Có vẻ như C. Mác đã đúng phn nào khi lp luận rằng: quá trình toàn cầu hóa, hoạt động trung gian tài chính đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và sự tái phân phối thu nhập và của cải từ giới lao động sang giới tư bản có thể đưa chủ nghĩa tư bn tới tình trạng tự hủy diệt. Những học giả của các nước phương Tây ngày nay đã và đang khẳng định sức sống và giá trị bn vng của những nguyên lý lý luận trong học thuyết Mác. Ở nước Nga hiện nay, sau khi Liên xô đổ vỡ, dư luận và các học giả Nga đã bình tĩnh xem xét lại quá trình vận dụng lý luận mácxít về chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ sai lầm từ việc vận dụng một mô hình máy móc, giáo điều sau Lênin: Chủ nghĩa xã hội kiểu Xô viết – chủ nghĩa xã hội kiểu Stalin.
Rất nhiều học giả đều đánh giá, tìm đúng các nguyên nhân dẫn đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Chỉ xin nêu một vài luận điểm của học giả V.S. Semenốp trong công trình “Chủ nghĩa Mác trong hiện thực và những bài học về sự phát triển của nó sau một thập kỷ rưỡi”. Bản thân Lênin đã coi mình giản đơn chỉ là người kế tục C.Mác và Ph.Ăngghen, là người mácxít, người vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác trong thực tiễn, người phát triển chủ nghĩa Mác trên cơ sở thực tiễn hiện thực và cụ thể, cũng là điều kiện mà C.Mác và Ph. Ăngghen đòi hỏi.
Người ta nói một cách có căn cứ về chủ nghĩa Mác thể hiện trong chủ nghĩa Lênin, vì Lênin đã đua vào chủ nghĩa Mác nhiều điều sáng tạo, đổi mới, bổ sung, mở rộng và làm sâu sắc thêm, làm cho chủ nghĩa Mác phù hợp với những yêu cầu của thời đại và trên cơ sở khái quát những kinh nghiệm mới cực kỳ đồ sộ mang tính cách mạng và thực tiễn xã hội chủ nghĩa” .
Hầu hết các học giả Nga khi tranh luận về chủ nghĩa xã hội đều đánh gia cao về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học. Từ đó, chỉ ra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự khủng hoảng, đổ vỡ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất là các đảng cộng sản, đứng đầu là Đảng Cộng sản Liên Xô đã hoặc tuyệt đối hóa mô hình chủ nghĩa xã hội xôviết áp đặt hoặc từng bước xa rời những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là các nguyên tắc xây dựng đảng kiểu mới, biến Đảng Cộng sản thành một tổ chức cực quyền.
Thời gian càng lùi xa, thực tiễn thành công và thất bại của cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới càng chức minh giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác – Lênin,  giá trị khoa học và cách mạng của bản thân chủ nghĩa xã hội khoa học.
Đánh giá, thẩm định một học thuyết, một hệ thống lý luận là đánh giá, thẩm định những giá trị khái quát lý luận từ tổng kết thực tiễn ở tính khoa học, tính thực tiễn và cách mạng chứ không chỉ là theo định kiến: hoặc sùng bái đế mức thần thánh hóa, hoặc phủ nhận một cách hồ đồ, vô căn cứ.


CHỐNG PHÁ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG - MƯU ĐỒ KHÔNG THAY ĐỔI CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH


Đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn Đảng hiện nay.  Mặc dù thế giới đương đại trong nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI có những biến đổi sâu sắc, song chủ nghĩa Mác – Lê-nin với bản chất cách mạng và khoa học vẫn là một cơ sở lý luận quan trọng hàng đầu hướng dẫn nhận thức và cải tạo thế giới. Lý tưởng về một chủ nghĩa cộng sản đem lại công bằng, hạnh phúc, không còn áp bức, bóc lột vẫn là ước mơ, hoài bão của hàng triệu con người trên toàn cầu. Ở Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh được ra đời từ sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện cụ thể của đất nước, trên cơ sở kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về những vấn đề cơ bản, nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, cả trước đây và hiện nay. Trên tinh thần đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Như vậy, sự lựa chọn nền tảng tư tưởng của Đảng hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, mà mang tính khách quan, khoa học.
Thực tế lãnh đạo đất nước hơn 87 năm qua đã cho thấy, nhờ kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam không ngừng phát triển, giành những thắng lợi to lớn. Những thắng lợi đó đã đưa nước ta từ một xứ thuộc địa nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa; nhân dân ta từ thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội; đất nước ta đã thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có quan hệ quốc tế rộng rãi, vị thế đất nước ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là chưa có tiền lệ, có nhiều khó khăn phức tạp. Do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta không tránh khỏi những khuyết điểm, thậm chí sai lầm. Đó cũng là điều bình thường của một Đảng cầm quyền. Vấn đề quan trọng là Đảng ta không bảo thủ, trì trệ; đã kịp thời tự kiểm điểm một cách nghiêm túc để nhận ra và kiên quyết sửa chữa, khắc phục. Thế nhưng, trong nhiều năm qua, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn, với mục tiêu chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trước hết là tập trung chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng đã lợi dụng và thổi phồng những hạn chế đó, rồi xuyên tạc, quy chụp nguyên nhân là do chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Viện dẫn sự đổ vỡ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, họ rêu rao rằng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin là lỗi thời, tội lỗi, đã và đang đi vào diệt vong; chủ nghĩa đó chỉ phù hợp nhất thời đối với nước Nga vào thế kỷ XX, không phù hợp với Việt Nam. Học thuyết của C. Mác chỉ là giả thuyết không tưởng. Sứ mệnh của giai cấp công nhân “đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn vạn lần xã hội cũ” là viển vông. Theo họ, giai cấp công nhân, trong đó có cả lãnh tụ của giai cấp đó là những người có học vấn thấp, giỏi lắm chỉ có thể lật đổ được chế độ xã hội cũ, chứ không thể lãnh đạo cải tạo và xây dựng thành công một xã hội tốt đẹp hơn, nhất là trong thời đại khoa học - công nghệ phát triển. Họ rêu rao vậy, nhưng trên thực tế thì sao? Ai cũng biết, chủ nghĩa đế quốc với bản chất xâm lược, hiếu chiến là căn nguyên của mọi cuộc chiến tranh trên thế giới, là nguồn gốc gây ra nỗi thống khổ đau thương của nhân loại và hiện vẫn đang diễn ra ở nhiều quốc gia, nhất là Bắc Phi, Trung Đông. Thế nhưng họ trốn tránh điều đó; hơn thế, còn ngụy biện hết sức lố bịch, rằng: chính nguyên lý về đấu tranh giai cấp và nguyên tắc “tập trung, dân chủ” của chủ nghĩa Mác – Lê-nin là sự cổ vũ cho bạo lực và độc tài.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội còn ra sức xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng: Hồ Chí Minh là người theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin làm phương tiện để thực hiện tư tưởng của mình nên đã tạo ra những sai lầm lịch sử. Chúng còn tìm mọi cách để bôi nhọ, xuyên tạc nhân cách đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bất chấp việc Người là hiện thân của nhân văn, biểu tượng về nhân cách, luôn ở trong con tim, khối óc của nhân dân Việt Nam và thế giới vì những đóng góp xứng đáng của Người vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Dù các thế lực thù địch có nói gì đi chăng nữa, thực tiễn luôn là thước đo chuẩn xác nhất để kiểm chứng sự đúng - sai học thuyết, đường lối lãnh đạo của các chính đảng. Những thành tựu rất đáng tự hào, khởi đầu từ Cách mạng Tháng Tám trong 72 năm qua, nhất là hơn 30 năm đổi mới của cách mạng Việt Nam là minh chứng hùng hồn, không ai có thể xuyên tạc, bác bỏ được vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam và nền tảng tư tưởng của Đảng.
Cũng không phải ngẫu nhiên, Hồ Chí Minh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”. Sự hưởng ứng tích cực, tự giác việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo các chỉ thị của Bộ Chính trị khóa X, khóa XI của đảng viên, cán bộ và đông đảo đồng bào cả nước, Việt kiều ở khắp nơi trên thế giới là minh chứng cho sự lan tỏa và sức sống sâu rộng của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống xã hội hiện nay.
Việc phủ nhận vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng cũng là điều được các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, bất mãn ráo riết, điên cuồng thực hiện trong suốt những năm qua. Những đòi hỏi phi lý về đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; thực hiện “tam quyền phân lập”, dân chủ, nhân quyền theo kiểu phương Tây; thiết lập nền kinh tế tư nhân hóa tuyệt đối; “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang..., là thủ đoạn nham hiểm không phải ai cũng có thể nhận biết được ngay. Sự chống phá đó ngày càng có sự phát triển, biến đổi về thủ đoạn; từ lợi dụng xu thế toàn cầu hóa, sự bùng nổ về công nghệ thông tin, truyền thông, tăng cường hợp tác, mở cửa của Đảng, Nhà nước ta, đến lợi dụng ngay những khuyết điểm, sai lầm trong tổ chức quản lý kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng, v.v. Đáng chú ý là, bên cạnh các thế lực thù địch, các phần tử chống cộng cực đoan, gần đây còn có sự phụ họa của một số phần tử cơ hội chính trị, bất mãn và cả một số ít cán bộ, đảng viên bị chúng lợi dụng. Dù có cố tình che đậy như thế nào chăng nữa, nhưng mục đích, mưu đồ của chúng không hề thay đổi là nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những ý kiến như vậy đã được làm rõ từ lâu và đã bị thực tế lịch sử hoàn toàn bác bỏ. Dân chủ và sự phát triển, ổn định của một quốc gia không phụ thuộc vào đa đảng hay độc đảng mà phụ thuộc chủ yếu vào bản chất của đảng cầm quyền khi đảng đó đại diện và phục vụ cho ai là chủ yếu. Viện dẫn những điều cơ bản trên, để thấy rằng, thực tế cách mạng Việt Nam khẳng định, nền tảng tư tưởng của Đảng vẫn còn nguyên giá trị, là “kim chỉ nam” dẫn dắt nhân dân ta tiến tới “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Vì vậy, thực hiện đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên cơ sở lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế thời đại.

Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Không cho phép xuyên tạc cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc

Cứ đến dịp kỷ niệm những sự kiện lớn của dân tộc thì các lực lượng thù địch trong và ngoài nước lại tìm cách xuyên tạc, bóp méo lịch sử hòng chuyển hóa chế độ xã hội ta sang con đường “dân chủ”, “nhân quyền” ngoại nhập. Gần đây những kẻ cơ hội chính trị, bất mãn với thời cuộc, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” tăng cường hoạt động chống phá chế độ.
Diễn biến, bản chất, ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2-9 đã được sử sách ghi rõ với những chứng lý, tư liệu khách quan của lịch sử. Đó là giá trị thiêng liêng, niềm tự hào của người Việt Nam ở bất cứ đâu. Việc nhân những sự kiện trọng đại như vậy để viết lại, xuyên tạc lịch sử là hành động vừa thể hiện tư duy chính trị ấu trĩ và nhân cách, đạo đức giả của những kẻ phản bội dưới cái mác tri thức. Vấn đề đặt ra ở đây là:
 Một là, một số người lập luận rằng, đã là cách mạng, mà ở đây là Cách mạng tháng Tám thì phải đánh nhau, hai bên phải đổ máu mới là cách mạng! Nhận thức như vậy là ấu trĩ bởi lẽ, mục đích của các cuộc cách mạng là giành chính quyền. Giành được chính quyền mà không đổ máu là phương thức tốt nhất của mọi cuộc cách mạng, kể cả không làm đổ máu kẻ thù. Một trong những giá trị vĩ đại của Cách mạng tháng Tám là điểm này. Đó là một cuộc cách mạng giành chính quyền trong cả nước, trong khi vẫn hiện diện quân đội Pháp và phát xít Nhật mà không có xung đột vũ trang, không đổ máu cho dù là của những lực lượng chính trị nào. 
Cách mạng tháng Tám tuy không đổ máu nhưng là một cuộc cách mạng bạo lực, bạo lực chính trị. Bạo lực đó chính là ý thức chính trị của toàn dân, là sự đoàn kết của toàn dân tộc được tập hợp lại trong các tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc… trong Mặt trận Việt Minh. Đó là các cuộc mít tinh biểu tình rầm rộ trong cả nước, chưa kể đó còn là sự hiện diện và sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang-du kích, tự vệ ở nông thôn và thành thị.
Cách mạng tháng Tám không đổ máu còn vì sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chớp thời cơ “Pháp chạy, Nhật hàng”, nổi dậy giành chính quyền trước khi quân đội đồng minh hiện diện. Nếu cuộc cách mạng chậm lại, khi quân đội đồng minh (trong đó có Mỹ, Anh, Pháp, Liên Xô) kéo vào thì Việt Nam phải chấp nhận trở thành một quốc gia ủy trị theo sự quyết định của đồng minh (do Mỹ, Anh, Pháp chi phối).
Hai là, một số người viết bài phủ nhận Cách mạng tháng Tám, nói rằng trước thời điểm 19-8 và 2-9 đã có chính phủ Trần Trọng Kim và Tuyên ngôn độc lập của Bảo Đại. Nghiên cứu lịch sử Việt Nam cận hiện đại đều thấy rằng, Cách mạng tháng Tám 1945 đã được Đảng cộng sản Việt Nam chuẩn bị từ Cương lĩnh chính trị năm 1930.
Trước Cách mạng tháng Tám, Việt Nam đã trải qua 3 cao trào cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương - nay là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931; phong trào dân chủ Đông Dương 1936-1939; phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945. Trong thời kỳ này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn bị về mọi mặt, từ khẩu hiệu đấu tranh đến tổ chức lực lượng vũ trang và hệ thống chính quyền ở các vùng căn cứ trên cả nước.
Đặc biệt là sự ra đời lực lượng vũ trang và thành lập Ủy ban giải phóng Dân tộc (đồng nghĩa với Chính phủ cách mạng lâm thời). Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, Đảng bám sát tình hình, chỉ đạo kịp thời, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ và chớp thời cơ giành chính quyền về tay nhân dân. 
Sự ấu trĩ hay thủ đoạn chính trị của những người đòi “viết lại lịch sử”, phủ nhận Cách mạng tháng Tám là ở chỗ, họ cố tình lắp ghép những vấn đề, sự kiện khác vào một cách ngô nghê. Chẳng hạn, họ suy diễn vào “lòng tốt” của phát xít Nhật (thực tế Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944, đầu 1945 làm chết hơn 2 triệu người dân miền Bắc Việt Nam).
Đồng thời sùng bái ngai vàng của Bảo Đại mà cho rằng chính phủ Trần Trọng Kim là đại diện cho dân tộc Việt Nam, dẫn tới nhận thức ngờ nghệch, coi phát biểu của Bảo Đại là “Tuyên ngôn độc lập”! Nhận thức ngô nghê như vậy mà vẫn cho mình là bậc “tri thức” với những danh hão rồi viết bài xuyên tạc, cổ súy trên mạng.

Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2-9 với Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những sự kiện lịch sử vĩ đại, cũng là 2 giá trị cao cả bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX. Đó là những giá trị lịch sử có ý nghĩa thời đại, không cho phép bất kỳ ai, dưới danh nghĩa nào, không thể mượn cớ đấu tranh cho “dân chủ”, “nhân quyền” để bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử.