Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Có phải do thể chế chính trị mà nhân dân bất hạnh và nghèo khổ?

Gần đây, có một số  bài viết đăng trên mạng cho rằng vấn đề “cấp thiết nhất ở Việt Nam hiện nay là đưa dân tộc ra khỏi “NỖI BẤT HẠNH”. Họ quy kết ngay một nguyên nhân dẫn đến “NỖI BẤT HẠNH” của dân tộc Việt Nam hiện nay là do thiết chế chính trị nên nhân dân không có tự do, là nghèo khổ. Thực chất của giọng điệu này là vẫn tiếp tục bài ca không có gì là mới mẻ, đó là: “chừng nào ở Việt Nam chỉ có độc nhât một đảng lãnh đạo thì chừng đó không thể nói tới một nền dân chủ chân chính được”(!); rằng, “ở Việt Nam muốn có dân chủ, muốn nhân dân thoát nghèo thì phải hội nhập vào xu thế đa đảng như nước ngoài họ đã từng làm”(!). Sự thật về thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay có làm cho nhân dân mất tự do dân chủ, nghèo khổ không?
Với nghĩa dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân mà  Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện nên hiểu là: Một là, chế độ dân chủ đang xây dựng ở Việt Nam là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa – một chế độ dân chủ ưu việt hơn các chế độ dân chủ đã ra đời, tồn tại trong lịch sử (cả chế độ dân chủ tư sản); hai là, thể hiện bản chất của chế độ chính trị mang bản chất của giai cấp công nhân, đây là giai cấp có lợi ích thống nhất với nhân dân lao động; ba là, đây là chế độ dân chủ có cơ chế bảo đảm phát huy quyền làm chủ thực tế cho nhân dân lao động do Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý.
Xét một cách thực chất, đảng là tổ chức chính trị của giai cấp, mang bản chất giai cấp, là sự liên kết tự nguyện của những người cùng chí hướng và cùng quyền lợi. Nói cho cùng, bản chât của đảng chính trị chính là bản chất giai cấp. Trong xã hội có giai cấp, thậm chí nhiều giai cấp, sự xuất hiện của nhiều đảng là lẽ bình thường. Dù dưới màu sắc dân chủ hay cộng hòa, dân tộc hoặc tôn giáo, tên gọi có khác nhau, nhưng đảng thực chất là đảng chính trị. Đảng thực hiện mục đích chính trị của giai cấp là giành chính quyền, là cầm quyền, dưới nhiều hình thức; tùy thuộc vào điều kiện cụ thể như do tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các bộ phận trong một xã hội, mỗi nước có thể có một đảng hoặc nhiều đảng.
Lịch sử chứng minh không thể có đảng chính trị chung chung phi giai cấp, cũng như không thể có nền dân chủ trừu tượng “vô hạn độ”, không mang tính giai cấp... Hiện nay, xét cho cùng, hoặc chỉ có đảng vô sản hay đảng tư sản và tương ứng là dân chủ xã hội chủ nghĩa hoặc dân chủ tư sản mà thôi. Thực tế chứng minh là đảng chính trị của giai cấp tư sản cầm quyền đem lại dân chủ cho số ít giai cấp tư sản hoặc là đảng vô sản cầm quyền đem lại dân chủ cho đông đảo người lao động. Như vậy, nói tới đảng chính trị là nói tới quyền lãnh đạo xã hội, là nói tới bản chất giai cấp của đảng đó và nói tới dân chủ là nói tới bản chất của giai cấp cầm quyền quyết định, còn chính đảng chỉ giữ vai trò lãnh đạo để đạt được mục đích đó.
Cả về lý luận và thức tiễn cho thấy, khi xem xét mối quan hệ giữa đảng và dân chủ thì vấn đề đặt ra  là đảng nào cầm quyền hay lãnh đạo chính quyền, phải xem nó mang bản chất giai cấp nào? đem lại quyền lực cho ai và quyền lực đó đem lại lợi ích cho ai? Có thể là một đảng lãnh đạo, hoặc nhiều đảng tranh giành hoặc liên minh quyền lãnh đạo xã hội theo chế độ nghị trường. Thực tế chứng minh dù quốc gia nào có chế độ đa đảng nhưng thực chất cũng chỉ có sự lãnh đạo của đảng chính trị, phục tùng lợi ích của một giai cấp sinh ra và thực hiện dân chủ đối với giai cấp thống trị và mất dân chủ với giai cấp bị trị – đó là sự thật về dân chủ ở các thể chế tư sản và ở các quốc gia đa đảng!
Nói đến dân chủ tư sản là nói đến nhà nước tư sản và thứ dân chủ dành cho một số ít người giữ địa vị thống trị xã hội, tức giai cấp tư sản. Dân chủ đó, xét về quy mô: quyền làm chủ xã hội thuộc về số ít và phục vụ cho số ít; về tỉnh chất: quyền làm chủ của số ít để chống lại số đông, sự tự do của giai cấp thống trị chà đạp lên thân phận của giai cấp bị trị và nền độc lập tự do của các quốc gia, dân tộc khác; về hình thái biếu hiện: nhà nước chỉ là của số ít người, dân chủ thành hình thức, tự cho mình cái quyền phán xét người khác, tìm cớ can dự vào nước khác, vi phạm trắng trợn nền độc lập và chủ quyền của các quốc gia, dân tộc khác !!!

Về mục tiêu dân giàu, trong điều kiện nhân dân Việt Nam đã bị đô hộ kéo dài bởi hai đế quốc lớn thay nhau áp đặt để biến nước ta thành nước thuộc địa. Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã đảm đương sứ mệnh lịch sử cao cả là lãnh đạo nhân dân chiến thắng hai đế quốc lớn để giải phóng dân tộc, đem lại quyền tự do cho nhân dân. Hậu quả chiến tranh xâm lược của đế quốc để lại cho dân tộc rất lớn, Đảng đã huy động sức mạnh tổng hợp vừa giải quyết hậu quả chiến tranh và vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, qua ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới các lĩnh vực của đời sống xã hội vẫn kiên trì với mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh”. Thành tựu nổi bật trong suốt ba mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới là đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nước nghèo, từ năm 2010 đến nay được thế giới công nhận là nước có thu nhập trung bình và đời sống thực tế của nhân dân đã được cải thiện đáng kế, hộ nghèo giảm mạnh. Quyết tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng, tuyên thề khi nhận chức vụ trong nhiệm kỳ 2016 – 2020, đều thể hiện rõ quan điểm vì dân, vì sự phát triển và vì lợi ích của đất nước. Mọi hoạt động của thể chế chính trị, của đất nước đều thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”, như vậy nhân dân Việt Nam rất đang tự do, rất đang hạnh phúc thực sự; nếu ai vu khống bịa đặt sai sự thật về thể chế chính trị ở Việt Nam thì chỉ là gây “diến biến”, làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng mà thôi !!!

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

Phải chăng có “Những điều không thể hiểu nổi?”

Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, rất chú trọng phát huy tính ưu việt của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước. Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra, công khai minh bạch các vấn đề xã hội. Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bao che cho các hành vi tham ô, tham nhũng, có hành vi làm trái với pháp luật và làm tổn hại đến tài sản của đất nước, niềm tin của nhân dân. Những vụ việc tham ô, tham nhũng, hai máy bay Su – 30 MK2 và CaSa - 12 của Quân chủng PK-KQ gặp nạn trên biển và việc Tập đoàn Formosa xả chất thải gây ô nhiễm ven biển miền Trung, đều được Đảng, Nhà nước chỉ đạo giải quyết kịp thời, công khai nguyên nhân của vụ việc để nhân dân cùng chia sẻ và cùng giải quyết. Mặc dù, Đảng, Nhà nước ta đã công khai minh bạch, chính xác, kịp thời về nguyên nhân của hai máy bay Su - 30 MK2 và CaSa - 12 của Quân chủng PK-KQ gặp nạn trên biển và việc Tập đoàn Formosa xả chất thải gây ô nhiễm ven biển miền Trung trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng. Mặc dù vậy, trong thời gian qua vẫn có không ít các đối tượng phản động, chống đối cực đoan đã tán phát nhiều bài viết có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc sự thật, chống lại Đảng, Nhà nước ta. Có những kẻ từ bỏ quê hương, từ bỏ đồng bào, từ bỏ Tổ quốc, đang sống lưu vong ở nước ngoài, sống bằng nghề  bồi bút lớn tiếng cho rằng  “ Những điều không thể hiểu nổi”? Phải chăng do ông ta cố ý hay do xa Tổ quốc thiếu thông tin hay lợi dụng vụ việc đó để cố tình vu khống cho Đảng, Nhà nước ta không dân chủ, không minh bạch, không giải trình một số vụ việc cho nhân dân biết...để tiếp tục bài ca không có gì xa lạ là “Đảng độc quyền lãnh đạo thì không có dân chủ”?
Lịch sử của xã hội loài người cho thấy có nhiều thuộc tính để đánh giá trình độ dân chủ của một chế độ xã hội, trong đó tính minh bạch và giải trình là một thuộc tính quan trọng. Trong thực hiện chế độ dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay rất chú trọng tính minh bạch, vì đó là sự thể hiện mối quan hệ giữa giai cấp công nhân cầm quyền thông qua vai trò lãnh đạo của chính Đảng, quản lý của Nhà nước với nhân dân. Không phải đến bây giờ mới xuất hiện tính minh bạch mà nó xuất hiện rất sớm, song nó cũng không phải là thuộc tính cố hữu của bất cứ xã hội nào, nhất là trong các xã hội người bóc lột người trước đây và kể cả trong xã hội tư bản chủ nghĩa hiện nay.
Theo tiếng Việt nên hiểu Minh bạch, xét dưới góc độ hành động là động từ, dùng để chỉ những hành động thể hiện sự rõ ràng, rành mạch trong bất cứ công việc nào. “Minh bạch - rõ ràng”; còn xét dưới tính chất của sự việc, trạng thái của hành động thì minh bạch còn là tính từ, trạng từ, với nguyên gốc của từng từ cụ thể có thể hiểu: minh là sáng; bạch là trắng; theo đó, minh bạch cũng được hiểu với tính chất là rõ ràng. Theo tiếng Việt phổ thông: “Minh bạch. Rõ ràng, rành mạch”. Những từ đồng nghĩa với minh bạch được thừa nhận là rành mạch, sáng tỏ; còn những từ trái nghĩa cùng được hiểu một cách thống nhất là: ám muội, bất minh, khuất tất, mờ ám. Tiếng Anh, còn có các từ: clear transparent với đồng nghĩa chỉ tính chất của sự việc, hành động là trong suốt, dễ hiểu, dễ nhận thấy rõ, minh bạch...
Giải trình, trước hết theo cách hiểu thông thường thì giải trìnhgiải thích, trình bày nhằm làm sáng rõ một vấn đề gì. Trong tiếng Anh cỏ từ: Explain với nghĩa là giải thích, thanh minh. Còn trong tiếng Việt, nghĩa của “Giải trình. Trình bày, giải thích, thuyết minh”... Như vậy, giải trình được hiểu với các từ nguyên nghĩa là trình bày, giải thích, nói rõ, thuyết minh, làm sáng rõ một vấn đề gì đó.
Thực tế diễn ra hai máy bay Su - 30 MK2 và CaSa - 12 của Quân chủng PK-KQ gặp nạn trên biển và việc Tập đoàn Formosa xả chất thải gây ô nhiễm ven biển miền Trung là điều mỗi người dân yêu nước không ai muốn để xảy ra. Đảng, Nhà nước ta, các cơ quan chức năng đã công khai minh bạch nguyên nhân vụ việc trên các phương tiện thông tin đại chúng, huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước để khắc phục hậu quả, hỗ trợ và chia sẻ những mất mát cho những quân nhân bị nạn, ngư dân miền Trung. Hiện nay các cơ quan chức năng từ Trung ương đến các địa phương tiếp tục kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của mỗi cấp, mỗi ngành để rút ra những bài học kinh nghiệm, không để tái diễn những vụ việc tương tự. Đại diện cho Tập đoàn Formosa xả chất thải gây ô nhiễm ven biển miền Trung đã xin lỗi Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân ta, cũng đã nhận rõ trách nhiệm của mình và xin bồi thường 500 triệu USD. Ngoài ra các tổ chức chính trị - xã hội, những nhà hảo tâm đã phát huy truyền thống dân tộc “thương người như thể thương thân” đã có nhiều hoạt động quyên góp tiền, gạo để giúp đỡ đông bào ven biển miền Trung và những quân nhân bị nạn.
 Đảng, Nhà nước ta có minh bạch và giải trình công khai những vụ việc đã xảy ra trên các phương tiện thông tin nên đã thu hút được sự quan tâm chia sẻ của đồng bào trong nước và ngoài nước; đồng thời đó cũng là một trong những minh chứng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang phát huy tối đa những thuộc tính dân chủ xã hội theo phương châm là của dân, do dân và vì dân mà thường gọi là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đây là một chế độ xã hội mà ý Đảng, lòng dân luôn phấn đấu hướng tới và nó khác về chất so với những xã hội còn có sự bóc lột người, đặc biệt là xã hội tư bản chủ nghĩa. Điều căn bản nhất quy định mức độ phát triển của các thuộc tính minh bạch và giải trình lại chính là sự phát triển của nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Song cùng với sự phát triển của kinh tế, nhu cầu đầu tiên của đời sống xã hội sẽ kéo theo những tập quán, thói quen về minh bạch và giải trình, đòi hỏi sự phát triển thích ứng và tương thích của hệ thống luật pháp. Luật pháp định hình và được thực thi một cách nghiêm minh, thường xuyên, liên tục lại là điều kiện để minh bạch và giải trình trở thành nếp sống và văn hóa luật pháp của chế độ xã hội đó. Mặc dù là độc Đảng nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn lắng nghe ý kiến của nhân dân và vì nhân dân, thường xuyên quan tâm công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng để thực sự vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; đáp ứng ngang tầm đòi hỏi của nhiệm vụ lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Đảng Cộng sản Việt Nam là một mẫu mực thực hành dân chủ trong sinh hoạt Đảng, lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đồng bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội để từng bước thực hiện mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh” ./.