Thứ Năm, 8 tháng 2, 2018

CHỈ CẦN KHÔNG CÓ THIÊN KIẾN, CHỈ CẦN GIỮ THÁI ĐỘ KHOA HỌC, LẬP TRƯỜNG KHÁCH QUAN LÀ CÓ THỂ NHẬN THỨC ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

Một số người mặc dù chưa bao giờ tiếp cận đến kho tàng tri thức đồ sộ của C.Mác, song vẫn mù quáng tuyên bố là C.Mác bỏ quên vấn đề quan trọng nhất của mọi vấn đề chính là con người. Song trên thực tế, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Khi các nhà kinh điển xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, về xã hội thì đã nghiên cứu, phân tích về con người hiện thực, về hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội.
Khi chúng ta đọc “Hệ tư tưởng Đức”, rõ ràng là C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến điều này: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi.
Chỉ cần không có thiên kiến, chỉ cần giữ thái độ khoa học, lập trường khách quan là có thể nhận thức được giá trị của chủ nghĩa Mác – Lênin
Một số người mặc dù chưa bao giờ tiếp cận đến kho tàng tri thức đồ sộ của C.Mác, song vẫn mù quáng tuyên bố là C.Mác bỏ quên vấn đề quan trọng nhất của mọi vấn đề chính là con người. Song trên thực tế, con người là điểm xuất phát và sự giải phóng con người là mục đích cao nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi các nhà kinh điển xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, về xã hội thì đã nghiên cứu, phân tích về con người hiện thực, về hoạt động thực tiễn của con người trong đời sống xã hội.
Khi chúng ta đọc “Hệ tư tưởng Đức”, rõ ràng là C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến điều này: “Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tùy tiện, không phải là giáo điều; đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện mà họ thấy có sẵn cũng như những điều kiện do hoạt động của chính họ tạo ra”.
C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 28 – 29. Các ông cho rằng lịch sử không phải lấy con người làm công cụ để đạt đến mục đích, mà con người sáng tạo ra lịch sử của mình, tạo ra hoàn cảnh hợp với bản chất của mình để phát triển, để hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Vì vậy thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì con người, đưa con người “từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do”, thực sự giải phóng con người, phát triển con người một cách toàn diện.
Có thể thấy rằng từ giai đoạn Phục Hưng, quan điểm lịch sử mang tính thần học đã bắt đầu chuyển sang quan điểm lịch sử mang tính nhân bản, tạo nên bước quá độ từ quan niệm thần thánh tạo ra lịch sử sang quan niệm con người tạo ra lịch sử.
Song C.Mác và Ph.Ăngghen không lấy quan điểm của chủ nghĩa nhân bản làm xuất phát điểm cho mình, hai ông đã không dừng lại ở việc trừu tượng hoá việc con người trở thành con người hiện thực, dừng lại ở tầng bậc ý chí, động cơ và hành vi cá nhân của con người, mà là thông qua hoạt động của con người, trong hoạt động của con người để tìm ra quy luật của lịch sử.
Những luận điểm khoa học mà C.Mác đưa ra là dựa trên nền tảng bình đẳng giữa người với người trong chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, với một xã hội mà nguyên tắc cơ bản là con người được tự do phát triển toàn diện bản thân mình. Những quan điểm này vẫn hoàn toàn phù hợp với xu hướng và trào lưu của thời đại ngày nay. Riêng đối với khoa học xã hội và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn là hòn đá tảng, là nguồn lực vô tận cho quá trình nghiên cứu.
Cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh thì chúng ta cần tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyệt đối tránh xu hướng xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, nhất thiết phải lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng.
Những lý luận căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin như chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lý luận giá trị lao động, học thuyết giá trị thặng dư, cách mạng XHCN, học thuyết chính đảng của giai cấp vô sản, học thuyết hình thái kinh tế xã hội... đã phản ánh quy luật phát triển của xã hội loài người, quy luật của CNTB và quy luật cầm quyền của chính đảng của giai cấp vô sản. Chỉ cần không có thiên kiến, chỉ cần giữ thái độ khoa học, lập trường khách quan là có thể nhận thức được giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng và sáng tạo. CNXH và CNCS là mục tiêu mà sớm muốn các dân tộc trên thế giới sẽ đi tới. Mục tiêu ấy không thể ngày một ngày hai hoàn thành được. Nó là kết quả của một quá trình đấu tranh lâu dài, trong đó có sự tham gia tích cực của các nhà lý luận mác xít dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chúng ta cần phải học tập, đi sâu phân tích, vận dụng sáng tạo và phát triển phương pháp, nguyên lý và những giá trị tinh tuý của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét