Ngày 14-8, báo điện tử ThmeyThmey của
Campuchia đăng bài viết nhận định Việt Nam đang trở thành điểm đến du lịch yêu
thích của khu vực với đà phát triển nhanh, thu hút sự tham gia của nhiều lĩnh
vực. Với tiêu đề “Việt Nam là điểm đến du lịch mới của Đông Nam Á”, báo điện tử
hàng đầu Campuchia hiện nay dẫn dữ liệu phân tích của Google Destination
Insights cho biết Việt Nam là điểm đến được tìm kiếm nhiều thứ 7 trong khoảng
thời gian từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay và là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á
lọt vào top 20 điểm đến được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới.
Thun Senghong, tác giả bài viết, khẳng định
thế mạnh của du lịch Việt Nam nằm ở cảnh quan đa dạng, trải dài từ vùng duyên
hải, đồng bằng, miền núi đến các đô thị sầm uất với đủ loại hình dịch vụ. Sức
hấp dẫn của du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây thể hiện qua lượng du
khách quốc tế đến quốc gia Đông Nam Á này. Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam,
trong 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đón hơn 5,5 triệu lượt khách quốc tế, nhiều
hơn tổng lượng khách quốc tế của cả năm 2022. Ngành du lịch Việt Nam đặt mục
tiêu đón 8 triệu lượt du khách trong năm 2023, nhưng dự báo số lượng khách có
thể lên đến 10 triệu lượt người.
Du lịch Việt Nam được biết đến chủ yếu thông
qua thông tin chia sẻ trên mạng xã hội và ảnh hưởng của các tập đoàn du lịch
lớn, giúp nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Theo ông Bobby
Nguyễn, việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, tính năng
quảng cáo trên Google và các kênh truyền thông khác là những phương tiện giới
thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới một cách nhanh chóng.
Chuyên gia Gary Bowerman tại công ty phân
tích du lịch có trụ sở ở Kuala Lumpur (Malaysia) cho biết những thay đổi về
chính sách thị thực của Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành du lịch. Lượng khách quốc tế
đến Việt Nam tăng dần kể từ tháng 6 năm nay. Theo ông, du khách đến Việt Nam
không chỉ để tìm một kỳ nghỉ. Đối với các du khách trẻ, đây là chuyến du lịch
nghỉ dưỡng nhằm mở ra cơ hội phát triển kinh doanh. Ông Max Lambert, chủ sở hữu
Fuse Hostels & Travel - một doanh nghiệp du lịch có trụ sở tại Hội An
(Quảng Nam), bày tỏ kỳ vọng vào một cú hích mới đến từ những thay đổi trong
chính sách thị thực của Việt Nam. Ba tháng qua, doanh nghiệp này ghi nhận lượng
khách quốc tế lưu trú tại các khách sạn tăng đáng kể. Số lượng đặt phòng đã trở
lại mức tương đương năm 2019.
Tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch,
vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự quyết tâm của Đảng, Nhà
nước ta trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với mục tiêu, phương châm, quan
điểm chỉ đạo cụ thể. Cuốn sách đã chỉ rõ những kết quả tích cực trong cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cùng với nỗ lực xây dựng Đảng và hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần củng cố niềm tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Những kết quả đó gắn liền với vai trò lãnh đạo, chỉ đạo
của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực; với các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực đã được khẳng định, phát huy hiệu quả trên thực tế, được cụ thể hóa,
thể chế hóa thành các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhiều cách làm
sáng tạo, khoa học, bài bản, chắc chắn đã trở thành những bài học kinh nghiệm
quý có thể xem là những đúc kết lý luận, định hướng cho hoạt động phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực.
Tuy nhiên, từ nhiều vụ việc sai phạm của cán bộ, đảng viên (cả
những cán bộ cấp cao, giữ cương vị quan trọng) từ Trung ương đến nhiều địa
phương cho thấy tính chất phức tạp, cam go của mặt trận này. Đặc biệt là từ vụ
án “chuyến bay giải cứu” vừa được xử gần đây, quá trình và các hành vi phạm tội
của những cán bộ có chức, có quyền đã gây phẫn nộ trong dư luận xã hội. Mặt
khác thêm một lần chỉ rõ: Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành
chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số
lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo
trá, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những “kẻ
thù hung ác”, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta…
Thiết nghĩ, từ ý nghĩa lý luận thực tiễn của tác phẩm, các cấp
ủy cần quán triệt, tiếp tục bổ sung cụ thể hóa thành những chương trình, kế
hoạch hành động và quyết tâm thực hiện. Đặc biệt, phát huy tinh thần tự phê
bình và phê bình của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng; đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất
là người đứng đầu, từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức tu dưỡng, rèn luyện, đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực tiễn.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhấn mạnh: Việc xử lý nghiêm
nhiều cán bộ, kể cả cán bộ cấp cao sai phạm, là điều không ai mong muốn, thậm
chí rất đau xót, rất đau lòng; nhưng vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh về
kỷ luật của Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, sự trong sạch, vững mạnh
và uy tín của Đảng, Nhà nước và ý nguyện của nhân dân, chúng ta phải làm, và
kiên quyết làm. Kỷ luật một vài người để cứu muôn người; và sẽ còn phải tiếp
tục làm quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới theo tinh thần Bác Hồ
đã dạy: “Cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây”.
Trong bối cảnh hiện nay, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần
nắm chắc hơn tình hình cán bộ, công chức, đảng viên thuộc diện mình quản lý;
phòng ngừa, ngăn chặn từ cơ sở những sai phạm đội ngũ cán bộ, công chức, đảng
viên. Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc. Cần luôn
quán triệt, thực hiện nghiêm tư tưởng chỉ đạo và quan điểm: “Nói đi đôi với
làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, và không chịu
sự tác động, sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào”.
(STT).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét