Thứ Tư, 18 tháng 4, 2018

KHÔNG PHẢI CÓ MỘT ĐẢNG LÃNH ĐẠO MÀ KHÔNG CÓ ĐƯỜNG LỐI LÃNH ĐẠO CÁCH MẠNG ĐÚNG ĐẮN

Hơn 70 năm qua, từ khi có chính quyền, nhân dân ta đang từng bước làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của chính bản thân mình. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua đã tạo ra thế và lực mới của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế; đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Nền kinh tế nước ta không ngừng phát triển. Nước ta đã thoát khỏi tình trạng nước nghèo kém phát triển. Nhân dân ta đang được sống trong hòa bình, không có bạo động, lật đổ, không có phe phái chém giết lẫn nhau. Dân chủ xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hoàn thiện. Người dân đang thực hiện quyền dân chủ thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp là tự mình lựa chọn đại biểu của mình qua các cuộc bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân, thông qua hình thức dân chủ đại diện là Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội để bày tỏ nguyện vọng và chính kiến của mình; để kiểm tra, giám sát hoạt động của Đảng và chính quyền, để phản biện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Việt Nam là nước được bạn bè quốc tế đánh giá cao về sự ổn định chính trị, được thừa nhận là nước thành công nhất trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo cho nhân dân. 
Có thể nói, Đảng ta, nhân dân, đất nước ta đang đi đúng con đường đã chọn. Thành quả của hơn 70 năm xây dựng và đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là không thể phủ nhận. Thực hiện đa nguyên tức là từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa. Vậy tại sao lại phải thực hiện đa nguyên, đi tìm kiếm con đường nào khác và liệu có con đường nào khác tốt hơn con đường mà dân tộc ta, nhân dân ta đã lựa chọn và đổ bao xương máu trong hơn 70 năm qua để xây dựng, giữ gìn. Vì sao phải lập thêm những đảng đối lập để rồi dân tộc, đất nước lại rơi vào cảnh "nồi da nấu thịt" chém giết lẫn nhau, tranh giành quyền lực lẫn nhau. Và liệu những đảng phái chính trị khác có đủ năng lực, tâm huyết để mang lại được độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân tốt hơn một đảng mà nhân ta đã tin tưởng, đi theo hơn tám chục năm qua, được nhân dân gọi là "Đảng ta" - một đảng đã và đang không ngừng phấn đấu cho cuộc sống hạnh phúc của nhân dân, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Lựa chọn con đường đi của mỗi dân tộc là một vấn đề hệ trọng, phải chính do dân tộc đó quyết định, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nước, không thể vay mượn, áp dụng một cách máy móc chế độ của nước này cho nước khác. Việt Nam không giống với Châu Âu, với phương Tây. Dân tộc Việt Nam đủ trí tuệ, bản lĩnh để vượt qua bao thăng trầm của lịch sử và giờ đây, chúng ta đủ bản lĩnh, trí tuệ để lựa chọn con đường đi cho mình, lựa chọn lãnh tụ của mình. Đối với Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội là nguyện vọng của dân tộc ta, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là sự ỉựa chọn của nhân dân ta. Thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tức là đi ngược lại nguyện vọng, ý chí của đại đa số nhân dân. Nếu thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, điều gì sẽ xảy ra.
Do thực chất của cái gọi là "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" là sự phân chia, tranh giành quyền lực của các lực lượng chính trị trong xã hội, vì vậy, thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, làm cho nhân tâm ly tán, đất nước hỗn loạn, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã dày công vun đắp; làm mất ổn định chính trị và như vậy nguồn lực của đất nước tất yếu sẽ chia năm xẻ bảy, nền kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng, nhân dân sẽ đói khổ thêm. Và đó là thời cơ cho các thế lực thù địch tấn công, lợi dụng.

Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tất yếu các đảng phái chính trị phải tìm các thủ đoạn để chèn ép lẫn nhau, tìm các thế lực bên ngoài để làm chỗ dựa. Ai dám chắc lại không xảy ra những liên minh chính trị với các nước khác để chống lại các lực lượng chính trị đối lập với mình và rồi có thể lại bị phụ thuộc vào thế lực bên ngoài để "cứu dân, cứu nước". Nhân dân ta đã trải qua gần 100 năm bị đô hộ, xâm lược của thực dân, đế quốc, đã từng chứng kiến cái gọi là "tự do, dân chủ", đã từng thấu hiểu cảnh đa nguyên, đa đảng "nồi da nấu thịt" của chế độ ngụy quyền, tay sai bán nước. Đã có biết bao xương máu của người dân vô tội đổ xuống để có được độc lập, tự do như hôm nay. Nguyện vọng lớn lao nhất của dân tộc ta, nhân dân ta là được yên ổn sống trong hòa bình, được chung tay, góp sức xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới ngày càng giàu đẹp, người dân có cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc hơn. Đó là một xã "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Và đất nước ta đang tiến gần đến mục tiêu đó. Vậy tại sao lại phải xới tung lên sự bình yên để rồi quyền lực, của cải và lòng dân lại được chia sẻ cho một số thế lực. Tại sao lại đổi hướng đi theo một con đường nào khác?. Mặc dù đất nước ta còn nghèo, nhân dân ta còn thiếu thốn, khó khăn nhưng nguyên nhân không phải là do chế độ một đảng hay một xã hội nhất nguyên. Thực tế lịch sử đã chứng kiến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô, Đông Âu cũng được bắt đầu từ trào lưu đòi đa nguyên, đa đảng, đòi hủy bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhìn lại lịch sử Liên xô và một số nước Đông Âu khác trước những năm 90 của thế kỷ XX, Liên xô đã từng là thành trì của cách mạng thế giới, người dân được tôn trọng, một đất nước thanh bình; tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, nhiều sản phẩm công nghiệp đứng hàng đầu thế giới,... Nhưng khi trào lưu đòi dân chủ, đòi đa nguyên, đa đảng phát triển, khi Đảng chủ trương nhận thức lại nguyên tắc tập trung dân chủ với trọng tâm tập trung vào dân chủ hóa vô nguyên tắc và thực hiện đa nguyên đã đẩy nhanh việc thực hiện tư hữu hóa ở Liên Xô, đẩy nhanh sự suy vong của Đảng Cộng sản Liên Xô. Với chủ trương đa nguyên chính trị, bề ngoài có vẻ là dân chủ và tự do tuyệt đối, nhưng bên trong thực chất là loại bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và đề cao tự do thống trị của chủ nghĩa tư bản. Từ chỗ chủ trương thực hiện đa nguyên chính trị đến từ bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, hậu quả là công cuộc cải tổ đã đi chệch hướng; Đảng Cộng sản Liên Xô mất vai trò lãnh đạo, thành quả của chủ nghĩa xã hội hơn 70 năm mà nhân dân Liên xô và một số nước Đông Âu xây dựng đã bị phá tan./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét