Rõ ràng hiện nay chủ nghĩa tư bản chiếm địa
vị chủ đạo trong quá trình toàn cầu hóa, song chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là công
cụ lý luận để chúng ta nhận thức những biến động mới của chủ nghĩa tư bản. Sau
khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở phương Tây, nhiều học giả trên thế giới đã phải
tìm đọc lại bộ Tư bản. Mặc dù không
có những dự báo cụ thể về những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, song C.Mác đã bàn đến
vấn đề cốt lõi, đó chính là mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản: Mâu thuẫn
giữa trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất ngày càng cao với chế độ chiếm hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Sự
ra đời của chủ nghĩa Mác – Lênin đã tạo ra sự phát triển mang tính bước ngoặt
trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Các phương diện triết học, kinh tế chính trị
học, chủ nghĩa xã hội khoa học trong chủ nghĩa Mác – Lênin có những đóng góp vô
cùng to lớn, thể hiện tập trung nhất ở tính khoa học của thế giới quan chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, của học thuyết về quy luật
vận hành và mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản. Dù đã 170 năm ra đời, song
đến nay vẫn chưa có một hệ thống học thuyết nào có thể so sánh với chủ nghĩa
Mác – Lênin.
Những
thay đổi tích cực trong nhiều thập kỷ qua của các nước tư bản không thể không
nhắc đến nguyên nhân từ sự phê phán của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy, học
giả người Anh Terry Eagleton trong cuốn sách tại sao C. Mác đúng đã nói chủ nghĩa
Mác giống như bác sĩ, khi mà cơ thể khỏe thì sẽ không để ý, song một khi chủ
nghĩa tư bản gặp vấn đề nghiêm trọng thì chủ nghĩa Mác lại phát huy tác dụng
phê phán vốn có của mình. Terry Eagleton nhấn mạnh chủ nghĩa tư bản càng ổn định
thì càng chứng minh những giá trị của chủ nghĩa Mác. Giá trị đó thể hiện ở bản
chất sáng tạo, mỗi khi đối diện với thực tiễn mới, vấn đề mới thì lại có năng lực
sáng tạo mới. Như vậy chính câu trả lời của học giả Terry Eagleton đã cho thấy
quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét