Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020

QUỐC PHÒNG TỐI ƯU CỦA VIỆT NAM LÀ KHÔNG PHẢI TIẾN HÀNH CHIẾN TRANH

Việt Nam là dân tộc yêu chuộng hòa bình, luôn coi trọng giữ vững ổn định bên trong và hòa hiếu, hữu nghị với các quốc gia, dân tộc khác để xây dựng và phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam, trong đó Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc, nhằm ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa và nền hòa bình bền vững mà không phải tiến hành chiến tranh. Đó là mục tiêu cơ bản, tối thượng của quốc phòng Việt Nam.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn “giữ nước từ khi nước chưa nguy”, “thái bình tu trí lực, vạn cổ cựu giang san”… đó là những tư tưởng cơ bản của các triều đại phong kiến Việt Nam, tạo nên truyền thống vẻ vang của dân tộc. Kế thừa truyền thống đó, quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã không ngừng phát triển tư duy, nhận thức về quốc phòng, nhất là thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Nếu như trước đây, tư duy, nhận thức của Đảng còn nặng về chuẩn bị và tiến hành chiến tranh, đánh thắng trong các cuộc chiến tranh, thì tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Đảng ta chỉ rõ: đất nước ta vừa có hòa bình, vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh nhiều mặt… đồng thời phải sẵn sàng đối phó với tình huống địch có thể gây chiến tranh xâm lược quy mô lớn. Trong quá trình đổi mới, Đảng đã từng bước phát triển tư duy, nhận thức về quốc phòng, biểu hiện rõ nhất là từ tư duy chủ yếu về đánh thắng trong các cuộc chiến tranh đến tư duy bảo vệ Tổ quốc là cơ bản. Trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc (Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX và khóa XI) Đảng ta khẳng định: bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa… giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Xây dựng “thế trận lòng dân”, tạo nền tảng vững chắc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa.
Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019, nêu rõ: chuẩn bị chu đáo mọi mặt, đồng bộ từ thời bình, sẵn sàng đánh thắng các hình thái chiến tranh xâm lược, đồng thời khẳng định: tích cực, chủ động ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong thời bình của quốc phòng Việt Nam, nhằm thực hiện chiến lược quốc phòng tối ưu là bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia - dân tộc mà không cần phải tiến hành chiến tranh. Để thực hiện được điều đó, chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp cơ bản, lâu dài trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, vì quốc phòng Việt Nam là quốc phòng toàn dân, không phải của riêng những người làm công tác quốc phòng. Bài viết xin trao đổi một số vấn đề sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với quốc phòng. Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng “thế trận lòng dân”, nền tảng chính trị, tinh thần là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp quốc phòng.
2. Kiên trì đường lối quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 
3. Tích cực hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng. 
4. Chủ động đấu tranh quốc phòng, ngăn ngừa các nguy cơ xung đột, chiến tranh.

2 nhận xét:

  1. Chúng ta yêu chuộng hòa bình, nhưng cũng sẵn sàng đứng lên, kiên quyết bảo vệ Tổ quốc khi có giặc ngoại xâm

    Trả lờiXóa