Xuyên
tạc, bôi đen lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, bôi nhọ lãnh tụ… là một thủ đoạn
quen thuộc của các phân tử cơ hội, chống phá cách mạng, trong đó có Le Nguyen (Dân
Làm Báo VN). Trong bài viết có tiêu đề: "Giải thiêng huyền thoại Hồ là đập
tan luận điệu bảo vệ tài sản Mao-Hồ", Le Nguyen cho rằng Chủ tịch Hồ Chí
Minh là người du nhập chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Mác-Lê vào Việt Nam;"là
cha đẻ của đảng cộng sản, của chế độ độc tài toàn trị Việt Nam, là ông tổ của
nghề giết người man rợ...". Đây là cách lập luận vu khống, xuyên tạc, bóp méo sự
thật, năng tính định kiến, hận thù của Le Nguyen mà bất kỳ
ai – dù những người dân bình thường nhất trên đất nước Việt Nam khi đọc đều có
thể phủ nhận.
Ở
Việt Nam đầu thế kỷ XX, cùng với sự xâm nhập ngày càng sâu của CNTB, cục diện
xã hội có nhiều chuyển biến sâu sắc. Điều đó đã kích thích những người yêu nước
Việt Nam từ bỏ con đường cứu nước theo kiểu phong kiến – "phò vua cứu nước",
để đi đến một đường lối mới giải phóng dân tộc khỏi kiếp nô lệ. Những hoạt động
sôi nổi của các sỹ phu yêu nước đã hình thành tư tưởng quân chủ lập hiến và cải
lương tư sản. Tuy mức độ khác nhau, nhưng cả hai khuynh hướng đó đều chưa đoạn
tuyệt với hệ ý thức phong kiến – thứ tư tưởng mang màu sắc dung hòa đó không thể
đáp ứng được mục tiêu của cách mạng Việt Nam lúc đó là độc lập dân tộc và đưa đất
nước phát triển tiến lên phù hợp với điều kiện mới. Sự thất bại của khuynh hướng
đấu tranh giành độc lập theo ngọn cờ của các sỹ phu yêu nước nổi tiếng như Phan
Bội Châu, Phan Chu Trinh… đã nói lên điều đó. Trong bối cảnh ấy, nhiều người Việt
Nam yêu nước, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, tiếp tục nung nấu tìm đường cứu nước.
Sau bao năm bôn ba hải ngoại, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã tiếp cận được chủ
nghĩa Mác – Lênin, mở ra một khuynh hướng hoàn toàn mới – giải quyết vấn đề dân
tộc theo ngọn cờ của giai cấp vô sản.
Như
vây, ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam là kết quả tất yếu quá
trình vận động khách quan của lịch sử dân tộc và nhân loại. Việc ra đi tìm đường
cứu nước và những hoạt động động truyền bá của chủ nghĩa Mác – Lênin của Nguyễn
Ái Quốc là sự khởi đầu tạo nên hợp lưu của dòng chảy ấy. Chúng ta biết rằng, ở
đầu thế kỷ XX, nếu Nguyễn Ái Quốc chưa tiếp cận được chủ nghĩa Mác – Lênin và
truyền bá nó vào Việt Nam, thì tất yếu ánh sáng cách mạng đó cũng sẽ đến với
dân tộc ta thông qua nhiều con đường khác ở thời điểm cận kề. Bởi từ những năm
20 của thế kỷ XX, Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với phát triển của chính chủ
nghĩa tư bản ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thì kẻ thù dù muốn "bưng
bít" nhưng cũng không thể lấy tay để che mặt trời. Ngọn cờ cách mạng vô sản
theo thời gian đã phấp phới tung bay gần như hầu khắp hành tinh của chúng ta.
Vì vậy, chưa cần bàn đến học thuyết Mác – Lênin có thích hợp với cách mạng Việt
Nam hay không thì cũng không ai có quyền phỉ bang vào hiện thực lịch sử, quy
cho Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là người có tội với lịch sử dân tộc, khi Nguyễn
Ái Quốc là người đầu tiên tiếp nhận và phất cao ngọn cờ giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản.
Việc
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam tự nó chưa nói lên sự trường tồn của
hệ tư tưởng đó đối với cách mạng nước ta. Vấn đề cốt tử là ở khả năng tỏa sáng,
chỉ đường, tính hấp dẫn, lôi cuốn của lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin với cả một
dân tộc đang vươn lên để giành độc lập, tự do. Sức sống của chủ nghĩa Mác –
Lênin không chỉ được khẳng định bằng sự thắng lợi thuộc về giai cấp công nhân
trong cuộc đua giành quyền lãnh đạo cách mạng mà chủ yếu được thể hiện ở kết quả
của sự nghiệp đấu tranh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Tròn 15 tuổi, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo nhân
dân ta làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám, khai sinh ra Nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á. Đó là thành quả cách mạng vĩ đại mà không một thế lực
nào có thể xuyên tạc được. Điều mà hiện nay các thế lực thù địch đang ra sức
bóp méo lịch sử là gán ghép cho Hồ Chí Minh và Đảng ta "tội" vận dụng
học thuyết đấu tranh giai cấp của Mác – Lênin đưa tới cảnh "nồi da nấu thịt"
trong suốt 30 năm (1945-1975). Thực ra, đây là sự "nhắm mắt làm ngơ"
hoặc "có mắt như mù" của những kẻ cố tình vu cáo. Bởi hầu hết trong số
những người lên tiếng ở chủ đề này đều sinh ra, lớn lên và đã chứng kiến, hoặc
từng tham gia một hoặc cả hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược. Do đó, học thừa hiểu rằng đâu là nguồn gốc và ai là thủ phạm gây ra
các cuộc chiến tranh đó.
Có
thể khẳng định rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có công lao to lớn trong việc
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. Những luận điệu của những kẻ như
Le Nguyen không chỉ xúc phạm đến người mà còn phỉ bang đến hàng triệu triệu người
dân yêu nước Việt Nam. Chúng ta cần phải lên án, đấu tranh bác bỏ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét