Chiến thắng
30-4-1975 là một sự kiện trọng đại có tầm ảnh hưởng quốc tế to lớn và tính thời
đại sâu sắc trong thế kỷ XX. Đó là thắng lợi của chính nghĩa trước bạo lực, cường
quyền; là biểu tượng sáng ngời về ý chí bất khuất, khát vọng hòa bình, tự do của
dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Đó là lịch sử, mà lịch sử chỉ hiện hữu sự
thật, không thế lực thù địch nào có thể xuyên tạc.
Chiến thắng
30-4 đã qua đi 43 năm. Nhưng ý nghĩa, giá trị to lớn của nó vẫn tồn tại mãi với
thời gian, nhất là đối với các dân tộc đã và đang nỗ lực đấu tranh vì sự tiến bộ,
văn minh, hạnh phúc.
Ca ngợi, đánh
giá tích cực đối với sự kiện này, luôn là chiều hướng chủ đạo, là điều được thế
giới quan tâm, thừa nhận trong suốt những năm qua. Nhưng nực cười thay, bên cạnh
sự đánh giá khách quan, trung thực đó, vẫn còn những tiếng nói lạc lõng cố tình
phủ định sự thật lịch sử với động cơ, mục đích đen tối, định kiến, thù địch.
Không những tìm cách cào bằng vai trò của các bên tham chiến, họ còn trắng trợn
ngụy biện, đổi trắng thay đen giữa kẻ đi xâm lược đã từng gây vô vàn tội ác cho
dân tộc Việt Nam với những người đã không tiếc máu xương hy sinh vì hòa bình, độc
lập, tự do và thống nhất đất nước.
Chiến tranh
đã lùi xa, sự phân định giữa chính nghĩa và phi nghĩa, giữa chiến thắng và thất
bại đã rõ ràng. Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược, đối tác toàn diện của
nhiều quốc gia; trong đó, có các quốc gia từng trực tiếp hoặc tham gia chiến
tranh xâm lược ngày đó, nay cùng hợp tác, phát triển. Thế nhưng, ở nơi này hay
nơi khác, trong một thiểu số nào đó, mỗi khi đến dịp 30-4, họ đều tìm cách khuấy
đảo lên sự thù hận với các lý lẽ, luận điệu hoàn toàn phi lý.
Gần đây, người
ta thường thấy không ít sự ngụy biện xung quanh vấn đề tính chất cuộc
chiến tranh. Sự can thiệp trắng trợn, vô nhân đạo của đế quốc Mỹ vào chủ quyền
của dân tộc Việt Nam được coi là một hành động để bảo vệ nền dân chủ. Những người
theo chân Mỹ chia cắt đất nước, tàn sát đồng bào mình được coi là một “sự lựa
chọn chính trị khác”, vì một “lý tưởng khác”. Còn có cả sự đặt điều lấp liếm
hành động xâm lược, rằng: miền Bắc xâm lược miền Nam hay cuộc chiến tranh ở Việt
Nam từ 1954 đến 1975 chỉ là nội chiến.
Có người vì
“thương xót” cho hàng triệu sinh linh đã ngã xuống trong chiến tranh còn cho rằng:
làm gì phải phát động chiến tranh, chỉ cần đợi đến lúc nào đó thực dân, đế quốc
rồi cũng phải trả lại chủ quyền đất nước, v.v. Thật lố bịch! Sự ngụy biện tùy
tiện, đổi trắng thay đen còn diễn ra ở một số người tự xưng là “có tâm với nước,
với dân”, tuy nhiên chân lý chỉ có một. Lịch sử và sự kiểm nghiệm lịch sử là
thước đo chân lý chuẩn xác nhất, bác bỏ mọi xuyên tạc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét