Phát
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, theo tinh thần Văn kiện Đại hội XII của
Đảng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách
mạng Việt Nam ,
là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đây vừa là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, nguồn sức mạnh, động lực
chủ yếu, nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho thắng lợi bền vững của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, phát huy dân chủ và sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc sẽ huy động được cao nhất mọi lực lượng của đất nước, tạo
nên động lực to lớn, quý báu bảo đảm cho dân tộc ta phát huy cao nhất sức mạnh
tổng hợp xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Cùng với giải quyết tốt quan hệ lợi ích, chỉ có thực hiện và phát huy
dân chủ xã hội chủ nghĩa mới tăng cường được đại đoàn kết toàn dân tộc. Bởi lẽ
muốn đoàn kết phải thực sự dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội, là nhu cầu khát vọng của nhân dân, là cơ
sở để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân trong
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy đại đoàn kết toàn dân tộc còn phải đề cao
chủ nghĩa yêu nước, truyền thống nhân nghĩa tương thân tương ái của dân tộc
Việt Nam, phát huy tinh thần tự lực tự cường, tự hào dân tộc, ý chí không chịu
mất nước không chịu làm nô lệ, không chịu đói nghèo, sánh vai cùng các dân tộc
khác trên con đường phát triển của thời đại.
Đại đoàn kết toàn dân tộc ở nước ta hiện nay đặt
trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng
lớp trí thức do Đảng ta lãnh đạo. Như vậy, lực lượng chủ lực, hạt nhân của đại
đoàn kết toàn dân tộc vẫn là nhân dân lao động, gồm công nhân, nông dân và trí
thức. Khối liên minh công nhân, nông dân, trí thức là cơ sở chính trị - xã hội
của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, để đại đoàn kết toàn dân tộc thực sự là động
lực, trước hết là phải chăm lo xây dựng, phát huy lực lượng nòng cốt của đại
đoàn kết toàn dân tộc. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với khối đại đoàn kết
toàn dân tộc bảo đảm tính chính trị của khối đại đoàn kết và làm cho đại đoàn
kết toàn dân tộc không ngừng được củng cố và tăng cường vững chắc, lâu bền,
không để cho các thế lực xấu lợi dụng thực hiện những mưu đồ đen tối. Tuy
nhiên, để thực hiện mục tiêu đó, Đảng cần phải đánh giá, dự báo một cách khách
quan tình hình thời cuộc, nhất là tình hình thế giới và trong nước cả thời cơ,
thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, ảnh hưởng trực tiếp đối với sự
nghiệp đổi mới, phát triển đất nước và phát huy sức mạnh tổng hợp để bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc trong giai đoạn cách
mạng mới./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét