Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

PHẢI CHĂNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN DO ĐIỀU CHỈNH THÍCH NGHI NÊN ƯU VIỆT HƠN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Đúng là không ai có thể phủ nhận một thực tế hiện nay là các nước tư bản chủ nghĩa phát triển do điều chỉnh thích nghi nên đã có được những thành tựu phát triển về kinh tế, khoa học công nghệ kéo theo những cải thiện nhất định về điều kiện sống của người dân. Nhưng đó mới chỉ là cách nhìn thực tại, phiến diện, không thấy đằng sau và phía trước của sự phát triển ấy là gỉ?
          Trước hết, cần nhìn nhận cho rõ những thành tựu đó do đâu mà có? Chủ nghĩa tư bản đã có nhiều trăm năm phát triển. Trên con đường phát triển của nó, bánh xe vận hành của chủ nghĩa tư bản đã lần đi trong ngập ngụa máu và nước mắt của nhân loại cần lao, thống khổ trên khắp các lục địa“Những nước tư bản hiện đại là kết quả của một lịch sử nô dịch, diệt chủng, bạo lực và bóc lột một cách ghê tởm”, đó là lời tự thú có tính chất phản tỉnh của một học giả tư sản là Terry Eagleton. Chỉ cần giở lại các trang lịch sử của nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý… sẽ thấy ngay những gì mà chế độ tư bản đã hành xử với đồng loại của mình. Những kẻ thực dân từ cựu lục địa châu Âu đã phá vỡ cuộc sống bình yên hàng nghìn năm của các bộ tộc người da đỏ, chiếm đoạt đất đai của họ bằng gươm, súng và cả sự tra tấn dã man, rùng rợn ngoài trí tưởng tượng, bằng cách lột da đầu.Như vậy của cải mà chủ nghĩa tư bản ở các nước tư bản phát triển có được chính là do cướp bóc mà có chứ không phải do bản thân nó tự làm ra.
          Từ những của cải cướp bóc được đó chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cho mình những điều kiện thuận lợi hơn để tiếp tục phát triển như điều kiện về vốn, về khoa học công nghệ, về trình độ quản lý, vì vậy hiện nay thoạt nhìn thì có thể thấy chủ nghĩa tư bản ở các nước phát triển có cao hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể và đi sâu phân tích kỹ lưỡng xã hội các nước tư bản này thì chúng ta lại thấy sự phát triển đó luôn là sự phát triển không cân đối. Chủ nghĩa tư bản chỉ quan tâm đến phát triển kinh tế mà quên đi các vấn đề xã hội, phát triển kinh tế không gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, điều này đúng với bản chất của nó. Chủ nghĩa tư bản càng áp dụng khoa học, công nghệ thì mức độ bóc lột người lao động càng cao, chủ nghĩa tư bản cho người lao động tham gia cổ phần của mình, tuy nhiên đó chỉ là chiêu bài mỵ dân để điều hòa mâu thuẫn. Nhìn nhận xã hội tư bản ở các nước phát triển hiện nay chúng ta thấy luôn luôn có sự bất ổn, tình trạng bạo lực, khủng bố thường xuyên xảy ra. Điều này ai cũng hiểu chính là do những mâu thuẫn vốn có của nó không được giải quyết mà ngày càng trở nên gay gắt.
          Một điểm nữa cũng cho ta thấy không phải tất cả chủ nghĩa tư bản thì đều phát triển mà ngoài các nước tư bản phát triển ra thì phần còn lại của thế giới tư bản cũng đều là các nước đang và chậm phát triển, thậm chí còn có những nước rất, rất kém phát triển. Vậy chủ nghĩa tư bản có ưu việt hơn chủ nghĩa xã hội không?
          Với các nước xã hội chủ nghĩa như chúng ta đã thấy, đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phát rất thấp, nhiều nước phải chịu sự áp bức bóc lột của chế độ thực dân, đế quốc trong một thời gian rất dài, đồng thời lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh khốc liệt, vì vậy khó khăn lại chồng chất khó khăn. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường không có sẵn mà phải mò mẫm, bên cạnh đó lại phải luôn đối phó với sự chống phá rất quyết liệt của các thế lự đế quốc phản động. Nhưng mặc dù phải đương đầu với muôn vàn khó khăn đó thành tựu mà chủ nghĩa xã hội đạt được là rất to lớn trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Thử hỏi nếu không có chủ nghĩa xã hội thì nhân loại sẽ đi đến đâu dưới gót giày tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, nếu không có chủ nghĩa xã hội thì thế giới này có được môi trường hòa bình phát triển không? Cho dù hiện nay chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống như trước đây, nhưng nhìn vào các nước xã hội chủ nghĩa còn lại không ai có thể phủ nhận được sự ổn định phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, ở các nước này luôn quan tâm phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội. Cũng ở các nước này quyền làm chủ của nhân dân mới được tôn trọng và phát huy đầy đủ. Chỉ như vậy thôi cũng đã thấy xã hội nào là ưu việt và ngược lại./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét