Thứ Năm, 23 tháng 1, 2020

ĐẢNG CÓ NHỮNG SÁCH LƯỢC LINH HOẠT, TỈNH TÁO GIẢI QUYẾT ĐIỂM NÓNG

Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, do những khó khăn từ điều kiện, hoàn cảnh của một đất nước vừa bị chiến tranh tàn phá, do những bỡ ngỡ, sai lầm trong việc quản lý kinh tế, áp dụng mô hình quản lý kinh tế cứng nhắc theo kế hoạch, tập trung, bao cấp khiến kinh tế nước ta dần suy thoái. Khó khăn lên đến đỉnh điểm tạo thành nguy cơ lớn khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu bị tan rã. Nguồn viện trợ từ Liên Xô và các nước XHCN đã không còn. Lúc ấy, tình hình thế giới đầy bất lợi, cộng với sự lao đao của kinh tế trong nước, đời sống người dân nhiều khó khăn, khiến các thế lực thù địch rêu rao rằng chế độ XHCN do Đảng lãnh đạo tại nước ta khó mà đứng vững được.
Thế nhưng, không giống như kết cục bi thảm của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã kịp thời đổi mới, với những quan điểm mới về kinh tế, như: Xóa bỏ cơ chế kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, cởi trói cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài... được cho là rất táo bạo vào thời điểm đó. Kinh tế dần ổn định, rồi Việt Nam dần trở thành nước có tốc độ phát triển kinh tế vào nhóm nhanh nhất thế giới. Từ chỗ bị bao vây cấm vận, chỉ liên kết kinh tế với khối các nước XHCN, Việt Nam đã chủ động mở cửa, hội nhập sâu với thế giới và cho tới nay đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới. Quan điểm Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới theo phương châm cùng có lợi đã được tích cực thực hiện. Không chỉ lĩnh vực kinh tế, Việt Nam còn mở rộng hợp tác với các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có cả những quốc gia trước đây từng gây chiến tranh ở Việt Nam, như: Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản...
Cùng với những điều chỉnh chiến lược đúng đắn trong quản lý kinh tế tạo ra thành tựu lớn, Đảng, Nhà nước ta cũng có những cách thức rất hiệu quả để tháo gỡ những điểm nóng về chính trị, an ninh, trật tự. Ví dụ, các vụ việc ở Tây Nguyên vào những năm 2001, 2004; vụ việc ở Mường Nhé năm 2011; vụ biểu tình phản đối Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014; giải quyết vụ ô nhiễm môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung do hoạt động của Formosa năm 2016... Như thế có thể thấy, Đảng ta luôn là đảng hành động, luôn có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt để lãnh đạo hệ thống chính trị, nhất là trong những thời điểm quyết định, có tính bước ngoặt để giữ ổn định tình hình.
Nền tảng kinh tế ổn định cùng với việc quan tâm, giải quyết hài hòa lợi ích của các giai cấp, thành phần trong xã hội khiến tình hình chính trị-xã hội ổn định. Việc mở rộng phạm vi dân chủ từ cơ sở lên các cấp cao hơn kéo theo nhiều thay đổi về cơ cấu thành phần kinh tế, làm thay đổi cả về các hình thức sở hữu, đặc biệt là vấn đề sở hữu tư nhân. Trong tất cả các mối quan hệ xã hội, quan hệ sở hữu là một trong những vấn đề cốt lõi nhất. Bởi lẽ, thứ nhất, quan hệ sở hữu phản ánh mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế, tức là chính sách của Nhà nước đối với hệ thống kinh tế. Thứ hai, sở hữu tư nhân thúc đẩy tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh và ở một mức độ nhất định, phát huy được tính sáng tạo của chủ sở hữu trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Việc thừa nhận quyền sở hữu tư nhân và tập thể (các doanh nghiệp cổ phần), về thực chất, là thực hiện việc mở rộng dân chủ, tạo ra sự đồng thuận không chỉ từ trên xuống dưới (chiều dọc) bằng những điều khoản quy định trong pháp luật, mà còn ở cả diện rộng các quan hệ xã hội (chiều rộng).
Cởi trói cho các thành phần kinh tế ngoài nhà nước không chỉ giúp giải phóng nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế để vượt qua khó khăn mà còn giảm những bức bối trong xã hội do cách quản lý kinh tế cũ, củng cố đồng thuận xã hội. Đồng thuận xã hội còn tác động tích cực tới sự phát triển tiếp theo của các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tất nhiên, đồng thuận xã hội chỉ là tương đối, còn sự vận động và phát triển đất nước là tuyệt đối. Và sự vận động đó gắn liền với việc giải quyết các mâu thuẫn xã hội, cùng hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2 nhận xét:

  1. Nhân dân Việt Nam rất tin tưởng vào Đảng CSVN

    Trả lờiXóa
  2. Nhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nên chúng ta mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay

    Trả lờiXóa