Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI HIỆN THỰC

Chủ nghĩa xã hội hiện thực ra đời từ nước Nga sau Cách mạng tháng Mười vĩ đại năm 1917, phát triển và thành Liên bang Xô viết năm 1922. CNXH hiện thực tiếp tục phát triển đến những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là 13 nước thuộc 3 châu lục (Châu Âu, châu Á, châu Mỹ Latinh).
Liên Xô sau 50 năm (1922 - 1972) sản lượng công nghiệp tăng 321 lần; thu nhập quốc dân tăng 112 lần; năm 1949 thử thành công bom nguyên tử, năm 1957 là nước đầu tiên phóng vệ tinh nhân tạo của trái đất thành công; năm 1961 đưa con người vào vũ trụ. Trong 13 nước XHCN có 4 nước được xếp vào 20 nước phát triển (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan). Các nước XHCN đều ưu tiên phát triển 4 lĩnh vực: việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục miễn phí; 4 đối tượng được ưu tiên: thế hệ trẻ, người già, phụ nữ và đồng bào các dân tộc thiểu số. Đó là sự thể hiện tính ưu việt của CNXH thời Xô viết không ai phủ nhận được. Liên Xô còn đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít với sự hi sinh to lớn về người (27 triệu/55 triệu người hi sinh) và của cải (3.200 xí nghiệp, 1.710 thành phố và 70.000 làng mạc bị phá hủy). Liên Xô và các nước XHCN đã ủng hộ mạnh mẽ trên tinh thần chủ nghĩa quốc tế vô sản phong trào giải phóng dân tộc, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân trong đó có Việt Nam.
Tổng kết 40 năm xây dựng CNXH (1917-1957), Hội nghị Đại biểu các Đảng cộng sản và công nhân các nước XHCN họp tại Moskva từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 01 năm 1957 ra Tuyên bố chung trong đó đã nêu ra 9 quy luật chung về xây dựng CNXH. Nam đề nghị bố sung quy luật đối với các nước lạc hậu về kinh tế đi lên CNXH - Quy luật công nghiệp XHCN. Chín quy luật đó là: 1/ Giai cấp công nhân lấy đảng Mác- Lênin làm hạt nhân, lãnh đạo quần chúng lao động để tiến hành cuộc cách mạng vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác và thành lập chuyên chính vô sản dưới hình thức này hay hình thức khác; 2/ Thành lập liên minh của GCCN với quần chúng cơ bản trong nông dân và các tầng lớp lao động khác; 3/ Thủ tiêu chế độ sở hữu TBCN và kiến lập chế độ sở hữu công cộng về những tư liệu sản xuất cơ bản; 4/ Cải tạo dần dần nông nghiệp theo CNXH; 5/ Phát triển kinh tế quốc dân một cách có kế hoạch để xây dựng CNXH và CNCS, để nâng cao mức sống của những người lao động; 6/ Thực hiện cách mạng XHCN trên các lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, đào tạo một tầng lớp trí thức đông đảo trung thành với GCCN, với nhân dân lao động, với sự nghiệp XHCN; 7/ Xóa bỏ mọi sự áp bức dân tộc, xây dựng sự bình đắng và tình hữu nghị anh em giữa các dân tộc; 8/ Bảo vệ những thành quả của CNXH, không để cho các kẻ thù bên ngoài và bên trong xâm phạm; 9/ Thực hành đoàn kết nhất trí giữa GCCN nước này với GCCN tất cả các nước khác, thực hành chủ nghĩa quốc tế vô sản.
9 quy luật đó là 9 nội dung cơ bản của khái niệm CNXH hiện đại tính đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, CNXH thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng cả về lý luận và hiện thực. Các nước XHCN tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới từ những năm cuối thập kỷ 70 đến những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX.
Cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu thất bại; cải cách của Trung Quốc, đổi mới ở Việt Nam, Lào, Cuba đạt kết quả.
Vì sao Liên Xô rộng lớn 22 triệu km2 (Chiếm 1/6 diện tích thế giới) với tài nguyên phong phú, 270 triệu dân trong đó có hàng triệu trí thức, nhiều nhà khoa học nối tiếng và một nền sản xuất hàng đầu thế giới lại thất bại trong cải tố. Câu trả lời là, trong quá trình cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô ngày càng xa rời hệ tư tưởng của GCCN - chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH khoa học làm cho Đảng Cộng sản Liên Xô bị biến chất; xa rời mục tiêu “Vì những người lao động” mà hơn nửa thế kỷ chế độ XHCN ở Liên Xô đã đạt được, chế độ XHCN ở Liên Xô bị biến chất. Tóm lại, thất bại của chế độ XHCN ở Liên Xô bắt nguồn từ sai lầm cơ bản của Đảng Cộng sản Liên Xô khi đường lối cải tổ hướng về CNTB.

2 nhận xét:

  1. Nội dung này rất hay, tôi rất thích, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa
  2. Những thành công của Chủ nghĩa xã hội hiện thực là đáng khâm phục

    Trả lờiXóa