Thứ Năm, 16 tháng 1, 2020

MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Từ thực tiễn và lý luận có thể rút ra một số nội dung của chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới như sau:
a/ Trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, mỗi nước XHCN đều nêu ra phương hướng xây dựng CNXH phù hợp với điều kiện nước mình, hình thành khái niệm CNXH đặc sắc Trung Quốc, CNXH đổi mới ở Việt Nam.
b/ Kiên định mục tiêu là CNXH, CNCS. Ở Việt Nam mục tiêu đó là độc lập dân tộc và CNXH, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, tiến tới CNCS văn minh.
c/ Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng. Ở Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
d/ Xây dựng Nhà nước XHCN theo hướng Nhà nước pháp quyền XHCN. Ở Việt Nam là xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo.
e/ Phát triển nền kinh tế thị trường, ở Trung Quốc là kinh tế thị trường XHCN; ở Việt Nam là kinh tế thị trường định hướng XHCN.
g/ Giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững chế độ XHCN trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
h/ Xác định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của Đảng cộng sản cầm quyền. Ở Việt Nam, những nội dung trên được thể hiện rõ trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH 1991 và Cương lĩnh 1991 (bổ sung, phát triển năm 2011); trong Điều 4, Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2013.

2 nhận xét: