Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

CƠ CHẾ NHẤT NGUYÊN CHÍNH TRỊ CÓ TẠO NÊN “CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ CỘNG SẢN PHI NHÂN QUYỀN”

Tính nhất nguyên chính trị là đặc trưng cơ bản, vốn có và là thuộc tính bản chất của hệ thng chính trị nước ta ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay. Trong giai đoạn đầu của hệ thng chính trị dân chủ nhân dân, do điều kiện lịch sử, để đối phó thù trong giặc ngoài, thực hiện sách lược nhân nhượng có nguvên tắc, chúng ta đã chấp nhận sự tham gia của một s đảng phái chính trị vào hệ thng chính trị, nhưng Đảng ta vẫn giữ vai trò lãnh đạo. Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ. Trong hệ thng chính trị c ta có sự tham gia của Đảng Dân ch và Đảng Xã hội, nhưng cả hai đảng này đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Như vậy, do điều kiện lịch sử cụ thể, hệ thng chính trị ở nước ta luôn luôn mang tính nhất nguyên về chính trị.

Hiện nay, có những luận điểm cho rằng: cơ chế nhất nguyên chính trị ở nước ta làm cho “dân chủ bị bóp nghẹt”, tạo nên “chế độ chuyên chế cộng sản phi nhân quyền”, vì vậy cần thực hiện chế độ đa đảng để có dân chủ, tự do hơn?!. Lại có những thế lực đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp nước ta vì cho rằng điều đó cản trở việc thực hiện quyền dân chủ?!.

Xuất phát từ việc phân tích một cách khách quan tình hình cụ thể nước ta hiện nay, chúng ta vừa không chấp nhận chế độ đa nguyên về chính trị. vừa không chủ trương thiết lập tr lại chế độ đa đảng. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đn phù hợp vi đòi hỏi của hiện thực khách quan, đảm bảo sự ổn định chính trị, ổn định xã hội và sự phát triển của đất nưc theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc thiết lập trở lại chế độ đa đảng cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận cơ chế đa nguyên chính trị và đó sẽ thực sự là thảm hoạ của đất nước. Vì vậy, giữ vững và tăng cường tính nhất nguyên trong đổi mới hệ thng chính trị là nguyên tắc bất di, bất dịch cần được nhận thức sâu sắc và thực thi.

Lý luận và thực tiễn đều minh chứng rằng tính nhất nguvên chính trị của hệ thống chính trị nước ta hoàn toàn không đồng nghĩa vi hiện thân của chế độ chuyên chế, mất dân chủ, phản nhân quyền và không phải cứ thực hiện đa đảng thì sẽ dân chủ, tự do hơn. Trái lại, trong điều kiện khách quan cụ th của nước ta thì giữ vững và tăng cường tính nhất nguyên của hệ thống chính trị là điều kiện cốt yếu để giữ vững độc lập dân tộc và đảm bảo quyền lực thực tế, quyền làm chủ thực sự của nhân dân Việt Nam. Đảng không chỉ là sự phản ánh khách quan tương quan lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta hiện nay, phản ánh yêu cầu khách quan sự kế thừa và phát triển truyền thống chính trị ở nước ta, sự nối tiếp tất yếu của quá trình hình thành và phát triển các đảng phái chính trị ở nước ta mà còn là sự phản ánh khách quan khả năng và thực thi đúng đắn ý chí, lợi ích cơ bản của nhân dân Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét