Một là, ra sức tuyên truyền, quán triệt quan điểm, chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch cho toàn dân. Đây
là giải pháp đầu tiên, rất quan trọng. Chỉ trên cơ sở nâng cao nhận
thức, tư tưởng của cả hệ thống chính trị, của toàn dân mà trực tiếp là của đồng
bào các dân tộc, tôn giáo về các nội dung trên, thì chúng ta mới thực hiện tốt
chính sách dân tộc, tôn giáo, vô hiệu hoá được sự lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn
giáo của các thế lực thù địch.
Hai là, tăng cường xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn
định chính trị- xã hội. Đây là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm nâng cao nội lực, tạo nên sức đề kháng trước mọi âm mưu thủ đoạn nham hiểm
của kẻ thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công - nông - trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Thực hiện đại đoàn kết phải rộng rãi, lâu dài. Mở rộng, da dạng
hoá các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn
thể nhân dân. Kiên quyết đấu tranh loại trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết
dân tộc.
Ba là, chăm lo nâng cao
đời sống vật chất tinh thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo. Đây
cũng là một trong những giải pháp quan trọng, xét đến cùng có ý nghĩa nền tảng
để vô hiệu hoá sự lợi dụng của kẻ thù. Khi đời sống vật chất, tinh thần được
nâng cao, đồng bào sẽ đoàn kết, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt
quyền lợi, nghĩa vụ công dân thì không kẻ thù nào có thể lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.
Bốn là, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị; của những
người có uy tín trong các dân tộc, tôn giáo tham gia vào phòng chống sự lợi
dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù
địch. Tích cực xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc,
vùng tôn giáo. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng
đội ngũ cán bộ cả cán bộ lãnh đạo quản lí và cán bộ chuyên môn kĩ thuật, giáo
viên là người dân tộc thiểu số, người có tôn giáo Bởi đây là đội ngũ cán bộ sở
tại có rất nhiều lợi thế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo. Đổi mới
công tác dân vận vùng dân tộc, tôn giáo theo phương châm: chân thành, tích cực,
thận trọng, kiên trì, vững chắc; sử dụng nhiều phương pháp phù hợp với đặc thù
từng dân tộc, từng tôn giáo.
Năm là, chủ động đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại
mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế
lực thù địch; kịp thời giải quyết tốt các điểm nóng. Cần thường
xuyên vạch trần bộ mặt phản động của kẻ thù để nhân dân nhận rõ và không bị lừa
bịp. Đồng thời, vận động, bảo vệ đồng bào các dân tộc, tôn giáo để đồng bào tự
vạch mặt bọn xấu cùng những thủ đoạn xảo trá của chúng. Phát huy vai trò của
các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét