Vai trò chủ thể của
nông dân cần được hiểu đầy đủ ở tầm cao ý nghĩa và vai trò trọng yếu tham gia
quyết định đối với sự phát triển của đất nước, phát triển nông nghiệp nông
thôn; ở việc phát triển nông dân phải là mục tiêu quy tụ của phát triển nông
nghiệp - nông thôn, rộng hơn cũng là một mục tiêu trọng yếu của quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; không thể nhìn vai trò chủ thể của nông dân
chủ yếu chỉ ở vai trò lực lượng lao động trung tâm, chủ yếu trong phát triển
nông nghiệp - nông thôn.
Vai trò chủ thể của
nông dân phải được thể hiện đầy đủ trong các quan hệ: quan hệ pháp luật, quan hệ
kinh tế, quan hệ chính trị - xã hội… với các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi
ích được luật pháp chế định với tư cách là một chủ thể. Như vậy, với tư cách là
cá nhân, hay tổ chức của người nông dân, vai trò chủ thể của nông dân đều phải
được xác định rõ: là chủ thể quan hệ pháp luật, chủ thể quan hệ kinh tế
(trọng tâm là chủ thể quan hệ sở hữu), chủ thể quan hệ chính trị (thành viên của
Hội Nông dân trong hệ thống chính trị, là công dân), chủ thể trong quan hệ xã hội
(trong gia đình, trong cộng đồng làng xã), chủ thể trong quan hệ nghề nghiệp
(tham gia các hội nghề nghiệp). Để nông dân thực hiện có hiệu quả vai trò chủ
thể của mình, thì cần phải đảm bảo đầy đủ, đồng bộ các điều kiện sau: i) -
Cơ sở kinh tế; ii) - Cơ sở chính trị - xã hội; iii) - Cơ sở pháp lý; iv) - Năng
lực thực thi vai trò chủ thể; v) - Thể chế, cơ chế thực thi vai trò chủ thể.
Việc xây dựng và đảm bảo
các cơ sở kinh tế, cơ sở chính trị - xã hội, cơ sở pháp lý là rất quan trọng;
tuy nhiên nâng cao năng lực thực thi vai trò chủ thể của nông dân và hoàn thiện
thể chế, cơ chế thực thi sẽ đóng vai trò quyết định để hiện thực hóa vai trò chủ
thể của nông dân trong thực tiễn; trong đó năng lực thực thi vai trò chủ thể
trong kinh tế của nông dân đóng vai trò then chốt.
Do đặc điểm của phát
triển nền nông nghiệp và phát triển xã hội nông thôn, mà vai trò chủ thể của
nông dân không chỉ được thể hiện ở từng cá nhân người nông dân, hộ nông dân, mà
còn được thể hiện đậm nét trong quan hệ hữu cơ với vai trò chủ thể của các hình
thức kinh tế tập thể, hợp tác xã, các doanh nghiệp trong nông nghiệp; trong
quan hệ với các chủ thể sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp và dịch
vụ. Đồng thời, vai trò chủ thể của nông dân còn được thể hiện ở sự phát triển của
các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư làng, xã, dòng họ…
Trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế, một
mặt tạo ra những tiền đề, điều kiện mới cho việc phát huy vai trò chủ thể của hộ
nông dân; mặt khác, lại đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao năng lực chủ thể của
nông dân ở tất các các cấp độ và phương diện. Như vậy, vai trò chủ thể của
nông dân phải được nhìn theo quan điểm phát triển, gắn với quá trình hiện đại
hóa đất nước; phải được thể hiện ở các mục tiêu phát triển: là chủ thể xây
dựng và hưởng thụ cuộc sống văn minh, hạnh phúc ở nông thôn; là chủ thể phát
triển nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng, hiệu quả cao và xây dựng nông thôn
mới; là chủ thể xây dựng, bảo vệ và phát huy các giá trị con người, giá trị văn
hóa, giá trị xã hội tốt đẹp đặc trưng của nông thôn Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét