Đại hội XIII chỉ rõ:
các tổ chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết
những vấn đề phát sinh giữa các thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các
thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác; cung cấp dịch vụ hỗ trợ
cho các thành viên; phản anh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân
dân với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước,
giám sát các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi
pháp luật. Để đảm bảo sự phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng
xã hội, Đại hội XIII nêu rõ sự cần thiết nhận thức và bảo đảm định hướng xã hội
chủ nghĩa trong chính sách xã hội. Coi đây là phương thức để đảm bảo mối quan hệ
nhà nước và xã hội thích hợp với điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng
xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã hội, nhất là phức lợi xã hội, an
sinh xã hội, an ninh con người. Triền khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu kinh
tế, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường, trên cơ sở đó, đổi mới phân bổ nguồn
lực hợp lý để nâng cao hiệu quả phát triển xã hội. Xây dựng và thực hiện đồng bộ
thể chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài
hòa.
Trên cơ sở dự báo đúng
xu hướng biến đổi cơ cấu, xã hội ở nước ta trong những năm tới, xây dựng
các chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp, giải quyết hài hòa
các quan hệ xã hội, kiểm soát phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các
rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Gắn chính sách phát triển kinh tế
với chính sách xã hội, quan tâm lĩnh vực công tác xã hội, nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân. Đổi mới cơ chế, huy động phân bổ và đa dạng hóa các nguồn
lực thực hiện chính sách xã hội phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp
dân cư, nhóm xã hội, nhất là với lao động khu vực phi chính thức. Hoàn thiện và
thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực
của Nhà nước và xã hội, đảm bảo người có công và gia đình có mức sống từ trung
bình khá trở lên trong các địa bàn cư trú. Cân đối ngân sách để tiếp tục thực
hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công, giải quyết căn
bản chính sách đối với người có công; nâng cấp các công trình “đền ơn, đáp
nghĩa”. Cải cách chính sách tiền lương theo hướng gắn với sự thay đổi của giá cả
sức lao động trên thị trường, tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc
độ tăng năng suất lao động, bảo đảm nguyên tắc phân phối theo lao động, tạo động
lực nâng cao năng suất và hiệu quả. Chú trọng nâng cao phúc lợi xã hội, an sinh
xã hội, cố gắng đảm bảo những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở,
đi lại, giáo dục, y tế, việc làm.
Cùng với đó, việc phát
triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các
chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ
giúp các nhóm xã hội yếu thế cũng được đề cập như là phương thức để giải quyết
tốt hơn mối quan hệ nhà nước và xã hội. Cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng
dựa trên nguyên tắc đóng – hưởng, chia sẻ - bền vững. Triển khai đồng bộ các biện
pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ
cơ bản. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, triển khai có hiệu quả
chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2020- 2030, thu hẹp khoảng cách giàu – nghèo giữa các vùng, miền,
dân tộc. Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển, tập
dụng và phát huy lợi thế thời kỳ dân số vàng, đồng thời chuẩn bị điều kiện
thích ứng với già hóa dân số, nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả
các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức
khỏe, tầm vóc người Việt Nam, bảo đảm toàn dân đều được quản lý, bảo vệ, chăm
sóc sức khỏ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em. Đổi mới cơ chế tài chính
y tế, hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế. Nâng cao chất lượng khám
chữa bệnh, khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện, phát triển hình thức khám chữa
bệnh trực tuyến. Nần cao năng lực chủ động phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới
toàn diện hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng. Thực hiện đúng hướng, hiệu quả
xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; bảo đảm bình đẳng giữa y tế nhà nước và y tế
ngoài nhà nước; xây dựng, phát triển mô hình bác sĩ gia đình; phát triển mạnh
ngành công nghiệp dược và thiết bị y tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét