Kỷ niệm 93 năm ngày thành
lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) và 10 năm thành lập Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực (1/2/2013 -1/2/2023), sáng 2/2,
tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương và Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững
mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cuốn sách được kết cấu làm 3 phần với hơn
600 trang và có 111 bức ảnh, trong đó có những bức ảnh lần đầu tiên được công bố
với các tiêu đề của các phần: “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam”; “Nhất quán phương châm:
Phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực từ sớm, từ xa, cả ngọn lẫn gốc” và “trên dưới đồng
lòng, dọc ngang thông suốt”. Cuốn sách là tài liệu rất giá trị cả về mặt lý luận
và thực tiễn, có thể nói, đây là cuốn “cẩm nang” về công tác đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta. Qua cuốn sách này bạn đọc trong và ngoài
nước hiểu rõ hơn về chủ trương, đường lối và quyết tâm của Đảng, Nhà nước ta
trong phòng, chống “giặc nội xâm”, ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm tham nhũng,
tiêu cực. Đây là một cuộc chiến không tiếng súng nhưng vô cùng quyết liệt, cam
go.
Tuy nhiên cuốn sách lại
như cái gai trong mắt các thành phần bất mãn chống phá, thế lực thù địch, các
con buôn chính trị. Ngay khi cuốn sách ra đời chúng đã cố tình xuyên tạc, chống
phá bằng các luận điệu hết sức thô thiển, độc hại. Chúng cho rằng việc xuất bản
cuốn sách là để “đánh bóng tên tuổi của Tổng Bí thư”, rồi là “cuốn sách không hề
có ý nghĩa, là mang tính mị hoặc quần chúng nhân dân”, rằng là “phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức và không thể
thành công nếu không thay đổi thể chế chính trị, chấp nhận đa nguyên, đa đảng”
…
Một thành phần có tên Cát
Tường của Việt Nam Thời báo (VNTB) lại xuyên tạc trên mạng xã hội rằng: “Chống
tham nhũng bằng “sách” là sự thất bại của luật pháp?”. Để minh họa cho luận điệu
này, Cát Tường đã bày trò dẫn lời một cựu biên tập viên “ma” được cho là từng
làm việc ở Nhà Xuất bản Công an nhân dân, rằng: “Tôi cho rằng khi Đảng đã yêu cầu
sửa đổi luật pháp về phòng, chống tham nhũng, thì chuyện giờ đây Đảng lại yêu cầu
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải đọc sách viết về quan điểm phòng, chống
tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để biết cách phòng, chống tham
nhũng như lời của ông Nguyễn Thái Học - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, nếu
đó không phải là việc nịnh nọt ông Tổng bí thư của cá nhân ông Học, thì đây sẽ
là một thất bại trong quản trị quốc gia, khi pháp luật được đứng sau các quan
điểm chưa được kiểm chứng của một cá nhân”.
Có thể khẳng định đây là
một luận điểm xuyên tạc không thể chấp nhận. Chúng ta đều biết Luật Phòng, chống
tham nhũng 2018 là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2018 bởi Quốc hội
Việt Nam khóa XIV đã đặt ra toàn bộ quy định về phòng ngừa, phát hiện tham
nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này, theo
đó cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng không hề “đứng trên” hay “thay thế” Luật Phòng, chống
tham nhũng 2018 như Cát Tường rêu rao, xuyên tạc.
Cuốn sách của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn “góp phần quan trọng làm phong phú
giá trị lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng cầm quyền trong bối cảnh tình
hình thế giới đang có nhiều diễn biến nhanh, khó lường và các thế lực thù địch
đang ráo riết đẩy mạnh tấn công hệ tư tưởng cộng sản ở lĩnh vực tư tưởng”. Và
“cuốn sách góp phần tạo nên sự thống nhất trong Đảng và sự đoàn kết xã hội,
tăng thêm niềm tin của nhân dân với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiêu
cực do Đảng phát động và tiến hành”. Vì thế cuốn sách này không thể là: “quan
điểm chưa được kiểm chứng của một cá nhân” như cách suy diễn của Cát Tường, mà
chính cuốn sách giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về ý
nghĩa mục đích, tầm quan trọng của cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu
cực. Thông qua cuốn sách chúng ta có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi mà Tổng
Bí thư đã đặt ra ngay từ đầu cuốn sách: “Vì sao chúng ta phải kiên quyết, kiên
trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực?”. Cuốn sách đã trả lời bốn câu
hỏi lớn: Bản chất, biểu hiện của tham nhũng, tiêu cực là gì? Vì sao phải kiên định,
kiên quyết, kiên trì phòng, chống tham nhũng, tiêu cực? Muốn chống phải làm gì,
làm như thế nào? Chúng ta đã làm được gì và sắp tới phải làm như thế nào?
Chúng ta trân trọng những
gì mà Tổng Bí thư với 55 tuổi Đảng đã gửi gắm trong nội dung cuốn sách, đó là sự
nhất quán giữa nói và làm, sự kiên trì, đấu tranh không ngừng nghỉ; sự thống nhất
giữa những quan điểm, chủ trương, ý chí đã nung nấu nhiều năm, hành động quyết
liệt trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực để xây dựng, chỉnh đốn Đảng ngày
càng trong sạch, vững mạnh. Toàn thể đảng viên và quần chúng nhân dân vui mừng
đón nhận sự ra đời của cuốn sách, nó giúp mọi người dân Việt Nam yêu nước vững
tin và sáng suốt trên con đường cách mạng XHCN của Việt Nam mà chúng ta đã chọn.
Chúng ta càng thêm tự hào có Tổng Bí thư, người học trò vĩ đại của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Người sẽ tiếp tục lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đi theo
kim chỉ nam “sắp tới chúng ta phải làm gì” để hoàn thành thắng lợi cuộc chiến đấu
cam go gian khổ với “giặc nội xâm” với chiến dịch “đốt lò”, đồng thời đập tan mọi
âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị luôn gây rối, chống
phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta mà Cát Tường là ví dụ tiêu biểu.
Theo: Đinh Trọng Cường
Chúng ta phải nhận diện được âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, chỉ rõ những phương thức chống phá của chúng; đồng thời nâng cao sức đề kháng cho cán bộ đảng viên và người dân để chống lại luận điệu xuyên tạc của chúng.
Trả lờiXóa