Đến nay, Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời đã 93 năm, lãnh đạo đất nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức
và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, trên nhiều
diễn đàn, các thế lực thù địch, phản động vẫn “nhắm mắt làm ngơ” và cố tình cho
rằng: “Chế độ một đảng khiến Việt Nam rơi vào trì trệ kéo dài nhiều năm”(?!) Do
đó, cần nhận diện đúng bản chất của luận điệu xuyên tạc tráo trở này và có những
luận cứ đấu tranh phản bác xác đáng.
Nhận diện
Thời gian qua, trên nhiều
diễn đàn khác nhau, các thế lực thù địch luôn rêu rao rằng hiện nay Việt Nam vẫn
còn là một nước chậm phát triển. Một trong những nguyên nhân là do “Đảng đã hết
vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng để lãnh đạo đất nước” (?!). Ngoài ra,
chúng còn vu cáo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam tuy có đạt được một số kết quả
trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng hiện đường lối lãnh đạo của
Đảng đã không còn phù hợp nữa, đường lối đổi mới của Việt Nam là “sự chắp vá kiểu
đầu Ngô mình Sở” nên không thể có thành công được (?!).
Ở góc độ khác, có thế lực
còn khoét sâu vào những hạn chế, khuyết điểm của Việt Nam trong thời gian qua, nhất
là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
cán bộ, đảng viên để công kích Đảng ta, đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quyền lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng.
Luận điệu của chúng là: “Tình trạng khủng hoảng và đói nghèo ở Việt Nam hoàn
toàn là hệ quả của chính sách cai trị độc tài dựa theo chủ nghĩa Mác - Lênin mà
Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt trên đất nước Việt Nam”(?!). Đây là một sự cáo buộc
có tính suy diễn, quy chụp trắng trợn nhằm mục tiêu chống phá Đảng và chế độ
ta.
Trong những dịp Đảng, Quốc
hội xin ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân về dự thảo các văn kiện, nghị quyết,
luật…, các hoạt động chống phá lại càng quyết liệt và tinh vi hơn. Dưới hình thức
“Thư ngỏ”, nhiều thế lực thù địch bao gồm các lực lượng phản động ở nước ngoài,
các phần tử cơ hội chính trị trong nước đã gửi “tâm thư” kêu gọi Đảng ta phải
thay đổi để “cứu vớt” đất nước. Thực chất của những luận điệu trên là nhằm xỏa
bỏ chế độ một đảng duy nhất lãnh đạo của Việt Nam với lý lẽ “Từ bỏ độc quyền
lãnh đạo là vấn đề căn bản vì đó là then chốt của một chế độ dân chủ”; đòi “đa
nguyên chính trị”, “đa đảng đối lập”. Sâu xa hơn, các thế lực thù địch còn muốn
Việt Nam phải từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đi theo sự sắp đặt của
các nước phương Tây, tạo ra các mối hằn thù với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại.
Lập luận của chúng là: “Đánh đổi chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo lấy sự cam kết của một số cường quốc phương Tây, làm đối trọng với
Trung Quốc”(?!).
Những luận điệu xuyên tạc
chế độ một đảng lãnh đạo duy nhất của Việt Nam là mũi dùi chống phá trực diện,
tấn công vào vấn đề có tính căn cốt trong nền tảng tư tưởng của Đảng. Mục tiêu
của các thế lực là nhằm xóa bỏ chế độ một đảng duy nhất lãnh đạo, thực hiện chế
độ đa đảng lãnh đạo, đa nguyên chính trị nhằm hướng lái sự phát triển của Việt
Nam theo quỹ đạo khác. Đây là một thủ đoạn chống phá rất nguy hiểm vì có liên
quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ nên cần phải có luận cứ đấu
tranh xác đáng, thuyết phục nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, bồi đắp
lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Luận cứ đấu tranh
Sau hơn 35 năm đổi mới, mặc
dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng Việt Nam đã đạt được những thành tựu to
lớn và có ý nghĩa lịch sử khiến cho cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của
nước ta ngày càng được củng cố và nâng cao. Đánh giá về những thành tựu này, Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng khẳng định: “việc thực hiện đường lối đổi mới
đã đem lại những chuyển biến rõ rệt, hết sức sâu sắc và tích cực ở Việt Nam:
kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường; nghèo đói giảm nhanh,
liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết;
chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm; đối ngoại và hội
nhập quốc tế ngày càng được mở rộng; thế và lực của quốc gia được tăng cường;
niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được củng cố”. Những thành tựu
đó chính là bằng chứng giàu sức thuyết phục để khẳng định nhờ đường lối lãnh đạo
đúng đắn, nhờ chế độ chính trị phù hợp mà Việt Nam không những giải quyết được
khủng hoảng toàn diện mà còn đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các
lĩnh vực, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; gia
tăng niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ.
Những thành tựu đó không
phải tự nhiên mà có và cũng không phải dễ dàng có được. Đó chính là kết quả của
quá trình nhận thức về tính tất yếu của đổi mới đất nước, đồng thời xuất phát từ
sự thôi thúc của bản thân Đảng ta với mong muốn ngày càng mang lại sự phát triển
phồn vinh cho đất nước, mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
Những thành tựu đó là bằng
chứng thuyết phục để khẳng định năng lực lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam -
một đảng duy nhất cầm quyền và lãnh đạo cả dân tộc trong sự nghiệp xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc và phát triển đất nước; đồng thời cũng làm cho nhân dân ngày càng
thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, đồng thuận để Đảng trở thành một lực
lượng xã hội duy nhất lãnh đạo toàn xã hội. Do đó, không thể cố tình lờ đi những
thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của Việt Nam qua hơn 35 đổi mới để cáo buộc
rằng chế độ một đảng duy nhất lãnh đạo đã khiến Việt Nam rơi vào tình trạng trì
trệ, kém phát triển.
Khi mà xuất phát điểm của
chúng ta thấp, Việt Nam lại đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các
cơ chế, chính sách quản lý phát triển xã hội đang trong quá trình hoàn thiện
nên những hạn chế, thiếu sót là không tránh khỏi. Đó cũng chính là động lực để
Đảng ra không ngừng hoàn thiện về chủ trương, đường lối lãnh đạo qua mỗi kỳ Đại
hội; không ngừng tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về đường lối đổi mới để
lãnh đạo đất nước từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, sớm hiện thực
hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Chế độ một đảng duy nhất
lãnh đạo ở Việt Nam không chỉ xuất phát từ đặc thù về tình hình cách mạng của
nước ta, về tương quan lực lượng và mối quan hệ giữa giai cấp công nhân nước ta
với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội mà còn xuất phát từ bản chất của Đảng
ta - một đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc, luôn lấy mục tiêu phát triển
đất nước, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân làm mục tiêu phấn đấu.
Do đó, luận điệu cho rằng “một đảng cầm quyền, đất nước rơi vào yếu thế, lạc hậu
do sự lãnh đạo sai lầm của Đảng” là phiến diện, có tính quy chụp, lộ rõ ý đồ chống
phá Đảng, chống phá chế độ. Vì thế, chúng ta cần nhận diện rõ bản chất sai trái
của luận điệu này để luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn kiên định
vào con đường mà Đảng đã lựa chọn. Đó là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội,
phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Theo: Chiên Lê
một Đảng mà đánh thắng cả đế quốc Mỹ đó
Trả lờiXóa