Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023

NHẬN DIỆN THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG TÍNH LIÊN KẾT, QUAN HỆ TƯƠNG HỖ GIỮA CÁC VẤN ĐỀ “DÂN CHỦ”, “NHÂN QUYỀN” VỚI VẤN ĐỀ “TÔN GIÁO”, “DÂN TỘC” ĐỂ TUYÊN TRUYỀN, KÍCH ĐỘNG, GÂY MÂU THUẪN, CHIA RẼ GIỮA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VỚI VỚI CHÍNH QUYỀN Ở VIỆT NAM CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH HIỆN NAY

Những năm gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng tính liên kết, quan hệ tương hỗ giữa các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với vấn đề “tôn giáo”, “dân tộc” để tuyên truyền, kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ giữa đồng bào dân tộc thiểu số với với chính quyền nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tác động tiêu cực đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, phát tán các luồng tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa trong xã hội. Do vậy, nhận diện và đấu tranh bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách hiện nay.

Những năm gần đây, các thế lực thù địch luôn lợi dụng tính liên kết, quan hệ tương hỗ giữa các vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với vấn đề “tôn giáo”, “dân tộc” để tuyên truyền, kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ, thậm chí xung đột giữa đồng bào dân tộc thiểu số với với chính quyền và với đồng bào người Kinh, kích động các khuynh hướng “ly khai”, “tự trị” tập hợp lực lượng nhằm gây mất ổn định chính trị - xã hội trong vùng đồng bào có đạo, đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, tôn giáo và đất đai được sử dụng như một công cụ đắc lực để lôi kéo, khống chế (thậm chí chi phối) một bộ phận quần chúng. Các thế lực thù địch lợi dụng những vụ việc phức tạp nảy sinh trong vùng đồng bào có đạo, vùng dân tộc thiểu số, những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội ở cơ sở, những sơ hở, thiếu sót của cán bộ, đảng viên, các vụ tranh chấp, khiếu kiện về đất đai liên quan đến tôn giáo để “chính trị hóa” sự việc, kích động tâm lý bức xúc và phản ứng của tín đồ đối với chính quyền, gây chia rẽ giữa chính quyền với tôn giáo.

Một số tổ chức tôn giáo (thực chất là hội, nhóm trái pháp luật đội lốt tôn giáo) như: “Tin Lành Đêga”, Hà Mòn ở khu vực Tây Nguyên, các tổ chức Tin Lành riêng của người Mông ở khu vực Tây Bắc, tổ chức “Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom” (KKF) ở khu vực Tây Nam Bộ thường xuyên tuyên truyền, kích động lập “vương quốc riêng”, đòi quyền tự quyết cho dân tộc bản địa ở Tây Nguyên, “đòi đất cho người Khmer”, gây phức tạp về an ninh trật tự. Một số đối tượng cực đoan còn tuyên truyền phát triển một số hình thức tôn giáo mới như: “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, Pháp Luân Công, Dương Văn Mình, “Nhất quán đạo”, “Thanh Hải Vô Thượng Sư” (thực chất là các “tà đạo)” để lừa mị, lôi kéo, khống chế quần chúng”.

Về thủ đoạn tuyên truyền, các đối tượng dựa vào một số sự kiện đã diễn ra hoặc cố tình dàn dựng, ngụy tạo bối cảnh để thêm bớt, chèn các hình ảnh, tư liệu, số liệu không thể kiểm chứng, bị cắt ghép, chỉnh sửa hoặc quay trực tiếp tại hiện trường (live stream) để thu hút sự tò mò của cư dân mạng, suy diễn, bình luận theo kiểu làm “sáng tỏ vấn đề”, vu cáo Nhà nước “bưng bít thông tin”.

Những thông tin trên được phát tán dày đặc, lặp đi lặp lại trên không gian mạng, được hỗ trợ bởi công nghệ để chủ động tiếp cận người sử dụng mạng, theo kiểu “bôi nhiều sẽ bẩn”, “nói lắm phải tin”, để từng bước hướng cộng đồng đến những suy nghĩ lệch lạc, hoài nghi, thậm chí không tin vào các thông tin do cơ quan chức năng và các phương tiện truyền thông chính thống cung cấp. Vì thế, chúng ta cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng để không bị lôi kéo, lừa gặt, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã xã hội ở địa phương.

 

1 nhận xét:

  1. Bọn phản động luôn lợi dụng các vấn đề nhạy cảm để xuyên tạc, kích động và chống phá đất nước; vì vậy chúng ta phải cảnh giác

    Trả lờiXóa