Đại
thắng mùa xuân 30/4/1975 là sự tôn vinh sức mạnh và niềm tự hào của mỗi người
dân, của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Những phần tử chống phá coi ngày 30/4
là ngày “quốc hận” – một cái nhìn sai lạc và xuyên tạc sự thật lịch sử, đi
ngược lại tinh thần khoan dung, đồng thuận, đoàn kết của toàn dân ta; chính họ
tự gieo rắc hận thù, chia rẽ, đi ngược với trào lưu lịch sử. Họ nuối tiếc chính
quyền tay sai, phản động để gieo rắc ý thức “quốc hận” là đi ngược với dòng
chảy lịch sử, phản lại chính đồng bào, dân tộc mình. Tư tưởng, quan điểm đó nếu
không phải là sự nuôi dưỡng, kích động thù hằn, chia rẽ dân tộc một cách có chủ
đích thì cũng là một nhận thức mơ hồ về sự thật lịch sử, trực tiếp tiếp tay cho
kẻ thù phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
Ngoài ra, các đối tượng
trên còn cố tình xuyên tạc chiến thắng 30/4/1975 và sự nghiệp kháng chiến của
dân tộc ta ròng rã mấy thập kỷ, cho rằng đó là cái giá phải trả quá đắt, là một
sai lầm, làm cho dân tộc đau thương, chậm phát triển. Từ đó, họ quy trách nhiệm
cho Đảng ta và con đường mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn. Đây là một nhận thức phi
lịch sử, phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, đồng thời là phủ nhận cả lý
tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà lịch sử đã lựa chọn. Cách nhìn ấy muốn đánh
đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, bản chất của sự
nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thậm chí, dưới danh nghĩa hòa hợp, hòa giải
dân tộc, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động, chống phá còn đưa ra luận
điệu cho rằng chỉ khi nào Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh đạo đất nước,
chỉ khi nào Việt Nam lựa chọn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể
thực hiện việc hòa hợp, hòa giải dân tộc.
Hài hước hơn, một số kẻ
đánh lừa quần chúng bằng cách đưa ra lập luận phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng
sản là một “mệnh lệnh của lương tâm, là tương lai của dân tộc”. Thực tiễn,
Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương hòa hợp, hòa giải
dân tộc; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hòa hợp, hòa giải dân tộc phải
dựa trên sự tôn trọng lịch sử; bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc; xuất phát
từ sự chân thành, thiện chí của tất cả các bên. Bản chất cuộc chiến vệ quốc của
Việt Nam là sự thật lịch sử. Với cuộc kháng chiến này, quân và dân Việt Nam
chiến đấu chống kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ và lực lượng ngụỵ quân, nguỵ
quyền chứ không có chuyện miền Bắc xâm lược miền Nam, không có chuyện “nội
chiến”, “huynh đệ tương tàn”. Ngày 30/4/1975, miền Nam thoát khỏi ách thống trị
của kẻ thù xâm lược của đế quốc Mỹ cùng với bè lũ tay sai và là sự kiện đánh
dấu lãnh thổ đất nước Việt Nam được trả lại đúng nghĩa đã có trong lịch sử, đáp
ứng nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam.
tự hào lắm Việt Nam ơi
Trả lờiXóa