Hiện
nay, Giai cấp công nhân đã, đang biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu cả số lượng, chất
lượng, ngành nghề, nhưng địa vị kinh tế - xã hội của họ không hề thay đổi. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
và công nghệ, sự hiện diện ngày càng lớn của kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, quốc
tế hóa... đã làm thay đổi sâu sắc các yếu tố nội tại của phương thức sản xuất
tư bản chủ nghĩa. Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng: Vào cuối thế kỷ
XIX số lượng công nhân trên thế giới chỉ có khoảng trên 10 triệu, đầu thế kỷ XX
là 119 triệu, đến cuối thế kỷ XX đã tăng lên đến trên 660 triệu và đến năm 2003
khoảng trên 800 triệu. Tỷ trọng
công nhân trong tổng số lao động chung của xã hội tăng lên; tỷ lệ công nhân
trong ngành dịch vụ, công nghệ cao tăng lên: ở Mỹ hơn 71%, Nhật hơn 59%, Đức
hơn 58%, Anh hơn 69%, Pháp hơn 66%.
Chủ nghĩa tư bản
còn khả năng phát triển, nhưng những
mâu thuẫn cơ bản vốn có không được khắc phục mà còn tăng lên, và tất yếu nó sẽ bị thay thế bằng
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Các
mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giai cấp tư sản với giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa đế
quốc với những nước phụ thuộc ngày càng tăng lên. Đặc biệt, ở nhiều nước tư bản, bình quân tỷ suất chiếm đoạt
lợi nhuận là 300%, cá biệt có những nơi lên tới 700% - 800%. Ở Mỹ, 1% người
giàu nhất đã làm chủ 40% tài sản, trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm
chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Trong năm 2017, 1% dân số thế giới sở hữu 82% tổng tài sản được tạo ra
trên toàn cầu. Trong khi đó 3,7 tỉ người (chiếm một nửa dân số nghèo nhất thế
giới) đã không hề tăng thêm chút tài sản nào. Thực chất sự phát triển của chủ nghĩa tư bản những năm qua chỉ hướng tới phục
vụ cho một bộ phận giàu có nhất. Những điều chỉnh đó của chủ
nghĩa tư bản chỉ làm dịu đi những mâu thuẫn xã hội, chứ không làm
thay đổi bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa. Mặc dù, hiện nay ở nhiều nước tư bản phát triển, đời sống
của giai cấp công nhân và người lao động đã được cải thiện, một bộ phận công
nhân có số lượng cổ
phiếu trong công ty và trở thành tầng lớp trung lưu trong xã hội. Nhưng so với tài sản mà giai cấp tư sản có
được tài sản của công nhân
và người lao động cũng chỉ tựa như giọt nước trong đại dương lợi nhuận mà nhà
tư bản thu được. Điều đó đã làm cho mâu thuẫn xã hội ngày
càng gay gắt, làm bùng phát nhiều cuộc đấu tranh quyết liệt của giai cấp công nhân
và người lao động chống lại giới chủ tư sản như phong trào đấu tranh của công nhân từ “phố Wall” (nổ ra vào ngày 14 tháng 9 năm 2012), sau đó, lan rộng ra
hàng chục thành phố của Mỹ và các nước thuộc Liên minh châu Âu để phản đối các biện pháp
khắc khổ và tỉ lệ thất nghiệp, đói nghèo đang ngày càng gia tăng. Sự
phản kháng xã hội mạnh mẽ càng làm bộc lộ bản chất của các thể chế chính trị tư
bản chủ nghĩa trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản, không đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhân dân. Đó là bản chất phản tiến bộ, phản nhân văn và không bền vững của chủ nghĩa tư bản. Đúng
như C.Mác đã từng nói, chủ nghĩa tư bản đang huỷ hoại chính ngay những nhân tố
làm nên sự giàu có của nó là lao
động và tài nguyên. Các mâu thuẫn giữa cơ
bản trong chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại và ngày càng gay gắt, tất yếu chế độ tư
bản chủ nghĩa sẽ bị xã hội chủ nghĩa, chủ
nghĩa cộng sản thay thế trong tương lai.
Các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại đã và đang đổi mới, cải
cách thành công, tiếp tục
vững bước đi lên xã hội chủ nghĩa. Ở Trung Quốc, sau hơn 40 năm cải cách mở cửa (1979- 2018) đã thu được
những kỳ tích. Năm 2018, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc tăng 33,5
lần, ước khoảng 12.300 tỷ USD, chiếm 15% GDP toàn cầu, trở thành nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới, sau Mỹ. Giai đoạn 1978 - 2017, tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân hằng năm đạt 9,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình hằng
năm của nền kinh tế thế giới là 2,9%. Trong giai đoạn 2012 - 2016, hằng năm,
kinh tế Trung Quốc đóng góp 34% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Năm 1978, GDP
bình quân đầu người ở Trung Quốc mới chỉ ở mức 156 USD, là một trong những nước
nghèo nhất thế giới, nhưng đến năm 2017, GDP bình quân đầu người đã đạt 8.800
USD, được xếp vào nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Số người nghèo ở Trung
Quốc giảm từ 770 triệu người năm 1978 xuống còn 30,46 triệu người năm 2017, tức
tỷ lệ người nghèo giảm từ 97,5% năm 1978 xuống mức 3,1% năm 2017. Trong tương
lai không xa, có thể dự đoán các chỉ số GDP, PPP theo GDP của nước này sẽ vượt
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cộng lại. Trung Quốc hiện có 317 tỷ phú và hiện đứng
thứ hai thế giới sau Mỹ về chỉ số này.
Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới,
đã thu được những thành tựu to lớn, toàn diện: Nền kinh tế phát triển liên tục
với tốc độ tương đối cao trong suốt 35 năm qua với mức tăng trưởng trung bình
khoảng 7% mỗi năm. Quy mô GDP năm 2020 đạt 342,7 tỉ đô la Mỹ (USD), trở thành nền
kinh tế lớn thứ tư trong ASEAN. Thu nhập bình quân đầu người tăng khoảng 17 lần,
lên mức 3.512 USD; Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm
2008. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng
85% GDP. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỉ USD vào năm 2020. Tỉ lệ hộ
nghèo trung bình mỗi năm giảm khoảng 1,5%; giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 5,8%
năm 2016 theo chuẩn nghèo của Chính phủ và dưới 3% năm 2020 theo chuẩn nghèo đa
chiều. Năm 2019, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,704,
thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng khẳng định, qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: “Chúng
ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ,
toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới. Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta
vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế
và uy tín quốc tế như ngày nay"
Thực tế, các thế lực thù địch
càng điên cuồng tiến công hòng phủ nhận, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, thì càng chứng tỏ giá trị và sức
sống của học thuyết Mác - Lênin. Quy luật tồn tại, phát triển của chủ nghĩa Mác
- Lênin đòi hỏi, trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình phải thường
xuyên đấu tranh chống lại các trào lưu tư tưởng phản khoa học, phản động đó. Thay cho lời kết xin trích khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí
Minh: “Không có lực lượng gì ngăn trở được mặt trời mọc.
Không có lực lượng gì ngăn trở được lịch sử loài người tiến lên. Cũng không có
lực lượng gì ngăn trở được chủ nghĩa xã hội phát triển”.
Và khẳng
định của Đảng ta: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng
của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
bài viết rất thiết thực
Trả lờiXóa