Trong
khi việc lấy ý kiến nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được nhiều tổ
chức, cá nhân tham gia tích cực thì những phần tử chống đối, số đối tượng cơ
hội chính trị đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền dân chủ để đăng tải các
luận điệu xuyên tạc về nội dung, ý nghĩa của dự thảo luật cũng như chống phá
hoạt động lấy ý kiến nhân dân.
Một
số cá nhân đưa bài dưới danh nghĩa “trí thức góp ý dự thảo luật” để xuyên tạc,
gây rối, cố tình làm trầm trọng hóa các vấn đề nhạy cảm, phức tạp liên quan đến
đất đai nhằm thực hiện mưu đồ xấu. Trên mạng xã hội xuất hiện một số luận điệu
mang danh "góp ý" song cố tình xuyên tạc, đưa ra các quan điểm cho
rằng Việt Nam sửa đổi Luật Đất đai là để thao túng thị trường đất đai, lồng
ghép lợi ích cho những cá nhân hay nhóm người nhất định chứ không vì lợi ích
của nhân dân.
Để
chứng minh quan điểm này, các đối tượng đã cắt gọt, đánh tráo phát ngôn của
lãnh đạo Đảng, Nhà nước nhằm làm sai lệch bản chất, cho đó là bằng chứng để tố
cáo. Họ phủ nhận sạch trơn giá trị của sự đổi mới là để thay thế cái cũ, khắc
phục những bất cập còn tồn tại mà ngụy biện rằng, thực tế nhiều năm qua có sự
cài cắm lợi ích vào trong luật. Từ đó quy kết “Việt Nam có sửa đổi luật nhiều
lần thì cũng chỉ là hoạt động chắp vá, không thực tiễn, không hề vì dân”. Một
số ý kiến còn cho rằng, Luật Đất đai mới sẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc “cướp
đất” của chính quyền cộng sản. Họ “kiến nghị” rằng, để gỡ rối thì phải xóa bỏ
chế độ sở hữu toàn dân về đất đai!.
Một trong những thủ đoạn của các thế lực thù địch là cố
tình đăng tải các câu chuyện liên quan đến những tiêu cực, các vụ án về tranh
chấp đất đai nhằm gây ác cảm đối với việc góp ý dự thảo luật, từ đó tạo ra
luồng suy nghĩ tiêu cực khiến người dân bất hợp tác, không tin tưởng vào hiệu
quả của việc lấy ý kiến cho dự thảo, hiểu sai về các chính sách của Đảng, Nhà
nước. Các đối tượng liên tục lập những nick ảo, tài khoản giả mạo người dân để
tham gia bình luận, chia sẻ những thông tin, bài viết liên quan đến các vụ việc
về đất đai với góc nhìn lệch lạc, tiêu cực nhằm kích động người dân, tạo tâm lý
hoang mang, mất niềm tin đối với luật pháp và chính quyền.
Đất
đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, tư liệu sản xuất cơ bản, là không gian
phát triển và là nguồn lực to lớn của đất nước. Trong thời gian qua, thực hiện
Luật Đất đai năm 2013, công tác quản lý, sử dụng đất đai đã đạt được những kết
quả tích cực, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc
phòng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, quá trình tổ chức thi
hành luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế; nguồn lực đất đai chưa được phát
huy đầy đủ và bền vững; việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình hình
khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp; suy
thoái, ô nhiễm, sạt lở đất ngày càng nghiêm trọng…
Việc
sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, phát
huy nguồn lực đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính
sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước
ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao…
Mục
đích xây dựng dự án luật nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai phù hợp với
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập quốc tế; giải
quyết các chồng chéo, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn; tăng cường quản lý đất
đai cả về diện tích, chất lượng, giá trị kinh tế... hài hòa quyền, lợi ích của
Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư. Thúc đẩy thương mại hóa quyền sử
dụng đất, phát triển thị trường bất động sản lành mạnh. Phát huy nguồn lực đất
đai, tạo động lực để nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Thiết
lập hệ thống quản lý đất đai hiện đại, minh bạch, hiệu quả gắn với đẩy mạnh cải
cách hành chính, chuyển đổi số; phát huy dân chủ, hạn chế tình trạng khiếu kiện
về đất đai.
Việc
lấy ý kiến đóng góp của người dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là để
phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, đặt người dân vào vị trí trung
tâm, nhằm hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân
về đất đai mà Luật Đất đai là cơ sở pháp lý để thực hiện quyền cơ bản ấy. Mặt
khác, Luật Đất đai là đạo luật quan trọng, có mối quan hệ và ảnh hưởng sâu sắc
đến việc thực thi các chính sách được quy định trong rất nhiều luật khác, trong
đó người dân là chủ thể chịu sự tác động nhiều nhất, do đó việc lấy ý kiến toàn
dân đối với dự thảo luật này vừa thể hiện sự tôn trọng quyền chủ sở hữu toàn
dân đối với đất đai, vừa huy động được trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí,
nguyện vọng của nhân dân, từ đó tạo sự thống nhất, đồng thuận, nâng cao ý thức,
trách nhiệm của người dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước về đất đai, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và khả thi
của hệ thống pháp luật.
Từ
những thủ đoạn lợi dụng góp ý Luật Đất đai (sửa đổi) để xuyên tạc, chống phá
Đảng, Nhà nước một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong cộng đồng về
việc tiếp nhận thông tin. Mỗi sự việc, hiện tượng cần được đánh giá khách quan,
toàn diện, dựa trên các dữ liệu đầy đủ, tin cậy. Vội vã tin, nghe theo và lan
truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, rất có thể người sử dụng mạng xã hội
đang tiếp tay cho tin giả, tin xấu độc phát tán. Vì thế, người dân cần tỉnh táo
nhận thức rõ, tránh mưu đồ của kẻ xấu xuyên tạc chính sách đất đai của Đảng,
Nhà nước ta hòng kích động, gây bất ổn môi trường chính trị - xã hội, kịp thời
nhận diện, đấu tranh với các luồng ý kiến sai trái
hãy cảnh giác trước âm mưu của địch
Trả lờiXóa