Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

Đảng, Nhà nước xác định ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, coi đây là mặt nhiệm vụ trọng tâm tạo nền tảng vững chắc và điều kiện thuận lợi chọ sự phát triển kinh tế - xã, hội ở miền núi, vùng dân tộc thiểụ số. Đầu tư phát triển mạng lưới (đường giao thông, hệ thống truyền tải điện, trường học, trạm xá, xây dựng các trung tâm, thị trấn, chợ đầu mối, xây dựng và nâng cấp hệ: thống thủy lợi, cầu cống, các công trình phục vụ sản xuất và đời sống...

Chăm lo phát triển sản xuất hàng hoá; trên cơ sở thế mạnh về đất đai; thổ nhưỡng, tập quán sản xuất của từng vùng, đẩy mạnh nhịp độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát huy các tiềm năng, hình thành các vùng kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng chuyên canh, thâm canh, các vùng nguyên liệu, nông sản có năng suất và chất lượng cao; tích cực đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao thay thế cho các giống cũ sản lượng và chất lượng kém và xoá bỏ cây thuốc phiện. Quan tâm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thông qua các mạng lưới thương nghiệp trong và ngoài nước.

Tập trung xoá đói giảm nghèo, chăm lo cải thiện và từng bước nâng cao đòi sống vật chất, tinh thần của đồng bào. Thực hiện tốt các chương trình dự án kinh tế - xã hội, có chính sách ưu tiên, ưu đãi về vay vốn, cung ứng vật tư cho sản xuất, giao đất, giao rừng, tạo vỉệc làm ổn định, phát triển kỉnh tế rừng, đồi; thực hiện định canh, đinh cư, khắc phục tình trạng du danh, di cư, đốt phá rừng bừa bãi; kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường, sinh thái; thực hỉện chương trình trồng năm triệu héc-ta rừng.

Ra sức phát huy vai trò của các thành phần kinh tế, các loại hình sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mỏ rộng các hình thức kinh tế trang trại ở miền núi, củng cố các nông, lâm trường quốc doanh, xây dựng các hợp tác xã theo hướng chuyển đổi, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng xuất, hình thức, bước đi vững chắc, lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Từng bước đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp, các khu kinh tế quan trọng trên địa bàn miền núi chú trọng thù hút đầu tư trong nước và nước ngoài vào các vùng nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế và tạo nên những biến đổi kinh tế to lớn ở miền núi vùng dân tộc thiểu số. Vận động đồng bào các dân tộc đầu tư sản xuất, không để tư thương lợi dụng làm lực lượng vận chuyển hàng lậu, gian lận thương mại qua biên giới. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét