Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TRÊN LĨNH VỰC VĂN HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Thường xuyên quan đến đời sống văn hoá tinh thần, giáo dục và công tác cán bộ cho miền núi nhằm “nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc”. Đồng thời tiến hành phát triển mạnh các trường phổ thông cấp I và cấp II một cách thích hợp nhằm tích cực tạo điều kiện cho con em các dân tộc, nhất là các dân tộc ít người vào học, mặt khác xây dựng các trường cấp III một cách có kế hoạch.  

Nhà nước bảo đảm cho các dân tộc có chữ viết riêng, tập trung đầu tư phủ sóng truyền thanh, truyền hình, tăng lượng cung cấp báo chí. Mở các kênh phát thanh bằng tiếng dân tộc để đồng bào nghe và hiểu biết rộng rãi các chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình trong nước và thế giới.

Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Chú trọng giữ gìn, làm giàu và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; sưu tầm, lưu giữ, khôi phục các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể: lễ hội, trang phục, kiến trúc, văn học nghệ thuật, dân ca...

Thực hiện “xây luôn luôn gắn liền với chống. Cùng với các chính sách, chương trình, dự án nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, công trình văn hoá, các giá trị văn hoá, còn luôn quan tâm giáo dục, hướng dẫn đồng bào nâng cao ý thức phê phán, loại trừ văn hoá xấu độc, các tệ nạn xã hội như ma tuý, mê tín dị đoan, các tập tục lỗi thời, lạc hậu cản trở đến sự phát triển văn hoá - xã hội và tổn hại đến cuộc sống của nhân dân, làm cho bộ mặt xã hội miền núi ngày càng khởi sắc, tiến bộ. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét