Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY TẬP TRUNG Ở NHỮNG NỘI DUNG NÀO?

Nâng cao, phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỷ luật, kỹ năng nghề nghiệp, cơ cấu hợp lý, trong đó ưu tiên các dân tộc thiểu số có nguồn nhân lực còn hạn chế để từng bước thu hẹp khoảng cách với trình độ chung của quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, nhu cầu thị trường lao động hiện tại và tương lai. Xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh quốc gia và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về nâng cao thể lực: Đảm bảo y tế, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho đồng bào, nhất là ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, 16 dân tộc có dân số dưới 10.000 người và nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp. Từng bước nâng tuổi thọ bình quân của người dân; quan tâm nâng thể trạng, tầm vóc của đồng bào, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi. Thực hiện tốt chính sách đối với phụ nữ, bà mẹ, trẻ em, sức khỏe thanh niên tiền hôn nhân.

Về phát triển trí lực: Đảm bảo phần lớn trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao tỷ lệ học sinh người dân tộc thiểu số đi học đúng độ tuổi. Phấn đấu đến năm 2030, số sinh viên đại học, cao đẳng người dân tộc thiểu số đạt từ 130-150 sinh viên/vạn dân; đào tạo sau đại học đạt tỷ lệ khoảng 0,7% trong tổng số lao động dân tộc thiểu số đã qua đào tạo; tỷ lệ người dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động được đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp đạt trên 45%.

Về nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, kỹ năng lao động và thông tin thị trường: Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh người dân tộc thiểu số. Việc đào tạo nghề và các chương trình giáo dục nghề nghiệp phải phù hợp với trình độ, văn hóa, ngôn ngữ của đồng bào dân tộc thiểu số và đặc điểm vùng miền; phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao, nghề trọng điểm theo các cấp độ và các trường, khoa giáo dục nghề nghiệp nội trú. Bố trí những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm theo dõi công tác giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét