Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành sự quan tâm lớn đối với các dân tộc nước ta. Theo Người, chính sách dân tộc, đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam có vị trí, vai trò quan trọng trong suốt quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trong chế độ mới, chính sách dân tộc càng quan trọng, là vấn đề chiến lược của cách mạng. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc trong công đồng quốc gia dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân các dân tộc được hưởng độc lập tự do là lẽ tự nhiên. Nước độc lập rồi thì hết sức chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá của các dân tộc, làm cho các dân tộc thiểu số khắc phục dần sự chênh lệch, tiến kịp trình độ chung, thực hiện bình đẳng dân tộc.

Hồ Chí Minh khẳng định: Thường xuyên coi trọng, thực hiện đại đoàn kết rộng rãi lâu dài; mở rộng, đa dạng các hình thức tập hợp đồng bào các tộc người; sử dụng nhiều phương thức, biện pháp phù hợp với từng tộc người, vùng miền. Đồng thời, các dân tộc phải xóa bỏ mọi hiềm khích, phải đoàn kết, phải giúp đỡ nhau để các dân tộc có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Chính sách dân tộc phải toàn diện, tạo điều kiện cho các dân tộc cùng phát triển, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi. Để tạo điều kiện nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các dân tộc, giữa miền núi với miền xuôi, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Phát huy khả năng vươn lên của các dân tộc, phù hợp đặc thù, thế mạnh của từng dân tộc, vùng, miền. Do vậy, triển khai thực hiện chính sách dân tộc cần phải toàn diện, phải am hiểu về miền núi, về con người miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, vì mỗi dân tộc thiểu số có nếp sống, tâm lý, bản sắc riêng đa dạng và phong phú; phải bám sát thực tiễn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của đồng bào, tin tưởng và giúp đỡ đồng bào vươn lên phát triển cùng đất nước. Có chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Trong đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, miền núi, cán bộ người Kinh phải giúp đỡ anh em cán bộ địa phương tiến bộ, để anh em tự quản lý công việc địa phương, không bao biện, làm thay.  Trong thực hiện chính sách dân tộc phải nâng cao ý thức về chủ quyền dân tộc, xóa bỏ mọi hiềm khích, đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Chủ động đấu tranh, khắc phục những biểu hiện tiêu cực, sai trái: tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; cảnh giác, đấu tranh vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn kỳ thị,chia rẽ dân tộc của các thế lực thù địch, phản động.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét