Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

QUAN HỆ DÂN TỘC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Việt Nam, quan hệ dân tộc chủ yếu được hiểu ở cấp độ quan hệ tộc người. Quan hệ dân tộc ở Việt Nam là sự liên hệ, tác động, ràng buộc lẫn nhau trong tộc người, giữa các tộc người trong quốc gia dân tộc Việt Nam và với người Việt Nam ở nước ngoài - quan hệ tộc người xuyên biên giới.

Mục đích quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay là nhằm trao đổi, phát triển kinh tế; duy trì sự gắn kết họ hàng, đồng tộc; chia sẻ các giá trị lịch sử, văn hóa tộc người và các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng... để phát triển toàn diện tộc người, quan hệ tộc người trong quốc gia dân tộc Việt Nam.

Quan hệ dân tộc ở Việt Nam được xem xét dưới các góc độ cơ bản: xét theo không gian, có mối quan hệ trọng nội bộ từng dân tộc nước ta, quan hệ dân tộc trong nội bộ quốc gia – dân tộc Việt Nam quan hệ dân tộc liên/xuyên biên giới; xét theo cấu trúc dân tộc - quốc gia, bao gồm: quan hệ giữa các tộc người với quốc gia - dân tộc mà đại diện là Đảng, Nhà nước thông qua thực hiện quan điểm, chính sách dân tộc, chủ trương, chính sách phát triển các dân tộc; quan hệ giữa tộc người đa số (người Kinh) với các tộc người thiểu số; quan hệ giữa các tộc người thiểu số và trong nội bộ từng tộc người thiểu số và quan hệ tộc người xuyên biên giới. Các mối quan hệ này tuy có vị trí và mức độ ảnh hưởng khác nhau, nhưng đều có mối liên quan chặt chẽ, trong đó, mối quan hệ giữa người Kinh với các tộc người thiểu số và mối quan hệ của từng tộc người với quốc gia dân tộc là những nội dung quan trọng. Với xu thế cùng cộng cư, hôn nhân hỗn hợp, quan hệ làm ăn và nhiều yếu tố khác đang dần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc.   

Đặc điểm của quan hệ dân tộc là quan hệ diễn ra thường xuyên, lâu dài, trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của tất cả các tộc người và giữa các tộc người. Cho nên, quan hệ dân tộc rất đa dạng, sinh động, đa chiều, đa hình thức, cấp độ trong các không gian khác nhau, khá phức tạp và tồn tại lâu dài. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét