Trong những năm qua, các thế lực
thù địch luôn tìm cách phủ nhận vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam,
nhằm hướng tới phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
cách mạng Việt Nam. Những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động về vấn đề
này rất thâm độc, xảo quyệt. Tuy nhiên, thực tiễn đã chứng minh, những luận điệu
này đều sai trái, không đúng sự thật.
Chúng đưa ra quan điểm rằng Đảng Cộng sản đang đứng
trên pháp luật; mô hình một đảng lãnh đạo chỉ phù hợp trong điều kiện chiến
tranh, đến nay Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự do nên Đảng Cộng sản đã hoàn
thành sứ mệnh của mình và phải tự rút lui khỏi chính trường (?!). Nhiều kẻ núp
bóng dân chủ, nhân quyền để vu cáo chế độ một đảng lãnh đạo như ở Việt Nam sẽ
không có được tự do, dân chủ. Từ đó, chúng đòi Việt Nam phải thay đổi thể chế
chính trị theo hướng “đa nguyên, đa đảng”. Đặc biệt, các đối tượng xấu đã tấn
công Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, phủ nhận con đường độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH mà Việt Nam đang đi, cho rằng CNXH là sai lầm, có nhiều “khuyết
tật” và đòi chúng ta phải từ bỏ mục tiêu XHCN…
Phải khẳng định rằng, suốt 93 năm qua, Đảng ta luôn
đồng hành cùng dân tộc. Đảng đã gắn bó với quần chúng nhân dân và lãnh đạo nhân
dân tiến hành cách mạng. Chúng ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược, xóa bỏ chế độ
thực dân cũ và mới, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước,
bảo vệ vững chắc nền độc lập. Tuy nhiên, độc lập dân tộc không phải là mục tiêu
cuối cùng. Độc lập dân tộc phải đi liền với CNXH,trong một tiến trình cách mạng,
có sự gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời.
Đích đến cuối cùng mà nhân dân Việt Nam lựa chọn là
xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phát triển
toàn diện, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, cùng phát triển. Chúng ta không lựa chọn
nền độc lập “giả tạo”, một nền độc lập nhưng không đi liền với giải phóng giai
cấp, giải phóng con người, không mang lại bình đẳng, bác ái cho toàn xã hội. Nếu
Đảng ta chấp nhận “rút lui”, từ bỏ việc lãnh đạo quần chúng nhân dân xây dựng
CNXH, chấp nhận “chia sẻ quyền lực”, “đa nguyên, đa đảng” thì cũng đồng nghĩa với
việc Đảng ta bội hứa với nhân dân. Đây chắc chắn không phải là điều mà Đảng ta
lựa chọn. Sứ mệnh của Đảng vẫn đang tiếp tục. Đảng là đại biểu trung thành cho
lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc. Trên cơ sở
nắm vững các quy luật vận động khách quan của lịch sử, xu thế thời đại và thực
tiễn của đất nước, Đảng đã đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng XHCN
phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, chẳng có lý do gì để Đảng phải
“rút lui” khỏi vũ đài chính trị, thay đổi định hướng xây dựng đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét