Trong thời gian qua, các thế lực thù địch trong và
ngoài nước vẫn thường xuyên chống phá, xuyên tạc, bác bỏ con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam. Khi CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch
đã vui mừng, hí hửng cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là sai lầm của lịch sử”, “Chủ
nghĩa xã hội đã cáo chung",“Việt Nam lựa chọn và kiên định con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội là sai lầm, theo vết xe đổ của Liên Xô”. Đây là những luận
điệu sai trái, không phù hợp với thực tiễn lịch sử nước ta.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng, khi thực dân Pháp
xâm lược Việt Nam năm 1858 đến trước năm 1930 thế kỷ XX, ở Việt Nam đã có hàng
trăm cuộc khởi nghĩa, phong trào chống thực dân Pháp nổ ra theo nhiều khuynh hướng
khác nhau, nhưng cuối cùng đều bị thất bại, nguyên nhân chủ yếu do thiếu một đường
lối chính trị đúng đắn lãnh đạo (chưa giải quyết đúng đắn mâu thuẫn cơ bản của
dân tộc Việt Nam lúc đó, thiếu một tổ chức cách mạng (một đảng chính trị), thiếu
lực lượng cách mạng được tập hợp rộng rãi các giai cấp, tầng lớp trong xã hội
Việt Nam lúc đó).
Trong bối cảnh mất nước như vậy, với khát vọng giải
phóng dân tộc và bằng thiên tài của mình, ngày 5 - 6 -1911, Nguyễn Ái Quốc ra
đi tìm đường cứu nước, Người tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị những điều
kiện cần thiết để thành lập Đảng. Sau một thời gian chuẩn bị đầy đủ cho sự ra đời
Đảng Cộng sản ở Việt Nam, ngày 03 - 02 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Hội
nghị thành lập Đảng thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt của Đảng,
Sách lược vắn tắt của Đảng, Chương trình tóm tắt của Đảng, Điều lệ vắn tắt của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định
đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam “chủ trương làm sư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Như vậy, mục tiêu
chiến lược được nêu ra trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã làm rõ nội dung của
cách mạng thuộc địa nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, chính là làm cách mạng
dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên CNXH. Giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp,
giải phóng xã hội gắn liền mật thiết với nhau thể hiện ở mục tiêu độc lập dân tộc
và CNXH.
Như vậy, sau khi hoàn thành giải phóng dân tộc, cách
mạng Việt Nam sẽ tiến lên CNXH, đường lối chiến lược này được xác định ngay từ
khi Đảng ra đời, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Đó là yêu cầu của
lịch sử, từ thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam. Trải qua hơn 90 năm lãnh đạo
cách mạng, Đảng ta luôn kiên định, nhất quán con đường cách mạng đã lựa chọn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét