Năm 1920, chín năm sau khi rời Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí
Minh đã dày công nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư sản ở châu Âu - những cuộc
cách mạng đã đưa một số nước từ chế độ phong kiến lạc hậu trở thành những nước
tư bản hùng mạnh, với một xã hội được coi là có dân chủ, tự do, bình đẳng, bác
ái, như các nước: Pháp, Anh, Mỹ... Tuy vậy đằng sau sự "hào nhoáng"
về dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái là sự lừa bịp, phản bội lợi ích của nhân
dân lao động, chế độ người bóc lột người ngày càng phát triển với trình độ cao
hơn trước... Trong hoàn cành dó, tháng 7-1920, Hồ Chí Minh đã đọc trên báo Nhân
đạo của Pháp bản Sơ
thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
đề thuộc địa
của Lênin. Sơ thảo luận cương nói về giải phóng dân tộc, một vấn đề mà Hồ Chí
Minh đã ấp ủ tìm kiếm. Ngồi một mình trong phòng, Người đã reo lên như đang nói
trước đồng bào: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho
chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta"1. Người đã tìm
ra "cẩm nang" để cứu nước, giải phóng dân tộc. Cũng từ dây, Người đã
đến với chù nghĩa Mác - Lênin, được coi là bước ngoặt quyết định trong nhận
thức của Người về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc. Người viết:
"Muốn cứu nưóc và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường
cách mạng vô sản”.
Sống trong thời kỳ lịch sử thế giới đang có nhiều chuyển biến sâu sắc mà cách
mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, đất nước ta vẫn phải sống dưới ách đô hộ của đế
quốc, phong kiến. Nhiều nhà yêu nước trong thời kỷ đó cùng muốn tìm đường cứu
nước và đưa ra những tư tưởng canh tân mới. Tuy vậy họ đều bị hạn chế trong tư
tuởng, nhận thức về con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Nhìn ra nước ngoài,
cuộc Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911, với chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật
Tiên củng không đủ sức thu hút với Nguyền Ái Quốc. Người tiếp tục khẳng định:
"Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất. cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”[1]. Sau này Người còn chỉ rõ: Chủ nghĩa Lênin đối
với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không chỉ là cái “cầm
nang" thần kỳ, không những là kim chi nam, mà còn là mặt trời soi sáng con
đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản..
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin để tìm kim chỉ nam cho sự nghiệp
cứu nước, giải phóng dân tộc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt
Nam. Hồ Chí Minh tìm thấy trong chủ nghĩa Mác - Lênin phương thức đấu tranh của
các dân tộc bị áp bức chống áp bức, bóc lột để tự giải phóng cho dân tộc mình.
Người thấy được sự gắn bó khăng khít giữa sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản
với sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa, bị áp bức. Từ Lênin, Người tiếp
tục nghiên cứu sâu về Mác và Ăngghen để hoàn thiện lý luận về giải phóng dân
tộc khỏi ách thực dân, phong kiến, đem lại độc lập, tự do, cuộc sống ấm no,
hạnh phúc cho dân tộc mình.
Toàn bộ lịch sủ tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất, quan hệ biện chứng
với chủ nghĩa Mác - Lênin về những vấn đề của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là: Xây dựng Đảng,
đội tiên phong của giai cấp và dân tộc để lãnh đạo công cuộc dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam; về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của quần chúng nhân dân và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc; về quyền làm chù của nhân dân và xây dựng Nhà nước
thực sự của dân, do dân, vì dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc và xây dựng nền quốc phòng
toàn dân; về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; …Chúng la bắt gặp chủ nghĩn Mác - Lênin trong
tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh trong chủ nghĩa Mác - Lênin, được
quyện chặt không tách rời. Suốt cả cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin để giành
dộc lập, tự do cho đất nước và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Chưa ai có thể
tìm được sự đối lập, khác biệt giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lênin.
Mọi luận điệu tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin cũng
chứng tỏ bọn phản động rất sợ hãi trước sức mạnh vô địch của chủ nghía Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét