Đăng trên báo
Quân đội nhân dân, ngày 15-5-2018, đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nêu ra vấn đề và trả lời:
“Liệu chủ nghĩa dân túy có xuất hiện ở Việt Nam khi mà trên thế giới nguy cơ của
nó đang hiện hữu và có xu hướng mở rộng? Câu trả lời là: Không có gì là không
thể”.
Nhìn sâu vào
đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay, bước đầu có thể nhận
diện các biểu hiện dân túy dưới mấy dạng cơ bản sau đây:
Một là, những
người có quan điểm dân túy hay đưa ra những phát ngôn gây sốc, cùng với những
hành vi và hình ảnh “mị dân” để lấy lòng dân chúng.
Trong đời sống
chính trị, kinh tế, xã hội ở Việt Nam đã và đang xuất hiện những biểu hiện của
sự phát ngôn, hành vi, hình ảnh của một số ít người mang tính dân túy. Tại một
số diễn đàn, hội nghị, hội thảo, hay trong các sự kiện có đông dân chúng, có thể
nhận thấy những biểu hiện dân túy thông qua các phát ngôn gây sốc của một số
người có vai vế theo kiểu “nói cho sướng miệng”, không đúng đường lối, chủ
trương, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những quy định pháp lý, thiếu tính khả thi,
vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền của cá nhân. Ngay sau đó, kiểu nói này được
vài tờ báo non nớt vê chính trị, của một vài “thủ lĩnh” trên mạng xã hội, tung
hô, tạo ra sự thu hút, quan tâm của dân chứng vì “lạ khẩu vị”.
Hai là, mượn
danh vì dân chủ, đòi thực hiện thể chế chính trị “đa nguyên, đa đảng”, “tam quyền,
phân lập”.
Biểu hiện
này, dễ gặp ở những phần tử bất mãn, cơ hội chính trị. Họ mượn danh vì dân chủ
nhưng lại có những lời nói, hành động chống lại nền dân chủ của nhân dân, đòi
đa nguyên, đa đảng. Thậm chí cá biệt có cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống phụ họa theo các thế lực thù địch đòi tự do dân chủ
vô nguyên tắc, coi thường lãnh đạo, coi thường tô chức.
Những người
dân túy, dễ thể hiện thái độ không tôn trọng nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách.
Ba là, xuyên tạc
lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước và xã hội, đòi từ bỏ con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Biểu
hiện kiểu này, xuất hiện ở những kẻ cơ hội, bất mãn chính trị hoặc những cán bộ,
đảng viên đã phai nhạt lý tưởng cách mạng, dao động, giảm sút niềm tin vào mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thiếu tin tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hô Chí Minh. Họ thường thể
hiện thái độ phủ nhận lịch sử, cho những năm tháng hào hùng đấu tranh cách mạng,
giải phóng dân tộc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng là “thời kỳ đen tối”,
“sai lầm” không thể chấp nhận. Những
người này, cũng hay lấy thực tế nước Đức thống nhất, lấy đời sống người dân Hàn
Quốc và Triều Tiên để minh chứng cho luận điệu vê sự sai lầm của lịch sử khi Việt
Nam chọn con đường cách mạng vô sản. Từ đó, ra sức xuyên tạc lịch sử, hạ bệ
lãnh tụ Hồ Chí Minh, nói xấu Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi từ bỏ con đường xã hội
chủ nghĩa chân chính, để chấp nhận “chủ nghĩa xã hội nhân đạo, dân chủ”.
Tác hại, ảnh
hưởng của chủ nghĩa dân túy đối với nền chính trị Việt Nam cũng rất nguy hiểm,
khó lường nếu không sớm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Sinh thời, V.I. Lênin
đã từng chỉ rõ: Ngay từ khi chủ nghĩa dân túy ra đời, nó đã bộc lộ bản chất phản
động. Ông gọi phái “dân túy” là kẻ thù công khai của phong trào cách mạng Nga
và đã đấu tranh không khoan nhượng với chủ nghĩa dân túy để bảo vệ sự trong
sáng, cách mạng của chủ nghĩa Mác. Bởi vì, chủ nghĩa “dân túy” đã cản trở việc
truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét