Xuyên
tạc, bôi lem về giá trị, ý nghĩa lịch sử Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
của dân tộc Việt Nam vốn là chiêu bài “truyền thống” của các thế lực xấu, cứ
đến dịp lại khui lên kiểu “bình cũ, rượu mới”.
Song,
có những luận điệu ngay từ cách đặt vấn đề đến lý giải cho thấy sự ngô nghê của
người viết, dường như họ cố tình không nhìn thấy gì cả, không nghe thấy gì cả,
cứ phết lên đó gam màu càng đen, càng xám là được, bất chấp sự thể ra làm sao. Chẳng
hạn, bài viết trên trang mạng của tổ chức Việt Tân đặt câu hỏi khôi hài “Ngày
2/9 nên gọi là ngày gì?”. Bằng việc đưa ra những hiện tượng tiêu cực trong xã
hội rồi người viết đả kích rằng “dân chỉ là bầy cừu làm thuê mà không hề có một
tổ chức nào bảo vệ”; “đừng nhìn dân như một bầy cá thể yếu ớt”! Trong một bài viết khác về suy ngẫm ngày 2/9, cũng bằng
việc phân tích kiểu đánh tráo khái niệm, bản chất, dẫn dắt với những lý lẽ sai
lệch, người viết đả kích “vậy sau khi giành được chính quyền, chính quyền đó có
về tay nhân dân không?”! Thậm chí, bài viết này còn xuyên tạc rằng: “Đến ngày
hôm nay, nhân dân Việt Nam chẳng có một quyền gì”! Từ đó, đánh lái thành “cuộc
cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân, hơn 70 năm qua vẫn chưa xong”…
Đọc
những câu chữ trên cho thấy rõ tư duy của những người cố tình viết lấy được,
nói lấy được, kiểu như đã nhận đặt bài của tổ chức, cá nhân nào đó, cầm “xèng”
rồi thì phải “trả bài” sao cho càng lộng ngôn, càng xuyên tạc, miệt thị cay độc
càng có tiền. Cổ suý tư tưởng chống phá nói trên, một số mạng hải ngoại phân
tích kiểu râu ông cắm cằm bà, tiếp cận các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực
hiện nay trong bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước rồi phán rằng, hiện thực đất nước
là “gam màu xám xịt”. Họ cho rằng, 77 năm sau Quốc khánh 2/9/1945, Việt Nam vẫn
trì trệ, lạc hậu vì “sự bảo thủ của Đảng”, coi Việt Nam “cũng chẳng có vị thế
gì” trên bản đồ quốc tế, thậm chí còn cho rằng, ngày nay các nước không muốn
kết bạn với Việt Nam vì “sợ cộng sản”! Rõ ràng, với cái cách xảo biện như thế,
một mặt cho thấy động cơ chống phá đến cùng của một số cá nhân, tổ chức, song
cũng phơi bày sự thật là họ cũng đã “hết cách”, xoay đi xoay lại chỉ bài vở cũ,
kiểu như “cứ rượu xong là chửi”!
Ở đây, cần thấy rằng:
Thứ nhất, về ý
nghĩa, bản chất của Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, bất cứ nhìn từ góc độ nào
cũng phải tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử và điều này đã được sử sách
nước ta cũng như thế giới ghi nhận. Với Cách mạng Tháng Tám, chính quyền về tay
nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông
Nam Á ra đời, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân của một
nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa
nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Từ đây, đất nước,
xã hội và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc
gắn liền với CNXH.
Thứ hai, từ
thành quả của Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam đã phấn đấu, đạt được những
thành tựu hết sức to lớn. Hiện thực đó được thể hiện bằng bức tranh sống động
trong giai đoạn đổi mới hiện nay, điều mặc nhiên ai cũng thấy rõ. Các quyền con
người được khẳng định trong Hiến pháp và cụ thể hoá từ thực tiễn và chính người
dân ghi nhận, hưởng thụ, không thể bôi lem, biến tấu kiểu “đến ngày hôm nay,
nhân dân Việt Nam chẳng có một quyền gì”!
Thứ ba, vị
thế Việt Nam trên trường quốc tế và quốc tế đánh giá, coi Việt Nam như thế nào,
hãy để sự thật khách quan lên tiếng, không thể tẩy trắng kiểu “không có vị trí
gì”!
Sự
thực là, cũng trong những ngày đầu tháng 9 này, phái đoàn Việt Nam đang tham dự
Hội nghị thượng đỉnh Cảnh sát Liên hợp quốc lần thứ ba (UNCOPS), diễn ra tại
trụ sở Liên hợp quốc tại New York từ 30/8-3/9, gửi đi thông điệp Việt Nam sẵn
sàng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Tại khóa họp 50 Hội đồng Nhân
quyền Liên hợp quốc diễn ra tháng 6 vừa qua, Việt Nam cùng Bangladesh và
Philippines đã đồng tổ chức phiên thảo luận chuyên đề về đảm bảo quyền của các
nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời giới thiệu dự
thảo Nghị quyết năm 2022 về biến đổi khí hậu và quyền con người, tập trung vào
quyền lương thực và biến đổi khí hậu. Đó chỉ là hai trong rất nhiều hoạt động
quốc tế mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia, thể hiện rõ nét Việt Nam
là một đối tác tích cực, có trách nhiệm với các vấn đề chung của cộng đồng quốc
tế.
Cũng
trong dịp Quốc khánh này, các nước đã chúc mừng, đánh giá cao thành tựu, vị thế
của Việt Nam. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định, Việt Nam
là nhân tố quan trọng đóng góp vào hòa bình, ổn định trong khu vực. Theo người
đứng đầu Liên hợp quốc, “Việt Nam cho thấy những cam kết mạnh mẽ của một quốc
gia luôn tích cực nỗ lực xây dựng lòng tin và đối thoại, làm cầu nối tìm kiếm
giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột trên thế giới”. Đánh giá của Tổng Thư
ký Liên hợp quốc phản ánh sự tin tưởng, kỳ vọng vào những đóng góp trách nhiệm
của Việt Nam đối với hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, đồng thời cũng cho
thấy vai trò và vị thế quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.
Việc
Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên
hợp quốc 2020-2021 là một trong những minh chứng điển hình. Việt Nam được đánh
giá đã thể hiện vai trò chủ động, cân bằng, trách nhiệm khi đưa ra những đề
xuất, đóng góp thiết thực vào hoạt động của Hội đồng Bảo an, chung tay giải
quyết những thách thức toàn cầu. Nổi bật là việc khi đại dịch COVID-19 bùng
phát và lây lan trên toàn cầu, Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc
đẩy để Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết thành lập Ngày Quốc tế
phòng, chống dịch bệnh vào 27/12 hằng năm; cùng với Đức khởi xướng và trở thành
nước sáng lập Nhóm Bạn bè của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm
1982, ra mắt cuối tháng 6/2021. Tại buổi lễ kỷ niệm 1 năm ngày thành lập Nhóm
diễn ra ở New York tháng 6 vừa qua, đại diện nhiều nước đã hoan nghênh sáng
kiến của Việt Nam cũng như các nước đồng sáng lập nhóm, góp phần đề ra cam kết
của đông đảo thành viên Liên hợp quốc, các nước thành viên UNCLOS đối với Công
ước vốn lâu nay được coi là “Hiến pháp của đại dương”.
Từ
tháng 6/2014 đến tháng 8/2022, có 512 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
Việt Nam được cử đi làm nhiệm vụ ở phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu
vực Abyei… Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các hoạt động hòa bình
Jean-Pierre Lacroix đã cảm ơn Việt Nam về sự ủng hộ mạnh mẽ cũng như những đóng
góp tích cực đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Ông
Lacroix đánh giá cao tính chuyên nghiệp, sự tận tụy, nỗ lực, hy sinh của các
binh sĩ Việt Nam khi phải thực hiện nhiệm vụ trong những môi trường khó khăn;
đặc biệt bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam tại Nam Sudan đã đóng vai trò
quan trọng trong thành công chung của phái bộ Liên hợp quốc tại quốc gia châu
Phi này.
Chính
sự sẵn sàng và tinh thần trách nhiệm khi tham gia đóng góp vào công việc chung
của cộng đồng quốc tế đã giúp Việt Nam tạo dựng được lòng tin, liên tiếp được
bầu vào nhiều tổ chức đa phương quan trọng như Hội đồng Chấp hành của Tổ chức
Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Hội đồng Khai thác bưu
chính của Liên minh Bưu chính thế giới (UPU), Ủy ban Luật pháp quốc tế (ILC)…
Đây cũng là động lực để Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên
hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, đại diện cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều
này cũng thể hiện sự tự tin của Việt Nam trong việc gánh vác các trọng trách
của quốc tế.
Tại
khu vực, Việt Nam ngày càng khẳng định là một thành viên chủ động, tích cực, có
trách nhiệm, đóng góp hết mình vì sự phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN). (ST)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét