Chủ
nghĩa Mác - Lênin là khoa học nghiên cứu về bản chất và điều kiện giải phóng
giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên phạm vi toàn thế giới khỏi mọi ách
áp bức, bóc lột, bất công; khỏi mọi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và khỏi mọi sự
phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chủ nghĩa Mác - Lênin, hệ tư tưởng
của giai cấp mang bản chất quốc tế, đồng thời mang tính nhân dân và tính dân
tộc sâu sắc, vì muốn giải
phóng
mình trên phạm vi toàn thế giới thì "giai cấp sản mỗi nước trước hết phải
giành lấy chính quyền phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở
thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản
hiểu". Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, vấn đề dân tộc trở thành vấn đề dân tộc thuộc địa
thì cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản ở chính quốc và
cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc gắn
bó hữu cơ với nhau. Từ đó, Lênin đã nêu ra Cương lĩnh dân tộc với ba nội dung:
"Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên
hợp công nhân tất cả các dân tộc lại: đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa
Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân".
Cũng từ đó Lênin nêu ra khẩu hiệu: "Vô sản tất cả các nước và các dân tộc
bị áp bức, đoàn kết lại!".
Chủ
nghĩa Mác - Lênin không chỉ mang bản chất giai cốp công nhân quốc tế mà còn
mang tính nhân dân và tính dân tộc sâu sắc, là sự thống nhất giữa chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân và chủ nghĩa yêu nước. Đó là cơ sở lý luận và
thực tiễn thời đại hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa giai
cấp công nhân và dân tộc, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Vì
vậy quan điểm cho rằng chủ nghĩa Mác -Lênin chi nói đến đấu tranh giai cấp bỏ
quên lợi ích các dân tộc không phù hợp với thực tiễn Việt Nam là quan điểm sai
lầm, cần phải phê phán.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét