Trái
với quan điểm chống phá nêu trên, thực tế, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy, đơn vị
hành chính trong hệ thống chính trị, trong đó có việc sắp xếp một số đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn, đặt trong
tổng thể nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện,
phát triển Nhà nước pháp quyền XHCN, phục vụ giai đoạn phát triển mới. Sắp xếp
tổ chức, bộ máy trong hệ thống chính trị tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu
quả là chủ trương lớn. Quá trình thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện,
cấp xã giai đoạn 2019 – 2021 bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra tại Nghị
quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII và
Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về sắp xếp đơn vị hành
chính. Nghị quyết của Quốc hội chỉ rõ: Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất
năm 1975 đến nay, đơn vị hành chính các cấp ở nước ta đã được điều chỉnh, sắp
xếp lại phù hợp với từng giai đoạn lịch sử và đã đạt được một số kết quả tích
cực góp phần phát huy nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm
giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Bên
cạnh đó, Đảng, Nhà nước cũng thẳng thắn nhìn nhận, việc chia, tách đơn vị hành
chính các cấp thời gian qua đã nảy sinh một số bất cập và hạn chế. Nhiều đơn vị
hành chính cấp huyện, cấp xã quy mô quá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt,
gây ra nhiều khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn,
định hướng phát triển kinh tế – xã hội tầm vĩ mô cũng như quy hoạch, kế hoạch
phát triển vùng; nguồn lực của địa phương và Trung ương cho phát triển kinh tế
– xã hội bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân
cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Việc
tăng số lượng đơn vị hành chính các cấp đã dẫn đến tổ chức bộ máy, biên chế của
các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị ở địa phương tăng; ngân sách nhà
nước chi cho hoạt động của bộ máy, xây dựng trụ sở, mua sắm mới trang thiết bị
làm việc tăng; đại đa số các đơn vị cấp huyện, cấp xã thu ngân sách tại địa
phương không đủ cân đối chi thường xuyên, chủ yếu Trung ương phải hỗ trợ.
Sắp
xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tổ chức hợp lý đơn vị hành chính
các cấp phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển của đất nước; bảo đảm hoàn
thiện thể chế về đơn vị hành chính, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả; góp phần phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy phát
triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo đảm quốc phòng, an
ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm
2030, các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được sắp xếp cơ bản phù hợp chiến
lược phát triển kinh tế – xã hội; đáp ứng yêu cầu xây dựng nước ta trở thành
một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.
Sắp
xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ; thực
hiện theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có trọng tâm, phù hợp, chặt chẽ, thận
trọng, hiệu quả, chắc chắn, phù hợp với quy hoạch tổng thể, yêu cầu phát triển;
bảo đảm ổn định chính trị – xã hội. Thông qua sắp xếp các đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã để từng bước đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ
tiền lương, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức. Phát huy hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội cho phát triển kinh tế
– xã hội trong từng địa phương và trên phạm vi toàn quốc; nâng cao đời sống
nhân dân; giữ vững quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.
Việc sắp xếp phải đảm bảo không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh và cuộc sống của nhân dân.
Quan
điểm chỉ đạo chung là mỗi một đơn vị hành chính cụ thể được sáp nhập phải chú
trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân
tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, điều kiện địa lý – tự nhiên,
cộng đồng dân cư… như một số quận nội thành Hà Nội. Việc sắp xếp đơn vị hành
chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành,
tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác. Trước vấn đề mang
tính khó khăn, phức tạp, việc người dân có ý kiến góp ý, xây dựng, đề xuất những
giải pháp là hoàn toàn cần thiết, được Đảng, Nhà nước khuyến khích, trân trọng.
Tuy nhiên, lợi dụng vào đó để xuyên tạc, đưa ra những quan điểm sai trái, thậm
chí xuyên tạc với động cơ, mục đích xấu, tạo nhận thức lệch lạc hòng làm suy
giảm niềm tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối, cũng như vai trò lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước cần phải được vạch trần, đấu tranh phản bác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét