Thứ Hai, 20 tháng 2, 2023

PHÒNG CHỐNG, CHỐNG THAM NHŨNG, QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Thời gian gần đây, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của các thế lực thù địch xuyên tạc công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu của Đảng và Nhà nước ta, theo chúng cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay chẳng qua chỉ là cuộc đấu đá nội bộ giữa phe này và phe khác. Rằng Đảng cộng sản Việt Nam không thể chống tham nhũng vì. Việt Nam chỉ do một đảng duy nhất lãnh đạo, rằng chỉ có một đảng thì không thể có dân chủ và vì vậy không thể chống được tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Thực chất đây là luận điệu xuyên tạc, phản động nhằm hạ thấp vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng, gây mâu thuẫn trong nhân dân, dẫn đến bất ổn xã hội, chiều lái xã hội đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, chúng sẽ không bao giờ thực hiện được ý đồ đó; bởi vì, Đảng thể hiện rõ quyết tâm trong phòng chống tham nhũng là.

Thứ nhất, chống tham nhũng là để bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Nhân dân và uy tín của Đảng trước Nhân dân

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi việc chống tham nhũng không chỉ để bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Nhân dân mà còn để bảo vệ uy tín của Đảng trước Nhân dân. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đã chỉ rõ: "Những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước chưa bị trừng trị nghiêm khắc. Đảng thừa nhận và coi tham nhũng là nguyên nhân gây mất lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), 5 bài học kinh nghiệm rút ra về cơ bản vẫn giữ nguyên như Cương lĩnh 1991. Tuy nhiên, Cương lĩnh đã bổ sung vào bài học kinh nghiệm thứ 2 nội dung rất quan trọng: Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng. Đây có thể xem là một cam kết chính trị trước Nhân dân về công cuộc phòng, chống tham nhũng.

Việc đưa ra cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ mà tệ tham nhũng gây ra thể hiện bản lĩnh chính trị của Đảng đã thẳng thắn thừa nhận, nhìn thẳng sự thật, nói đúng sự thật để có các biện pháp hữu hiệu phòng chống hiệu quả.

Thứ hai, không bao giờ bao che, dung túng cho tham nhũng, lãng phí; không có “vùng cấm”, “không có ngoại lê” trong chống tham nhũng ở Việt Nam

Trong các Văn kiện Đại hội của Đảng đều chỉ rõ sự nguy hại của tham nhũng đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội X của Đảng chỉ rõ: tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí là nghiêm trọng. Đại hội XII Đảng tiếp tục khẳng định: Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.....đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Văn kiện Đại hội XIII của Đảng một lần nữa khẳng định lại quan điểm nhất quán này đó là: kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí, lối sống cơ hội thực dụng, bè phái, nói không đi đôi với làm trong cán bộ đảng viên.. Như vậy, có thể nhận thấy công tác phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng xác định là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, toàn dân và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng; là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, khó khăn, phức tạp; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục, không nóng vội, không chủ quan, với những bước đi vững chắc, có trọng tâm, trọng điểm; phòng chống tham nhũng cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp; phải chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, các hành vi bao che, dung túng tiếp tay cho tham nhũng; không có ngoại lệ, không có “vùng cấm” trong chống tham nhũng ở Việt Nam…

Với sự quyết tâm và nghiêm khắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhiều vụ tham nhũng được xét xử, nhiều cán bộ tha hóa, biến chất ở mọi cấp, mọi ngành, “không có vùng cấm” đã chịu sự trừng phạt của pháp luật; đã thu hồi, đề nghị thu hồi tại sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng cho Nhà nước. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đã được điều tra, khởi tố, truy tố và xử lý công khai, khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Mới đây, hàng loạt cán bộ cao cấp ở tỉnh Bình Dương, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh và một số UVTW cả đương chức và đã nghỉ hưu bị xử lý kỷ luật và bị truy tố vì các vi phạm của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Từ những dẫn chứng nêu trên cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam không bao giờ bao che, dung túng cho quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chống tham nhũng không có “vùng cấm”, “không có ngoại lệ”. Tất cả những ai có hành vi phạm tội, tùy theo mức độ vi phạm đều bị xem xét xử lý nghiêm khắc theo pháp luật, thấu tình đạt lý. Đảng luôn coi tham nhũng là “giặc nội xâm”, một trong các nguy cơ, đe dọa sự tồn vong của chế độ, cản trở tiến trình phát triển đất nước, làm mất uy tín của Đảng, niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Vì thế, Đảng không thể không quyết liệt trong đấu phòng, chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng là mệnh lệnh sống còn của Đảng. Do đó, luận điệu cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam không thực tâm chống tham nhũng là luận điệu xuyên tạc , chống phá nhằm đánh lạc hướng dư luận, gây xói mòn niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân đối với công cuộc phòng, chống tham nhũng hiện nay.

 


1 nhận xét: