Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

Sự phân bố và đặc điểm cơ bản của các chủng tộc trên thế giới hiện nay

Các nhà khoa học phân chia loài người thành 4 chủng tộc (đại chủng) với sự phân bố và đặc điểm cơ bản như sau:
Chủng tộc Môngôlôit (đại chủng Á) có màu da từ vàng, sáng đến tối sẫm hay đồng hun (người da đỏ châu Mĩ). Lông trên mình ít phát triển; tóc đen thẳng, hơi cứng; mặt to bẹt (trừ người da đỏ); mũi trung bình, sống mũi vừa phải; mắt có mí lót, mí trên rõ; đầu tròn hoặc ngắn; răng cửa hình xẻng; chiều cao trung bình. Có số người đông nhất, chiếm 50% dân số thế giới (khoảng 3 tỷ). Phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á, Trung Á, Xibêri, châu Mỹ. Gồm 3 tiểu chủng: Bắc Môngôlôit, Nam Môngôlôit, Americanôit. Giữa 2 tiểu chủng Bắc và Nam tách ra một vài nhóm trung gian. Tiểu chủng Americanôit không thuần nhất, gồm nhiều loại hình, mức độ biến dị khá phổ biến.
Chủng tộc Ốtxtralôit (đại chủng Úc) còn gọi là thổ dân châu Úc, có đặc điểm: lông trên mình rậm rạp; râu phát triển mạnh; tóc đen uốn làn sóng; da đen hoặc nâu sẫm; mặt ngắn; lỗ mũi rộng cánh mũi to, sống mũi gãy và bẹt; tầm vóc trung bình thấp; đầu dài đến rất dài; răng cửa hình xẻng chiếm 40- 70%; môi dày; hàm trên hơi vâu. Cư trú chủ yếu ở châu Đại Dương, các đảo trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương; số lượng khoảng 25 triệu người.
Chủng tộc Ơrôpôit (đại chủng Âu), chủng tộc có lớp lông lần thứ 3 trên cơ thể rất phát triển, nhất là râu; tóc màu sáng đến nâu đen, thường uốn làn sóng và mềm; màu da sáng (riêng tiểu chủng phương Nam Ơrôpôit có nước da ngăm đen); mặt hẹp và dài; sống mũi cao hẹp; đầu tròn; răng có núm phụ chiếm 40-70%; tầm vóc cao hoặc trung bình cao; vân tay ít. Người Ơrôpôit cư trú chủ yếu ở châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á. Sau các phát kiến địa lý ở thế kỷ XV-XVI, người Ơrôpôít bành trướng khắp thế giới, đến châu Mỹ, châu Úc. Họ gồm 2 tiểu chủng: Bắc Ơrôpôít và Nam Ơrôpôit. Bắc Ơrôpôit có màu da, mắt và tóc sáng hơn, tóc dạng sóng, chiều cao cơ thể lớn hơn. Nam Ơrôpôit phân bố ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Á (Ấn Độ, Pakitxtan, Ảrập Xêút, Ai Cập...) có màu da, mắt, tóc đen, chiều cao thấp hơn nhóm Bắc Ơrôpôít. Chủng Ơrôpôit chiếm khoảng 35% dân số thế giới, hơn 2 tỷ người.
Chủng tộc Nêgrôit (đại chủng Phi) chủng tộc lông trên người rất ít; tóc xoăn tít; da đen sẫm; cánh mũi rộng, bè ngang; môi rộng, to và dày; mặt ngắn; đầu dài; thân dài (trừ người Pích mê); chiều cao lớn, răng có núm phụ; vân tay ít. Cư trú tập trung ở châu Phi, một phần di cư bắt buộc sang châu Mỹ (thế kỷ XVI-XVII). Chủng tộc Nêgrôit có khoảng hơn 700 triệu người.

Các tiêu chí để phân loại chủng tộc trên thế giới hiện nay?

12 tiêu chí phân loại các chủng tộc trên thế giới như sau:
Dựa vào màu sắc của da, mắt, tóc được chia ra làm 3 màu cơ bản là: màu tối, màu trung gian và màu sáng. Ví dụ: Da có ba màu: đen, nâu sẫm; hơi nâu, vàng; da trắng.
Hình dạng tóc, có 3 dạng tóc: xoăn, sóng và thẳng.
Số lượng lớp lông lần 3 trên cơ thể ở người trưởng thành.
Hình dạng khuôn mặt, được chia ra làm ba loại: mặt rộng, mặt hẹp và trung bình.
Kích thước của đu và hộp sọ, có các chuẩn đầu loài người: dài; trung bình, tròn, quá ngắn. Ví dụ: Thổ dân Úc, người Phi thuộc loại đầu dài, người Đông Nam Á hải đảo thuộc loại đầu trung bình, người Việt thuộc loại đầu tròn.
Hình dạng mắt - sự phát triển của nếp mí mắt có 4 chuẩn số: không có nếp, ít phát triển, phát triển trung bình, phát triển nhiều.
Hình dạng mũi, có 3 dạng mũi theo các thông số: cao, hẹp; trung bình; bẹt, rộng. Hình dạng mũi chủ yếu do xương sống mũi và sụn quy định tạo ra mũi cao hay thấp, sống mũi thẳng khoằm hay lõm, rộng hay hẹp.
Căn cứ vào độ dày của môi, được chia ra làm 3 loại: dày, trung bình, mỏng. Đồ dày môi được tính khi ngậm miệng lại và môi dưới luôn dày hơn.
Tầm vóc và kích thước của thân thể, được xác định có các loại: lùn, rất thấp, thấp, trung bình thấp, trung bình, cao, rất cao, khổng lồ. Chiều cao là đặc điểm phân loại chủng tộc tương đối điển hình.
Tỷ lệ thân hình - cách tính phổ biến là dựa vào kích thước giữa xương chi và chiều ngang của vai so với chiều dài toàn thân. Theo đo đạc nhân trắc học, loài người có 3 loại thân hình: ngắn, trung bình và dài.
Hình thái răng, ở các chủng tộc có sự khác nhau. Chủng tộc Môngôlôit và Ôtxtralôit, số người có răng cửa hình lưỡi xẻng chiếm tới hơn 60% (dân gian gọi là răng bàn cuốc). Chủng tộc Nêgrôit và Ơrôpôit, răng hàm trên có núm phụ rất phổ biến.
Hình dạng vân tay, có 3 dạng: xoáy, móc và vòng cung.

Ngoài các tiêu chí cơ bản trên, người ta còn căn cứ vào một số đặc điểm khác để phân loại chủng tộc như: dáng cằm, kích thước miệng, mức độ phát triển của lông mày, vành tai, nhóm máu...

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

SỰ THẬT LỊCH SỬ KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC

Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch, nhất là bọn phản động “Khmer Camphuchia Krom” lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền xuyên tạc phá hoại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, xuyên tạc lịch sử vùng đất Nam bộ, kích động tư tưởng độc lập tự trị, lợi dụng vấn đề dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Âm mưu thủ đoạn chủ yếu của các thế lực thù địch đối với  vấn đề “lịch sử vùng đất Nam Bộ” là kết hợp bọn phản động trong nước với bọn phản động người Khmer Nam bộ lưu vong ở Cam-pu-chia, Mỹ, Ca-na-đa lập các hội nhóm: "Liên đoàn Khmer Krôm", "Hội người Khmer", "Quốc hội Khmer Krôm hải ngoại", "Hội ái hữu", "Hội bảo vệ nhân quyền", "Hội Phật học”, lợi dụng khó khăn về đời sống, chênh lệch giàu nghèo giữa người dân tộc thiểu số ở  tây Nam Bộ với người Kinh; khuyết điểm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc, để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, thực hiện ý đồ là quốc tế hóa vấn đề như "Vương quốc Khmer Krôm”, hướng tới ly khai, tự trị, độc lập.
Có thể khẳng định, các thế lực thù địch, phản động và tôn giáo cực đoan lưu vong ở nước ngoài đang thực hiện âm mưu lợi dụng "quyền dân tộc tự quyết" của người bản địa để hình thành các vùng đất tự trị trong lòng đất nước Việt Nam. Đây là ý đồ thâm độc, nguy hiểm mà chúng đã, đang rất quyết tâm thực hiện từ nhiều năm nay.

Mặc dù các thế lực thù địch ra sức đưa ra nhưng luận điệu phản động, nhưng có một sự thật không thể chối cãi là Việt Nam chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý, lịch sử và quản lý thực tế để khẳng định khu vực này luôn thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của Việt Nam. Không âm mưu, thủ đoạn nào xuyên tạc nào có thể phủ nhận sự thật lịch sử trên. 

Không thể phủ nhận vai trò "rường cột nước nhà" của tuổi trẻ

Cứ thành thông lệ, nhân các ngày lễ, kỉ niệm của đất nước, ở trong và ngoài nước, lại xuất hiện những bình luận, góp ý, đánh giá, mà thực chất của những quan điểm này là phủ nhận thành quả cách mạng của nhân dân ta, đòi xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vào những ngày tháng tháng 3 năm 2017, kỷ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trên "diễn đàn" lại cố tình tung ra nhiều bài viết phủ nhận vai trò, vị trí của tuổi trẻ Việt Nam. Trên cơ sở nhào nặn các ví dụ nhỏ lẻ, chắp vá, các bài viết này hồ đồ đưa ra những kết luận hết sức phản động, bịa đặt, cho rằng thanh niên Việt Nam bây giờ yếu kém, có nhiều hạn chế, không xứng đáng là tương lai đất nước.
Đó là những luận điệu cũ rích, rất dễ nhận diện, bóc trần, mà lực lượng thù địch sử dụng như một chiêu bài quen thuộc trên "diễn đàn" truyền thông của chúng. Thực chất đây là âm mưu và hành động của những kẻ phản động, chống phá cách mạng Việt Nam.Bởi lịch sử và hiện tại luôn khẳng định thanh niên Việt Nam luôn xứng đáng với niềm tin của Đảng, đất nước và dân tộc. Về vai trò của thanh niên, Bác Hồ kính yêu đã khẳng định: nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn  là ở thanh niên”.
Trong đấu tranh giành chính quyền, cũng như trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tuổi trẻ Việt Nam luôn tích cực, vững vàng, phát huy vai trò xung kích cùng  toàn Đảng, toàn dân, toàn quân làm nên chiến công vĩ đại: Giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuyệt đại bộ phận người trẻ tuổi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Phần lớn tuổi trẻ luôn thể hiện rõ vai trò đi đầu, thổi bùng lên ngọn lửa tình nguyện vì cộng đồng và không cam chịu đói nghèo, lạc hậu. Các mùa hè tình nguyện đã làm xanh nhiều góc phố bộn bề và bản làng xa xôi. Hàng chục nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi, góp phần vào sự phát triển của các miền quê nghèo khó, dựng xây biên giới, hải đảo xa xôi ngày càng giàu mạnh...  Tuy nhiên bên cạnh những thành tích, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, thanh niên Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế như chỉ thích hưởng thụ, ngại lao động; thần tượng hóa cá nhân, ích kỷ, buông thả, thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, sống thụ động, thờ ơ, ngại tham gia các hoạt động chính trị, xã hội…  
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quá trình đó đã, đang đưa lại cho đất nước ta nói chung và cho thanh niên nói riêng những thời cơ xen lẫn những thách thức lớn. Với vị trí, vai trò là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà, thanh niên Việt Nam chiếm gần 30% dân số, là lực lượng sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi những cái mới, cái tiến bộ của nhân loại, để xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước, thanh niên Việt Nam cần: Tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt, phải trau dồi bản lĩnh chính trị, giữ vững lý tưởng xã hội chủ nghĩa, phấn đấu thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh với vai trò là chủ thể tích cực, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

VÌ SAO PHẢI XÓA BỎ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU

Chế độ tư hữu khiến cho con người bị tha hóa trên hai phương diện: một là, sự tha hóa của người công nhân trong sản phẩm lao động của anh ta; và hai là, sự tha hóa của người công nhân “trong bản thân hành vi sản xuất, trong bản thân hoạt động sản xuất”.
Ở phương diện thứ nhất, biểu hiện của sự tha hóa là, sản phẩm do lao động của người công nhân làm ra không những không thuộc về anh ta, mà còn “đối lập với lao động như một thực thể xa lạ, như một lực lượng không phụ thuộc vào người sản xuất”. “Người công nhân sản xuất càng nhiều của cải, sức mạnh và khối lượng sản phẩm của anh ta càng tăng thì anh ta càng nghèo”. “Người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hóa, anh ta lại trở thành một hàng hóa càng rẻ mạt. Thế giới vật phẩm càng tăng thêm giá trị thì thế giới con người càng mất giá trị”(1). Nói chung, anh ta làm ra càng nhiều vật phẩm thì số vật phẩm anh ta có thể chiếm hữu được càng ít và anh ta bị chính sản phẩm do mình làm ra – tư bản – thống trị càng mạnh.
Ở phương diện thứ hai, “sự tha hóa của công nhân trong sản phẩm của anh ta không chỉ có ý nghĩa là lao động của anh ta trở thành một vật phẩm, có được sự tồn tại bên ngoài, mà còn có ý nghĩa là lao động của anh ta tồn tại ở bên ngoài anh ta, không phụ thuộc vào anh ta, xa lạ với anh ta, và lao động ấy trở thành một lực lượng độc lập đối lập với anh ta, có nghĩa là đời sống mà anh ta truyền cho vật phẩm, chống lại anh ta như một đời sống đối địch và xa lạ”(2). Điều đó cũng có nghĩa là, trong lao động, đáng ra người công nhân khẳng định mình thì anh ta lại thấy mình “phủ định mình”, đáng ra người công nhân phải cảm thấy mình sung sướng thì anh ta lại “cảm thấy mình khổ sở”, đáng ra người công nhân “phát huy một cách tự do nghị lực thể chất và tinh thần” của mình thì anh ta lại cảm thấy mình đang “làm kiệt quệ thân thể của mình và phá hoại tinh thần của mình”.
Đến đây, câu hỏi đặt ra là, nếu sản phẩm người công nhân làm ra không thuộc về anh ta thì thuộc về ai? Tại sao trong quá trình lao động, người công nhân “cảm thấy mình bị tách khỏi bản thân mình”, cảm thấy lao động của mình là “lao động cưỡng bức” và chỉ xem lao động là “một phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu khác” chứ không xem lao động là nhu cầu?
Câu trả lời là: sản phẩm do người công nhân làm ra thuộc về địa chủ và nhà tư bản – “những vị thần có đặc quyền và ăn không ngồi rồi và ở đâu cũng đều ở trên công nhân và định pháp luật cho công nhân”(3), bởi họ là những người nắm giữ tư liệu sản xuất. C.Mác gọi những người này là “những người sở hữu”. Còn người công nhân, trong thực tế, chỉ nhận được một phần rất nhỏ – “cái mà không có nó thì tuyệt đối không thể được: chỉ đúng cái cần thiết để người công nhân tồn tại – không phải như một con người mà như một công nhân và không phải để người công nhân duy trì loài người, mà duy trì giai cấp nô lệ – giai cấp công nhân”(4); bởi người công nhân không có sở hữu về tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt xã hội nên phải làm thuê để nhận một khoản tiền công ít ỏi, không tương xứng với lao động của anh ta từ những người sở hữu.
Cũng trong Bản thảo kinh tế – triết học năm 1844, từ khái niệm lao động bị tha hóa được rút ra trong quá trình phân tích sự tha hóa của người công nhân, C.Mác đã chỉ rõ sở hữu tư nhân với tư cách sản phẩm của lao động bị tha hóa, Ông khẳng định, “một mặt, sở hữu tư nhân là sản phẩm của lao động bị tha hóa, và mặt khác, nó là phương tiện làm cho lao động bị tha hóa, là sự thực hiện sự tha hóa ấy”(5), C.Mác cũng chỉ ra cả “những người sở hữu” cũng bị tha hóa. Song, khác với hoạt động tha hóa ở người công nhân, sự tha hóa của “những người sở hữu” biểu hiện ra là “trạng thái tha hóa”(6). Trạng thái tha hóa này là: “Tư bản sợ tình trạng không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận quá ít, cũng như giới tự nhiên sợ chân không. Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10 phần trăm lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20 phần trăm thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50 phần trăm thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100 phần trăm thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300 phần trăm thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”(7).
Tựu trung lại, chế độ tư hữu khiến cho con người trở nên xa lạ với chính mình và làm biến mất “tồn tại có tính chất người” của con người. Chế độ tư hữu khiến cho giá trị con người bị hạ thấp xuống chỉ bằng máy móc, khiến cho người công nhân “cảm thấy mình chỉ còn là con vật” trong những chức năng con người của anh ta, khiến cho “cái vốn có của súc vật trở thành chức phận của con người, còn cái có tính người thì biến thành cái vốn có của súc vật”(8). Do đó, “xóa bỏ chế độ tư hữu” là cần thiết và tất yếu. “Xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu” là một giải pháp để giải phóng con người, mà trước hết là những người công nhân không có sở hữu, khỏi ách thống trị của chế độ tư hữu và trả lại cho con người một đời sống đích thực thay vì một “đời sống bị tha hóa”.

Song, theo quan niệm của C.Mác, cần lưu ý rằng, chủ nghĩa cộng sản không xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà cụ thể là, xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản” – “biểu hiện cuối cùng và đầy đủ nhất của phương thức sản xuất và chiếm hữu sản phẩm dựa trên những đối kháng giai cấp, trên cơ sở những người này bóc lột những người kia”(9). Theo nghĩa đó, lý luận về sự xóa bỏ “chế độ sở hữu tư sản” của chủ nghĩa cộng sản có thể được “tóm tắt” thành một luận điểm duy nhất là: “xóa bỏ chế độ tư hữu”. 
(1) C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.42. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.128.
(2) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.129-130.
(3) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.79.
(4) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.79.
(5) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.142.
(6) Xem: C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42, tr.145.
(7) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd.,  t.23, tr.1056.
(8) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t.42. tr.133.
(9) C.Mác và Ph.Ăngghen. Sđd., t. 4, tr.615.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2017

Liệu trí thức có phải là lực lượng lãnh đạo xã hội

Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng thời đại ngày nay, thời đại của nền “văn minh trí tuệ”, của “kinh tế tri thức”, do đó trí thức mới là lực lượng tiền phong có vai trò lãnh đạo cách mạng.

 Tất nhiên, trí thức có vai trò quan trọng trong mọi thời đại. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới, vai trò trí thức ngày càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Song trí thức không thể đóng vai trò lãnh đạo thay thế GCCN. Bởi lẽ trong xã hội, trí thức  chỉ là một tầng lớp xã hội đặc biệt và không thuần nhất, họ chưa bao giờ và không bao giờ là một giai cấp. Trí thức không đại biểu cho một PTSX độc lập, không phải là một lực lượng kinh tế, chính trị độc lập trước các giai cấp và tầng lớp xã hội khác. Vì vậy, trí thức  không có hệ tư tưởng riêng mà chỉ theo và chịu ảnh hưởng hệ tư tưởng của giai cấp đang thống trị. Bên cạnh đó, trí thức không có lợi ích đối kháng trực tiếp với GCTS. Dưới chế độ TBCN trí thức cũng là người làm thuê và bị bóc lột, nhưng lại là tầng lớp làm thuê đặc biệt, được GCTS đào tạo, sử dụng và có một bộ phận được chế độ tư bản ưu đãi. Từ những đặc điểm ấy cho thấy trí thức không phải là tầng lớp xã hội có tinh thần cách mạng triệt để như GCCN trong cuộc đấu tranh chống GCTS. Thực tế lịch sử cũng đã cho thấy chưa bao giờ có tầng lớp trí thức nào có thể thay thế một giai cấp để lãnh đạo một cuộc cách mạng xã hội nhằm thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác. Trí thức bao giờ cũng là trí thức của một giai cấp nhất định và thường là giai cấp thống trị xã hội.

Giai cấp công nhân ở các nước tư bản phát triển có còn tinh thần cách mạng không?

Có quan điểm cho rằng trong các nước tư bản phát triển, GCCN đã được “trung lưu hóa” và có cổ phân trong trong xí nghiệp; đời sống của một bộ phận không nhỏ trong GCCN đã được cải thiện và có thu nhập cao cho nên họ không còn có tinh thần cách mạng như trước đây.

Quan điểm trên là hoàn toàn phản động phản khoa học. Mặc dù ở các nước tư bản phát triển có một bộ phận không nhỏ trong GCCN có thu nhập cao đời sống của họ được cải thiện có khá giả hơn, nhưng thực ra, điều đó không có nghĩa là GCCN ở các nước ấy không còn bị bóc lột cũng như không có nghĩa là mâu thuẫn giữa GCTS và GCCN đã được điều hòa.. Về cơ bản, GCCN vẫn là người không có TLSX bởi vì phần lớn, nếu không nói là toàn bộ TLSX TBCN vẫn còn nằm trong tay GCTS, họ vẫn phải bán sức lao động (cả trí óc lẫn chân tay) cho nhà tư bản để kiếm sống. Do ứng dụng được những thành tựu KH-KT Công nghệ cùng với sự gia tăng cường độ lao động, GCCN ngày càng tạo nên nhiều “M” hơn so với trước đây và vì vậy càng bị GCTS bóc lột nhiều hơn trước. Giai cấp tư sản chỉ bớt môt phần rất nhỏ trong lợi nhuận thu được của mình để cải thiện đời sống công nhân. Sự bất công, bất bình đẳng và khoảng cách thu nhập ngày càng cách xa giữa GCCN và GCTS cho thấy mâu thuẫn giữa GCTS và GCCN không hề bị xóa đi mà ngày càng sâu sắc, tính cách mạng triệt để của GCCN cũng ngày càng được khẳng định.

Cơ sở khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

CNTB ra đời đánh dấu một bước tiến vĩ đại và phát triển của LLSX. Sự ra đời của nền đại công nghiệp, một mặt tạo ra cơ sở vật chất, nhờ đó có thể xóa bỏ được chế độ bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, mặt khác sản sinh ra GCCN, lực lượng xã hội đại diện cho LLSX mới. Giai cấp công nhân xét về nguồn gốc ra đời là con đẻ của nền đại công nghiệp, sinh ra và phát triển theo đà phát triển của kỹ thuật và công nghiệp, họ chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sản xuất đại công nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công.
Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của GCCN, lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa ngày càng cao, trong khi đó quan hệ sản xuất TBCN lại dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chính điều đó đã tạo ra mâu thuẫn cơ bản trong lòng XHTB và được biểu hiện ra ngoài bằng mâu thuẫn gay gắt giữa GCCN - đại diện cho lực lượng sản xuất mới - với GCTS - đại diện cho quan hệ sản xuất lỗi thời. Theo quy luật khách quan, QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Một khi QHSX không phù hợp với LLSX sẽ xảy ra xung đột gay gắt trong xã hội, lúc đó giai cấp tiên tiến trong xã hội - đại diện cho LLSX mới - sẽ lãnh đạo cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị, thiết lập QHSX mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của LLSX, tạo nên phương thức sản xuất mới, tiến bộ hơn phương thức sản xuất cũ bị thay thế. Khi ấy HTKT-XH cũ sẽ thay đổi bằng HTKT-XH mới cao, tiến bộ hơn: đó là quy luật phát triển cơ bản của xã hội loài người đã được lịch sử chứng minh, không một học thuyết nào bác bỏ được
Như vậy, với mâu thuẫn trong xã hội tư bản, sớm hay muộn người đại diện cho LLSX mới sẽ lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh lật đổ GCTS - đại diện cho QHSX lỗi thời - thiết lập QHSX mới, mở đường cho LLSX tiếp tục phát triển. Giai cấp công nhân là LLSX tiên tiến, cơ bản nhất của phương thức sản xuất TBCN, vì vậy nó sẽ là người quyết định phá vỡ QHSX TBCN, hình thành phương thức sản xuất mới: phương thức sản xuất CSCN, nền tảng cho xã hội CSCN ra đời. Mặt khác, trong xã hội tư bản, GCCN luôn luôn phát triển ngày càng đông về số lượng và tăng về chất lượng cùng với sự phát triển không ngừng của công nghiệp và quá trình CNH-HĐH nền kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của GCCN cũng đồng thời dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa GCCN và GCTS tất yếu dẫn đến cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ CNTB, hình thành xã hội mới, xã hội XHCN và CSCN.

Hiện nay, GCTS đã và đang tìm mọi cách để điều chỉnh các quan hệ TBCN nhằm cứu vãn chế độ thống trị của giai cấp mình và trên thực tế GCTS đã đạt được một số thành tựu và kết quả nào đấy nhưng vẫn không khắc phục được mâu thuẫn cơ bản của XHTB, vẫn phải thường xuyên đối đầu với các cuộc khủng hoảng nặng nề với nhiều cơn suy thoái và nạn thất nghiệp thường xuyên không tránh khỏi của hàng chục triệu người. Phong trào đấu tranh của GCCN tuy đang đứng trước những thử thách hết sức nặng nề nhưng bức tranh toàn cảnh của sự phát triển LLSX thế giới vẫn đang chuẩn bị những tiền đề khách quan cho GCCN thực hiện SMLS của mình, dù có trãi qua những bước thăng trầm, quanh co nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra theo quy luật khách quan của lịch sử.

TAI SAO VIỆC THAY THẾ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN BẰNG MỘT XÃ HỘI MỚI TIẾN BỘ HƠN LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN?

Nghiên cứu lịch sử xã hội loài người nói chung và nhất là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản châu Âu nói riêng, C.Mác đã rút ra kết luận: sự phát triển của xã hội loài người là sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. V.I.Lênin đã nhận xét: “Sau khi nghiên cứu quy luật phát triển của xã hội loài người, Mác đã hiểu rằng chủ nghĩa tư bản phát triển tất nhiên sẽ đưa đến chủ nghĩa cộng sản - đây là điều căn bản - khi chứng minh chân lý đó, Mác chỉ dựa trên việc nghiên cứu xã hội tư bản đó một cách chính xác nhất, tỉ mỉ nhất, sâu sắc nhất, nhờ việc nắm vững đầy đủ tất cả những cái mà khoa học trước đây đã cung cấp”. Chính vì thế, xã hội tư bản chủ nghĩa nhất định sẽ được thay thế bằng xã hội khác, C.Mác xác định là xã hội cộng sản chủ nghĩa, giai đoạn đầu của nó là chủ nghĩa xã hội. Sự thay thế này là một quá trình lịch sử tự nhiên.
Những học giả phương Tây cũng thừa nhận sự tiến hoá này. Sau chủ nghĩa tư bản là gì? họ đã đưa ra nhiều tên gọi khác nhau: Xã hội hậu công nghiệp, xã hội tiêu thụ, xã hội hỗn hợp, xã hội điện toán, xã hội thông tin, xã hội phúc lợi chung và nhiều người đã gọi là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, có thể có rất nhiều tên gọi khác nhau, nhưng điểm chung nhất của các học giả, đó không phải là xã hội tư bản nữa. Hiện tại ở những nước tư bản phát triển đã xuất hiện những yếu tố của xã hội mới, như: kinh tế tri thức nảy sinh và phát triển, tính chất xã hội của sở hữu ngày càng gia tăng; sự điều tiết của nhà nước ngày càng hữu hiệu; tính nhân dân và xã hội của nhà nước tăng lên; những vấn đề phúc lợi xã hội và môi trường ngày càng được giải quyết tốt hơn v.v.. Với những đặc điểm này hoàn toàn đúng với quan điểm của V.I.Lênin: Các yếu tố của xã hội tương lai sẽ xuất hiện trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa. Đó là một quy luật, nó chi phối sự phát sinh, tồn tại, phát triển và diệt vong của một xã hội nhất định và sự thay thế nó bằng một xã hội khác, cao hơn. Và lẽ tất nhiên, theo quy luật tiến hoá của lịch sử, đến một lúc nào đó hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa lại bị thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội cao hơn nữa. Nhưng điều này còn vô cùng lâu dài và chưa có nhà lý luận nào hình dung ra được.

Thực tiễn lịch sử loài người đã chứng minh, học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội của Mác là đúng. Chưa ai có thể bác bỏ được những quan điểm của Mác về lịch sử phát triển của xã hội loài người, trừ những người cố tình xuyên tạc Mác với dụng ý xấu. Chính vì thế mà Mác được khán giả truyền hình BBC của Anh bầu chọn là nhà tư tưởng vĩ đại nhất của toàn nhân loại trong 1000 năm qua. Nhà triết học nổi tiếng người Pháp Giắc Đêriđa vẫn khẳng định: “Mác là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI” v.v... Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không phải là sự cáo chung của chủ nghĩa xã hội, mà chỉ là sự thất bại của mô hình cụ thể về xây dựng chủ nghĩa xã hội - mô hình Xô viết. Những bài học thành công và thất bại của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sẽ giúp cho mô hình chủ nghĩa xã hội trong tương lai tránh được sai lầm, khiếm khuyết. Hiện nay, ngoài 5 đảng cộng sản và công nhân đang trực tiếp lãnh đạo đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, hiện có hơn 130 đảng ở hơn 80 nước đang đấu tranh vì hoà bình, độc lập, dân tộc, dân chủ, tiến bộ và xã hội chủ nghĩa, nhất là ở một số nước châu Mỹ Latinh.

Ý NGHĨA CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 ĐÊN CÁCH MẠNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

Cách mạng Tháng Mười là cột mốc mở đầu thời đại ngày nay. Con đường Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa nhân loại sang một trang sử mới, ở đó giấc mơ về một cuộc sống không còn bóc lột, áp bức, bất công đã trở thành hiện thực sinh động cho hàng tỷ người trên một không gian thật sự rộng lớn của địa cầu. Ðộng lực và cảm hứng từ Cách mạng Tháng Mười đã xác lập nên xu hướng vận động chủ đạo của lịch sử thế giới hiện đại: đó là xu hướng phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đã đạt tới đỉnh cao bằng việc giành chính quyền về tay nhân dân. Đây là một sự kiện lịch sử vĩ đại của loài người và nó ý nghĩa to lớn đối với nước Nga, quốc tế và đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam.
Đối với cách mạng thế giới:
- Đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở nước Nga. Mở ra kỷ nguyên mới,Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa công nhân, nông dân lên nắm quyền, xây dựng chế độ mới xã hội chủ nghĩa.
- Đánh đổ chủ nghĩa tư bản ở một khâu quan trọng của nó là chủ nghĩa đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
- Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào công nhân ở các nước phương Tây có sự gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc
- Cung cấp cho phong trào cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm quý giá.Đi vào lịch sử nhân loại như một sự kiện trọng đại, mở đầu thời kì mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại.
Dưới tác động và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào đấu tranh của công nhân các nước tư bản phương Tây phát trển mạnh mẽ và gắn bó mật thiết với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
Lực lượng các mạng của giai cấp vô sản các nước đều tìm con đường tập hợp nhau lại để thành lập tổ chức riêng của mình. Do đó tháng 3 năm 1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ III) được hình thành ở Ma-xkơ-va, đánh dấu giai đoạn mới trong phong trào cách mạng thế giới. Các ĐCS  nối tiếp nhau ra đời (ĐCS Pháp 1920, ĐCS Trung Quốc 1921... ), càng tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam.
Đối với cách mạng Việt Nam:
Cách mạng tháng Mười Nga và sự phát triển của phong trào Cách mạng vô sản thế giới đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc. Năm 1920, sau khi đọc bản “Luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin, Nguyễn Aí Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam, đã tin theo Quốc tế Cộng sản, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp và tích cực để truyền bá tư tưởng Mác – Lênin vào Việt Nam để đi tới việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Qua đó lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


Giá trị lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thứ nhất, Cách mạng Tháng Mười Nga là cột mốc mở đầu thời kỳ mới, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thật vậy, trong lịch sử xã hội loài người, đã trải qua nhiều cuộc cách mạng to lớn nhưng chưa từng có cuộc cách mạng nào vĩ đại hơn. Cách mạng Tháng Mười Nga tạo ra bước ngoặt căn bản trong lịch sử nước Nga. Nó kết thúc cả một thời kỳ lịch sử do giai cấp bóc lột kế tiếp nhau thống trị nước Nga, mở đầu một thời kỳ lịch sử của giai cấp công nhân và nông dân lao động Nga đứng lên làm chủ vận mệnh của mình, xây dựng nền chuyên chính vô sản. Cách mạng Tháng Mười Nga vĩnh viễn xóa bỏ sự bóc lột giữa người với người, xoá bỏ mọi hình thức áp bức. Giai cấp vô sản lần đầu tiên trong lịch sử có vị trí xứng đáng là trung tâm cho mọi cuộc cách mạng mới.
Thứ hai, Cách mạng Tháng Mười Nga tạo ra bước ngoặt làm thay đổi phương hướng, nhịp điệu tiến lên của lịch sử xã hội loài người. Nó đã chọc thủng mặt trận của chủ nghĩa đế quốc, tổ chức thành một quốc gia, một nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Cách mạng Tháng Mười Nga không những chỉ ra sự tác động, ảnh hưởng to lớn đến quá trình phát triển của lịch sử thế giới mà còn đem lại cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động các dân tộc bị áp bức, cho những người đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc những nhận thức mới, niềm tin mới về cải tạo thế giới tư bản, về một thế giới công bằng, hợp lý hơn.
Thứ ba, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã biến chủ nghĩa xã hội khoa học từ lý luận trở thành hiện thực. Trước Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa cộng sản mới chỉ là ước mơ. Nay, cách mạng thành công ở nước Nga là một hiện thực. Bằng những nguyên lý của Mác, Lênnin đã vận dụng sáng tạo và phát triển thành công cách mạng ở một nước. Từ đây, những lý luận của chủ nghĩa Mác một lần nữa được chứng minh trong thực tiễn, đi sâu giác ngộ và vận động quần chúng. Chủ nghĩa Mác trở thành sức mạnh khi nó xâm nhập sâu vào phong trào cách mạng và lý luận đó đã được bổ sung, hoàn thiện một cách phong phú trong Cách mạng Tháng Mười Nga. Chính Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải đáp và chứng minh rằng, chỉ có con đường cách mạng vô sản mới giải phóng được giai cấp công nhân và nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột và bất công. Vì vậy, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đã nêu cao sự vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lênin và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội hiện thực.
Thứ tư, thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã thức tỉnh, cổ vũ các dân tộc, các thuộc địa bị áp bức đứng lên đấu tranh chống ách xâm lược, cai trị của chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau Cách mạng Tháng Mười, nhiều nơi đã thành lập các Xô viết như: Xô viết Hunggari, Xô viết Xlôvakia, nhiều nơi trong các Xô viết này, giai cấp công nhân đã bãi công, chiếm xí nghiệp của giai cấp tư sản, nông dân nổi dậy chiếm ruộng đất của địa chủ, nêu cao khẩu hiệu “noi gương nước Nga”, “Lênin muôn năm”. Cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh các dân tộc thuộc địa, đồng thời vạch ra tính tất yếu trong sự liên minh giữa phong trào công nhân với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; và đã chỉ ra rằng, chỉ có cách mạng vô sản, chỉ có sự giúp đỡ của giai cấp công nhân các nước đã nắm chính quyền thì mới có thể giải quyết được vấn đề dân tộc. Thực tế đã chứng minh: Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra khả năng rộng lớn và chỉ ra con đường thắng lợi cho phong trào cách mạng ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Cách mạng Tháng Mười Nga có ảnh hưởng to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trước cách mạng chỉ có một Đảng Cộng sản duy nhất ở Nga, nhưng sau Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, nhiều Đảng đã được thành lập như các Đảng Cộng sản Đức, áo, Hunggari, Ba Lan, Phần Lan… Các lực lượng tiên tiến của giai cấp công nhân đã đoàn kết lại chung quanh Đảng Cộng sản. Quốc tế cộng sản “Quốc tế III” được thành lập năm 1919, dưới sự lãnh đạo của Lênin đưa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đến giai đoạn phát triển mạnh mẽ hơn.
Thứ năm, Cách mạng Tháng Mười Nga là một mẫu mực kiệt xuất về chiến lược, sách lược và phương pháp cách mạng của giai cấp vô sản. Cách mạng Tháng Mười Nga có sự chỉ đạo thiên tài của Lênin và Đảng Cộng sản Nga; đã phân tích tình hình cách mạng một cách khách quan, đánh giá chính xác các yếu tố và điều kiện cách mạng, đề ra chiến lược, sách lược đúng đắn cho từng giai đoạn chuyển biến cách mạng như: vấn đề thời cơ cách mạng, thay đổi sách lược; vấn đề sử dụng bạo lực cách mạng, vấn đề lợi dụng và khoét sâu mâu thuẫn chủ yếu của địch… Có thể nói, những nguyên lý của C.Mác, Ph.Ăng-ghen đã được V.I.Lênin vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng mà đỉnh cao là thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
Hiện nay, lợi dụng sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch và cơ hội trong nước và quốc tế đã, đang lớn tiếng bôi nhọ, phủ định những giá trị đích thực, ảnh hưởng và ý nghĩa quốc tế của Cách mạng Tháng Mười Nga. Song sự thật lịch sử vĩ đại cũng như giá trị lịch sử và tầm vóc to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga không gì có thể xoá nhoà được. Với tinh thần cách mạng, phương pháp xem xét khoa học, chúng ta có thể khẳng định rằng, mặc dù tình hình thế giới đang có nhiều biến động, nhưng không làm thay đổi nội dung, tính chất của thời đại ngày nay - đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 vĩ đại. Nói về ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga

Cách đây 100 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin, giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga đã làm nên cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại mở ra một thời đại mới cho loài người - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Thắng lợi này đã chứng minh hùng hồn lời tuyên đoán của C.Mác và Ph.Ăngghen được nêu trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” tháng 02/1848 rằng, chế độ tư bản chủ nghĩa lỗi thời nhất định sẽ bị thay thế bởi xã hội cộng sản văn minh thông qua quá trình cải biến cách mạng.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi là do những nguyên nhân cơ bản, chủ yếu sau đây:
Một là, có sự lãnh đạo của giai cấp vô sản Nga, một giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, được rèn luyện, thử thách, tập dượt trong quá trình cách mạng và có nhiều kinh nghiệm. Giai cấp công nhân Nga có một đảng vô sản kiểu mới - Đảng Cộng sản, đứng đầu là V.I.Lênin thiên tài, được vũ trang bằng học thuyết Mác. Giai cấp công nhân Nga vừa là động lực, vừa là người lãnh đạo cách mạng. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhạy bén của Đảng về chiến lược, sách lược là điều kiện quyết định bảo đảm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.
Hai là, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi vì có khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân. Đảng Cộng sản đã tranh thủ về mình những người đồng minh trung thành, hùng hậu, có tinh thần cách mạng là nông dân nghèo, tranh thủ được trung nông và các tầng lớp khác, đặc biệt là binh lính của giai cấp tư sản.
Ba là, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra kịp thời trong điều kiện, hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, khi cuộc chiến tranh thế giới giữa các nước đế quốc đang diễn ra quyết liệt, chúng không thể tập trung lực lượng để chống phá cách mạng. Hơn nữa, kẻ thù của cách mạng là giai cấp tư sản Nga vừa lạc hậu, vừa yếu đuối và bị phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản Anh, Pháp, có lúc còn phải dựa vào các đảng cơ hội khác.
Bốn là, Đảng Cộng sản và Lênin đã vận dụng một cách uyển chuyển, khôn khéo, nhanh nhạy về chính trị, tiến công kẻ thù để giác ngộ và vận động quần chúng. Đảng Cộng sản và Lênin đã đánh giá đúng tình hình và chuyển biến cách mạng kịp thời, làm cho cách mạng nhanh chóng thành công. Đảng Cộng sản và Lênin đã kết hợp được cuộc đấu tranh cho hoà bình, đấu tranh giải phóng dân tộc và các dân tộc bị áp bức với cuộc đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội thành một phong trào thống nhất.

XÚC PHẠM CHỊ VÕ THỊ SÁU - LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC, BỊA ĐẶT CỦA VIỆT TÂN

Trong những ngày qua, cộng đồng mạng và chính bản thân cá nhân tác giả tỏ ra vô cùng phẫn nộ và căm ức trước những bài viết, thông tin của một số nhà dân chủ, trang báo lề trái xuyên tạc lịch sử bôi xấu về hình ảnh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu với những thông tin xuyên tạc, bịa đặt đến trắng trợn.
Chúng ta biết rằng, mỗi người Việt Nam chân chính luôn mang trong mình lòng yêu nước, tinh thần tự tôn, tự hào của dân tộc về truyền thống cách mạng anh hùng, quá trình đấu tranh và dựng xây đất nước qua từng thời kỳ. Cũng chính điều đó, chúng ta lại cảm thấy biết ơn và trân trọng hơn sự hy sinh của những thế hệ đi trước đã ngã xuống để đánh đổi vì Tổ quốc.
Tuy nhiên, còn đó những lạc loài xấu xa và chính là những tội đồ của dân tộc. Họ đã dẫm lên chính đạo lý cũng như vấy bẩn lịch sử dân tộc. Khi xem nhẹ mặt khác còn xuyên tạc, bôi xấu về những con người với những sự hy sinh cao cả, trong đó có người anh hùng đất đỏ Võ Thị Sáu.
Với việc tát nước theo mưa cũng như bản chất xấu xa từ lâu; bất chấp sự lên án mạnh mẽ của dư luận xã hội với việc đăng tải đoạn clip về sự vu khống, xuyên tạc lịch sử của một hội nhóm trí thức văn nghệ sỹ có tư tưởng xấu xa. Việt Tân cũng đã thốt nên những lời bịa đặt, xuyên tạc trắng trợn của mình với bài viết: “VIỆT NAM - ĐẤT NƯỚC "LOẠN" ANH HÙNG”.
Với những đoạn viết: “Thế là việc công bố nữ anh hùng Võ Thị Sáu của những người dân Đất Đỏ, quê hương của nàng: “Mùa hoa Lê ki ma nở” đã đưa nàng thành một thứ khùng khùng gánh nước mướn “bị xúi dại ném lựu đạn đại”. Và nàng bị chính quyền Pháp xử bắn vì tội ném lựu đạn giữa chợ gây chết và bị thương cho nhiều người dân lành vô tội chứ không phải giết được tên Pháp tây lai nọ năm 1950 như sử ta đã viết. Vì tên Pháp lai nọ sau năm 1975 còn về thăm Việt Nam....” - những đoạn văn, suy nghĩ chỉ có thể có ở những kẻ vô học, xấu xa đáng ghê tởm.
Tác giả chắc rằng những người con yêu nước Việt Nam đều cảm thấy đau đớn và bực tức với sự bệnh hoạn, xấu xa, bỉ ổi của những kẻ vô học, mưu đồ dám xuyên tạc lịch sử, phủ nhận sự hy sinh của nữ anh hùng Võ Thị Sáu nói riêng và các thế hệ anh hùng đi trước nói chung.
Những thế hệ anh hùng, những tấm gương bất khuất một lòng đi theo cách mạng, anh dũng quả cảm hy sinh đến hơi thở cuối cùng như chị Võ Thị Sáu mãi là một tượng đài cách mạng thể hiện cho ý chí và tầm vóc của người phụ nữ trong thời kỳ kháng chiến Việt Nam. Đến hôm nay, hình ảnh con người đó vẫn còn lưu mãi trong tâm trí của những người dân Việt Nam.
Mỗi người dân Việt Nam đã đến lúc cần tẩy chay và lên án mạnh mẽ những bài viết, thông tin xuyên tạc về lịch sử và chính con người Việt Nam. Hãy thể hiện lòng yêu nước bằng tinh thần tự hào tự tôn, bảo vệ chân lý sự thật những thành quả của cách mạng đã hy sinh để chúng ta có ngày hôm nay.

PHỦ NHẬN LỊCH SỬ HAY SỰ QUAY LƯNG VỚI DÂN TỘC?

Một trong những chiêu, trò không mới nhưng thường xuyên được những kẻ chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thường xuyên sử dụng, đó là bóp méo, bôi đen lịch sử, nhằm kích động, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân Việt Nam. Những toan tính đầy mục đích của chúng dù có tinh vi, xảo quyệt đến đâu cũng chỉ đem lại kết quả ngược lại mà thôi. Càng bóp méo, bôi đen lịch sử thì bộ mặt thật của chúng càng bị lột tả, lịch sử là minh chứng hùng hồn khẳng định điều đó.
Nhân sự kiện lãnh tụ Fidel Castro từ trần ngày 25 tháng 11 vừa qua, nhân loại yêu chuộng hòa bình thế giới tổ chức nhiều hành động sẻ chia với sự mất mát không gì bù đắp được với nhân dân Cu Ba; Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tổ chức những việc làm thiết thực bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn với Người bạn vĩ đại của dân tộc. Ấy vậy mà, trong cái chiến dịch ầm ĩ chống phá Đảng, Nhà nước và thành quả cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch, với sự bỉ ổi vốn có của chúng, đã lợi dụng để xuyên tạc sự thật, bóp méo lịch sử, kích động nhân dân phản đối Đảng, Nhà nước, nhằm chia rẽ mối quan hệ hữu nghị bền chặt giữa hai nước Việt Nam - Cu Ba.
Trên nhiều trang mạng xã hội, với những bài viết, clip cắt dán, chúng rêu rao rằng: “Tất nhiên, ông Castro là người được cho là rất cứng cỏi trong đối sách với nước Mỹ nhưng có thể thấy rằng ông và những người theo ông đã đi ngược quy luật tự do dân chủ của thế giới tiến bộ”; “Ý thức hệ của ông ấy đã làm khổ người dân Cuba trong hơn nửa thế kỷ nay” (“ông ấy” ở đây ám chỉ Fidel Castro); hoặc trơ trẽn hơn với luận điệu: “Mấy hôm nay báo chí và nguời dân nuớc tôi cứ ngây thơ ca ngợi, tiếc thuơng ông mà không xót xa cho một đất nước hơn nửa thế kỷ chìm đắm, ngủ quên trong lạc hậu và bị cô lập, cấm vận; mất cả quyền tự do, bình đẳng. Rất may nguời em của ông đã nhìn thấy và kịp vực dậy, đưa dân tộc thoát dần ra khỏi tối tăm. Hy vọng sau khi ông mất nguời dân Cuba sẽ hòa nhập vào thế giới tiến bộ của con nguời”... Nhưng dù với luận điệu xảo trá và trơ trẽn như thế nào, chúng cũng không thể bóp méo được lịch sử cùng với những giá trị nhân văn, nhân đạo mà Lãnh tụ Fidel Castro đã đem lại cho nhân dân Cu Ba nói riêng, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới nói chung, cũng như công xây đắp tình hữu nghị thân thiết, bền chặt giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Cu Ba.
Đồng chí Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926 tại vùng Bi-ran, tỉnh Oriente cũ, nay là tỉnh Holguín ở miền Đông Cu Ba. Đồng chí Fidel Castro đã lãnh đạo Cách mạng thắng lợi, giành chính quyền tại Cu Ba từ ngày 1 tháng Giêng năm 1959. Từ năm 1959 đến năm 1976, đồng chí giữ cương vị Thủ tướng nước Cộng hòa Cu Ba; từ năm 1965, thời điểm Đảng Cộng sản Cu Ba chính thức được thành lập, đến tháng 4.2011, đồng chí liên tục giữ cương vị Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu Ba; từ năm 1976 đến năm 2008, đồng chí luôn được bầu vào Quốc hội của Chính quyền Nhân dân và được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cu Ba. Ngày 31.7.2006, vì lý do sức khỏe, đồng chí Fidel Castro đã trao quyền lãnh đạo đất nước cho đồng chí Raúl Castro, lúc đó là Bí thư thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu Ba, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Nhà nước và Chính phủ nước Cộng hòa Cu Ba. Tháng 2 năm 2008, đồng chí Fidel Castro tuyên bố không ứng cử vào Quốc hội Cu Ba khóa VII và các chức vụ lãnh đạo Nhà nước; đồng chí cũng thôi giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu Ba tại Đại hội VI Đảng Cộng sản Cu Ba tổ chức vào tháng 4 năm 2011.
Đồng chí Fidel Castro là người bạn lớn, người đồng chí, anh em vô cùng gần gũi và thân thiết của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong hơn nửa thế kỷ qua, kể từ khi Cách mạng Cu Ba thành công, sau đó hai nước Cu Ba và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 2.12.1960, đồng chí Fidel Castro đã cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều thế hệ Lãnh đạo, nhân dân hai nước không ngừng vun đắp, phát triển mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước. Đồng chí Fidel Castro đã thăm chính thức Việt Nam ba lần vào tháng 9.1973, tháng 12.1995 và tháng 2/2003; đồng chí là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên tới thăm vùng mới được giải phóng ở tỉnh Quảng Trị vào tháng 9 năm 1973 và cũng là nguyên thủ quốc gia đi đầu trong phong trào quốc tế ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây, cũng như trong sự nghiệp tái thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Với những công lao và đóng góp to lớn đó, đồng chí Fidel Castro đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Sao Vàng vào năm 1982 và Huân chương Hồ Chí Minh vào năm 1989.
Trên phương diện quốc tế, đồng chí Fidel Castro là nhà hoạt động Nhà nước và Lãnh đạo xuất sắc trong Phong trào Cộng sản và Công nhân quốc tế, có đóng góp to lớn và tích cực cho Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, chống đế quốc cường quyền và áp đặt, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới trong hơn 50 năm qua. Đồng chí Fidel Castro đã được nhiều nước, nhất là các nước Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh, khâm phục, vinh danh và trao tặng các phần thưởng cao quý.
Để tỏ lòng thương tiếc, biết ơn đồng chí Fidel Castro và xuất phát từ quan hệ đặc biệt Việt Nam - Cu Ba, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định để tang đồng chí Fidel Castro với nghi thức Quốc tang vào ngày 04.12.2016.

Xin cảnh tỉnh ảo tưởng của những kẻ tự đặt ranh giới với Đảng Cộng sản Việt Nam, với nhân dân Việt Nam, hành động bôi nhọ, bóp méo lịch sử của đó chỉ là hành động quay lưng lại với dân tộc mà thôi. Hãy thôi những luận điệu xảo trá, kẻo rồi lại trả giá với lịch sử!

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

Biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hiện nay

Trong gia đình truyền thống, cha mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái và con cái phải có bổn phận phục tùng uy quyền của cha mẹ. Trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, người ta ít đề cập tới trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái nhưng lại nhấn mạnh tới bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này bắt nguồn từ quan niệm đạo hiếu truyền thống, nó đòi hỏi con cái phải thành kính và phụng dưỡng cha mẹ, suốt đời làm theo cha và không bao giờ thay đổi.
Trong gia đình truyền thống, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái được nhấn mạnh theo nguyên tắc: quyền của cha mẹ và bổn phận của trẻ em, thì trong gia đình hiện nay nguyên tắc đó được nhấn mạnh theo chiều hướng ngược lại, đó là: quyền của trẻ em và bổn phận của cha mẹ. Hiện nay, vai trò giáo dục và kiểm soát con cái của cha mẹ trong gia đình ngày càng mờ nhạt. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, đặc biệt do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và sự tác động của chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nên quyền trẻ em được coi trọng mà trong gia đình thì cha mẹ phải là người đầu tiên gương mẫu thực hiện quyền đó. Việc công nhận quyền trẻ em đã làm thay đổi căn bản những giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Như vậy, có thể thấy không phải cha mẹ hiện nay muốn từ bỏ quyền kiểm soát trẻ em mà chính là do thời đại mới đã không chấp nhận để cha mẹ kiểm soát trẻ em theo các chuẩn mực truyền thống. Đó là sự khủng hoảng của thiết chế gia đình trong việc kiểm soát trẻ em hiện nay.
Nếu trong gia đình truyền thống, không gian sinh sống của trẻ em chủ yếu bó hẹp trong phạm vi hẹp, mọi hành vi của trẻ em đều được kiểm soát bởi gia đình, họ hàng và cộng đồng thì trong xã hội hiện nay, đặc biệt ở thành thị, phạm vi hoạt động của trẻ em rất rộng lớn, quan hệ xã hội được mở rộng, thậm chí, trẻ em sinh hoạt bên ngoài gia đình nhiều hơn trong môi trường gia đình. Bên cạnh đó, về phía cha mẹ, họ chủ yếu làm việc ở bên ngoài gia đình, thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái rất ít. Đặc biệt, ở khu vực nông thôn, sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế, sự đa dạng hóa ngành nghề và quá trình phi nông nghiệp hóa nông thôn đã chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp, cha mẹ thường xuyên đi làm ăn xa nhà hoặc làm việc ở các cơ sở sản xuất bên ngoài gia đình nên họ cũng không có nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái. Việc cha mẹ không có thời gian hoặc có quá ít thời gian quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái cho thấy đã xuất hiện một khoảng trống trong việc kiểm soát, giáo dục con cái. Việc đánh mất vai trò kiểm soát của cha mẹ đối với con cái đã dẫn đến nhiều hậu quả cho gia đình và xã hội như hiện tượng trẻ em lang thang, phạm tội hay rơi vào các tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng, đồng thời, cũng phản ánh những bất ổn và những thay đổi trong tâm lý và nhân cách của trẻ em hiện nay...
Thực tế cho thấy, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đang có những biến đổi đáng lo ngại. Không ít cha mẹ cho rằng, con cái hiện nay không còn ngoan ngoãn, lễ phép như trẻ em trước đây, ngược lại trẻ em vị thành niên lại cảm thấy bị ức chế vì bị cha mẹ kiểm soát, can thiệp quá sâu vào tự do cá nhân và đời sống riêng tư. Về bản chất, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay là một sự đảo ngược trật tự và vị trí so với gia đình truyền thống. Sự biến đổi này bắt nguồn từ sự biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội và bắt nguồn từ sự thay đổi của quy mô, cấu trúc, chức năng của gia đình hiện nay. Nó làm cho quyền uy, khoảng cách giữa cha mẹ và con cái ngày càng giảm sút và giãn ra. Sự biến đổi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở một mức độ nhất định đang làm mất đi những giá trị, chuẩn mực văn hóa truyền thống như “cha từ, tử hiếu”. Không ít cha mẹ hiện nay rơi vào tình trạng bất lực trước việc con cái không nghe lời, vô trách nhiệm đối với cha mẹ, ông bà, thiếu tinh thần trách nhiệm đối với các công việc nhà. Vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là cần phải củng cố chức năng giáo dục của gia đình, xây dựng mối quan hệ mới giữa cha mẹ và con cái trên cơ sở tiếp thu những giá trị, chuẩn mực văn hóa mới, đồng thời kế thừa những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống, cần tạo cho trẻ em môi trường, điều kiện để phát triển nhân cách, năng lực nhưng cũng phải quan tâm đến giáo dục gia đình, giúp trẻ em nhận thức được những giá trị, chuẩn mực truyền thống, đặc biệt phải sống có trách nhiệm đối với gia đình, cộng đồng và xã hội.

Trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, cần tìm ra giải pháp để giải quyết hài hòa giữa uy quyền, bổn phận của cha mẹ với quyền của trẻ em trong gia đình hiện nay, hoặc cha mẹ nhận thức được vai trò của giáo dục gia đình nhưng mặt khác, họ lại không có đủ thời gian, tri thức, phương pháp để giáo dục con cái dẫn đến hậu quả con cái sa vào tệ nạn xã hội, cản trở sự phát triển của gia đình theo hướng bền vững, tiến bộ./.

Biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay

Hiện nay, mối quan hệ vợ chồng đã có nhiều biến đổi, địa vị, vai trò của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã từng bước được khẳng định, đặc biệt, giá trị bình đẳng, dân chủ trong quan hệ vợ chồng của văn hóa phương Tây được du nhập vào đã và đang “tấn công” vào quan niệm cổ hủ của văn hóa truyền thống, từ đó hình thành nên các giá trị, chuẩn mực văn hóa mới điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay. 
Trong gia đình hiện nay, mô hình người chủ gia đình đa dạng, phản ánh tính đa dạng của các loại hình gia đình. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất, năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình. Tính đa dạng của mô hình người chủ gia đình cho thấy, địa vị của người phụ nữ trong gia đình hiện nay ngày càng được đề cao, lý do là người phụ nữ đã cải thiện được vai trò kinh tế của mình trong gia đình. Khác với gia đình truyền thống, vai trò của người chủ gia đình hiện nay phải dựa vào năng lực thực tế, vào sự đóng góp của người chồng hoặc người vợ trong gia đình chứ không phải là sự “thần thánh hóa”, sự suy tôn mù quáng vai trò tuyệt đối của người chồng trong gia đình. Thực tế đó, một mặt, phản ánh sự thay đổi vị trí, vai trò của người phụ nữ trong gia đình, mặt khác, phản ánh sự vận động và biến đổi của xã hội theo hướng ngày càng văn minh, tiến bộ hơn.
Luật pháp công nhận quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về quyền sở hữu tài sản trong gia đình nhưng thực tế ở nhiều gia đình hiện nay, đặc biệt ở vùng nông thôn, người chồng vẫn chủ yếu đứng tên giấy tờ sở hữu các tài sản có giá trị lớn trong gia đình. Sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng về sở hữu các tài sản lớn trong gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu để “nuôi dưỡng” tư tưởng gia trưởng và là một trong những lực cản lớn để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, một mâu thuẫn khác cũng cần phải giải quyết trong mối quan hệ vợ chồng hiện nay đó là mặc dù phụ nữ tham gia hoạt động xã hội ngày càng nhiều, có đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của gia đình nhưng họ vẫn là người gánh vác chủ yếu các công việc nội trợ, giáo dục con cái, chăm sóc người ốm đau, người già... trong gia đình. Đó thực sự là một mâu thuẫn cần phải giải quyết, làm thế nào để phụ nữ vừa làm tròn trách nhiệm gia đình, vừa phải làm tròn trách nhiệm xã hội, có giải quyết được mâu thuẫn đó, phụ nữ mới có cơ hội phát triển. 

Hiện nay, bạo lực gia đình cũng đang diễn biến nghiêm trọng với nhiều dạng thức khó kiểm soát mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra xét xử nhiều vụ án nghiêm trọng liên quan đến bạo lực gia đình. Nếu trong gia đình truyền thống, bạo lực gia đình chỉ theo hướng một chiều là bạo lực của người chồng đối với người vợ thì hiện nay ngoài xu hướng đó, còn biểu hiện là bạo lực của người vợ đối với người chồng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các vụ bạo lực gia đình nghiêm trọng hiện nay chủ yếu vẫn là do người chồng gây ra đối với người vợ. Nếu đánh giá khách quan, bạo lực gia đình không phải là ngẫu nhiên do người chồng không kiểm soát được hành vi của mình như cách giải thích truyền thống, mà nó phản ánh mối quan hệ quyền lực, sự xung đột các giá trị, chuẩn mực trong một xã hội rộng lớn hơn. Bạo lực gia đình ở góc độ này được coi là hệ quả của việc níu kéo một cách cực đoan những giá trị, chuẩn mực của gia đình truyền thống. Thực tế cho thấy, bạo lực gia đình là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tan vỡ gia đình, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng các mối quan hệ gia đình, đe dọa tính bền vững của gia đình Việt Nam hiện nay. Do đó, bạo lực gia đình là một vấn đề mang tính xã hội chứ không phải là vấn đề của cá nhân, nên các giải pháp phòng chống bạo lực gia đình hiện nay cần phải được đề xuất dựa trên cơ sở làm thay đổi nhận thức của xã hội về bạo lực gia đình, tăng cường công tác bảo vệ và giúp đỡ nạn nhân của bạo lực gia đình, tăng cường vai trò của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt cần nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. 

Sự biến đổi các giá trị, chuẩn mực văn hóa trong gia đình Việt Nam hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó nổi lên là mối quan hệ giữa vợ và chồng, vấn đề đặt ra là gia đình và xã hội cần phải làm gì để người phụ nữ kết hợp trách nhiệm gia đình với trách nhiệm xã hội để phát triển toàn diện tiến tới sự bình đẳng thực chất giữa nam giới và nữ giới, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại đất nước.

Giải pháp phát huy tinh thần yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

Một là, tích cực quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển tinh thần yêu nước của người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế; cần xác định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh tinh thần yêu nước; cụ thể hóa thành các chính sách, phong trào phát triển tinh thần yêu nước đem lại hiệu quả cụ thể, thiết thực. Việc tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước; phát triển các phong trào thi đua yêu nước luôn được Đảng yêu cầu qua các kỳ Đại hội Đảng; tiếp tục được phát triển trong các văn kiện Đại hội XII của Đảng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước yêu cầu: xây dựng lòng yêu nước, với mục tiêu “đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước” và nhiệm vụ “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách”. 
Hai là, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bởi ở trong mô hình nhà nước này, tinh thần yêu nước có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Nhà nước cần bảo đảm phát triển mọi lợi ích chính đáng của nhân dân, để nhân dân có cơ hội thể hiện lòng yêu nước; đồng thời có những chế tài nghiêm trị những hành vi hại nước, hại dân. Nhà nước, với các công cụ pháp lý hiệu quả, bảo đảm đường lối, chính sách về phát triển đất nước, nhất là trong kinh tế, được thực hiện hiệu quả, minh bạch, kỷ cương; tạo điều kiện để bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc...
Ba là, công tác tư tưởng của Đảng, Nhà nước cần thúc đẩy, lan tỏa giá trị của tinh thần yêu nước trong toàn xã hội. Cần có sự tổng kết thực tiễn để đề ra lý luận về phát triển chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng như các giai đoạn tiếp theo. Công tác tư tưởng cần thấu triệt trong nhân dân các nội dung: yêu nước, trước hết là yêu đồng bào, cái gì có lợi cho nhân dân thì phải ra sức làm; mỗi người dân Việt Nam đều phải phát huy tinh thần yêu nước của bản thân, thúc đẩy tinh thần yêu nước của cộng đồng.
Bốn là, xây dựng tinh thần yêu nước là nội dung quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Cần quán triệt thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo, trong đó có mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam... yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Trong đổi mới giáo dục, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thì nội dung quan trọng cần thường xuyên được thực hiện là giáo dục tinh thần yêu nước để nhân lực, nhân tài được đào tạo ra sẽ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Năm là, phát triển các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ lao động, sản xuất, học tập, chiến đấu, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân,... đến ưu tiên sử dụng hàng hóa được sản xuất trong nước, các việc thiện nguyện, các hoạt động bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường... Yêu nước là giữ gìn hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế; xây dựng và phát huy tự hào dân tộc; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Cần lấy tinh thần yêu nước là điểm chung trước hết để xây nên khối đại đoàn kết dân tộc. Yêu nước cần được xác định là “nghĩa lớn”, để vượt qua các “lợi nhỏ” của cá nhân và nhóm xã hội.

Thông qua các hoạt động thực tiễn hiệu quả, mà nền tảng được xây dựng bởi lòng yêu nước, phát huy tinh thần yêu nước trong giai đoạn hiện nay trở thành một nhân tố của sức mạnh quốc gia thời kỳ hội nhập quốc tế. Khi trở thành sức mạnh quốc gia thì tinh thần yêu nước đem đến những giá trị vô cùng to lớn, có thể thành lợi thế so sánh trên trường quốc tế, giống như cha ông ta đã làm được trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Tinh thần yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

     Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, trong bối cảnh thường xuyên phải đấu tranh chống lại những kẻ xâm lược ỷ cậy sức mạnh về quân sự, kinh tế, thì tinh thần yêu nước luôn là nhân tố quan trọng kết thành sức mạnh vô địch - đại đoàn kết - để dân tộc Việt Nam giành chiến thắng. Tinh thần yêu nước thể hiện hùng hồn trong bài thơ Nam quốc sơn hà; vang vọng nghìn năm qua tiếng hô vang “Đánh! Đánh!” ở Hội nghị Diên Hồng; thấm đẫm trong Bình Ngô đại cáo; kiêu hãnh trong lời kêu gọi “đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”,... 
     Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người phát hiện, tổng kết sức mạnh của tinh thần yêu nước, và từ đó đã khơi dậy tinh thần yêu nước của dân tộc ta lên một tầm cao mới trong thời đại ngày nay. Người khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. 
     Một tư tưởng quan trọng có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, mà một trong những nhân tố tạo ra nó chính là tinh thần yêu nước. Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vì mục tiêu độc lập, tự do, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tinh thần yêu nước chính là điểm chung, là “chìa khóa vàng” để mở ra khối đại đoàn kết toàn dân. 
     Ngay khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời, một trong những nhiệm vụ cấp bách được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là: “Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”. Thực hiện chủ trương đó, Người đã trực tiếp viết thư, tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân để kêu gọi, khơi dậy tinh thần yêu nước. Người tâm tình với các cụ phụ lão: “Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không” (Thư gửi các cụ phụ lão, ngày 21-9-1945); khuyên nhủ các em nhỏ: “Các em phải thương yêu nước ta” (Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 22-9-1945); báo tin độc lập cho một Việt kiều (tháng 9-1945), Người kêu gọi: “Tôi vẫn nghe ông là người yêu nước thương nòi, vậy dịp này rất thuận tiện cho ông tỏ lòng trung thành với Tổ quốc”; trong thư gửi cảm ơn các giám mục và đồng bào công giáo Vinh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Người nhấn mạnh: “…các vị là những người chân chính yêu nước, đồng thời cũng là những chân chính tín đồ của đức Giêsu”; Người tỏ lòng vị tha với những người trót lầm đường, lạc lối: “Ai cũng có lòng yêu nước, chẳng qua có lúc vì lợi nhỏ mà quên nghĩa lớn. Nói lẽ phải họ tự nghe”... Và những bài học làm người đầu tiên Người muốn trao truyền lại, đó là: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”; “Dân ta phải biết sử ta”.
     Trong kháng chiến, Người quả quyết: “Đành biết rằng từ đây đi đến cuộc toàn thắng, chúng ta còn phải kinh qua nhiều nỗi khó khăn. Nhưng chúng ta giàu lòng yêu nước, thì chúng ta quyết cứu được nước”. Trong kiến quốc, Người tin tưởng sắt đá, rằng nếu “sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất. Như thế thì: Kháng chiến nhất định thắng lợi, Kiến quốc nhất định thành công”.
     Suốt sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cách mạng; yêu nước không chỉ ở nhận thức, mà còn phải thể hiện ở hành động. Bác yêu cầu: “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Trước khi đi xa, trong Di chúc, Người mong mỏi: “...đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”.
     Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở đồng thuận từ tinh thần yêu nước và kết quả tất yếu là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” và “Thành công, thành công, đại thành công”. Tinh thần yêu nước nồng nàn trở thành sức mạnh to lớn đập tan dã tâm xâm lược của mọi kẻ thù hung bạo, mạnh hơn về khí tài quân sự, quân số, tiềm lực kinh tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi. Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do, tự chủ. Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cách mạng thành công, giành được độc lập”. 
    Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước là một nhân tố quan trọng tạo thành động lực phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh tinh thần yêu nước là một trong những giá trị, thuận lợi cơ bản của Việt Nam: “Chúng ta có nhiều thuận lợi cơ bản:... nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống đoàn kết và nhân ái”. Văn kiện Đại hội XII của Đảng yêu cầu: “Nhận thức đúng và xử lý tốt các nhân tố tạo thành động lực tổng hợp để đổi mới và hội nhập: kết hợp hài hòa các lợi ích; phát huy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát huy nhân tố con người; vai trò của khoa học - công nghệ;...”. Đồng thời Đảng tiếp tục khẳng định tinh thần yêu nước là nội dung quan trọng trong phương hướng, nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết: “đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước”