Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LÀ GÌ?

 

Trước năm 1996, Việt Nam phân loại vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo đơn vị hành chính là miền núi, vùng cao. Theo đó, các xã miền núi là xã có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên có độ cao 600m trở lên so với mực nước biển. Huyện miền núi là huyện có 2/3 số xã là miền núi. Xã vùng cao là xã có 2/3 diện tích đất đai tự nhiên có độ cao 600m trở lên so với mặt biển. Huyện vùng cao là huyện có 2/3 số xã là vùng cao. Và đa số các xã, huyện, tỉnh miền núi đều có đông đông bào dân tộc thiểu số sinh sống, nên đây cũng là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Từ năm 2011, Chính phủ xác định: “Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”[1].

Hiện nay, việc phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi được căn cứ  vào số lượng hộ gia đình người dân tộc thiểu số sinh sống ổn định thành cộng đồng trên một đơn vị hành chính cụ thể (tỉnh, huyện, xã, thôn) để xác định: “Các xã, phường, thị trấn có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên. Các thôn, bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương (sau đây gọi chung là thôn) có tỷ lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn định thành cộng đồng từ 15% trở lên.”[2]. Theo tiêu chí trên, hiện nay cả nước, có 5.468 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chiếm 49,0% tổng số xã của toàn quốc; phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn (87,3%), thuộc phạm vi quản lý của 503/713 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, 54/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương[3].

Việc phân vùng dân tộc thiểu số  và miền núi theo trình độ phát triển là cơ sở quan trọng để các cấp, các ngành xác định chính xác, cụ thể đối tượng, phạm vi thụ hưởng các chính sách dân tộc, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.



[1] Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 05 tháng 11 năm 2011 về công tác dân tộc

[2] Quyết định Số: 33/2020/QĐ-TTg  ngày 12 tháng 11 năm 2020 về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 xác định

[3] Ủy ban Dân tộc - Tổng cục Thống kê (2019), Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb Thống Kê, Hà Nội, tr.37.

VIỆT NAM XÁC ĐỊNH DÂN TỘC THIỂU SỐ, DÂN TỘC THIỂU SỐ RẤT ÍT NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO?

Ở Việt Nam hiện nay, xác định: Dân tộc thiểu số là những dân tộc có dân số ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam, dân tộc Kinh chiếm là dân tộc đa số; 53 dân tộc còn lại các dân tộc thiểu số.

Dân tộc thiểu số rất ít người là dân tộc có dân số dưới 10.000 người. Theo tiêu chí trên, hiện nay nước ta có 16 dân tộc thiểu số rất ít người[1].

Dân tộc thiểu số khó khăn đặc biệt là những dân tộc có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo ba tiêu chí sau: a) Tỷ lệ hộ nghèo trong đơn vị thôn, bản chiếm trên 50% so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; b) Các chỉ số phát triển về giáo dục - đào tạo, sức khoẻ cộng đồng và chất lượng dân số đạt dưới 30% so với mức trung bình của cả nước; c) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu chất lượng thấp, mới đáp ứng mức tối thiểu phục vụ đời sống dân cư.

Các dân tộc thiểu số nói chung, các dân tộc thiểu số rất ít người nói riêng chủ yếu là những dân tộc cư trú ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật thấp kém hơn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao so với bình quân chung của cả nước. Việc xác định tiêu chí dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số rất ít người có ý nghĩa quan trọng trong ban hành, thực thi chính sách dân tộc, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển phù hợp với từng đối tượng, góp phần giải quyết đúng đắn, hiệu quả quan hệ dân tộc và vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay.



[1] Xin xem  Nghị định Số 05/2011/NĐ-CP, ngày 05 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ Về công tác dân tộc 

Ở VIỆT NAM, THUẬT NGỮ DÂN TỘC ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?

Thuật ngữ dân tộc chủ yếu được sử dụng với hai nghĩa:

Thứ nhất, thuật ngữ dân tộc dùng để chỉ cộng đồng tộc người (ethnic, ethnie) hình thành và phát triển trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất định, có chung nguồn gốc nhân chủng, ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác tộc người thông qua tự nhận tên gọi của dân tộc mình. Ví như dân tộc Thái, dân tộc Chăm, dân tộc Cơ Tu,v.v.  Mỗi dân tộc có thể bao gồm nhiều nhóm địa phương có tên gọi khác nhau, nhưng có đặc điểm về ngôn ngữ, văn hóa gần gũi nhau, như dân tộc Chứt có các nhóm: Mày, Rục, Sách, Arem, Mã Liềng.

Theo nghĩa này, dân tộc - tộc người được nhận biết qua các đặc trưng: chung nguồn gốc nhân chủng; chung phương thức sinh hoạt kinh tế; chung ngôn ngữ  (thường là tiếng mẹ đẻ); chung bản sắc văn hoá; chung một ý thức tự giác dân tộc, biểu hiện cao nhất là tự nhận tên gọi của dân tộc mình. Tuy nhiên, trong thực tế có dân tộc không có đủ các yếu tố trên, do vậy, ý thức tự giác tộc người là căn cứ cuối cùng để xác định dân tộc. Trong cuốn sách này, thuật ngữ dân tộc chủ yếu được hiểu theo nghĩa tộc người.

Thứ hai, thuật ngữ dân tộc dùng để chỉ một cộng đồng người cùng sinh sống trong một quốc gia (Nation),  có chung một nhà nước, lãnh thổ, nền kinh tế, chế độ chính trị, có ngôn ngữ và văn hóa thống nhất. Ví như: dân tộc Trung Hoa, dân tộc Việt Nam... Theo nghĩa này, dân tộc có các đặc trưng: Có một lãnh thổ chung; có một nền kinh tế chung; có một ngôn ngữ giao tiếp chung trong dân tộc quốc gia - quốc ngữ, thường là ngôn ngữ của dân tộc đa số; có tâm lý văn hóa chung; có một thể chế chính trị với một nhà nước thống nhất. Trong các đặc trưng đó, đặc trưng cộng đồng kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng nhất, đặc trưng văn hoá tạo nên bản sắc dân tộc. 

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2023

VẤN NẠN TIKTOK!

 

TikTok là một ứng dụng phổ biến trên thế giới, đặc biệt là với giới trẻ. Tuy nhiên, như bất kỳ nền tảng truyền thông xã hội nào khác, TikTok cũng chứa đựng nhiều nội dung độc hại và nhảm nhí có thể gây hại cho người dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Dưới đây là những nội dung độc hại và nhảm nhí thường xuất hiện trên TikTok.

Thực phẩm giảm cân độc hại: Trên TikTok, nhiều người đăng tải các video về việc sử dụng các sản phẩm giảm cân không rõ nguồn gốc và có thể gây hại cho sức khỏe. Nhiều người dùng TikTok cũng đăng tải những video về chế độ ăn uống không khoa học hoặc cực đoan, dẫn đến các vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe.

Thách thức nguy hiểm: TikTok cũng chứa đựng nhiều thách thức nguy hiểm như thách thức ăn cay, thách thức lái xe nguy hiểm, thách thức uống rượu, thậm chí là thách thức tự sát. Những thách thức này có thể dẫn đến chấn thương, tai nạn và thậm chí là tử vong.

Bạo lực: Một số video trên TikTok có thể chứa đựng các hình ảnh bạo lực, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Nội dung này có thể gây hại cho sức khỏe tâm lý và dẫn đến các vấn đề về tâm lý.

Thiếu tôn trọng: Nhiều người dùng TikTok đăng tải các video thiếu tôn trọng đối tượng khác như đồng tính, giới tính, sắc tộc và tôn giáo. Những nội dung này có thể gây ra sự phân biệt chủng tộc, đồng tính, tôn giáo và giới tính và dẫn đến các vấn đề liên quan đến đạo đức và đức hạnh.

Tài khoản giả mạo: Trên TikTok, nhiều tài khoản giả mạo được tạo ra để lừa đảo và gây hại cho người dùng khác. Những tài khoản này có thể gửi tin nhắn độc hại, lừa đảo tiền hoặc tạo ra các hoạt động độc hại khác.

Sử dụng chất ma túy: Một số video trên TikTok có thể chứa đựng các hình ảnh sử dụng chất ma túy. Nội dung này có thể gây hại cho sức khỏe và dẫn đến các vấn đề liên quan đến pháp luật.

Lạm dụng công nghệ: TikTok cũng chứa đựng nhiều video về lạm dụng công nghệ và gây hại cho người dùng khác. Nhiều người dùng TikTok cũng đăng tải những video vi phạm quy định về bản quyền và tác quyền.

Trò chơi nguy hiểm: Một số video trên TikTok có thể chứa đựng các trò chơi nguy hiểm như tự tử, ám sát, hoặc dùng dao, súng để tạo ra các video hấp dẫn. Nội dung này có thể gây hại cho sức khỏe tâm lý và dẫn đến các vấn đề về tâm lý.

Sử dụng ngôn ngữ tục tĩu: Một số video trên TikTok có thể chứa đựng các ngôn ngữ tục tĩu hoặc xúc phạm đối tượng khác. Nội dung này có thể gây ra các vấn đề liên quan đến đạo đức và đức hạnh.

Tổng kết lại, TikTok chứa đựng nhiều nội dung độc hại và nhảm nhí có thể gây hại cho người dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Vì vậy, người dùng nên cẩn trọng và đề phòng trước khi xem hoặc đăng tải các nội dung trên nền tảng này. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp cụ thể để kiểm soát và giám sát các nội dung trên TikTok để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho người dùng.

NHẬN DIỆN CÁC THỦ ĐOẠN, PHƯƠNG THỨC THÂM ĐỘC CHỐNG PHÁ VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO CỦA VIỆT NAM

 

Thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, những năm qua, tôn giáo là một trong những nội dung chiến lược được các thế lực thù địch, phản động triệt để lợi dụng nhằm gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội (ANCT, TTATXH), tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chúng coi đó là một yếu tố quan trọng để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống phá từ bên trong.

Qua nghiên cứu, có thể khái quát một số thủ đoạn, phương thức cơ bản mà các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo thời gian gần đây để chống phá nước ta như sau:

Một là, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước, tích cực thúc đẩy liên kết hoạt động giữa các tôn giáo hòng từng bước biến tôn giáo thành lực lượng chính trị đối trọng với Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chúng đẩy mạnh phát triển các hội đoàn tôn giáo, khuếch trương thanh thế, kết hợp với tăng cường truyền đạo trái phép, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Bắc, Tây Nguyên để tập hợp quần chúng, gây áp lực với chính quyền địa phương. Chúng đã lập ra các hội, nhóm liên kết bất hợp pháp núp dưới danh nghĩa tôn giáo như “Hội đồng liên tôn Việt Nam”,“Hội đồng nhân quyền Việt Nam”, “Văn phòng Công lý-Hòa bình”... để lôi kéo, mua chuộc quần chúng, tín đồ nhằm tập hợp lực lượng tiến hành các hoạt động phá hoại ANCT, TTATXH ở một số địa phương. Đáng chú ý, kẻ địch triệt để đẩy mạnh hoạt động lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức tôn giáo, như: Vụ lấn chiếm đất đai trái pháp luật tại Giáo xứ Sở Kiện (Hà Nam); vụ lấn chiếm, chuyển nhượng đất đai trái phép tại Giáo xứ Xuân Hòa (Bắc Ninh); vụ dòng Thiên An lấn chiếm đất rừng ở Hương Thủy (Thừa Thiên Huế)... Thông qua đó, đòi tư hữu hóa đất đai, gây mâu thuẫn giữa các chức sắc, tín đồ với chính quyền, kích động chức sắc, tín đồ tôn giáo cản trở việc thực hiện chính sách, pháp luật, chống người thi hành công vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình ANCT, TTATXH tại địa phương...

Hai là, chúng triệt để lợi dụng chiêu bài “tôn giáo hóa dân tộc” để thâm nhập, lôi kéo, tập hợp lực lượng là người DTTS, tiến tới hình thành tổ chức phản động trên địa bàn. Chúng thông qua các tôn giáo đã phát triển ở vùng DTTS hoặc lập ra một số hình thức "tôn giáo riêng" cho người DTTS như "Tin lành của người Mông" để thành lập “Nhà nước Mông” ở Tây Bắc; "Phật giáo Nam Tông Khmer" để thành lập “Vương quốc Chăm Pa” ở vùng DTTS Nam Trung Bộ, “Nhà nước Khmer Kampuchea Krom” ở Tây Nam Bộ... thực chất là hình thành các tổ chức phản động chống phá Nhà nước ta. Đáng chú ý, gần đây, tổ chức phản động “Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên” (CHPC) do A Đảo (Sa Thầy, Kon Tum) làm “Giáo hội trưởng” đã kết nối với các đối tượng trong nước tuyên truyền, lôi kéo chức sắc, tín đồ và người dân tập hợp lực lượng, từng bước công khai hóa hoạt động. Chúng móc nối, lôi kéo, hướng dẫn các tín đồ theo đạo Tin lành thuần túy trong nước tham gia các buổi tập huấn trực tuyến về nhân quyền mà thực chất chính là các buổi đào tạo kỹ năng hoạt động “xã hội dân sự”; hướng dẫn phương pháp thu thập, cung cấp các thông tin sai lệch về tình hình trong nước để xuyên tạc, vu cáo ta trên mạng xã hội và các diễn đàn quốc tế. 

Ba là, lợi dụng thần quyền, giáo lý, giáo luật để kích động, ép buộc đồng bào tôn giáo chống lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; lôi kéo, kích động tín đồ và nhân dân biểu tình, gây rối để lấy cớ can thiệp từ bên ngoài. Đó là những biểu hiện như hoạt động chỉ đạo, kích động chống đối chính sách, pháp luật, bất hợp tác với chính quyền trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp tại địa phương hay công khai bày tỏ thái độ thách thức chính quyền, coi thường pháp luật, kích động bạo lực, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc ta, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, lật đổ chế độ... 

Bốn là, triệt để tác động, lôi kéo các chính khách cực đoan trong chính trường một số nước để tác động quốc hội, nghị viện các nước này thông qua các báo cáo, nghị quyết, thông cáo xuyên tạc tình hình tôn giáo, dân tộc ở trong nước, vu cáo Nhà nước vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Thông qua các cuộc hợp tác song phương, đa phương giữa Mỹ và các nước đồng minh với Việt Nam trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội để gây sức ép với Việt Nam về dân tộc, tôn giáo, tìm cách gắn “các yêu sách về vấn đề tôn giáo, dân tộc”, “dân chủ, nhân quyền” trong quan hệ song phương, đa phương với Việt Nam; từ đó hòng tìm cách can thiệp vào nội bộ nước ta. Ở bên ngoài, các tổ chức phản động lưu vong ráo riết vận động Việt kiều, người nước ngoài ủng hộ kinh phí, vật chất, phương tiện rồi tìm cách đưa vào trong nước để “nuôi dưỡng, hậu thuẫn” các đối tượng trong nước hoạt động quyết liệt, tích cực hơn. Chúng còn móc nối với số cơ hội chính trị trong nước thu thập tin tức, tình hình dân tộc, tôn giáo, việc xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật, những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở địa phương rồi bóp méo, xuyên tạc trên các diễn đàn, trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

KHÔNG THẾ LỰC NÀO CÓ THỂ PHÁ HOẠI, CHIA RẼ KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

 

Đầu tháng 12-2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã phát đi thông cáo, trong đó đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Từ thời điểm này, các cá nhân, tổ chức vốn thù địch với Việt Nam đẩy mạnh hoạt động chống phá Việt Nam về tôn giáo, xem đó như là lĩnh vực, mũi nhọn tấn công, can thiệp vào nội bộ Việt Nam.

Tiêu biểu như Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF) luôn đưa ra những nhận định sai trái, thiếu khách quan, không có cơ sở khoa học về vấn đề tôn giáo ở Việt Nam. Họ cho rằng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam là “bóp nghẹt tôn giáo”, “không phù hợp với công ước quốc tế về quyền con người”. Họ lợi dụng triệt để quan điểm “quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật” để cho rằng “tự do tôn giáo của Việt Nam chỉ là hình thức”. Một việc làm đáng xấu hổ của tổ chức này là  bênh vực những tổ chức, cá nhân lợi dụng tôn giáo vi phạm pháp luật như tổ chức Dương Văn Mình (Tây Bắc), Hà Mòn (Tây Nguyên) và gần đây nhất là Tịnh thất Bồng Lai (Long An) để vu khống Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo.

 Thực tế cho thấy, việc sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn khác xa với những nhận định mang tính định kiến, xuyên tạc trên.

Việt Nam hiện có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với hơn 26,7 triệu tín đồ, trên 55.000 chức sắc, 135.000 chức việc và trên 29.000 cơ sở thờ tự… Nhiều hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã trở thành lễ hội của đông đảo người dân như lễ Phật đản, lễ Giáng sinh… Việt Nam đã đăng cai tổ chức nhiều hoạt động của Công Giáo, Tin Lành như Đại hội đồng Giám mục Á châu; lễ 100 năm Tin Lành đến Việt Nam. Đồng thời, phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) tổ chức hội thảo tôn giáo Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, những kinh nghiệm quốc tế được chia sẻ; đối thoại Liên tín ngưỡng ASEM lần thứ VI... 

Trong luật pháp quốc tế cũng như luật pháp của các quốc gia, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng, không gây ảnh hưởng đến quyền tự do của người khác và đặc biệt không được ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng, môi trường, đạo đức xã hội.

Những năm qua, cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, Đảng, Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách về tôn giáo, được đa số chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong nước và các tổ chức quốc tế đồng tình hưởng ứng và thừa nhận. Trong quá trình lãnh đạo, quản lý đất nước, Đảng, Nhà nước ta vừa tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân về đường lối, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa quan tâm tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để các tôn giáo hoạt động, phát triển bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Trong 15 năm qua, cả nước đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, nâng cấp được 7.916 cơ sở thờ tự, v.v. Đồng thời, coi trọng củng cố mối quan hệ đoàn kết lương - giáo, cùng nhau phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thôn, bản, địa phương vững mạnh, giàu đẹp, văn minh, góp phần phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, có thể khẳng định rằng những luận điệu sai lệch, xuyên tạc về tự do tôn giáo ở Việt Nam mà Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Mỹ và Ngoại trưởng Mỹ đưa ra là hết sức vô lý . Nhằm ý đồ chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự hoài nghi của cộng đồng các tôn giáo đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mục đích chống phá, gây ra bất ổn về tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở nước ta. Do đó, những nhận định thiếu khách quan, xuyên tạc, sai lệch về tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam cần phải được vạch trần, phê phán, bác bỏ.

NHẬN DIỆN MƯU ĐỒ TÔN GIÁO HÓA CÁC VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, XÃ HỘI

 

Cùng với các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, vấn đề tôn giáo cũng luôn bị các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Do vậy, việc nhận diện một số thủ đoạn mà các thế lực thù địch và các phần tử cực đoan thường lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như: lợi dụng truyền đạo trong đồng bào dân tộc thiểu số nhằm hình thành tư tưởng ly khai và chủ nghĩa dân tộc cực đoan; xuyên tạc chính sách tôn giáo nhằm can thiệp vào chính trị nội bộ, mặc cả trong các quan hệ đối ngoại của Việt Nam; tôn giáo hóa các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; lợi dụng hạn chế trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam; lợi dụng vấn đề đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo; lợi dụng mạng xã hội và diễn đàn quốc tế; lợi dụng các hoạt động từ thiện xã hội có ý nghĩa quan trọng định hướng công tác ngăn ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá trên lĩnh vực tôn giáo này

Trước tiên, cần phải nhận thấy rõ mưu đồ, hoạt động tôn giáo hóa các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội nhằm kiếm cớ can thiệp vào chính trị nội bộ, tạo sức ép và mặc cả trong các quan hệ đối ngoại của các thế lực thù địch, phản động.

Những năm qua, lợi dụng những sơ hở, hạn chế trong quản lý kinh tế - xã hội của Việt Nam, các phần tử phản động trong và ngoài nước đã kích động một số chức sắc, nhà tu hành xúi giục đồng bào theo đạo biểu tình, phản đối các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Điển hình như: sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung năm 2016 do Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, đã bị chúng kích động, lôi kéo dẫn đến hàng nghìn tín đồ Công giáo tụ tập, biểu tình, ngăn chặn các phương tiện giao thông qua lại, đập phá tài sản công, tấn công lực lượng chức năng...; vụ việc 39 người Việt tử vong trong container ở Vương quốc Anh cũng bị một số chức sắc tôn giáo lợi dụng tuyên truyền, xuyên tạc chính sách của Đảng, Nhà nước, đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước gây ra nghèo đói, khiến người dân phải bỏ đất nước ra đi kiếm sống và bỏ mạng nơi xứ người,...

Năm 2018, khi Nhà nước Việt Nam chuẩn bị thông qua một số dự luật như: Dự luật an ninh mạng, Dự luật đặc khu kinh tế - hành chính Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, một số chức sắc tôn giáo, nhà tu hành bị lợi dụng bởi các thế lực xấu đã kích động người dân tham gia biểu tình phản đối Đảng, Nhà nước.

Đặc biệt, những năm gần đây, tình hình tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến việc thực thi pháp luật về đất đai, xây dựng của chính quyền và người dân xảy ra ở nhiều địa phương. Một số đối tượng cực đoan trong tôn giáo đã lợi dụng vào đó để kích động tín đồ, gây phức tạp về an ninh chính trị.

Năm 2020, ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội, các đối tượng cực đoan, phản động đã xúi giục, thúc ép một số người dân cố tình xâm phạm đất quốc phòng, tổ chức bắt giam cán bộ, chống đối người thi hành công vụ và tấn công lực lượng chức năng khiến 3 cảnh sát hy sinh, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Khi các cá nhân phạm tội bị xử lý theo quy định của pháp luật thì một số chức sắc tôn giáo đã lợi dụng các buổi giảng đạo, lên tiếng phê phán Đảng, Nhà nước và kích động tín đồ biểu tình chống đối.

Mới đây nhất, vụ khủng bố ở Tây Nguyên đã "lòi" ra những âm mưu thâm độc. Khi máu của người dân vô tội, của những cán bộ xã, cán bộ cơ sở đã đổ, thì một bài viết lại xiên xẹo với những câu hỏi bất nhân. Chúng cố tình lấp liếm bản chất hành vi khủng bố man rợ của một số đối tượng. Thậm chí hoang tưởng đến mức coi máu của người dân vô tội là "bi kịch hoàn hảo" dựng lên để làm cho một thế lực nào đó hài lòng. Cái chúng mong có lẽ một đất nước không được bình yên và người dân vô tội phải chết. Một tháng sau vụ khủng bố, một cuộc biểu tình được tổ chức với sự tham gia của một nhóm người trên tay những lá cờ không rõ nguồn gốc. Họ tự tách mình khỏi đồng bào, Tổ quốc, huyễn hoặc về sự can thiệp của ngoại bang và hô hào những yêu sách không thể phi lý hơn.

Qua khai thác ban đầu, các đối tượng tham gia phần nhiều là đối tượng trẻ, thực hiện hành vi do bị xúi giục, kích động qua không gian mạng và bị kích động chia rẽ giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số. Nguyên nhân cơ bản là do âm mưu của các thế lực thù địch, các đối tượng FULRO lưu vong kích động một số người dân tộc thiểu số chia rẽ với người Kinh, gây mất trật tự tại địa bàn và gây tiếng vang ở nước ngoài.

Những năm gần đây, ở nước ngoài, các tổ chức FULRO lưu vong như: “Hội những người miền núi” (MFI); “Nhân quyền người Thượng” (MHRO); “Người Thượng thống nhất” (UMP)... ra sức tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam với chiêu bài kích động người dân Tây Nguyên đấu tranh đòi thành lập nhà nước độc lập. Ở trong nước, tàn dư của lực lượng FULRO có dấu hiệu hoạt động trở lại khi chúng lợi dụng các hiện tượng tôn giáo mới như “Hà Mòn”, “Bơ khắp Brâu” để truyền bá mê tín dị đoan và kích động phá hoại, gây phức tạp tình hình an ninh, trật tự xã hội ở một số địa phương.

Một luận điệu mà các thế lực thù địch liên tục sử dụng từ năm này qua năm khác để kích động người dân Tây Nguyên là: Tuyên truyền “đất Tây Nguyên là của người Thượng”, “người Kinh lấy đất của đồng bào trên chính quê hương của mình”… Đây không chỉ là luận điệu cố tình phủ nhận chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước mà còn nhằm chia rẽ mối đoàn kết giữa người Kinh với người dân tộc thiểu số, tạo ra các vụ đòi đất, biểu tình, bạo loạn, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Chúng triệt để xuyên tạc để hình thành và khoét sâu mâu thuẫn giữa người Kinh với người Thượng, lợi dụng một số cán bộ địa phương có sai lầm, khuyết điểm để kích động đồng bào tụ tập đấu tranh, gây rối, biểu tình. Lợi dụng và xoáy sâu vào vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, đất đai, xem đây là những “ngòi nổ” để kích động tư tưởng “bài Kinh” ly khai, tự trị.

Trên phương diện quốc tế, các tổ chức phản động lưu vong và các đối tượng xấu triệt để lợi dụng Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để tuyên truyền xuyên tạc. Lợi dụng các diễn đàn quốc tế vu cáo Việt Nam “đàn áp, diệt chủng người dân tộc ở Tây Nguyên”, kêu gọi Mỹ, Liên hiệp quốc can thiệp, gây sức ép ngoại giao với Việt Nam.

Phương thức hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng xấu thường được tiến hành theo các bước như: Tuyên truyền, lôi kéo, mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa, kích động người dân đi theo bọn chúng; lợi dụng tôn giáo, lập ra tổ chức tôn giáo phi pháp và thông qua truyền đạo để vận động ly khai; lợi dụng những mâu thuẫn trong nhân dân, những thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc của Nhà nước ta, tổ chức bạo loạn, biểu tình, khiếu kiện. Đồng thời, vu cáo Nhà nước ta kỳ thị, phân biệt đối xử, đàn áp đối với các dân tộc thiểu số; gieo rắc mâu thuẫn giữa các dân tộc thiểu số với người Kinh, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường hoạt động trên các diễn đàn quốc tế, kể cả các diễn đàn của Liên hiệp quốc để khuếch trương thanh thế, xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam.

Có thể nói, các thế lực thù địch đã dùng thủ đoạn “tôn giáo hóa” các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để chống phá Việt Nam. Các âm mưu, thủ đoạn đó đã tác động tiêu cực đối với xã hội, gây phức tạp về an ninh trật tự tại một số địa bàn, làm giảm sút niềm tin của một bộ phận chức sắc và đồng bào theo đạo đối với Đảng, Nhà nước ta. Nhận thức, nhận diện rõ mưu đồ này giúp chúng ta cảnh giác, chủ động đấu tranh, ngăn chặn nó tái diễn trong tương lai

ĐỜI SỐNG TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO VIỆT NAM, CÓ ĐEN TỐI NHƯ THÔNG TIN CỦA MẤY TỔ CHỨC, CÁ NHÂN PHẢN ĐỘNG MÔ PHỎNG?

 

Hàng ngày, nếu bạn lên trên mạng xã hội hay đọc một số trang báo nước ngoài, hay nghe báo cáo tư do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ thì chỉ thấy bức tranh đời sống tín ngưỡng Việt Nam một màu đen tối, đến nỗi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố đưa Việt Nam vào danh sách “theo dõi đặc biệt” hay Ủy ban tự do tôn giáo Mỹ đòi đưa Việt Nam vào danh sách CPC, tức các quốc gia đàn áp tôn giáo. Tuy nhiên, là người dân Việt Nam, chứng kiến hàng ngày đời sống tín ngưỡng, tôn giáo quanh bạn, bạn có tin vào những thông tin hay báo cáo này không?

Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, nếu vđàn áp hay không có tự do tôn giáo thì liệu tín đồ các tôn giáo Việt Nam tăng lên từng ngày, tổ chức mới mọc lên như nấm, hoạt động lễ hội mang màu sắc tôn giáo “bùng nổ” chưa từng có lịch sử? Chẳng hạn theo số liệu từ Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo có đông tín đồ nhất là: Phật giáo - khoảng trên 14 triệu tín đồ, Công giáo - khoảng 7 triệu tín đồ, Phật giáo Hòa Hảo - khoảng 1,5 triệu tín đồ, Tin lành - khoảng 1,21 triệu tín đồ; Cao Đài - khoảng trên 1,1 triệu tín đồ. Ngoài ra, ở Việt Nam còn có các tôn giáo khác như: Hồi giáo, Tịnh độ Cư sỹ Phật hội, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bà La Môn, Bửu Sơn Kỳ Hương, Minh Sư đạo, Minh lý đạo… Hiện nay, ở Việt Nam có 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.

Bản thân các nhà sư, chức sắc tôn giáo tích cực tham gia vào các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội rất đông vui và đa dạng, chẳng hạn, Quốc hội khóa X, có 05 vị chức sắc trúng cử đại biểu; 88 chức sắc, chức việc và 35 tín đồ các tôn giáo trúng cử đại biểu HĐND cấp tỉnh; 225 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và 246 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp huyện; 646 chức sắc, chức việc, nhà tu hành và trên 5.000 tín đồ trúng cử đại biểu HĐND cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026, là thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tích cực tham gia các Hội, đoàn thể khác như: Hội người cao tuổi Việt Nam, Hội người bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam...

Ngay cả tổ chức tôn giáo được Mỹ ưu ái như “quốc giáo”, bảo trợ là Tin Lành cũng rất “thịnh phát” ở Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2021, cả nước có trên 3.300 điểm nhóm Tin lành được cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc có 1.647 điểm nhóm, các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước có 1.744 điểm nhóm. Số lượng tín đồ tăng theo thời gian.

Xem trên mạng xã hội, nhiều nhất là Facebook, Youtube mới thấy, Việt kiều đánh giá cao đời sống tự do tín ngưỡng ở Việt Nam như thế nào. Tất nhiên là những kênh người dân chứ không phải của mấy tổ chức, cá nhân phản động, chẳng hạn như Vietvision, Sóng Ngầm TV, BolsaTV,…

Còn dựa vào một vài tỏ chức tà đạo, dị giáo không được cấp phép hoạt động, hay việc bắt, xử lý một vài tín đồ nhưng tham gia tổ chức phản động, chống Nhà nước Việt Nam, hay vài trường hợp khiếu kiện đất đai liên quan thờ tự, thậm chí mâu thuẫn giữa các tín đồ, giữa vài nhóm tôn giáo với nhau, lấy vài hiện tượng đơn lẻ, tiêu cực đó làm căn cứ đánh giá “tự do tôn giáo” của một quốc ga, thì quá bằng trò hề của phường bát nháo. Hết cớ thì bịa đặt liều, bất chấp luân thường đạo lý thì bó tay luôn rồi. Bảo sao quan hệ Việt M về kinh tế tốt đến thế, ngoại giao cũng không tệ, nếu không muốn nói thực sự đáng ngạc nhiên, nhưng gặp vài chiêu trò này, khác nào cắn phải hạt sạn giữa bát cơm ngon đâu nhỉ

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2023

SỰ TRÁO TRỞ CỦA NHỮNG KẺ ĐÒI ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG Ở VIỆT NAM

Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang ra sức, tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh…, thì các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán của chúng là lật đ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nưc ta, trong đó, chúng tập trung vào các hoạt động  đòi phân chia sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, bằng cách yêu cầu thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập với lập luận theo lối “ru ngủ” những ai nhẹ dạ, mất cảnh giác như: “Việc đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước”. Và rằng : “Nhất nguyên, độc đảng là vi phạm dân chủ, mất nhân quyền???”.

Những hành động đó nhắc nh chúng ta cần hết sức cảnh giác, không bao gi mơ hồ, ảo tưởng về sự thay đổi bản chất của chủ nghĩa đế quốc và mục tiêu nhất quán của chúng là lật đ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nưc ta.

Ở đây, một lần nữa cần khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng ta đi với hệ thng chính trị và xã hội không phải là sự áp đặt mà là sứ mệnh lịch sử giao phó cho Đảng ta; đồng thi Đảng ta xứng đáng vi sứ mệnh cao cả mà nhân dân ta đã tin cậy trao cho Đảng. Hơn 80 năm qua, Đảng ta là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Có được vai trò đó là do Đảng ta là một tổ chức chiến đấu, đội tiền phong ca giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bao gồm những con người ưu tú, giác ngộ, tiên tiến nhất của dân tộc, hết mình phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân. Lý tưởng chiến đấu của Đảng ta phù hợp với xu thế khách quan của thời đại. Đảng ta được trang bị chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưng Hồ Chí Minh; nắm bắt và vận dụng quy luật khách quan phù hợp vi điu kiện lịch sử đất nước, kế thừa và phát huy truyền thống anh hùng của dân tộc được nhân dân tin yêu, đùm bọc và ủng hộ; đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Thực tiễn cũng cho thấy, ở nước ta hiện nay không có sự cần thiết khách quan để lập nên cơ chế chính trị đa nguyên, đa đảng đi lập. Thừa nhận đa đảng đi lập, có nghĩa là tạo điều kiện pháp lý cho sự ngóc đầu dậy ngay tức khắc của các lực lượng phản động, phục thù trong nưc và từ nước ngoài trở về hoạt động chng Tổ quốc. Chúng ta đã vượt qua giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân, các lực lượng chính trị đi kháng đã bị đánh đổ. Không có lý do gì chúng ta lại cho phép chúng phục hồi và hành động hợp pháp để chng lại Đảng ta và chế độ ta. Đó là điều Đảng ta và nhân dân ta công khai tuyên bố. Bởi vì, nếu làm điều đó, chỉ là sự hồ về giai cấp và đấu tranh giai cấp, là sự dại dột và ngây thơ, thậm chí ngu dốt về chính trị. Đó còn là sự vô ơn, bội nghĩa, phản bội lịch sử mà bao thế hệ đồng bào, đồng chí đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, một s kẻ đang lớn tiếng vu khống Đảng, Nhà nước ta vi phạm dân chủ. nhân quyền. Thực chất đó là thủ đoạn kích động, hòng gây mất ổn định chính trị để làm suy yếu, tiến tới lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Thực tế lịch sử cho thấy, tiêu chí của dân chủ đâu phải là chế độ một đảng hay đa đảng, mà tuỳ thuộc o thực chất nhân dân có là chủ thể của quyền hay không? dân chủ của s ít hay s đông ? Dân ch vì ai và cho ai ? Chúng ta đã chứng kiến miền Nam nưc ta thi kỳ dưới chế độ Mỹ - ngụy và hiện nay nhiều nước trên thế gii có chế độ đa đảng, thực chất các quyền tự do, dân chủ của nhân dân rất hạn chế, và bị chà đạp trắng trợn hoặc che đậy tinh vi; đồng thòi, đi liền với nó là tình trạng tranh giành quyền lực quyết liệt gây nên hỗn loạn xã hội. 

CƠ CHẾ NHẤT NGUYÊN CHÍNH TRỊ CÓ TẠO NÊN “CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ CỘNG SẢN PHI NHÂN QUYỀN”

Tính nhất nguyên chính trị là đặc trưng cơ bản, vốn có và là thuộc tính bản chất của hệ thng chính trị nước ta ngay từ những ngày đầu thành lập đến nay. Trong giai đoạn đầu của hệ thng chính trị dân chủ nhân dân, do điều kiện lịch sử, để đối phó thù trong giặc ngoài, thực hiện sách lược nhân nhượng có nguvên tắc, chúng ta đã chấp nhận sự tham gia của một s đảng phái chính trị vào hệ thng chính trị, nhưng Đảng ta vẫn giữ vai trò lãnh đạo. Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và miền Nam tiếp tục tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ. Trong hệ thng chính trị c ta có sự tham gia của Đảng Dân ch và Đảng Xã hội, nhưng cả hai đảng này đều thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Như vậy, do điều kiện lịch sử cụ thể, hệ thng chính trị ở nước ta luôn luôn mang tính nhất nguyên về chính trị.

Hiện nay, có những luận điểm cho rằng: cơ chế nhất nguyên chính trị ở nước ta làm cho “dân chủ bị bóp nghẹt”, tạo nên “chế độ chuyên chế cộng sản phi nhân quyền”, vì vậy cần thực hiện chế độ đa đảng để có dân chủ, tự do hơn?!. Lại có những thế lực đòi xoá bỏ Điều 4 trong Hiến pháp nước ta vì cho rằng điều đó cản trở việc thực hiện quyền dân chủ?!.

Xuất phát từ việc phân tích một cách khách quan tình hình cụ thể nước ta hiện nay, chúng ta vừa không chấp nhận chế độ đa nguyên về chính trị. vừa không chủ trương thiết lập tr lại chế độ đa đảng. Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng đn phù hợp vi đòi hỏi của hiện thực khách quan, đảm bảo sự ổn định chính trị, ổn định xã hội và sự phát triển của đất nưc theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc thiết lập trở lại chế độ đa đảng cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận cơ chế đa nguyên chính trị và đó sẽ thực sự là thảm hoạ của đất nước. Vì vậy, giữ vững và tăng cường tính nhất nguyên trong đổi mới hệ thng chính trị là nguyên tắc bất di, bất dịch cần được nhận thức sâu sắc và thực thi.

Lý luận và thực tiễn đều minh chứng rằng tính nhất nguvên chính trị của hệ thống chính trị nước ta hoàn toàn không đồng nghĩa vi hiện thân của chế độ chuyên chế, mất dân chủ, phản nhân quyền và không phải cứ thực hiện đa đảng thì sẽ dân chủ, tự do hơn. Trái lại, trong điều kiện khách quan cụ th của nước ta thì giữ vững và tăng cường tính nhất nguyên của hệ thống chính trị là điều kiện cốt yếu để giữ vững độc lập dân tộc và đảm bảo quyền lực thực tế, quyền làm chủ thực sự của nhân dân Việt Nam. Đảng không chỉ là sự phản ánh khách quan tương quan lực lượng kinh tế, chính trị, xã hội ở nước ta hiện nay, phản ánh yêu cầu khách quan sự kế thừa và phát triển truyền thống chính trị ở nước ta, sự nối tiếp tất yếu của quá trình hình thành và phát triển các đảng phái chính trị ở nước ta mà còn là sự phản ánh khách quan khả năng và thực thi đúng đắn ý chí, lợi ích cơ bản của nhân dân Việt Nam và của cả dân tộc Việt Nam.