Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

HƠN 80 TRIỆU CĂN CƯỚC CÔNG DÂN ĐƯỢC CẤP

Báo cáo tại Hội nghị giao ban trực tuyến công tác QLHC về TTXH tháng 4/2023 nêu rõ, trong tháng 4, các nhiệm vụ của Đề án 06 tiếp tục được thực hiện có hiệu quả. Cụ thể, về dịch vụ công, đã tiếp nhận hồ sơ trực tiếp là 1.093.751 hồ sơ (tính từ 01/01/2023 đến 28/3/2023), đã giải quyết 983.751 hồ sơ (đạt tỷ lệ 89,95%). Đối với thủ tục thông báo lưu trú, trong tháng có 1.068 hồ sơ tiếp nhận trực tiếp. Về phát triển kinh tế, xã hội, đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoàn thành xác thực hơn 25/51 triệu thông tin tín dụng khách hàng vay với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (tăng hơn 7 triệu thông tin so với tháng 3/2023), trong đó đã có 21,3 triệu thông tin khách hàng trùng khớp (đạt tỷ lệ 83,28%).

Đối với công tác cấp Căn cước công dân (CCCD), đã cấp 80.031.430 thẻ CCCD gắn chip điện tử cho công dân (tăng 569.684 thẻ so với tháng 3/2023). Nền tảng Căn cước công dân gắn chip đã ứng dụng trên các lĩnh vực, tạo được kết quả nổi bật như: Lĩnh vực Y tế đã có 12.401/13.068 cơ sở khám chữa bệnh triển khai bằng CCCD gắn chip tích hợp bảo hiểm y tế (đạt 94,89%, tăng 32 cơ sở so với tháng 3/2023); lĩnh vực bảo hiểm đã triển khai công nghệ xác thực sinh trắc học trên thẻ CCCD gắn chip điện tử, góp phần hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Về công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo, trong tháng 4 đã cấp 2.900 giấy phép, giấy xác nhận, chứng chỉ, chứng nhận về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Phối hợp với 18 Công an địa phương trọng điểm xác định 330 tuyến, 392 địa bàn, khu vực trọng điểm phức tạp về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; 332 tuyến, 450 địa bàn, khu vực trọng điểm phức tạp về pháo. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH đã phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra 4.478 cơ sở kinh doanh, phát hiện 319 trường hợp vi phạm (trong đó chủ yếu là vi phạm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, karaoke, cầm đồ).

 

 


VÌ SAO LẠI XUYÊN TẠC NGÀY LỄ 30 - 4

Cứ vào dịp Kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30-4 hằng năm khi mà các tầng lớp nhân dân cả nước đang hồ hởi, vui tươi, phấn khởi chào mừng sự kiện mang tầm vóc của thời đại Hồ Chí Minh thì trên Internet, mạng xã hội các lực lượng chống đối Việt Nam từ nhiều năm qua lại cố tình xuyên tạc bản chất của sự kiện này. Năm nay cũng vậy, họ lại xuyên tạc lịch sử, chúng cho cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta là cuộc “nội chiến”gây nên cảnh “huynh đệ tương tàn”… để bôi nhọ, nói xấu Đảng và Nhà nước Việt Nam và bản chất của cuộc kháng chiến chống Mỹ . Bên cạnh đó, họ phát tán và quảng cáo cuốn: “Sách về sự hình thành nền Cộng hòa ở Việt Nam và cộng đồng người Mỹ”, đánh tráo khái niệm, bôi nhọ Đảng và chế độ… Vậy thực tế họ xuyên tạc các nội dung trên nhằm mục đích gì?

Điều trước tiên cần khẳng định họ làm như vậy để phủ nhận ý nghĩa lịch sử của sự kiện 30-4-1975, kích động vùng miền, ca ngợi chế độ cũ, lật lại các sự kiện lịch sử với luận điệu suy diễn, xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để kích thích người nghe, người xem dẫn đến nghi ngờ nội bộ…Trên thực tế, sau khi thực dân Pháp thất bại ở chiến trường Điện Biên Phủ, Mỹ nhảy vào can thiệp vào miền Nam Việt Nam. Do vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã trải qua 21 năm ,(1954-1975), là cuộc chiến tranh lâu dài, gian khổ và trải qua nhiều thử thách ác liệt nhất. Đảng và nhân dân ta đã phải đấu trí, đấu sức với tên đế quốc giàu mạnh và hung bạo nhất trong phe đế quốc. Cuộc kháng chiến này phải trải qua nhiều giai đoạn, phải đối phó với nhiều kế hoạch chiến lược của đế quốc Mỹ… và đến ngày 30-4-1975 lá cờ chiến thắng tung bay trên nóc dinh Độc Lập ,(nay là Hội trường Thống Nhất), kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Do đó, cuộc kháng chiến này là cuộc đọ sức của dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai là chế độ ngụy Sài Gòn chứ không phải là cuộc “nội chiến huynh đệ tương tàn”như họ từng vu cáo, rằng cộng sản ở miền Bắc xâm lược miền Nam Việt Nam…

Thứ hai, nhân ngày Lễ 30-4, họ vẫn tiếp tục xuyên tạ ngày 30-4 là “ngày Quốc hận”, “thảm họa của dân tộc”, vu cáo chế độ “truy cùng sát tận Việt Nam Cộng Hòa”; “gây chia rẽ cộng đồng tỵ nạn bằng Nghị quyết 36, bôi nhọ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “những tội đồ của đất nước”…Trên thực tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, Người sáng lập và rèn luyện Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta giành được những kỳ tích vĩ đại trong thế kỷ XX và đến nay và mai sau thì tư tưởng vĩ đại của Người vẫn là ngọn đuốc chiếu sáng cho cách mạng Việt Nam đi đến tương lai tươi sáng. Là người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhiều cống hiến xuất sắc cho hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Do vậy, những sự vu khống trên không những không phủ nhận được mà còn làm cho tên tuổi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng được cộng đồng trên thế giới khâm phục và nhân dân trong nước càng kính yêu Bác Hồ và Đại tướng.


VỤ ÁN VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT: ĐÃ KHỞI TỐ 22 VỤ ÁN LIÊN QUAN VỚI 65 BỊ CAN

Liên quan đến vụ tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất hôm 16/3, đến nay, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố 22 vụ án liên quan với 65 bị can về các tội mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma tuý, không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm; xử lý vi phạm hành chính 12 đối tượng.

Quá trình điều tra tới nay, Cơ quan công an xác định 4 nữ tiếp viên có liên quan vụ việc này bị nhóm người Việt định cư ở nước ngoài lợi dụng vận chuyển ma túy từ Pháp về Việt Nam. Trong 30 ngày, lực lượng Công an phối hợp cùng các đơn vị tiếp tục xác định thêm 6 chuyến hàng liên quan, có chứa ma túy các loại, được vận chuyển từ Pháp về các sân bay ở Việt Nam.

Các chuyến hàng có chung đặc điểm, phương thức thủ đoạn là cất giấu ma túy bên trong các kiện hàng hóa như kem đánh răng, thực phẩm chức năng… Khi về đến Việt Nam, qua dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước, ma túy được giao đến các địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai... theo chỉ định của đối tượng cầm đầu ở nước ngoài.

Trước đó, sáng 16/3, cán bộ Hải quan cửa khẩu Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện dấu hiệu bất thường trong hành lý của 4 tiếp viên Vietnam Airlines đi chuyến bay VN10 từ Pháp về. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tìm thấy tổng cộng hơn 8kg thuốc lắc và hơn 3kg cocain, ketamine (ma túy khay, loại đắt tiền nhất) trong valy của các tiếp viên.

Các tiếp viên khai khi ở Pháp đã nhận mang 60kg hàng hóa về nước với tiền công hơn 10 triệu đồng. Do quá mệt mỏi vì vừa trải qua chuyến bay dài, họ chỉ xem qua loa vài tuýp kem, không thấy có gì bất thường. Khi ra sân bay của Pháp để về Việt Nam, lực lượng chức năng nước sở tại không phát hiện trong hành lý của họ có ma túy, cho đến khi về đến Tân Sơn Nhất. Đến tối 22/3, sau 6 ngày điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã trả tự do cho 4 tiếp viên, khởi tố vụ án "Vận chuyển trái phép chất ma túy", đồng thời tạm giữ hai nghi can liên quan việc vận chuyển số ma túy trên từ Pháp về Việt Nam.

Việc trả tự do cho các tiếp viên căn cứ vào kết quả điều tra, xác định 4 tiếp viên không biết bên trong kem đánh răng nhận vận chuyển có 157 tuýp đã được giấu ma túy, do đó không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo lãnh đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, vụ án thể hiện thành công trong công tác phối hợp giữa Viện Kiểm sát nhân dân và Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đã truy xét, triệt phá được một đường dây buôn bán ma túy quy mô đặc biệt lớn từ châu Âu về Việt Nam; ước tính số lượng bị can có thể lên tới 100 đối tượng.

 

 

 


BÁO AUSTRALIA GIỚI THIỆU 3 ĐỊA ĐIỂM DU KHÁCH NÊN ĐƯA VÀO HÀNH TRÌNH DU LỊCH VIỆT NAM

Theo trang The Latch, Việt Nam là một đất nước rộng khoảng 331.690 km2 và có hơn 97 triệu người sinh sống. Là một đất nước có nền văn minh hàng nghìn năm, Việt Nam cũng có rất nhiều giá trị văn hóa và lịch sử. Vì vậy, việc lựa chọn điểm đến để khám phá hay các hoạt động để thăm thú cũng sẽ khiến nhiều du khách phải đắn đo. Và để hỗ trợ du khách, trang The Latch đã chia sẻ về 3 địa điểm đặc biệt các khách du lịch nên tới là địa đạo Củ Chi, phố cổ Hội An và vịnh Bái Tử Long.

Địa đạo Củ Chi là một mê cung các con đường hầm nằm tại ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Mạng lưới đường hầm ở đây rất rộng lớn và có một số đường hầm còn kết nối với các con đường sang nhiều nơi khác. Trong thời kì chiến tranh, bộ đội Việt Nam đã sử dụng những con đường này để chiến đấu giành độc lập dân tộc.

Chiến tranh qua đi, những con đường hầm này hiện thu hút rất nhiều du khách. Khi tới đây, khách du lịch không chỉ hiểu thêm nhiều giá trị lịch sử mà còn có thể trải nghiệm di chuyển giữa các đường hầm như bộ đội Việt Nam xưa.

Có thể nói Hội An là một lựa chọn phải có trong danh sách các điểm đến tại Việt Nam. Và du khách nên lưu ý đi vào ngày 14 âm lịch hàng tháng, khi mặt trăng sáng nhất. Vì đây, là lúc Lễ hội thả đèn Hội An diễn ra. Vào thời điểm này, rất nhiều chiếc đèn cùng những ngọn nến lung linh được thả trôi xuống dòng sông Hoài. Những chiếc đèn này là biểu tượng của sức khỏe và hòa bình, đồng thời chúng cũng là tôn vinh và nhớ ơn tổ tiên.

Vịnh Bái Tử Long là một vùng vịnh tuyệt đẹp nằm ở phía đông bắc của Vịnh Hạ Long. Không quá đông khách như Vịnh Hạ Long, du khách có thể trải nghiệm những bãi biển hoang sơ và đại dương xanh hoàn hảo cho riêng mình. Khi tới đây, du khách nên đến làng chài Vùng Viêng, hang Thiên Cảnh Sơn và bãi biển Trà Giới. Du khách sẽ cảm thấy công sức, thời gian và trải nghiệm hoàn toàn đáng giá tại những khung cảnh này.


CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẠY MÙA XUÂN 1975 MỐC SON CHÓI LỌI TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ DÂN TỘC

 Ngày này cách đây 48 năm, ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức mở màn. Đây là chiến dịch quyết chiến chiến lược lớn nhất của quân và dân ta đánh vào trung tâm đầu não quan trọng nhất của chính quyền, quân đội nguỵ ở Sài Gòn-Gia Định và các vùng phụ cận, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

 

 

ẤM TÌNH KIỀU BÀO VỚI TRƯỜNG SA THÂN YÊU

 Việc tổ chức các đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 hàng năm tiếp tục góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết với quân, dân trong nước, góp phần tăng cường đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn kiều bào tiêu biểu thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trong khuôn khổ Đoàn công tác số 4 năm 2023. Chương trình diễn ra từ ngày 18-23/4 với sự tham dự của 47 đại biểu kiều bào đến từ 22 quốc gia trên thế giới cùng nhiều phóng viên báo chí trong nước, phóng viên kiều bào.

Năm 2023 đánh dấu lần thứ 10 Đoàn kiều bào về thăm Trường Sa và cũng là lần đầu tiên có sự kết nối giữa hai sự kiện thăm Trường Sa và tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương, trở thành chuỗi hoạt động về nguồn hết sức ý nghĩa, gắn kết hơn nữa bà con kiều bào với quê hương, góp phần nâng cao niềm tự tôn, tự hào dân tộc.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, bà con ta tại nhiều địa bàn đã tích cực đóng góp nguồn kinh phí quan trọng để ủng hộ chương trình “Xanh hóa Trường Sa” tại đảo Đá Lát và quà tặng là những hiện vật thiết yếu hỗ trợ đời sống, công tác của quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Việc tổ chức các đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 hàng năm tiếp tục góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết với quân, dân trong nước, góp phần tăng cường đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc.

Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn kiều bào tiêu biểu thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trong khuôn khổ Đoàn công tác số 4 năm 2023. Chương trình diễn ra từ ngày 18-23/4 với sự tham dự của 47 đại biểu kiều bào đến từ 22 quốc gia trên thế giới cùng nhiều phóng viên báo chí trong nước, phóng viên kiều bào.

Năm 2023 đánh dấu lần thứ 10 Đoàn kiều bào về thăm Trường Sa và cũng là lần đầu tiên có sự kết nối giữa hai sự kiện thăm Trường Sa và tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương, trở thành chuỗi hoạt động về nguồn hết sức ý nghĩa, gắn kết hơn nữa bà con kiều bào với quê hương, góp phần nâng cao niềm tự tôn, tự hào dân tộc.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, bà con ta tại nhiều địa bàn đã tích cực đóng góp nguồn kinh phí quan trọng để ủng hộ chương trình “Xanh hóa Trường Sa” tại đảo Đá Lát và quà tặng là những hiện vật thiết yếu hỗ trợ đời sống, công tác của quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Trong khuôn khổ chương trình, sáng ngày 17/4, tại Khách sạn Trường Sa (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tặng huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Dù thời gian kêu gọi ngắn, tổng số tiền ủng hộ chương trình “Xanh hóa Trường Sa” và quà tặng dành cho quân, dân trên các điểm đảo và Nhà giàn DK1 của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt giá trị gần 1,7 tỷ đồng. Theo kế hoạch, cuộc vận động đóng góp ủng hộ “Xanh hóa Trường Sa” sẽ kéo dài tới ngày 15/5/2023.

Trong hải trình năm nay, các đại biểu kiều bào đã đến thăm bốn điểm đảo gồm Sinh Tồn Đông, Len Đảo, Đá Tây B, Trường Sa và Nhà giàn DK1/16 Phúc Tần. Tại các buổi làm việc, trao đổi với cán bộ, chiến sỹ, bà con được nghe thông tin về tình hình công tác, đời sống của cán bộ, chiến sỹ; thăm hỏi, động viên và tặng quà quân, dân tại các điểm đảo và Nhà giàn; tham gia giao lưu văn nghệ với cán bộ, chiến sĩ hải quân và các đại biểu khác trong đoàn công tác; thăm trường học, nhà dân, chùa… theo điều kiện thực tế tại các điểm đảo; tham dự lễ chào cờ, lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự lễ cầu siêu và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc trên đảo Trường Sa.Đáng chú ý, cuộc thi tìm hiểu về tình hình biển, đảo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức là một hoạt động ý nghĩa giúp khuyến khích tìm hiểu học hỏi về tình hình biển, đảo và công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đặc biệt đối với các đại biểu kiều bào.

Chiều 20/4, trên tàu 571 đã diễn ra lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Trong không khí nghiêm trang và xúc động của buổi lễ, các đại biểu đã dâng nén tâm hương bày tỏ lòng thành kính, trân trọng và biết ơn đối với các thế hệ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Dẫn đầu đoàn đại biểu kiều bào về Trường Sa, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, từ năm 2012-2023, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức 10 đoàn công tác với tổng số hơn 530 lượt kiều bào về thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Sau hai năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, từ năm 2022, chương trình ý nghĩa này được khởi động lại nhằm đáp ứng tình cảm, nguyện vọng của bà con kiều bào hướng về biển đảo Tổ quốc.

Việc tổ chức các đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 hàng năm tiếp tục góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết với quân, dân trong nước, góp phần tăng cường đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và mới đây nhất là Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Chiều 21/4, tại đảo Trường Sa đã tổ chức Lễ tiếp nhận đóng góp ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác số 4 trân trọng cảm ơn tấm lòng của bà con kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, được thể hiện qua những đóng góp thiết thực và ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần dành cho quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Hải trình Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã trở thành môi trường giáo dục về tinh thần yêu nước, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung tay đóng góp vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Trong khuôn khổ chương trình, sáng ngày 17/4, tại Khách sạn Trường Sa (TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã tổ chức buổi lễ tiếp nhận ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tặng huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Dù thời gian kêu gọi ngắn, tổng số tiền ủng hộ chương trình “Xanh hóa Trường Sa” và quà tặng dành cho quân, dân trên các điểm đảo và Nhà giàn DK1 của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt giá trị gần 1,7 tỷ đồng. Theo kế hoạch, cuộc vận động đóng góp ủng hộ “Xanh hóa Trường Sa” sẽ kéo dài tới ngày 15/5/2023.

Trong hải trình năm nay, các đại biểu kiều bào đã đến thăm bốn điểm đảo gồm Sinh Tồn Đông, Len Đảo, Đá Tây B, Trường Sa và Nhà giàn DK1/16 Phúc Tần. Tại các buổi làm việc, trao đổi với cán bộ, chiến sỹ, bà con được nghe thông tin về tình hình công tác, đời sống của cán bộ, chiến sỹ; thăm hỏi, động viên và tặng quà quân, dân tại các điểm đảo và Nhà giàn; tham gia giao lưu văn nghệ với cán bộ, chiến sĩ hải quân và các đại biểu khác trong đoàn công tác; thăm trường học, nhà dân, chùa… theo điều kiện thực tế tại các điểm đảo; tham dự lễ chào cờ, lễ dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, dự lễ cầu siêu và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc trên đảo Trường Sa.

Đáng chú ý, cuộc thi tìm hiểu về tình hình biển, đảo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức là một hoạt động ý nghĩa giúp khuyến khích tìm hiểu học hỏi về tình hình biển, đảo và công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, đặc biệt đối với các đại biểu kiều bào.

Chiều 20/4, trên tàu 571 đã diễn ra lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa. Trong không khí nghiêm trang và xúc động của buổi lễ, các đại biểu đã dâng nén tâm hương bày tỏ lòng thành kính, trân trọng và biết ơn đối với các thế hệ đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Dẫn đầu đoàn đại biểu kiều bào về Trường Sa, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, từ năm 2012-2023, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài – Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức 10 đoàn công tác với tổng số hơn 530 lượt kiều bào về thăm và động viên cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1. Sau hai năm bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, từ năm 2022, chương trình ý nghĩa này được khởi động lại nhằm đáp ứng tình cảm, nguyện vọng của bà con kiều bào hướng về biển đảo Tổ quốc.

Việc tổ chức các đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 hàng năm tiếp tục góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết với quân, dân trong nước, góp phần tăng cường đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và mới đây nhất là Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Chiều 21/4, tại đảo Trường Sa đã tổ chức Lễ tiếp nhận đóng góp ủng hộ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Hùng, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác số 4 trân trọng cảm ơn tấm lòng của bà con kiều bào luôn hướng về Tổ quốc, được thể hiện qua những đóng góp thiết thực và ý nghĩa cả về vật chất và tinh thần dành cho quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1.

Hải trình Trường Sa và Nhà giàn DK1 đã trở thành môi trường giáo dục về tinh thần yêu nước, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài cùng chung tay đóng góp vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.





NSƯT BÙI CÔNG DUY ĐƯỢC PHONG GIÁO SƯ DANH DỰ TẠI KAZAKHSAT

Trong khuôn khổ Diễn đàn quốc tế Hiệu trưởng các trường nghệ thuật và Hội thảo quốc tế kỷ niệm 25 năm thành lập Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan với chủ đề “Văn hoá, Nghệ thuật và giáo dục trong bối cảnh hiện nay”, NSƯT Bùi Công Duy chính thức được lãnh đạo Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan bổ nhiệm học hàm Giáo sư (GS) danh dự của trường. 

Buổi lễ có sự chứng kiến của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kazakhstan, bà Phạm Thái Như Mai, Giám đốc Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan-NSND.GS. Aiman Musakhajaeva, Hội đồng khoa học của trường cùng Hiệu trưởng các trường nghệ thuật khác. 

PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đánh giá đây là sự ghi nhận và đánh giá rất cao của ban lãnh đạo Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan cũng như của giới âm nhạc các nước thuộc Liên Xô cũ dành cho NSƯT.Bùi Công Duy bởi những cống hiến kiên trì, hiệu quả và những đóng góp to lớn của anh cho nghệ thuật nói chung, cho âm nhạc nói riêng và đặc biệt cho ngành biểu diễn đàn dây. “Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam rất vinh dự khi có một đại diện, đó là NSƯT. Bùi Công Duy được trao học hàm giáo sư của ĐH Nghệ thuật quốc gia Kazakhstan. Trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung, lĩnh vực âm nhạc nói riêng, một người Việt Nam được vinh danh, phong hàm giáo sư tại các trường ĐH danh tiếng trên thế giới không nhiều. Từ khi NSND. Đặng Thái Sơn được phong giáo sư tại các Nhạc viện nổi tiếng trên thế giới đến nay, có lẽ trường hợp của Bùi Công Duy cũng có thể coi là đặc biệt, trường hợp hiếm gặp” – PGS.TS Lê Anh Tuấn nhận định.

Theo Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, trường phái biểu diễn đàn dây, cụ thể là trường phái biểu diễn đàn Violin của Liên Xô cũ, nước Nga ngày nay đã đào tạo ra rất nhiều nghệ sĩ biểu diễn Violin tài năng không chỉ cho nước Nga mà cho toàn thế giới, Bùi Công Duy rất may mắn được đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp đỉnh cao của nước Nga. Anh tỏa sáng và được bạn bè, đồng nghiệp trong giới biểu diễn Violin biết đến và luôn dành cho anh sự tôn trọng, ngưỡng mộ. Ngoài các chương trình biểu diễn mang tầm quốc tế, anh còn tham gia đào tạo tài năng trẻ ngành biểu diễn Violin đã gặt hái được nhiều thành công.

Theo thông tin từ Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan, việc phong học hàm giáo sư trong lĩnh vực Violin từ trước đến giờ chỉ dành cho một vài cá nhân là những nhà sư phạm, nghệ sĩ xuất chúng như huyền thoại Violin thế giới Victor Tretyakov – người đoạt huy chương vàng cuộc thi danh giá Tchaikovksy năm 1966, Eduard Grach người đoạt giải thưởng Tchaikovksy năm 1962, Edward Schmieder nhà sư phạm nổi tiếng người Mỹ….

Trong những năm gần đây, NSƯT Bùi Công Duy đã nhiều lần được Trường ĐH Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan mời là thành viên Ban giám khảo tại các cuộc thi Violon quốc tế, đồng thời giảng dạy Masterclass và biểu diễn độc tấu với Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia Kazakhstan. Chia sẻ ngay sau lễ bổ nhiệm, NSƯT. Bùi Công Duy cho hay trở thành giáo sư của Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Kazakhstan với anh là một may mắn, một sự ghi nhận, động viên lớn.

Việc anh được trao học hàm Giáo sư danh dự lần này là một vinh dự lớn đối với Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và ngành âm nhạc hàn lâm nói chung, ngành Dây nói riêng của Việt Nam. 

Bùi Công Duy bày tỏ niềm vinh dự và tự hào khi một người Việt Nam được trao tặng học hàm giáo sư danh dự tại Kazakhstan và đứng cạnh một “người khổng lồ” như GS. TSKH. Alexander Sokolov – Giám đốc Nhạc viện Tchaikovksy, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá Nga.

 

 


NGÀY HỘI THỐNG NHẤT NON SÔNG, GÌN GIỮ GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG

Lịch sử hàng ngàn năm của đất nước ta đã chứng kiến nhiều thời kỳ phân tranh, cát cứ, chia cắt núi sông như: Loạn sứ quân chia đất nước thành 12 vùng ảnh hưởng khác nhau; chiến tranh Nam – Bắc giữa nhà Mạc và nhà Trịnh, nhà Lê, rồi tiếp đến là thời Trịnh, Nguyễn phân tranh, đất nước thành Đàng trong, Đàng ngoài. Chia cắt thời Tây Sơn, ở phía Nam gọi là Nam Hà, có thực lực và độc lập do nhà Tây Sơn nắm, còn ở phía Bắc, gọi là Bắc Hà. Đến chia cắt thời Pháp thuộc là chia cắt đô hộ, một nước bị chia ra làm ba miền, ba xứ, với ba hệ thống cai trị khác nhau, là Bắc Kỳ, Trung kỳ và Nam Kỳ.

Sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) của tỉnh Quảng Trị trở thành giới tuyến quân sự tạm thời phân chia nước ta thành 2 miền Nam – Bắc. Theo Hiệp định, sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Thế nhưng, với âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, Mỹ đã cho quân xâm lược miền Nam và tìm mọi cách để đánh chiếm miền Bắc, buộc nhân dân ta phải sống, chiến đấu anh dũng suốt 21 năm ròng rã. Đến ngày 30/4/1975, sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước ta mới trọn niềm vui thống nhất, Bắc – Nam sum họp một nhà đúng như di nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn hai mươi năm, dân tộc ta đã đi qua một cuộc trường chinh muôn vàn gian khổ, chồng chất cam go và mất mát, hy sinh để giải phóng đất nước, thống nhất non sông. Đấy là chân lý thời đại, là cái “dĩ bất biến” của một dân tộc yêu nước, yêu hòa bình, chứ không phải là ý niệm và hành động của kẻ hiếu chiến, kích hoạt xung đột. Một dân tộc lấy yêu thương làm cốt lõi tinh thần, lấy minh triết dân gian “Thương người như thể thương thân” để ứng xử là một dân tộc có văn hiến. Bản lĩnh dân tộc cũng sinh ra từ đấy. Và điều đó lý giải vì sao dân tộc Việt Nam đã từng chiến thắng những kẻ thù to lớn hơn mình.

Chiến thắng 30/4/1975 đã tích hợp được đầy đủ các ý nghĩa trọng đại nhất: khẳng định độc lập, tự do của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, non sông liền một dải. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, một chiến thắng quân sự lớn lao lại mở ra một ngày hội mới: Ngày hội thống nhất non sông.

Ngày nay, đại thắng mùa xuân 30/4/1975 được coi là ngày hội thống nhất non sông không chỉ của người dân sinh sống tại Việt Nam mà còn là ngày hội của hàng triệu đồng bào ta đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài. Ngày hội thống nhất non sông mang ý nghĩa cao cả và có tầm vóc lớn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta. Quá khứ được ghi ơn một cách trân trọng, sâu sắc và điều quan trọng hơn là lời nhắc nhở về tinh thần yêu quý hòa bình, hòa giải, hòa hợp và đoàn kết dân tộc. 

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975 LÀ NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC

Đại thắng mùa xuân 30/4/1975 là sự tôn vinh sức mạnh và niềm tự hào của mỗi người dân, của cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Những phần tử chống phá coi ngày 30/4 là ngày “quốc hận” – một cái nhìn sai lạc và xuyên tạc sự thật lịch sử, đi ngược lại tinh thần khoan dung, đồng thuận, đoàn kết của toàn dân ta; chính họ tự gieo rắc hận thù, chia rẽ, đi ngược với trào lưu lịch sử. Họ nuối tiếc chính quyền tay sai, phản động để gieo rắc ý thức “quốc hận” là đi ngược với dòng chảy lịch sử, phản lại chính đồng bào, dân tộc mình. Tư tưởng, quan điểm đó nếu không phải là sự nuôi dưỡng, kích động thù hằn, chia rẽ dân tộc một cách có chủ đích thì cũng là một nhận thức mơ hồ về sự thật lịch sử, trực tiếp tiếp tay cho kẻ thù phá hoại khối đoàn kết dân tộc.

Ngoài ra, các đối tượng trên còn cố tình xuyên tạc chiến thắng 30/4/1975 và sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta ròng rã mấy thập kỷ, cho rằng đó là cái giá phải trả quá đắt, là một sai lầm, làm cho dân tộc đau thương, chậm phát triển. Từ đó, họ quy trách nhiệm cho Đảng ta và con đường mà Đảng và Bác Hồ lựa chọn. Đây là một nhận thức phi lịch sử, phủ nhận chiến thắng của nhân dân ta, đồng thời là phủ nhận cả lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà lịch sử đã lựa chọn. Cách nhìn ấy muốn đánh đồng người chiến thắng và kẻ thất bại, xóa nhòa mục đích, bản chất của sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta. Thậm chí, dưới danh nghĩa hòa hợp, hòa giải dân tộc, các đối tượng cơ hội chính trị, phản động, chống phá còn đưa ra luận điệu cho rằng chỉ khi nào Đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh đạo đất nước, chỉ khi nào Việt Nam lựa chọn đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có thể thực hiện việc hòa hợp, hòa giải dân tộc.

Hài hước hơn, một số kẻ đánh lừa quần chúng bằng cách đưa ra lập luận phải coi việc xóa bỏ chế độ cộng sản là một “mệnh lệnh của lương tâm, là tương lai của dân tộc”. Thực tiễn, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc; khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, hòa hợp, hòa giải dân tộc phải dựa trên sự tôn trọng lịch sử; bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc; xuất phát từ sự chân thành, thiện chí của tất cả các bên. Bản chất cuộc chiến vệ quốc của Việt Nam là sự thật lịch sử. Với cuộc kháng chiến này, quân và dân Việt Nam chiến đấu chống kẻ thù xâm lược là đế quốc Mỹ và lực lượng ngụỵ quân, nguỵ quyền chứ không có chuyện miền Bắc xâm lược miền Nam, không có chuyện “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn”. Ngày 30/4/1975, miền Nam thoát khỏi ách thống trị của kẻ thù xâm lược của đế quốc Mỹ cùng với bè lũ tay sai và là sự kiện đánh dấu lãnh thổ đất nước Việt Nam được trả lại đúng nghĩa đã có trong lịch sử, đáp ứng nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam.


NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC SAI TRÁI, LẠC LÕNG


Chiến thắng 30/4/1975 là sự khẳng định với toàn thể thế giới rằng, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, đây là một sức mạnh vô song có thể giúp một dân tộc nhỏ, với chính nghĩa trong tay làm nên những chiến công hiển hách, vĩ đại, khiến nhân loại phải kính phục mà sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu, quyết định sự phát triển và thắng lợi của cuộc kháng chiến.

Đại thắng mùa Xuân 1975 được ghi vào lịch sử dân tộc ta là một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Tuy nhiên, một số đối tượng xấu vẫn cố tình xuyên tạc, bóp méo bản chất cuộc kháng chiến và vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc, truyền bá những tư tưởng hận thù, chống phá.

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các thế lực thù địch đã sử dụng không gian mạng đẩy mạnh tấn công tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân, thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Mỗi năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các đài báo, trang mạng xã hội của các tổ chức, thế lực thù địch, phản động cố tình xuyên tạc rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đại thắng mùa xuân 1975 của chúng ta là “hoàn toàn vô nghĩa, lẽ ra dân tộc Việt Nam đã có thể tránh được cuộc chiến tranh”; vu cáo đây là cuộc “nội chiến”, “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam – Bắc, “không có kẻ thua, người thắng, chỉ nhân dân là chịu thiệt thòi”; cho rằng cuộc chiến tranh ở Việt Nam là “không cần thiết” và hoàn toàn “có thể tránh khỏi” …

Gần đây, trên một số trang mạng, website, blog cá nhân của các phần tử cơ hội chính trị phát tán nhiều tin, bài xuyên tạc lịch sử. Họ đưa ra luận điệu sai lệch, đòi “định danh lại ngày 30-4 cho phù hợp” vì không chấp nhận 30/4 là Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; cho rằng “không nên gọi ngày 30/4 là ngày giải phóng”; xuyên tạc “người Việt trẻ gọi 30/4 là một biến cố buồn”; nếu không có ngày 30/4/1975 thì miền Nam Việt Nam ngày nay phát triển không kém gì Hàn Quốc, vượt xa Thái Lan… Đây là những luận điệu lạc lõng và hoàn toàn sai trái, bịa đặt, đã phủ nhận sự thật lịch sử một cách trắng trợn.


CỐ TÌNH XUYÊN TẠC LỊCH SỬ


Tháng 12-1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đã khẳng định: “Với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã toàn thắng. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Nó kết thúc vẻ vang quá trình 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị hơn một thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước ta, làm cho Tổ quốc ta hoàn toàn độc lập, thống nhất và đưa cả nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Trong khi Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam cũng như đông đảo dư luận quốc tế đồng tình, đánh giá cao sự thật trên thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại cố tình xuyên tạc, chống phá. Chúng cho rằng, đó là cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, miền Bắc xâm lược miền Nam; chúng gọi tháng Tư hằng năm là “Tháng Tư đen”, Ngày 30-4 là “Ngày Quốc hận”; chúng tỏ ra tiếc nuối mối quan hệ “đồng minh thân hữu” giữa Mỹ với ngụy quân, ngụy quyền, ra sức ca ngợi chế độ Việt Nam Cộng hòa: “Đó mới là chế độ của nền văn minh”. Chúng kích động, kêu gọi nhân dân phải “Lấy lại Việt Nam Cộng hòa” để “Giữ lại lịch sử”…

Nhưng đó chỉ là sự tiếc nuối vô vọng và ảo mộng ngông cuồng của những kẻ cố tình mang trong lòng sự thù hận, muốn “đổi trắng thay đen”, muốn “đi ngược lại lịch sử”. Với tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai, chúng ta không bới lại lịch sử để gây thù hận, nhưng cũng cần phải chỉ rõ sự thật để đập tan những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế lực chống đối, thế lực xấu.

Trong cuốn sách “Chiến tranh Việt Nam và văn hóa Mỹ” được xuất bản năm 1991 tại Mỹ viết rõ: “Nói ngắn gọn, Mỹ xâm lăng Nam Việt Nam”. Mỹ cũng trực tiếp gây ra nhiều tội ác với nhân dân Việt Nam. Mỹ đã huy động 3 triệu lượt lính Mỹ trực tiếp vào chiến trường miền Nam, chi hàng trăm tỉ USD, ném khối lượng bom đạn khổng lồ xuống Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa của chúng. Lịch sử còn ghi rõ: cuối tháng 12-1972, Mỹ huy động hàng trăm lần chiếc B.52 đánh phá dã man bệnh viện, trường học, các khu vực dân cư ở nội thành Hà Nội, ném bom rải thảm xuống khu phố Khâm Thiên - nơi có mật độ dân số đông nhất Thủ đô gây tổn thất rất lớn về người và của. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara đã viết về cuộc chiến tranh mà ông ta được coi là “Kiến trúc sư”: “Chúng tôi đã sai lầm, sai lầm khủng khiếp. Chúng tôi đã mắc nợ các thế hệ tương lai trong việc giải thích tại sao lại sai lầm như vậy”.

Việt Nam Cộng hòa thực chất là chế độ bù nhìn, tay sai của Mỹ, phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ, tiếp tay cho Mỹ và trực tiếp phá hoại, giết hại đồng bào miền Nam Việt Nam. Chính Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào tháng 8-1972 đã xin Mỹ: Ném bom cho tan nát miền Bắc Việt Nam. Báo Nhân đạo của Pháp đã bình luận về hành động này của Nguyễn Văn Thiệu: “Ngay như trước đây trong hồi chiến tranh thế giới thứ II những tên Pháp gian … cũng không dám đề nghị đồng minh tàn phá Paris. Thế mà nay Thiệu lại mong muốn Mỹ ném bom tàn phá đất nước mình. Thiệu thật đáng xấu hổ hơn cả sự xấu hổ”. Ngay những người cầm quyền của Việt Nam Cộng hòa cũng từng đánh giá rằng: Việt Nam Cộng hòa “lệ thuộc vào Hoa Kỳ gần như hoàn toàn, cả về vật chất và tâm lý…” và “Lãnh đạo thì độc tài, quá tin vào Mỹ, tham nhũng, có khi còn xa hoa quá mức…”. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từng phải thừa nhận: “Nếu Mỹ không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập”. Còn Tổng thống Mỹ Nixon, trước nguy cơ thất bại của Việt Nam Cộng hòa, đã nói với cấp dưới của mình: “Nếu họ dễ sụp như vậy có khi cứ để cho họ sụp. Phải nhớ rằng ta không thể cứ cho họ bú mớm mãi được...”.

Cuộc chiến tranh phi nghĩa của đội quân xâm lược và chính quyền bù nhìn tay sai chắc chắn phải thất bại trước sức mạnh chính nghĩa của cả dân tộc Việt Nam đoàn kết chiến đấu vì độc lập dân tộc của mình. Và thực tế chúng ta đã chiến thắng, đã đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào, giải phóng hoàn toàn miền Nam, cả nước thống nhất đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trãi qua 48 năm, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy truyền thống sức mạnh chiến thắng vững vàng đi lên xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, hùng cường. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị mặc dù đã không từ một âm mưu, thủ đoạn nào, kể cả những hành động xâm phạm, khủng bố của những kẻ như Hoàng Cơ Minh và đồng bọn, của tổ chức phản động Việt Tân… nhưng đều đã, đang và chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn.

 

 

 

 

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2023

“140 CA BIẾN CHỦNG MỚI CỦA COVID - 19” LÀ THÔNG TIN SAI SỰ THẬT

Trước thông tin lan truyền về COVID-19: "Dịch bệnh đang nguy hiểm lắm, cập nhật các điểm nóng, Bệnh viện Nhiệt đới đã có 140 ca biến chủng mới", lãnh đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) khẳng định đây là thông tin sai sự thật.

Chiều 18-4, ông Lê Mạnh Hùng - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - cho hay bộ phận công nghệ thông tin bệnh viện vừa phát hiện một tài khoản Facebook với nickname Nhóc Họ Nguyễn đã đăng thông tin sai sự thật về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP và việc tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện, lên trang cá nhân của mình.

Cụ thể, tài khoản này thông báo dịch bệnh đang lây lan rất nguy hiểm, mọi người cần phải chú ý đeo khẩu trang và khử khuẩn khi đến nơi đông người, kèm theo đó là 12 điểm dịch "nóng" nằm rải rác khắp các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

"Ghi thêm. Bệnh viện Nhiệt đới đã có 140 ca, biến chủng mới", thông báo dưới cùng bài viết. Ông Lê Mạnh Hùng khẳng định: "Thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật. Người dân tránh nghe những thông tin thất thiệt như trên gây hoang mang, lo lắng".

Ông Hùng cho biết thêm, theo sự chỉ đạo của Sở Y tế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới là bệnh viện tuyến cuối điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch.

Hiện bệnh viện đang điều trị 12 ca, chủ yếu là người lớn tuổi có bệnh nền, trong đó 8 ca viêm phổi cần hỗ trợ oxy, không có ca thở máy. So với những tháng trước, số ca mắc COVID-19 điều trị tại bệnh viện tăng nhẹ (vài ca).

Trước tình hình số ca COVID-19 trên cả nước, cũng như tại TP.HCM tăng nhẹ (theo thông tin từ Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM), ông Hùng khuyến cáo người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo khuyến cáo của ngành y tế.

Ngành y tế kêu gọi người dân thành phố hãy cùng trách nhiệm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo đảm duy trì miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 bằng cách cho người thân trong gia đình và trẻ em (từ 5 tuổi trở lên), đặc biệt nhóm có yếu tố nguy cơ cao đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 nếu chưa tiêm, và tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung đúng theo quy định

 


CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU CẤP CAO QUỐC HỘI VIỆT NAM BẮT ĐẦU THĂM CHÍNH THỨC CUBA

Đúng 14 giờ 50 phút ngày 18/4 (theo giờ địa phương), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay José Martí, Thủ đô La Habana, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Cuba theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernandez.

Đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn tại sân bay có: Phó Chủ tịch Quốc hội Cuba Ana María Mari Machado; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Emilio Lozada García; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Cuba Yolanda Ferrer Gómez; đại diện Bộ Ngoại giao Cuba…Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Thanh Tùng, một số cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và đại diện cộng đồng, sinh viên Việt Nam đang học tập, làm việc tại Cuba nồng nhiệt chào mừng đoàn tại sân bay.

 


BẮT KHẨN CẤP “QUÁI XẾ” GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG TRƯỚC NHÀ HÁT LỚN

Theo tin từ Công an thành phố Hà Nội, căn cứ tài liệu điều tra thu thập được ngày 18/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Ngọc Th về hành vi Gây rối trật tự công cộng. Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm đã có Quyết định phê chuẩn Lệnh bắt người trên.

Theo cơ quan Công an, khoảng 1 giờ 30 phút ngày 17/4, Công an phường Tràng Tiền tiến hành tuần tra kiểm soát trên địa bàn đã phát hiện 1 xe ô tô nhãn hiệu NISSAN màu trắng biển kiểm soát 30H-694.04 do một nam thanh niên điều khiển tốc độ cao, rú ga, Drift (một kỹ thuật lái xe mà người điều khiển cố tình làm thừa lái ở tốc độ cao, khiến bánh sau trượt trên đường nhưng vẫn có thể đảm bảo được tốc độ và hướng di chuyển của xe như mong muốn) nhiều vòng quanh bùng binh trước Nhà hát Lớn, gây mất an ninh trật tự và an toàn cho người tham gia giao thông.

Khi đối tượng dừng xe trước Nhà hát Lớn, tổ công tác Công an phường Tràng Tiền đã yêu cầu xuống xe nhưng đối tượng không chấp hành và phóng xe bỏ chạy về phía Tràng Tiền - Trần Quang Khải. Sự việc đã được một số cá nhân đăng tải lên mạng xã hội.

Tập trung xác minh làm rõ, chiều 17/4, Công an quận Hoàn Kiếm đã mời đối tượng lên làm việc. Qua đấu tranh, đối tượng khai nhận là Nguyễn Ngọc Th, sinh năm 1984, có hộ khẩu thường trú tại số 16 Gầm Cầu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm. Tại cơ quan Công an, Th thừa nhận có điều khiển xe ô tô nẹt pô, Dirft tại khu vực Quảng trường Cách mạng tháng Tám, bùng binh trước cửa Nhà hát Lớn. Cơ quan Công an đã tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu NISSAN màu trắng, biển kiểm soát 30H-694.04 và 1 chiếc điện thoại di động của Nguyễn Ngọc Th. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng đã độ, thay thế một số bộ phận, thiết bị trên xe ô tô trên.Vụ việc đang tiếp tục được cơ quan chức năng làm rõ.


CHUYẾN THĂM LỊCH SỬ CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ TỚI CUBA

 

Chuyến thăm chính thức Cuba của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có tầm quan trọng lịch sử và sẽ là dấu ấn đặc biệt quan trọng trong quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba.

Dấu ấn đặc biệt quan trọng

Theo TTXVN, sáng 18.4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lên đường thăm chính thức Cộng hòa Cuba theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba Esteban Lazo Hernandez. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Cuba khi Cuba vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội vào ngày 26.3 vừa qua và trước đó là cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp vào tháng 11 và 12.2022.

Chuyến thăm diễn ra vào dịp kỉ niệm 60 năm Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết với miền Nam Việt Nam, 50 năm Lãnh tụ Fidel Castro Ruz lần đầu thăm Việt Nam và tới vùng giải phóng miền Nam Việt Nam tại Quảng Trị (tháng 9.1973). Chuyến thăm diễn ra đúng thời gian vô cùng có ý nghĩa với quan hệ Việt Nam - Cuba.

    Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Cuba. Mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước đã được anh hùng dân tộc Cuba José Martí, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Fidel Castro gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo Cuba, Việt Nam dày công vun đắp. "Chắc chắn chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội sẽ là dấu ấn đặc biệt quan trọng trong quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba. Lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Cuba hết sức coi trọng và dành cho Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nghi lễ đón tiếp đặc biệt" - Đại sứ Việt Nam tại Cuba Lê Thanh Tùng khẳng định với TTXVN.

Đại sứ Lê Thanh Tùng cho biết, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Đảng và Nhà nước Việt Nam phát biểu trong phiên toàn thể của Quốc hội và trước toàn thể ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Cuba trong ngày Cuba tổ chức phiên họp đặc biệt của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng là lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên có bài phát biểu trước phiên toàn thể của Quốc hội Cuba ngay trong phiên đặc biệt để thành lập Quốc hội khóa mới. Điều này thể hiện mối quan hệ đoàn kết anh em, hợp tác toàn diện và tin cậy lẫn nhau giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.

Ngoài nội dung hội đàm phong phú, bao trùm tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước, nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội hai nước sẽ ký thỏa thuận hợp tác liên nghị viện giữa hai cơ quan lập pháp, thiết lập một khuôn khổ hợp tác hết sức cụ thể nhằm nâng cao mối quan hệ hợp tác nghị viện thông qua một cơ chế hợp tác cụ thể và thường xuyên.

Quốc hội hai nước cũng sẽ có biện pháp để đóng góp hơn nữa vào mối quan hệ hợp tác chung giữa hai nước, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, văn hóa, thể thao, y tế... với cơ chế hoạt động để vừa ủng hộ, vừa giám sát, vừa thúc đẩy các kênh quan hệ hợp tác giữa hai nước.

"Sự kiện lịch sử"

Đề cập sự kiện Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ phát biểu tại Quốc hội Cuba đúng vào ngày 19.4, ngày Chiến thắng Girón (19.4.1961 - 19.4.2023) và cũng là ngày Quốc hội Cuba khóa X sẽ tổ chức kỳ họp đầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử, Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Hernández Guillén cho rằng, đây là một "sự kiện lịch sử" và "vô cùng đặc biệt" vì điều này chỉ có thể xảy ra bởi đó là quan hệ Cuba - Việt Nam và bởi mối quan hệ "vô cùng đặc biệt" giữa hai nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cuba và Đảng Cộng sản Việt Nam, Cuba và Việt Nam, hai nước xã hội chủ nghĩa, cùng theo đuổi mục đích phấn đấu vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân và vì công bằng xã hội, với mô hình phát triển riêng của mình. Việt Nam đã trải qua nhiều năm đổi mới và đạt được nhiều kết quả ấn tượng về kinh tế và xã hội. Đây là một mô hình kinh nghiệm mà Cuba có thể tiếp cận và hai bên có thể hợp tác trong lĩnh vực này - TTXVN dẫn lời Đại sứ Cuba nhấn mạnh.

Đại sứ Orlando Hernández Guillén cho biết, Cuba và Việt Nam có nhiều lĩnh vực hợp tác mang tính bổ trợ cho nền kinh tế của hai nước. Việt Nam cung cấp nhiều nhu yếu phẩm quan trọng cho Cuba, đặc biệt là lúa gạo, rất thiết yếu trong đảm bảo an ninh lương thực của Cuba. Ngoài ra, Việt Nam cũng cung cấp nhiều sản phẩm công nghệ cho Cuba nhờ sự phát triển công nghiệp và công nghệ cao.

Trong khi đó, Cuba có nhiều sản phẩm nổi tiếng trên thế giới, bao gồm các sản phẩm truyền thống như xì gà và rượu rum, cũng như các sản phẩm công nghệ gen, sinh học và dược phẩm. Đây là những lĩnh vực mà hai bên có thể bổ trợ và cùng hợp tác phát huy thế mạnh của nhau. Đề cập tới hợp tác giữa hai Quốc hội Việt Nam và Cuba, Đại sứ Orlando Hernández Guillén cho hay, cơ quan lập pháp hai nước có mối quan hệ sâu rộng từ rất nhiều năm, được thiết lập giữa các đại biểu Quốc hội, được các cử tri bầu chọn dân chủ và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.(ST)

 

BÁC BỎ TIN ĐỒN CÓ BIẾN THỂ COVID 19 MỚI “ĐỘC HƠN DELTA GẤP 5 LẦN”, TỬ VONG CAO

Liên quan đến một số thông tin chia sẻ trên mạng xã hội có nội dung "Biến thể Omicron mới độc hơn biến thể Delta gấp 5 lần, nên có tỉ lệ tử vong cao hơn, hoặc mất ít thời gian hơn để đi đến tình trạng nghiêm trọng và đôi khi không có triệu chứng trước khi tình trạng trở nên nghiêm trọng", "điểm khác biệt là không ho, không sốt mà có biểu hiện đau xương khớp, đau đầu, viêm phổi, không thèm ăn"…, GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, hiện nay chưa có thông tin về việc phát hiện biến thể COVID-19 mới. Theo ông Phan Trọng Lân, công tác giải trình tự gene COVID-19 ở nước ta vẫn được các đơn vị triển khai thường xuyên. Các phòng xét nghiệm vẫn thu thập mẫu bệnh phẩm từ các ổ dịch, hoặc xét nghiệm ngẫu nhiên để giải trình tự gene. Bộ Y tế vẫn tiếp nhận các thông tin từ quốc tế về biến thể của virus nếu có.

Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cho biết, đến thời điểm này, trên thế giới cũng như Việt Nam, biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế. Với biến thể này, vaccine vẫn có hiệu quả, vì vậy người dân cần tiêm chủng đầy đủ theo đúng khuyến cáo của ngành y tế. Tại các cơ sở y tế, số ca COVID-19 thời gian gần đây gia tăng, tuy nhiên theo các bác sĩ điều trị, triệu chứng ban đầu của bệnh nhân COVID-19 vẫn là ho, sốt, mệt mỏi... và chưa ghi nhận triệu chứng mới ở người bệnh. Bộ Y tế vừa ra khuyến cáo biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo thông điệp 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác. Thông điệp này được Bộ Y tế khuyến cáo thực hiện tại cơ sở khám chữa bệnh, trên các phương tiện công cộng và địa điểm bắt buộc người dân cần đeo khẩu trang, khử khuẩn, nhất là vệ sinh tay

 


NGƯỜI DÂN HƯỞNG LỢI TỪ ỨNG DỤNG KẾT NỐI DỮ LIỆU DÂN CƯ, HƯỚNG ĐẾN CHÍNH PHỦ SỐ, CÔNG DÂN SỐ

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), nhiều dịch vụ công trực tuyến được người dân hưởng ứng tham gia thực hiện với tỷ lệ cao.

Có thể kể đến như thông báo lưu trú đạt tới gần 99%; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông đạt gần 85% tăng 12,46% so với tháng 2. Thủ tục con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu đạt 94,2%.

Việc thí điểm 2 dịch vụ công liên thông tại Hà Nội và Hà Nam tiếp tục được người dân đồng tình, ủng hộ. Qua thống kê ban đầu ước tính đã tiết kiệm 11,37 tỷ đồng cho Nhà nước từ những thủ tục này.

Thiếu tướng Nguyễn Quốc Hùng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết: những giá trị mới được tạo lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 tiếp tục lan tỏa, cụ thể hóa tới từng bộ, ngành, địa phương. Từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Đề án 06 này, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội được thúc đẩy theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tạo ra giá trị mới cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Đơn cử như, việc đẩy mạnh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, khởi tạo từ máy tính tiền của 10.076 doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh với 1,7 triệu hóa đơn đã giúp Chính phủ truy thu được 49,7 tỷ đồng tiền thuế.

Hay như xác thực, làm sạch 18 triệu thông tin tín dụng, giúp cho ngành ngân hàng tiết kiệm 333 tỷ đồng; xác thực 95,56 triệu thông tin thuê bao giúp các nhà mạng tiết kiệm 143 tỷ đồng. Đáng chú ý, việc cung cấp dịch vụ chấm điểm tín dụng công dân trên nền tảng dữ liệu dân cư (hiện đang triển khai tại 3 ngân hàng) giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn vay tín chấp nhanh chóng, qua đó góp phần làm giảm tội phạm “tín dụng đen”. Công tác cấp Căn cước công dân gắn chip và tài khoản định danh điện tử tiếp tục được Công an các địa phương đẩy mạnh. Tính đến ngày 25/3, đã thu nhận 23,5 triệu hồ sơ cấp định danh điện tử (tăng 1,3 triệu hồ sơ so với tháng trước đó), trong đó phê duyệt 21,7 triệu hồ sơ (tăng 1,3 triệu hồ sơ so với tháng trước đó, đạt 92,2% so với tổng hồ sơ thu nhận); có 5,7 triệu tài khoản đã được kích hoạt trong tháng 3.

Hiện, Bộ Công an đã cấp 79,4 triệu thẻ Căn cước công dân gắn chip cho công dân. Đặc biệt, có 6 đơn vị cấp xã của tỉnh Hà Nam, Hải Phòng và Hà Tĩnh đã hoàn thành cấp 100% Căn cước công dân cho công dân đủ điều kiện trên địa bàn. Đến nay, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 13 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp Nhà nước và 63/63 địa phương, qua đó tiếp tục tạo lập nên những giá trị mới phục vụ xây dựng Chính phủ số, công dân số, xã hội số…


VIỆT NAM THĂNG 12 BẬC TRONG BẢNG XẾP HẠNG MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA EID

Cơ quan nghiên cứu và phân tích EIU thuộc tập đoàn tư vấn Economist Group (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu quý II/2023, trong đó ghi nhận Việt Nam có mức thăng hạng nhiều nhất trong số các nền kinh tế được xếp hạng. EIU đưa ra nhiều hạng mục đánh giá hoạt động quản lý kinh tế trong 5 năm qua và triển vọng 5 năm tới của các quốc gia/vùng lãnh thổ, qua đó đánh giá chất lượng hoặc mức độ hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại 82 quốc gia và nền kinh tế. Những cái tên cải thiện nhiều nhất trong xếp hạng của EIU trong năm qua là Việt Nam, Thái Lan, Bỉ, Thụy Điển, Ấn Độ và Costa Rica. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là có động lực lớn nhất, tăng 12 bậc trong bảng xếp hạng, trong khi Thái Lan tăng 10 bậc và Ấn Độ tăng 6 bậc.


THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH TIẾP NGOẠI TRƯỞNG MỸ ANTONY BLINKEN

Sáng 15/4, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đang có chuyến thăm Việt Nam. Chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken diễn ra từ ngày 14 - 16/4 theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.“Tại Hà Nội, Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao Việt Nam để tạo đà sau cuộc điện đàm của Tổng thống Joe Biden cùng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng trước”,

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đầu tuần này cho biết.

Theo thông cáo ngày 14/4 của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, chuyến công du của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Việt Nam diễn ra trong dịp kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ trong lĩnh vực thương mại, phát triển, giáo dục, chăm sóc y tế, năng lượng, an ninh, giao lưu nhân dân và nhiều lĩnh vực khác. Theo lịch trình dự kiến hôm nay, Ngoại trưởng Antony Blinken sẽ tiếp kiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng; hội đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Nhà khách Chính phủ; hội kiến với Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Lê Hoài Trung; dự Lễ động thổ khởi công xây dựng trụ sở Đại sứ quán mới của Mỹ tại quận Cầu Giấy, gặp mặt báo giới và có một số hoạt động khác.

Trước đó, tối ngày 14/4, chuyên cơ chở Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, đánh dấu chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông trên cương vị mới. Đây không phải lần đầu tiên ông Antony Blinken tới Việt Nam. Ông đã tới TP HCM năm 2015 và Hà Nội năm 2016 với tư cách là Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao Mỹ.

Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện vào năm 2013. Thương mại song phương Việt Nam - Mỹ vào năm 2022 đạt hơn 123 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua khi vượt mốc 100 tỷ USD, trong khi Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ trên thế giới và là đối tác lớn nhất tại ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Mỹ tại Việt Nam đạt 11,4 tỷ USD, đứng thứ 11 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

 

 


Thứ Năm, 6 tháng 4, 2023

QUÁN ĂN SAIGON LỌT TỐP 50 NHÀ HÀNG TỐT NHẤT CHÂU Á NĂM 2023

Mới đây, lễ trao Giải “50 nhà hàng tốt nhất châu Á 2023” đã được tổ chức tại Singapore. Theo đó, nhà hàng Ănăn Saigon có địa chỉ tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng này. Đánh giá về nhà hàng Ănăn Saigon, Ban Tổ chức giải thưởng cho biết, quán ăn nằm tại khu chợ cũ Tôn Thất Đạm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đã "biến hương vị ẩm thực đường phố thành những sáng tạo nghệ thuật đương đại".

Bếp trưởng Peter Cường Franklin của Ănăn Saigon từng theo học tại Le Cordon Bleu - học viện đào tạo ẩm thực và quản trị kinh doanh nhà hàng, khách sạn lâu đời và uy tín trên thế giới, và từng có thời gian trau dồi kinh nghiệm tại các nhà hàng nổi tiếng như Caprice ở Hồng Kông (Trung Quốc), Alinea ở Chicago (Mỹ) hay Nahm ở Bangkok (Thái Lan).

Đầu bếp người Mỹ gốc Việt của quán được đánh giá cao khi khéo léo kết hợp hiểu biết của mình về ẩm thực đường phố Việt Nam với những kỹ thuật nấu nướng sáng tạo và hiện đại, qua đó tạo nên những món ăn đặc sắc cho Ănăn Saigon theo phong cách rất độc đáo và tinh tế.

Những món ăn hút khách tại nhà hàng có thể kể đến bánh xèo, chả cá, bún chả, phở và đặc biệt là bánh nhúng - 1 món ăn đặc sắc lấy cảm hứng từ các món bánh truyền thống thường thấy ở các chợ ẩm thực đường phố Việt Nam, kết hợp với cách chế biến bánh tart cổ điển của Pháp. Trong đó, vỏ bánh tart được thay thế bằng bột gạo và trứng theo phong cách ẩm thực Việt Nam, bên trên là trứng cá hồi, cá hồi hun khói và kem tươi.

Đây là lần thứ ba liên tiếp Ănăn Saigon có tên trong danh sách 50 nhà hàng tốt nhất châu Á. Đánh dấu sự trở lại lần này, quán ăn của đầu bếp Peter Cường Franklin cũng được vinh danh là “Nhà hàng tốt nhất Việt Nam”. Dẫn đầu danh sách năm nay là nhà hàng Le Du ở thủ đô Bangkok (Thái Lan), chuyên phục vụ các món ăn địa phương theo mùa. Singapore và Thái Lan là 2 đất nước sở hữu nhiều đại diện lọt tốp 50 nhất trong năm nay, với 9 nhà hàng, tiếp sau là Nhật Bản với 7 đại diện.

Giải thưởng nằm trong hệ thống giải "Các nhà hàng tốt nhất thế giới" được trao hằng năm bởi 50 Best - 1 tổ chức chuyên về lĩnh vực ẩm thực và đồ uống thuộc quản lý của Tập đoàn truyền thông William Reed có trụ sở tại Anh.

Danh sách 50 nhà hàng tốt nhất thế giới được ra đời vào năm 2002 với tư cách là xếp hạng đầu tiên trên toàn cầu về lĩnh vực này. Kể từ năm 2013, Giải thưởng "50 nhà hàng tốt nhất châu Á" đã được trao thường niên, phản ánh nền ẩm thực phong phú và đa dạng của khu vực như 1 điểm đến ẩm thực hàng đầu thế giới. Giải thưởng được trao dựa trên trải nghiệm thực tế và các tiêu chí bình chọn khắt khe của hơn 300 nhà phê bình ẩm thực, đầu bếp, chủ nhà hàng và chuyên gia ẩm thực khắp thế giới.