Đây là biện pháp cơ bản mang tính lâu dài, theo đó
việc giáo dục nội dung này cần phải hướng vào sự rèn luyện năng lực tư duy khoa
học, thế giới quan Mác-xít, nhân sinh quan, đạo đức cách mạng và phương pháp
luận. Điều đó, một mặt giúp thanh niên, sinh viên có đủ kiến thức, niềm tin
vững chắc vào công cuộc đổi mới nền kinh tế trên cơ sở định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đồng thời, tạo cho họ có đủ sức “đề kháng” trước những diễn biến phức
tạp của tình hình, trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, khích lệ ý
chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước. Ngoài ra, trong
giáo dục nội dung này cần phải có những cách làm hay, sáng tạo và hấp dẫn lôi
cuốn đông đảo thanh niên, sinh viên tham gia nhằm tạo hiệu quả thiết thực.
Thứ hai, tích cực đưa thanh niên, sinh viên tham gia
vào các hoạt động thực tế chính trị-xã hội, hoạt động tham quan, thực tập
Bản lĩnh của con người nói chung và bản lĩnh của thanh niên, sinh
viên nói riêng có nhiều con đường để hình thành, phát triển và không ngừng hoàn
thiện; song cách hình thành nhanh và bền vững nhất chính là thông qua các hoạt
động thực tiễn, trực tiếp tham gia vào các hoạt động cải tạo thực tiễn. Để thực
hiện tốt điều này, Đoàn cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể trong
xã hội tạo ra các hoạt động phong phú, thích hợp và thiết thực nhằm rèn luyện
thanh niên, sinh viên giúp họ có điều kiện nhận thức sâu sắc thực tiễn, có tình
cảm phong phú. Đồng thời, tổ chức ra các hoạt động thực tiễn gắn bó chặt chẽ
với đời sống xã hội và quần chúng nhân dân, thông qua đó từng bước rèn luyện
bản lĩnh chính trị và khoa học cho thanh niên, sinh viên. Điểm cốt lõi để thực
hiện thành công nội dung này, đó là Đoàn cần phải tạo ra được một phong trào
cách mạng sâu rộng trong thanh niên, sinh viên, kiên quyết đấu tranh, phê phán
chống lại những tệ nạn xã hội, hành vi tiêu cực trong học tập, trong lối sống,
giữ gìn truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ ba, xây dựng môi trường sống thật sự nhân văn và giữ vững kỷ cương pháp luật trong xã hội góp phần giáo dục rèn luyện bản lĩnh cho thanh niên, sinh viên.
Xây dựng môi trường xã hội, môi trường giáo dục và văn hóa phải thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, các phong trào dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, sở thích của thanh niên, sinh viên. Thông qua các hoạt động thiết thực, bổ ích như “Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện”, “câu lạc bộ nghiên cứu khoa học”,… sẽ có sức hấp dẫn lớn lôi cuốn đông đảo thanh niên, sinh viên tham gia, qua đây nhằm xã hội hóa giáo dục, cá thể hóa bản lĩnh nhân cách thanh niên, sinh viên. Đồng thời, phải tích cực đẩy lùi và kiên quyết ngăn chặn những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội không cho chúng xâm nhập vào thanh niên, sinh viên.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động giao lực và hội nhập quốc tế trong thanh niên, sinh viên.
Thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học trong tầng lớp thanh niên, sinh viên, bởi đây là những hoạt động mang tính nền tảng trong hình thành nhân cách và xác lập bản lĩnh. Bên cạnh đó, Đoàn cần chú trọng đúng mức tới chuyển giao công nghệ, hoạt động sáng tạo, hoạt động chính trị, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế. Thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng này giúp cho thanh niên, sinh viên có điều kiện biến những tri thức đã học thành vốn sống cần thiết, vận dụng trong nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Đặc biệt, sẽ giúp thanh niên, sinh viên phát huy khả năng độc lập, sáng tạo và năng lực hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động chính trị-xã hội. Điều này vừa tạo điều kiện cho thanh niên, sinh viên tự khẳng định mình trước những diễn biến sôi động của những thay đổi tình hình chính trị, kinh tế đất nước, những thay đổi thang bậc giá trị, đồng thời vừa tự định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, những hành trang cần thiết để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước./.
Thứ ba, xây dựng môi trường sống thật sự nhân văn và giữ vững kỷ cương pháp luật trong xã hội góp phần giáo dục rèn luyện bản lĩnh cho thanh niên, sinh viên.
Xây dựng môi trường xã hội, môi trường giáo dục và văn hóa phải thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ, các phong trào dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với nhu cầu, sở thích của thanh niên, sinh viên. Thông qua các hoạt động thiết thực, bổ ích như “Câu lạc bộ thanh niên tình nguyện”, “câu lạc bộ nghiên cứu khoa học”,… sẽ có sức hấp dẫn lớn lôi cuốn đông đảo thanh niên, sinh viên tham gia, qua đây nhằm xã hội hóa giáo dục, cá thể hóa bản lĩnh nhân cách thanh niên, sinh viên. Đồng thời, phải tích cực đẩy lùi và kiên quyết ngăn chặn những tác động tiêu cực của các tệ nạn xã hội không cho chúng xâm nhập vào thanh niên, sinh viên.
Thứ tư, đẩy mạnh các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, hoạt động giao lực và hội nhập quốc tế trong thanh niên, sinh viên.
Thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học trong tầng lớp thanh niên, sinh viên, bởi đây là những hoạt động mang tính nền tảng trong hình thành nhân cách và xác lập bản lĩnh. Bên cạnh đó, Đoàn cần chú trọng đúng mức tới chuyển giao công nghệ, hoạt động sáng tạo, hoạt động chính trị, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế. Thông qua các hoạt động phong phú, đa dạng này giúp cho thanh niên, sinh viên có điều kiện biến những tri thức đã học thành vốn sống cần thiết, vận dụng trong nhận thức và giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra. Đặc biệt, sẽ giúp thanh niên, sinh viên phát huy khả năng độc lập, sáng tạo và năng lực hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động chính trị-xã hội. Điều này vừa tạo điều kiện cho thanh niên, sinh viên tự khẳng định mình trước những diễn biến sôi động của những thay đổi tình hình chính trị, kinh tế đất nước, những thay đổi thang bậc giá trị, đồng thời vừa tự định hướng giá trị nhân cách đúng đắn, những hành trang cần thiết để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước./.