Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

PHẢI CHĂNG VIỆT NAM SẮP VỠ NỢ?

Mặc dù tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong năm 2017 và 5 tháng đầu năm 2018 rất tốt, thế nhưng một vài người núp dưới danh nghĩa "chuyên gia kinh tế" vẫn cố tình phủ nhận thành quả đó. Họ cho rằng Việt Nam sắp vỡ nợ thì tình hình thực tế đang chứng minh điều ngược lại. Các tổ chức quốc tế đều đang đánh giá cao sự ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong đó, hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực”. Hãng tin Bloomberg đánh giá VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất khu vực châu Á.
Mới nhất, trung tuần tháng 5 này, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) vừa thông báo nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức “BB-” lên “BB” với triển vọng “ổn định”. Fitch Ratings cũng đánh giá Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với mức tăng trưởng GDP 6,7% trong năm nay. Hãng xếp hạng này cũng nhận xét khả năng phòng, chống các cú sốc kinh tế từ bên ngoài của Việt Nam đã được cải thiện, thể hiện ở việc dự trữ ngoại hối tăng từ 37 tỷ USD cuối năm 2016 lên 49 tỷ USD năm 2017. Fitch Ratings dự báo dự trữ ngoại hối của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 66 tỷ USD vào cuối năm 2018, tương đương 3,1 tháng nhập nhẩu. Dòng vốn vào mạnh và khả năng tích lũy đã giúp thanh khoản hệ thống ngân hàng tăng.
Theo đánh giá quốc tế, nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn. Fitch Ratings cho rằng Chính phủ Việt Nam đã thực hiện được cam kết duy trì mức nợ công và cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Tổ chức này ước tính, tổng nợ chính phủ của Việt Nam giảm về 52,4% GDP năm 2017 từ mức 53,4% năm 2016, trong khi nợ chính phủ bảo lãnh giảm về 9% GDP vào cuối năm 2017 từ mức 10,3% cuối năm 2016. Nhờ đó, nợ công của Việt Nam giảm còn 61,4% GDP cuối năm 2017 từ mức 63,6% cuối năm 2016, và dưới mức trần 65% GDP. Theo ước tính của Fitch Ratings, nợ chính phủ của Việt Nam sẽ tiếp tục giảm và về dưới mức 50% GDP vào năm 2019, nhờ nguồn thu từ chương trình cổ phần hóa.
Như vậy có thể thấy, "sức khỏe" tài chính công của Việt Nam đang khá tốt. So sánh với nền tài chính công của một số nước trên thế giới, ngay cả những nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, không ai không thấy được sự tích cực của nền tài chính công Việt Nam. Ví dụ hiện nay, Italy đang có khoản nợ công lên tới 132% GDP.
Ông Alwaleed Alatabani-chuyên gia tài chính của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam khẳng định: Việt Nam đạt được lạm phát thấp và tăng trưởng GDP cao những năm gần đây là kết quả và minh chứng của việc điều hành chính sách tiền tệ mạnh mẽ, kiên định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thành công trong việc cân bằng giữa phát triển kinh tế và sự ổn định, bền vững. TS Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, thì cho rằng: “Chúng ta có thể tin tưởng khẳng định rằng, gam màu sáng là chủ đạo trong bức tranh của hệ thống ngân hàng và tiền tệ Việt Nam”.
Thước đo sức mạnh của một nền kinh tế được thể hiện khá rõ trên thị trường chứng khoán. Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg thì Việt Nam đang trở thành thị trường chứng khoán phát triển nhanh nhất, có nhiều thương vụ IPO lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Trong năm 2017, các thương vụ IPO của Việt Nam tăng lên đến 6 tỷ USD. Bloomberg cho rằng, chứng khoán trên thị trường Việt Nam còn đắt hơn cả nhóm cổ phiếu công nghệ ở Thâm Quyến (Trung Quốc).

PHẢI CHĂNG MỨC SỐNG CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM ĐANG ĐI XUỐNG?

Về nhận định mức sống của người dân Việt Nam đi xuống thì thực tế không ai có thể tin nổi. Bởi theo WB, mức sống ở Việt Nam đang được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm và các tầng lớp tiêu dùng mới mở rộng nhanh chóng. Cụ thể, báo cáo "Bước tiến mới: Giảm nghèo và thịnh vượng chung tại Việt Nam" của WB cho thấy, số dân Việt Nam được phân loại là an toàn về kinh tế lên 70%, trong đó 13% thuộc tầng lớp trung lưu. Số người nghèo ở Việt Nam từ 18 triệu vào năm 2010 đã giảm xuống còn khoảng 9 triệu vào năm 2016. 72% người nghèo ở Việt Nam nằm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; WB dự báo người nghèo ở khu vực này sẽ tiếp tục giảm với chính sách khuyến khích trồng cây công nghiệp có giá trị cao để tăng thu nhập trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. 
Nghiên cứu của Công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) cũng cùng chung nhận định trên khi cho rằng, tầng lớp trung lưu đang phát triển với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam. Theo đó, tầng lớp trung và thượng lưu với mức thu nhập từ 714USD/tháng trở lên ở Việt Nam tăng lên mức 33 triệu người trong thời gian 2014-2020. Trong khi đó, Công ty nghiên cứu thị trường Nielson ước tính, dân số thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ đạt mức 44 triệu người vào năm 2020 và 95 triệu người vào năm 2030.
Theo Solidiance-công ty tư vấn chiến lược hàng đầu tại châu Á, giai đoạn 2012-2016, Việt Nam là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ ô tô tăng trưởng nhanh nhất khối ASEAN. Nếu tính riêng quãng 2015-2016, Việt Nam có nhu cầu tiêu thụ ô tô đạt tăng trưởng 36%, trong khi Indonesia chỉ tăng nhẹ 5%, Thái Lan giảm 4% và Malaysia giảm 13%. Có thể nói, nhu cầu mua ô tô mới là một biểu hiện rõ ràng của mức sống người dân đi lên.
Trong Báo cáo thịnh vượng 2017 (Wealth Report 2017) được Công ty Knight Frank công bố, Việt Nam là một trong số các quốc gia có số người siêu giàu tăng nhanh hàng đầu thế giới. Theo báo cáo này, năm 2016, Việt Nam có 200 người siêu giàu (mỗi người sở hữu từ 30 triệu USD trở lên), tăng 32 người so với báo cáo năm trước đó và tăng 50 người so với năm 2014. Theo đó, tốc độ tăng người siêu giàu đạt 170%. Knight Frank dự báo, trong vòng một thập kỷ tới, Việt Nam sẽ có 540 người siêu giàu.
Tất cả những đánh giá tích cực, mang tính khách quan nêu trên của các cơ quan, tổ chức quốc tế, cũng như sự phấn khởi của người dân trước sự cải thiện thấy rõ của đời sống là những câu trả lời rõ ràng cho những nhận định thiếu thiện chí của một số cá nhân về nền kinh tế Việt Nam. Trong số này có những người luôn tỏ rõ thái độ hằn học với sự đi lên của kinh tế-xã hội, của đời sống nhân dân Việt Nam, của sức mạnh dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng những cố gắng câu kết với thế lực bên ngoài để bôi nhọ nền kinh tế-xã hội Việt Nam của họ là vô nghĩa bởi thực tế đã chứng minh tất cả. 

PHẢI CHĂNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐANG TRONG ĐÀ SUY THOÁI?

Có thể thấy đây là nhận định hoàn toàn bịa đặt. Thực tế cho thấy, kinh tế Việt Nam đang thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao của thế giới: Năm 2017 đạt 6,81%; quý I-2018 đạt 7,38% (cao nhất trong 10 năm qua). Điểm nổi bật là trong quý I-2018, cả 3 khu vực kinh tế đều tăng cao hơn cùng kỳ: Nông nghiệp được mùa, tăng 4,05% (cùng kỳ 2,08%); công nghiệp và xây dựng tăng 9,7% (cùng kỳ 4,48%), trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh với mức 13,56%; dịch vụ tăng 6,7% (cùng kỳ 6,36%). Tổng cầu của nền kinh tế tiếp tục tăng; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm 2018 tăng 9,8%, loại trừ yếu tố giá còn tăng 8,5% (cùng kỳ tăng 7%). Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI-thể hiện sức mua của nền kinh tế) đạt 52,7 điểm, đứng trong nhóm đầu ASEAN. Nền kinh tế Việt Nam hiện đang là nền kinh tế xuất siêu. Năm 2017, xuất siêu 2,9 tỷ USD; 4 tháng năm 2018 xuất siêu 3,39 tỷ USD.
Trong số báo cuối tháng 3, tờ Les Echos của Pháp có bài viết đánh giá về nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, ông Julien Marcilly, chuyên gia kinh tế nổi tiếng của Tập đoàn tài chính Coface nhận định, nền kinh tế Việt Nam đang có những đặc trưng thường thấy của một “con hổ châu Á”, như: Tăng trưởng mạnh ở mức hơn 6% được duy trì từ nhiều năm nay; đầu tư nước ngoài tương đương 6,2% GDP vào năm 2016; thị trường nội địa năng động nhờ vào hơn 90 triệu dân; cơ cấu kinh tế được đa dạng hóa và nâng cấp, không còn chỉ dừng ở ngành dệt may mà chuyển hướng sang lĩnh vực điện tử. Cùng chung nhận định trên, hãng tin Bloomberg đánh giá Việt Nam có thể sẽ trở thành công xưởng của thế giới tiếp theo ở châu Á. Điều này đang nhanh chóng trở thành sự thật bởi rất nhiều công ty công nghệ lớn của thế giới đang đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Tập đoàn Samsung đã đầu tư vào Việt Nam 17 tỷ USD, với các nhà máy sản xuất ra 1/3 sản lượng của tập đoàn này trên toàn thế giới. Theo tờ The Economist, các nhà đầu tư nước ngoài đang nhìn Việt Nam là một nền kinh tế tự do hóa đầy hấp dẫn.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP

Để phòng, chống các thế lực thù địch lợi dụng tổ chức XHDS độc lập, mỗi người cần nhận thức đúng âm mưu chính trị của các thế lực lợi dụng khái niệm XHDS độc lập. Trên thế giới, cho đến nay không có mô hình “chuẩn” nào về chế độ xã hội, XHDS, tổ chức XHDS độc lập và quyền con người. Chế độ một đảng lãnh đạo, cầm quyền hay chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập đều là những hình thức chính trị nhằm duy trì chế độ xã hội do các đảng chính trị cầm quyền. Ở các nước TBCN, các cuộc cạnh tranh chính trị chỉ có thể dẫn đến những thay đổi nào đó về pháp luật, thay đổi nội các… nhưng chế độ TBCN vẫn không thay đổi.
Quan điểm cho rằng “chỉ có XHDS độc lập mới có dân chủ và quyền con người” hoàn toàn không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Ở các nước TBCN hiện nay, điển hình là Hoa Kỳ, có rất nhiều NGOs, nhưng thử hỏi ở quốc gia giàu có nhất hành tinh này, quyền con người có được bảo vệ và bảo đảm không? Thực tế đã trả lời: Quyền sống của con người ở đây luôn luôn bị xâm phạm. Chẳng hạn, vụ xả súng ở Las Vegas ngày 2-10-2017 làm ít nhất 50 người chết, hơn 200 người bị thương. Truyền thông Mỹ nói “đây là vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại nước Mỹ”. Về các quyền kinh tế xã hội thì sao? Theo Reuters, Cơ quan Thống kê dân số Mỹ ngày 13-9-2011 cho biết, “tỷ lệ người nghèo nước này trong năm 2010 đã tăng năm thứ ba liên tục, lên mức 15,1%, đồng nghĩa với việc cứ 6 người Mỹ thì có gần 1 người sống dưới mức nghèo”.
Mặc dù Việt Nam đang là nước chưa phát triển, nhưng nhờ có chính sách kinh tế, xã hội hướng vào người dân nên Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thành tích xóa đói, giảm nghèo được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Điều này được thể hiện “bằng số lượng người nghèo giảm từ 89% trong tổng dân số vào năm 1993 xuống còn 8-9% vào năm 2016, trong một thời gian rất ngắn. Giảm nghèo không chỉ ở thu nhập mà còn là khả năng tiếp cận những dịch vụ căn bản như giáo dục, y tế, nhà ở”. 
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn không ít cán bộ, đảng viên vì nhiều lý do có nhận thức mơ hồ, sai trái về XHDS, một số đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về lập trường, quan điểm chính trị, trong đó có những đảng viên đã từng có đóng góp cho cách mạng đã lập tổ chức XHDS độc lập (thực chất là tổ chức xã hội phi pháp). Hiến pháp năm 2013 xác định: Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Như vậy có thể nói, luận điểm “chỉ có XHDS độc lập mới có dân chủ, quyền con người” thực chất là một thủ đoạn chính trị, tư tưởng thâm độc, nhằm xóa bỏ chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chuyển hóa chế độ Việt Nam sang con đường đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập theo mô hình phương Tây - ngoại nhập, đi ngược lại với quyền và lợi ích của đại đa số nhân dân ta.

CẢNH GIÁC VỚI CHIÊU TRÒ CỔ VŨ CHO SỰ RA ĐỜI, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP

Ở Việt Nam, các quyền công dân và quyền con người là thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Trong Tuyên ngôn Độc lập công bố trước quốc dân đồng bào ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn văn kiện "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ và "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp, như là một sự kế thừa, phát triển những giá trị chung của nhân loại trong điều kiện của một nước thuộc địa. Đó là độc lập dân tộc (đưa đất nước thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân) và quyền con người, quyền công dân. Các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013, tuy ngôn từ có khác nhau nhưng về bản chất xã hội Việt Nam là chế độ dân chủ, là chế độ tôn trọng và bảo đảm quyền công dân, quyền con người.
Ở nước ta, các thế lực thù địch, tổ chức phản động lưu vong, trong đó có tổ chức FULRO do Ksor Kơk cầm đầu (ở Mỹ) đã lợi dụng internet, mạng xã hội tuyên truyền về “quyền tự do dân chủ” về “nhân quyền”… kích động đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đòi thành lập “Nhà nước Tin Lành Đề Ga”. Vào năm 2001 và 2004, chúng đã lôi kéo được một số lượng lớn đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên gây ra hai cuộc bạo loạn là ví dụ. Gần đây, các thế lực thù địch đã chuyển sang dùng thủ đoạn đấu tranh “bất bạo động”, “bất tuân dân sự” để chống lại chính quyền nhân dân. Thủ đoạn này chủ yếu là dùng các tổ chức XHDS độc lập huy động lực lượng tạo ra “hội chứng đám đông” để chống chính quyền nhân dân. Ai cũng biết đằng sau những “đám đông” đó vẫn là những tổ chức XHDS độc lập phản động, chẳng hạn như tổ chức Việt Tân… Những sự kiện người dângây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A ở Hà Tĩnh, Nghệ An các năm 2016-2017 sau vụ Công ty Fomosa Hà Tĩnh gây ra sự cố môi trường diện rộng là một ví dụ.
Như vậy có thể nói, sử dụng các tổ chức XHDS độc lập là thủ đoạn chính trị của các thế lực thù địch, nhằm “cài cấy” người của chúng chi phối hoạt động của nhân dân. Thông qua hoạt động của các tổ chức XHDS độc lập, chúng “rèn luyện” lực lượng chống phá chế độ và lựa chọn kẻ cầm đầu. Ngoài ra, dựa trên các tổ chức XHDS độc lập, chúng còn tính đến sẽ kêu gọi nước ngoài can thiệp vào công việc của đất nước khi có cơ hội.

SỰ RA ĐỜI, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP

Xã hội là quan hệ giữa người với người. Trong các chế độ nô lệ, phong kiến, quan hệ giữa người với người là quan hệ đẳng cấp, về chính trị, kinh tế luôn luôn bất bình đẳng. Xã hội dân sự (Civil society) chỉ ra đời sau khi có các cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Những cuộc cách mạng này đã lật đổ chế độ đẳng cấp đó, tuyên bố về quyền bình đẳng, về “quyền công dân” (tất nhiên đây chỉ là về mặt pháp lý, còn trên thực tế thì quyền bình đẳng thực sự chưa được bảo đảm). Giai cấp tư sản thống trị xã hội bằng quan hệ kinh tế, quan hệ giữa chủ với thợ và bằng thể chế chính trị của mình.
Tổ chức XHDS chính trị độc lập (còn gọi là các tổ chức “phi chính phủ”- non-governmental organization-NGOs) là những tổ chức tự nguyện, là liên minh, là sự tập hợp những người có chung những mục tiêu, lý tưởng, tự quản trong hoạt động và tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Về mặt lịch sử, XHDS ra đời từ sau khi có Cách mạng Dân chủ tư sản Anh (1642-1689). Tuy nhiên, hai cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hình là Cách mạng Pháp năm 1789, Cách mạng giành độc lập của Mỹ năm 1776 và Hiến pháp Mỹ năm 1787 mới là cơ sở bền vững cho XHDS và tổ chức XHDS độc lập.
Trên phạm vi quốc tế, cơ sở chính trị, pháp lý của XHDS bắt nguồn từ những văn kiện quạn trọng nhất của cộng đồng quốc tế. Đó là Hiến chương Liên hợp quốc (United Nations Conference on International Organization, tại San Francisco, California,ngày 26-6-1945); tiếp đó là văn kiện “Tuyên ngôn thế giới về quyền con người”, ngày 10-12-1948. Trong "Tuyên ngôn thế giới về quyền con người", quyền tự do hội họp và lập hội đã được quy định như sau: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa; không một ai có thể bị cưỡng bức gia nhập vào một đoàn thể” (Ðiều 20).
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, những giá trị chung của nhân loại, trong đó có quyền con người với những giá trị nền tảng là tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết và trách nhiệm (bổ sung của tác giả) được chia sẻ giữa các quốc gia, dân tộc theo những phương thức khác nhau. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các quốc gia tư bản chủ nghĩa (TBCN) phương Tây đã dùng chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng khái niệm dân chủ, nhân quyền, XHDS đưa các “giá trị dân chủ, nhân quyền” của họ “thẩm thấu” vào các quốc gia xã hội chủ nghĩa (XHCN), từng bước “mở tung bức màn sắt của chế độ cộng sản” (theo cách nói của họ).
Vào những năm từ 1985 đến 1991, các nước XHCN cải tổ. Ở Ba Lan, tổ chức “Công đoàn đoàn kết” giữ vai trò ngòi nổ và đột phá làm sụp đổ chế độ xã hội và nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Ở Liên Xô, Mỹ và phương Tây sử dụng quan điểm về dân chủ, nhân quyền, XHDS độc lập để tấn công phá hủy ý thức hệ XHCN. Rốt cuộc, quốc gia hùng mạnh bậc nhất thế giới một thời đã tan rã, sụp đổ.
Tuy nhiên ở một số quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, quá trình đổi mới đã tiếp thu có chọn lọc các giá trị quyền con người, kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền với sự vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp truyền thống dân tộc và chế độ xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã vượt qua khủng hoảng, tồn tại và ngày càng phát triển.

ĐẤU TRANH LÀM THẤT BẠI NHỮNG ÂM MƯU LỢI DỤNG, CHỐNG PHÁ "QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT" CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH

Trong những năm qua, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng quyền dân tộc tự quyết để đánh tráo và đồng nhất khái niệm quyền dân tộc tự quyết là quyền của quốc gia-dân tộc với quyền của các DTTS để kích động đồng bào các DTTS ở Việt Nam đứng lên đòi “quyền dân tộc tự quyết”. Chúng ra sức truyền bá, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi; chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam; kích động các dân tộc chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; gây mất ổn định chính trị, xã hội, nhất là vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa. Lợi dụng quyền dân tộc tự quyết làm điều kiện trong quan hệ ngoại giao với Việt Nam; gắn vấn đề viện trợ, hợp tác kinh tế với việc đòi Nhà nước Việt Nam trao “quyền tự quyết, tự quản” cho các DTTS ở trong nước, qua đó hòng tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Chúng còn tăng cường “quốc tế hóa” vấn đề “quyền dân tộc tự quyết” để tạo sức ép từ bên ngoài, đồng thời kích động các hoạt động chống đối Nhà nước Việt Nam từ bên trong. Lợi dụng các vấn đề về lịch sử, đất đai, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; lợi dụng cuộc sống khó khăn của một bộ phận đồng bào DTTS để vu cáo Nhà nước Việt Nam "phân biệt đối xử, đàn áp người DTTS", ép người DTTS phải “bỏ đạo, bỏ văn hoá dân tộc” để hoà nhập với “cuộc sống văn minh” của người Việt… để kích động, lôi kéo người DTTS biểu tình, bạo loạn đòi “quyền dân tộc tự quyết, tự quản”.
Chúng còn tìm cách mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc vượt biên trái phép, gây mất ổn định chính trị, xã hội, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp. Chúng vận động các tổ chức quốc tế vào các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ nắm tình hình rồi xuyên tạc thực tế, vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp người DTTS, vi phạm dân chủ, nhân quyền, qua đó, hòng gây sức ép yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải trao quyền “dân tộc tự quyết” cho người DTTS. Chúng kích động đồng bào các DTTS trong nước đòi quyền dân tộc tự quyết, thành lập “Nhà nước Tin lành Đề-ga” ở Tây Nguyên, “Vương quốc Chămpa” ở Tây Nam Bộ, “Vương quốc Mông” ở Tây Bắc... qua đó nhằm hình thành các tổ chức đối lập với Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bên ngoài, các tổ chức phản động lưu vong, như: "Hội người Mông thế giới", "Hội người Thượng Đề-ga", "Hội những người miền núi", "Nhà nước Đề-ga độc lập"… tổ chức biểu tình ủng hộ các đối tượng trong nước hoạt động tích cực hơn.
Để phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động lợi dụng quyền dân tộc tự quyết để chống phá Việt Nam, cần tăng cường tuyên truyền để xã hội hiểu đúng về quyền dân tộc tự quyết theo luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam. Không ngừng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng khối liên minh công-nông-trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; mở rộng, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tôn giáo; chống tư tưởng kỳ thị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo, dân tộc hẹp hòi, cực đoan hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Đề cao tinh thần dân tộc và tôn trọng những điểm khác biệt của các DTTS không trái với lợi ích chung của đất nước. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa; tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc. Làm tốt công tác nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động lợi dụng dân tộc, quyền dân tộc tự quyết để phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá cách mạng. Giải quyết triệt để, kịp thời các “điểm nóng”, các mâu thuẫn, bức xúc trong đồng bào DTTS trên cơ sở pháp luật...

HIỂU ĐÚNG VỀ QUYỀN DÂN TỘC TỰ QUYẾT VÀ QUYỀN CỦA DÂN TỘC THIỂU SỐ

Khái niệm “quyền dân tộc thiểu số” được chính thức ghi nhận trong hai Công ước quốc tế là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người của LHQ (UDHR) năm 1948: "Mọi người sinh ra đều được hưởng tất cả các quyền và tự do không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội" (Điều 2) và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) năm 1966 ghi: "Tại những nước có nhiều nhóm dân tộc thiểu số, tôn giáo và ngôn ngữ cùng chung sống, thì những cá nhân thuộc các dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các thiểu số đó, cùng với những thành viên khác của cộng đồng mình, không thể bị tước bỏ quyền được thụ hưởng nền văn hóa riêng, quyền được thể hiện và thực hành tôn giáo riêng hoặc quyền được sử dụng tiếng nói riêng của họ" (Điều 3). Đây là hai văn kiện pháp lý quốc tế nền tảng, ghi nhận các quyền pháp lý cơ bản của con người về dân sự, chính trị mà quyền dân tộc thiểu số được coi là quyền cơ bản trong nhóm các quyền dân sự, chính trị đó. Điều đó có nghĩa là người dân tộc thiểu số (DTTS) có đầy đủ các quyền về dân sự, chính trị, KT-XH, văn hóa như những người thuộc dân tộc đa số trong xã hội, hoàn toàn bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử.
Quyền dân tộc tự quyết và quyền của DTTS tuy có mối quan hệ nhưng nội hàm của chúng hoàn toàn khác nhau. Đối với quyền của DTTS, chủ thể hưởng thụ quyền là các DTTS trong một quốc gia. Quốc gia đó có trách nhiệm bảo đảm cho các DTTS trong quốc gia mình được hưởng thụ quyền dựa trên điều kiện đặc thù của mình. Còn chủ thể quyền dân tộc tự quyết là quốc gia-dân tộc chứ không phải là một DTTS trong quốc gia - dân tộc đó. Pháp luật quốc tế không cho phép một DTTS ở một quốc gia được ly khai, được thành lập một quốc gia độc lập với quốc gia được quốc tế công nhận mà họ là công dân trong quốc gia đó. Trong mỗi quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, tất cả các dân tộc này cùng hợp thành một dân tộc chung nhất, đồng nghĩa với nhân dân và mang tên gọi của đất nước mình.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, đoàn kết, hòa thuận trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng và giữ nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhất quán mục tiêu bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Điều 5, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc; ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình; Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các DTTS phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước"; đồng thời nhấn mạnh: "Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị" (Điều 11). Nội dung này đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật khác, như: Luật Quốc tịch năm 2008; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính 2015, Bộ luật Hình sự (sửa đổi) năm 2015... Ở Việt Nam, chỉ có khái niệm quyền con người, quyền công dân; đó là quyền của tất cả nhân dân Việt Nam, không phân biệt họ là DTTS hay đa số. Quyền con người thuộc mọi dân tộc thống nhất giữa quyền cá nhân và quyền tập thể cộng đồng dân tộc được đặt chung trong quyền của quốc gia - dân tộc.

QUYỀN TỰ QUYẾT DÂN TỘC DƯỚI GÓC NHÌN LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

Xét trên bình diện quốc tế, quyền dân tộc tự quyết là quyền của mỗi dân tộc trong việc thiết lập chế độ chính trị và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), dân tộc tự quyết được coi là nguyên tắc để duy trì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Hiến chương khẳng định: “Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc”; đó là quan hệ giữa các quốc gia độc lập, có chủ quyền và có quyền tự định đoạt vận mệnh của mình.
Ngày 14-12-1960, Đại hội đồng LHQ ban hành Nghị quyết số 1514 (XV) thông qua Tuyên bố về “Trao trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa”; tại Điều 2, nghị quyết chỉ rõ: “Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết, trong đó có quyền thiết lập chế độ chính trị và thực hiện sự phát triển KT-XH và văn hóa của mình”. Điều này, tiếp tục được khẳng định tại Điều 1, Công ước Quốc tế về các quyền KT-XH và văn hóa năm 1966: “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển KT-XH và văn hóa”. Tuyên bố năm 1970 về Các nguyên tắc của luật quốc tế của LHQ cũng nhấn mạnh: “Việc thiết lập một nhà nước độc lập có chủ quyền hay tự do gia nhập vào nhà nước độc lập khác hoặc liên kết với quốc gia đó, cũng như việc thiết lập bất cứ chế độ chính trị nào do nhân dân tự do quyết định là các hình thức thể hiện quyền dân tộc tự quyết” và “mỗi quốc gia đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền này, phù hợp với Hiến chương LHQ”.
Nguyên tắc dân tộc tự quyết bao hàm các nội dung sau: Được thành lập quốc gia độc lập hay cùng với các dân tộc khác thành lập quốc gia liên bang (hoặc đơn nhất) trên cơ sở tự nguyện; tự lựa chọn cho mình chế độ chính trị, KT-XH; tự giải quyết các vấn đề đối nội không có sự can thiệp từ bên ngoài; quyền các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc tiến hành đấu tranh, kể cả đấu tranh vũ trang để giành độc lập và nhận sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài, kể cả giúp đỡ về quân sự; tự lựa chọn con đường phát triển phù hợp với truyền thống, lịch sử văn hóa, tín ngưỡng, điều kiện địa lý. Tất cả các quyền nêu trên của mỗi dân tộc đều được các dân tộc và các quốc gia khác tôn trọng. Như vậy, "quyền dân tộc tự quyết”"được hiểu là việc một quốc gia - dân tộc hoàn toàn tự do trong tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị, đường lối phát triển đất nước. 

SỰ RA ĐỜI CỦA CHIẾN LƯỢC "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH"

Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, trước sự lớn mạnh của Liên Xô và sự ra đời của một loạt nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), hệ thống XHCN hình thành và không ngừng lớn mạnh, phong trào cách mạng thế giới phát triển nhanh chóng. Đế quốc Mỹ coi Liên Xô là đối thủ chính trên con đường thực hiện giấc mộng bá chủ thế giới.
Tổng thống Mỹ H.S.Truman đề ra “chiến lược ngăn chặn”, sử dụng thủ đoạn cứng rắn, coi trọng thủ đoạn quân sự để “ngăn chặn” sự “bành trướng” của Liên Xô, sự phát triển và mở rộng của chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Tuy nhiên, “chiến lược ngăn chặn” không có hiệu quả cao; nhiều người trong chính giới Mỹ tỏ ra thức thời hơn, muốn tìm một phương thức khác có thể chống chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiệu quả hơn. G.Kennan, Đại diện lâm thời sứ quán Mỹ ở Liên Xô, ngày 22-12-1946 đã đề nghị với Chính phủ Mỹ dùng các biện pháp chống Liên Xô toàn diện hơn, bao gồm bao vây quân sự, phong tỏa kinh tế, lật đổ chính trị.
Tình hình thế giới từ cuối những năm 40 của thế kỷ 20 trở đi càng chứng tỏ chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên sức mạnh quân sự với nền tảng độc quyền hạt nhân đã bị phá sản. Tháng 1-1961, Kennedy nhậm chức Tổng thống Mỹ và đưa ra chiến lược “phản ứng linh hoạt” thay thế chiến lược “trả đũa ồ ạt” của Tổng thống Eisenhower trước đó. Chủ trương của Kennedy đối với địch thủ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là vừa phải giữ thái độ cứng rắn bằng sức mạnh quân sự, vừa có thái độ mềm dẻo bằng các biện pháp hòa bình, để “giải phóng” các nước này, đưa trở lại “thế giới tự do”. Với chính sách “mũi tên và cành ô liu”, nước Mỹ đẩy mạnh chạy đua vũ trang, mặt khác cũng tăng cường thực hiện “diễn biến hòa bình”.
Sang thập kỷ 80 của thế kỷ 20, thế giới có những biến chuyển lớn. Trọng điểm cạnh tranh quốc tế đã dần dần chuyển từ chạy đua vũ trang sang phát triển và cạnh tranh về sức mạnh tổng hợp quốc gia, trong đó lấy khoa học công nghệ làm tiên phong, kinh tế làm cơ sở và quân sự làm hậu thuẫn. Nắm bắt được xu thế phát triển mới, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã nhanh chóng ứng dụng khoa học-kỹ thuật hiện đại vào phát triển kinh tế và trang bị quân sự. CNTB hiện đại đạt được sự ổn định và có mặt phát triển. Trong khi đó, nhiều nước XHCN lâm vào khủng hoảng. Lợi dụng cơ hội đó, chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) càng coi trọng chiến lược “diễn biến hòa bình”, lấy đó làm đòn tấn công chính chống phá Liên Xô và các nước XHCN.
Tổng thống Mỹ R.Reagan, từ đầu nhiệm kỳ thứ hai (1985-1988) đã chuyển hướng chiến lược đối ngoại của Mỹ, lấy “diễn biến hòa bình” làm biện pháp chính đối với các nước XHCN. Reagan đề xuất cuộc “cách mạng dân chủ” với nội dung chính là dựa vào sức mạnh tổng hợp quốc gia của Mỹ, tăng cường quan hệ kinh tế, văn hóa, đẩy mạnh tuyên truyền tư tưởng... vào các nước XHCN để chuyển hóa các nước này; coi đây như là một cuộc “thập tự chinh Đông tiến giành tự do” của CNĐQ, tấn công toàn diện vào các nước XHCN thông qua “diễn biến hòa bình”.
Tháng 5-1989, Tổng thống Mỹ George H.W.Bush đưa ra chiến lược “vượt trên ngăn chặn”, trong đó, linh hồn là “diễn biến hòa bình”. Bush cho rằng, cuộc đọ sức mang tính lịch sử giữa hai chế độ TBCN và XHCN đã đi vào giai đoạn cuối cùng. Mục tiêu, biện pháp của chiến lược “vượt trên ngăn chặn” là lợi dụng chính sách cải tổ của các nước XHCN, thực hiện “diễn biến hòa bình”, lợi dụng hòa hoãn để tác động mọi mặt, làm cho các nước XHCN đi chệch hướng XHCN, dẫn đến sụp đổ, tan rã. Reagan coi Đông Âu là trọng điểm và Liên Xô là then chốt của "diễn biến hòa bình".

KHẮC GHI LỜI BÁC HỒ DẠY: "CÁI GỐC CỦA VĂN HÓA MỚI LÀ DÂN TỘC"

Có một câu danh ngôn, đại ý: Văn hóa là những cái còn lại khi tất cả cái khác mất đi. Lịch sử thế giới từng chỉ ra: Mất lãnh thổ, chủ quyền có thể đấu tranh lấy lại, giành lại được; nhưng mất văn hóa là mất tất cả, mất vĩnh viễn. Bài học lịch sử của tổ tiên, ông cha ta quyết giữ bằng được văn hóa dân tộc trong thời kỳ hơn nghìn năm Bắc thuộc để “ta vẫn là ta”, là minh chứng hùng hồn về điều đó.
Thế nhưng, thời đại ngày nay khác rất xa thời xưa, bởi lẽ cả thế giới đều có thể nằm ngay trong lòng bàn tay thông qua một cú “nhấp chuột” trên máy tính hay một cái vuốt tay trên màn hình máy tính bảng, điện thoại thông minh thì không dễ gì giữ được bản sắc văn hóa vốn là “cái riêng” của dân tộc mình. Hơn nữa, như một chuyên gia UNESCO từng khuyến cáo, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dù có mang lại rất nhiều tiện ích văn minh cho cuộc sống con người, song cũng dễ làm tâm hồn con người trở nên xơ cứng, văn hóa các dân tộc trở nên đơn điệu, nghèo nàn, thậm chí có nguy cơ lụi bại trước sự “tiến công” vừa công khai, vừa ngấm ngầm của nền công nghiệp văn hóa nghe nhìn phương Tây đang “tung hoành” hầu như khắp nơi mọi chốn trên thế giới.
Do đó, điều mấu chốt để bảo tồn được bản sắc dân tộc là phải vừa chú trọng giữ gìn, vừa bồi đắp, nâng tầm bản lĩnh văn hóa, trí tuệ dân tộc để có đủ khả năng nhận diện, lọc bỏ những “virus văn hóa ngoại lai” độc hại đang hằng ngày, hằng giờ tác động, thẩm thấu vào xã hội; đồng thời luôn thích ứng cởi mở với các nền văn hóa khác, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để không ngừng làm giàu văn hóa cho dân tộc mình. Phải khắc sâu, thấm thía lời Bác Hồ dạy: Phương Tây hay phương Đông có gì hay, có gì tốt ta phải học lấy, song điều cốt yếu là “đừng biến ta thành kẻ bắt chước”, vì theo Bác: “Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”. Gốc có vững, cây mới bền. Giữ được cái gốc dân tộc của văn hóa, đó cũng là cơ sở vững vàng để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và cũng là thành trì chắc chắn để bảo vệ nền văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Thấm đẫm, kết tinh công sức, tài năng, trí tuệ và cả xương máu của các thế hệ người Việt trong hơn hai thiên niên kỷ dồn tụ lại, bản sắc văn hóa dân tộc được ví như một tấm gương của tiền nhân trao truyền cho hậu thế. Vì vậy, một khi chủ động chăm lo giữ gìn chu đáo thì tấm gương ấy sẽ ánh lên khuôn mặt dân tộc Việt ngày càng khởi sắc, xán lạn. Ngược lại, nếu không chú trọng, thường xuyên “bảo dưỡng” thì tấm gương ấy sẽ “hắt” lên diện mạo văn hóa dân tộc những vết mờ bụi và làm cho quá khứ bị tổn thương, nền độc lập dân tộc bị đe dọa, tương lai quốc gia khó phát triển ổn định, bền vững.

PHẢI CÓ ĐỦ SỨC MẠNH NỘI LỰC ĐỂ BẢO VỆ "CHỦ QUYỀN VĂN HÓA" QUỐC GIA

Muốn giữ được độc lập, tự cường về văn hóa, thì không thể không quan tâm chăm lo xây dựng, nâng cao “sức mạnh nội sinh” của dân tộc. Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới cho thấy, đất nước ta có những phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội, song như Nghị quyết số 33-NQ/TW khóa XI của Đảng “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, thẳng thắn chỉ ra, văn hóa chưa có chuyển biến rõ nét, trong khi “Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục”, thì vẫn xảy ra “tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ”.
Ví dụ, trong lĩnh vực điện ảnh, theo thống kê của Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2010-2017), Việt Nam sản xuất và phát hành 250 phim truyện nhựa. Trong khi đó, các rạp chiếu phim của ta đã nhập khẩu và phát hành 1.101 phim nước ngoài. Như vậy, số phim nước ngoài trình chiếu tại các rạp ở Việt Nam gấp 4,4 lần so với phim Việt Nam. Phim nội “lép vế” trước phim ngoại từ nhiều năm nay trở thành nỗi quan ngại không riêng của những người làm điện ảnh nước nhà. Cũng trong 8 năm qua, thống kê của Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho thấy, Việt Nam mới xuất khẩu được 469.163 đơn vị văn hóa phẩm (sách, ảnh, tạp chí, lịch, tranh, ảnh các loại, đĩa CD, DVD…), nhưng đã phải nhập tới 3.916.237 đơn vị văn hóa phẩm từ nước ngoài, tức là gấp hơn 8,3 lần.
Theo phân tích của một nhà nghiên cứu văn hóa, tỷ lệ nhập/xuất đơn vị văn hóa phẩm rất chênh lệch này là một trong những nguy cơ khiến người Việt đang bị “tiêu xài” quá nhiều sản phẩm văn hóa nước ngoài, từ đó dễ bị văn hóa ngoại lai “len lỏi” vào suy nghĩ, tâm hồn người dân, nhất là thế hệ trẻ. Đây là nguy cơ không thể xem thường nếu thế hệ chủ nhân tương lai của nước nhà “sính” sản phẩm văn hóa ngoại, nhớ làu làu tên phim ảnh ngoại, thuộc lòng tên diễn viên ngoại, đam mê thái quá những lễ hội du nhập từ phương Tây mà lại thiếu cơ hội hay không mặn mà thưởng thức những sản phẩm thấm đẫm hồn cốt Việt, thờ ơ với lịch sử và danh nhân văn hóa Việt.
Vẫn biết nước ta đang phải tập trung ưu tiên mọi nguồn cho phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nhưng không vì thế mà chúng ta xem nhẹ nhiệm vụ bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc cũng như chưa chú trọng phát triển ngành công nghiệp văn hóa nội địa. Bởi vì nếu không quan tâm đúng mức vấn đề này, chúng ta không chỉ dễ “mất gốc”, mà cũng khó có cơ hội đóng góp vào kho tàng văn hóa nhân loại bằng những tinh hoa văn hóa Việt đã được bao thế hệ người Việt sáng tạo, vun đắp, kết tinh suốt hàng nghìn năm qua. Chúng ta đừng bao giờ quên lời nhắc nhớ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Những yếu kém về công nghệ, Việt Nam sẽ học tập ở nước ngoài, nhưng có hai điều căn bản mà Việt Nam phải luôn giữ vững là tinh thần độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, vì đó là hai nhân tố cốt tử bảo đảm cho vị thế, hình ảnh dân tộc Việt Nam tồn tại lâu bền trong lòng nhân loại. 

NHẬN THỨC MỚI VỀ BẢO VỆ NỀN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Thời đại toàn cầu hóa và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra những bước ngoặt phát triển chưa từng thấy cho nền văn minh nhân loại, nhưng cũng là một thách thức ghê gớm đối với nhiệm vụ bảo vệ nền văn hóa dân tộc của mỗi quốc gia.
Những năm gần đây, “chủ quyền văn hóa” được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến vì nó liên quan trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ và vận mệnh chính trị của một quốc gia-dân tộc. Văn hóa là linh hồn của một dân tộc. Một quốc gia hoặc dân tộc muốn giữ vững độc lập của mình thì trước tiên phải giữ gìn tính độc lập về văn hóa, chỉ có như vậy mới có thể nói tới độc lập hoàn toàn của một quốc gia.
Trên thực tế, độc lập về chủ quyền lãnh thổ dù là cơ sở, tiền đề quan trọng hàng đầu để làm nên độc lập chủ quyền của quốc gia, nhưng độc lập về văn hóa mới là điều kiện căn cốt để bảo đảm cho nền độc lập của quốc gia ấy được tồn tại, phát triển bền vững. Bởi vì, văn hóa-hiểu theo nghĩa sâu sắc nhất-chính là tất cả chiều dài lịch sử, chiều sâu truyền thống và toàn bộ giá trị tinh thần, đạo đức, phong tục, tập quán… của cả cộng đồng dân tộc được xây dựng, bồi đắp, lưu giữ, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mặt khác, văn hóa chính là “sức mạnh mềm” của mỗi quốc gia. Do vậy, bảo vệ văn hóa ngoài ý nghĩa là bảo tồn “sức mạnh mềm” của quốc gia-dân tộc, còn bao gồm việc làm cho các giá trị của “sức mạnh mềm” không ngừng phát huy, lan tỏa để nền độc lập của quốc gia luôn được “cắm sâu” trên một nền tảng ổn định, gốc rễ bền vững.
Đại hội XII của Đảng chính thức xác định nội dung “bảo vệ văn hóa dân tộc” là một trong những nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đó là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc; bảo vệ nền văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Việc Đảng ta xác định “bảo vệ nền văn hóa dân tộc” thực chất là xác lập bảo vệ chủ quyền văn hóa của quốc gia. Theo Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học nhân văn quân sự (Bộ Quốc phòng), là một trong những yếu tố vừa bền vững, vừa năng động, văn hóa sẽ góp phần khai thác, nhân lên “sức mạnh mềm” của quốc gia để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Nói đến văn hóa là nói đến con người, do vậy, trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa thực chất là chú trọng quan tâm chăm lo xây dựng con người có đủ bản lĩnh, niềm tin và sức mạnh tinh thần, năng lực, sức khỏe nhằm đáp ứng, thực hiện thắng lợi một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.

NHỮNG CHIÊU TRÒ XUYÊN TẠC, CHIA RẼ QUAN HỆ ĐOÀN KẾT, GẮN BÓ GIỮA QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN

Một thủ đoạn gần đây được họ “dựng chuyện” thông qua luận điểm kích động: “Ai làm thoái hóa quân đội Việt Nam?” để chỉ trích việc quân đội tham gia phối hợp với công an bảo vệ an ninh quốc gia, TTATXH là không đúng chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Họ còn xuyên tạc rằng, thông qua Nghị định số 77/2010/NĐ-CP về Phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn TTATXH và nhiệm vụ quốc phòng, “quân đội đã chính thức được phép tham gia bảo vệ an ninh, trật tự xã hội… một việc mà trước đây chỉ có bên công an làm”, qua đó tạo thế lực riêng cho mình, “can thiệp quá sâu vào các hoạt động dân sự dưới sự chỉ đạo của Đảng”.
Thậm chí, họ còn trắng trợn bịa đặt, xuyên tạc quân đội tham gia vào các vụ án chống tiêu cực, tham nhũng là “lấn sân”, qua đó hạ thấp uy tín, vai trò lực lượng CAND... Cách đây ít lâu, họ còn kích động, tạo ra mâu thuẫn giữa hai lực lượng thông qua việc so sánh vấn đề phong quân hàm cấp tướng... Họ cũng không ngừng kêu gọi “phi chính trị” quân đội và công an, cho rằng hai lực lượng này phải tách rời sự lãnh đạo của Đảng, không được “trung với Đảng”, “còn Đảng còn mình” mà phải quay về là lực lượng thuần túy phục vụ nhân dân. QĐND và CAND sẽ chỉ là của quốc gia, dân tộc, không cần đặt dưới sự lãnh đạo của đảng phái, lực lượng chính trị nào”. Họ yêu cầu phải bỏ nội dung LLVT tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, được ghi trong Điều 65 Hiến pháp năm 2013...
Có thể nói, đó là những chiêu trò hết sức thâm độc, phá hoại mối quan hệ khăng khít, gắn bó giữa QĐND và CAND. Mối quan hệ, tình cảm tốt đẹp này không phải sự ngẫu nhiên hay ý muốn chủ quan của ai đó mà bắt nguồn từ chính bản chất, chức năng, nhiệm vụ của LLVT nhân dân.

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

QUỐC HỘI TIẾP TỤC ĐỔI MỚI MẠNH MẼ, VAI TRÒ NGÀY CÀNG HIỆU QUẢ

Cách đây một tháng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017. Tại hội nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phê bình các bộ, địa phương và tập đoàn, tổng công ty chưa có báo cáo, thể hiện chưa nghiêm túc. Ngay sau đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết sẽ báo cáo Chính phủ về những đơn vị chưa có chương trình để kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu.
Chỉ qua một sự việc trên phần nào khẳng định vai trò hoạt động độc lập, chủ động, sáng tạo, phát huy vai trò cơ quan quyền lực cao nhất của Quốc hội nước ta, hoàn toàn không thụ động theo sự chỉ đạo, định hướng nào hay chỉ quen “gật”, “giơ tay” như những luận điệu xuyên tạc. Chỉ riêng trong năm 2017, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện nhiều dự án, quyết định quan trọng của đất nước như chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía đông giai đoạn 2017-2020; báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành; thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh; thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng…
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Tinh thần đổi mới, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước được thể hiện ngay trong nghiên cứu, đổi mới việc bố trí chương trình làm việc của Quốc hội. Việc đổi mới cách thức thảo luận về các dự án luật, về kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước, về các báo cáo của các cơ quan chức năng, tăng thời gian thảo luận tại hội trường, tăng cường tính đối thoại và tranh luận, tạo nên không khí đổi mới, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc bố trí phát thanh, truyền hình trực tiếp nhiều hơn các phiên họp toàn thể của Quốc hội, trong đó có những nội dung lần đầu tiên được thảo luận tại hội trường như báo cáo của các ngành tư pháp; báo cáo giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng… được cử tri và nhân dân cả nước quan tâm, tạo sự gắn kết hơn nữa giữa hoạt động của Quốc hội với cử tri, nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao của nhân dân.
Thực tiễn và những thông tin trên cho thấy, Quốc hội Việt Nam đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, xứng đáng là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, hết lòng, hết sức vì quyền lợi của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng càng góp phần hoàn thiện thể chế, phát huy tốt hơn vai trò của Quốc hội. Những luận điệu hạ thấp vai trò của Quốc hội, tách rời sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội là sự xuyên tạc nguy hiểm và không đúng thực tế.

ĐẢNG LÃNH ĐẠO NHƯNG KHÔNG ĐỨNG TRÊN QUỐC HỘI

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định vai trò của Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước. Người viết: “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Những vấn đề quan trọng nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc đều do Quốc hội quyết định”.
Theo Điều 4, Hiến pháp năm 2013, Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”; “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình”. Hiến pháp cũng hiến định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội không có nghĩa là Đảng đứng trên Quốc hội, “chỉ tay” để Quốc hội “giơ tay” như những luận điệu xuyên tạc. Với góc độ là một chuyên gia nghiên cứu lập pháp, GS, TS Trần Ngọc Đường, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, Đảng ta là đảng cầm quyền, là đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vì vậy, khi đặt vấn đề đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải được xem xét trong mối quan hệ Đảng không chỉ lãnh đạo Quốc hội mà lãnh đạo tất cả bộ máy Nhà nước và xã hội. Song Đảng lãnh đạo chứ Đảng không chỉ đạo công việc cụ thể của Quốc hội. Đảng lãnh đạo nhưng luôn tôn trọng Quốc hội với tư cách là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội sao cho Quốc hội ngày càng thực hiện tốt các chức năng lập hiến, lập pháp; giám sát tối cao và quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, nhân dân phấn khởi, hăng say và an tâm lao động, đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh, ngày càng đoàn kết, gắn bó, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Quốc hội.
Trên thực tế, việc Đảng lãnh đạo Quốc hội những năm qua đã có rất nhiều đổi mới. Trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu một số dẫn chứng về sự đổi mới ấy, trong đó có hai dự án điển hình về sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội. Về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, ban đầu, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, nhưng khi đưa ra Quốc hội chưa đồng tình. Sau đó, Bộ Chính trị thấy phù hợp và cả Bộ Chính trị cùng Trung ương đồng thuận, rút kinh nghiệm. Còn với dự án sân bay Long Thành, Quốc hội thảo luận, tổ chức hội thảo, sau đó Trung ương mới cho ý kiến và Tổng Bí thư trong hội nghị Trung ương cũng chỉ đạo, phải rút kinh nghiệm để Quốc hội bàn kỹ dự án này cho dân chủ.

KỲ HỌP CÓ NHIỀU NỘI DUNG ĐỔI MỚI THIÊT THỰC

Trước thềm kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, trên các trang mạng hải ngoại gần đây dù có cái nhìn thiên lệch nhưng cũng đã có bài viết qua đó thừa nhận Quốc hội Việt Nam tiến bộ trong việc có nghị quyết quy định về lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm quốc gia, kế hoạch tài chính-ngân sách Nhà nước 3 năm quốc gia, phương án phân bổ ngân sách Trung ương và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hằng năm. Họ phải thừa nhận từ nhiệm kỳ Đại hội XII, Quốc hội đã có nhiều hành động tăng cường giám sát thu chi tài chính đối với Chính phủ.
Tinh thần làm việc độc lập, sáng tạo của Quốc hội, việc phát huy vai trò giám sát tối cao của Quốc hội tiếp tục được thể hiện rõ tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV lần này. Kỳ họp thứ năm là kỳ họp ngắn nhất trong nhiều năm trở lại đây là do khách quan, vì có tới 4 dự án luật được rút khỏi dự kiến chương trình để hoàn thiện và rút các báo cáo công tác của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội. Việc rút ngắn này là phù hợp với thực tiễn, giúp Quốc hội hoạt động hiệu quả hơn chứ không phải vì một sự chỉ đạo nào cả.
Đặc biệt, Quốc hội vẫn dành tới 12 ngày để xem xét, thông qua 8 dự án luật, 1 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến về 8 dự án luật khác, nghĩa là dành tới 60% thời gian để làm luật. Trong đó, có rất nhiều dự án luật quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua, như: Luật Tố cáo (sửa đổi); Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc; Luật Đo đạc và bản đồ; Luật Cạnh tranh (sửa đổi); Luật An ninh mạng; Luật Quốc phòng (sửa đổi)… Tại kỳ họp, Quốc hội sẽ giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2011-2016. Đây là một trong những vấn đề rất nóng và bức xúc, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Với nội dung làm việc như vậy, không thể nói kỳ họp lần này “không làm được gì cả” hay né tránh những vấn đề nóng bỏng như những thông tin xuyên tạc.
Đặc biệt, tại kỳ họp lần này, sẽ có nhiều đổi mới, thí điểm đổi mới hoạt động chất vấn. Quốc hội sẽ dành 3 ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Thời gian để mỗi đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi chất vấn là 1 phút và sau khi 3 đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi, người bị chất vấn phải trả lời ngay, thời gian dành cho mỗi lần trả lời là 3 phút. Việc cải tiến, đổi mới này trước đó được áp dụng thí điểm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm tăng cường tính đối thoại, tranh luận trong hoạt động của Quốc hội. Phát biểu trước kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc cải tiến chất vấn và trả lời chất vấn là rất tốt và sẽ giảm thời gian thảo luận tại tổ để tăng thời gian thảo luận tại hội trường, có nội dung không nhất định phải thảo luận tại tổ...
Sự minh bạch thông tin cũng có một bước tiến rất mới khi có rất nhiều nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp, trong đó có thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); quyết toán ngân sách Nhà nước… Sẽ có khoảng 46% thời gian thảo luận tại hội trường được tường thuật trực tiếp.
Chỉ điểm qua một số nét trên cũng đủ cho thấy, kỳ họp lần này có rất nhiều đổi mới, thiết thực, được dư luận nhân dân rất quan tâm, hoàn toàn không “hình thức”.

NHỮNG LỜI LẠC LÕNG PHÍA SAU NGHỊ TRƯỜNG SÔI ĐỘNG

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa tổ chức thành công Hội nghị lần thứ bảy với nhiều chủ trương, quyết sách lớn và mới, ảnh hưởng sâu sắc tới quyền lợi của toàn dân và toàn xã hội. Thế nhưng, những tiếng loa rè từ các thế lực thù địch vẫn cất lên như: “Theo lệ thường lâu nay, thì trước khi Quốc hội Việt Nam nhóm họp, phía Đảng Cộng sản gặp để có những chỉ thị về mặt chủ trương, đường lối”. Họ tùy tiện suy diễn và cho rằng, Quốc hội Việt Nam không có dân chủ thực sự, không phải là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước vì Đảng chi phối mọi chuyện; rằng đảng viên chỉ chiếm 3-4% số dân, nhưng tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội từ 25 năm nay vẫn chiếm tới 90% là không hợp lý… Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ bị họ xuyên tạc thành kiểu tiếu lâm chính trị tầm thường “Đảng chỉ tay, Quốc hội giơ tay, nhân dân chỉ còn biết… vỗ tay”(!?).
Nhiều thông tin đổi mới về kỳ họp Quốc hội lần này, như Quốc hội chỉ họp 20 ngày thay cho một tháng như thường kỳ, đã bị quy chụp là vì Đảng đã chỉ đạo né tránh nhiều vấn đề nóng, rút nhiều dự án luật và nhiều vấn đề nhạy cảm. Từ đó, họ hồ đồ cho rằng, kỳ họp lần này “không giải quyết được vấn đề gì”, “chỉ là hình thức”, vai trò Quốc hội không “thực quyền”.
Có thể nói, đó là những luận điệu không mới nhưng không kém phần thâm hiểm, hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, vào sự lãnh đạo của Đảng và muốn chống phá chính quá trình đổi mới mạnh mẽ hệ thống chính trị của chúng ta.

LỢI DỤNG THAM Ô, THAM NHŨNG ĐỂ LỪA BỊP KÍCH ĐỘNG, XUYÊN TẠC

Thời gian vừa qua, các thế lực thù địch ở nước ngoài và phần tử cơ hội chính trị ở trong nước đang rêu rao cho rằng “Ở Việt Nam, chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham ô, tham nhũng”. Mục đích chính trị sâu xa của những luận điểm thù địch đó là đánh đồng hiện tượng tham ô, tham nhũng của một bộ phận cán bộ, đảng viên, đi đến phủ nhận vai trò độc tôn lãnh đạo của Đảng, nhằm lừa bịp, kích động gây mơ hồ ảo tưởng, nhận thức sai lệch của quần chúng nhân dân lao động về Đảng. Từ đó, dọn đường cho một lực lượng chính trị lãnh đạo khác thay thế sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới đổi màu chế độ xã hội theo một kịch bản đã định.
Sự tinh vi của mỗi luận điểm phản động nêu ra đều dựa vào những hiện tượng không phải là bản chất của chế độ ta, bới tìm những han chế nhất thời để vu khống, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tính chất sai trái của luận điệu cho rằng “ ở Việt Nam, chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham ô, tham nhũng” được thể hiện. Tham nhũng luôn gắn với quyền lực và lợi ích cá nhân, là một hiện tượng xã hội gắn với sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự hình thành giai cấp và sự ra đời phát triển của bộ máy nhà nước và các quyền lực công khác. Tham nhũng tồn tại ở mọi chế độ với những mức độ khác nhau phụ thuộc vào bản chất và trình độ quản lý của nhà nước đó chứ không phải là do một đảng cầm quyền hay thực hiện chế độ đa đảng.
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra lợi ích, siêu lợi ích và đó là tiền đề khách quan quan trọng làm cho tham nhũng có điều kiện nảy sinh và phát triển. Chừng nào điều kiện để lợi ích kết hợp với sự lạm quyền của những người có chức vụ, quyền hạn vẫn còn thì chừng đó vẫn còn sinh ra tệ tham ô, tham nhũng. Từ đó có thể thấy với mỗi quốc gia dù là một đảng cầm quyền hay thực hiện chế độ đa đảng thì tệ tham ô, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, trong các cơ quan công quyền vẫn luôn là nguy cơ tiềm tàng.
Vì vậy, lập luận rằng “ở Việt Nam, chế độ một đảng cầm quyền là nguyên nhân sinh ra tệ tham ô, tham nhũng” không phải chỉ là một sự ngụy biện phản động, áp đặt thô thiển mà còn là sự thiển cận trong tư duy.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2018

LẬT TẨY HAI CHIÊU TRÒ DƠ BẨN

Từ đầu tháng 5, trên các trang mạng nước ngoài tung ra nhiều tin đồn, suy đoán rằng tại Hội nghị Trung ương 7 (HNTƯ 7), khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có biến cố, xáo trộn về nhân sự ở vị trí "tứ trụ" (tức nhân sự ở các chức danh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội). Tác giả của những bài viết toan lo, rằng sự xáo trộn ấy sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là gây mất đoàn kết trong Đảng, do các phe cánh bày mưu tính kế, hạ bệ lẫn nhau... Và sự bịa đặt trắng trợn ấy ngay lập tức bị giội thẳng "gáo nước lạnh", khi mà kỳ họp lần này của Trung ương diễn ra thành công tốt đẹp. Theo đó, Trung ương chỉ bầu bổ sung hai Ủy viên Ban Bí thư, kiện toàn chức danh lãnh đạo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhằm mục đích tăng cường kiểm soát quyền lực, đẩy mạnh kiểm tra giám sát, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng trong sạch, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Kết quả biểu quyết và bầu nhân sự cũng rất tập trung (với số phiếu trên 96%), cho thấy sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết cao trong tập thể Ban Chấp hành Trung ương.
Trước thềm HNTƯ 7, khóa XII, các luận điệu còn tung hô: Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chủ ý bưng bít thông tin về hội nghị lần này, bởi tính nhạy cảm về nội dung mà hội nghị thảo luận. Thế nhưng, thực tế trước, trong và sau khi hội nghị diễn ra hoàn toàn không phải vậy!
Xin kể lại rằng: Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII, Trung ương Đảng, Ban Bí thư đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng Đề án "Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ" thực hiện nhiệm vụ khảo sát, xin ý kiến các tầng lớp xã hội, tổ chức, cơ quan, đơn vị để hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình HNTƯ 7, khóa XII xem xét, quyết nghị. Và suốt thời gian chuẩn bị, hàng chục cuộc hội thảo, cuộc họp ở nhiều khu vực do Ban Chỉ đạo tổ chức, cùng 128 hội nghị cấp đảng bộ trực thuộc Trung ương bàn về công tác cán bộ được công khai rộng rãi trên các phương tiện truyền thông. Cùng với đó, cơ quan tư vấn cho Trung ương là Hội đồng Lý luận Trung ương cùng đội ngũ trí thức nước nhà đã tổ chức nhiều diễn đàn khoa học, tiến hành khảo sát thực tế ở nhiều địa phương, tạo ra nhiều kênh thông tin đa chiều, phong phú nhằm huy động sự đóng góp của toàn dân cho dự thảo đề án công tác cán bộ và các dự thảo văn kiện khác... Với cách làm đó nên tinh thần của Trung ương lần này được đến với dân rất sớm, rất đầy đủ, công khai. Trước ngày hội nghị khai mạc khoảng 2 tháng, nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã mở chuyên trang, chuyên đề tuyên truyền sâu rộng về tinh thần, nội dung sẽ được HNTƯ 7, khóa XII xem xét, quyết nghị. Việc tuyên truyền được tiến hành với tinh thần thẳng thắn, công khai, bảo đảm tính thời sự và đúng sự thật. Nhiều cơ quan báo chí còn chủ động tổ chức vệt bài phân tích sâu về hạn chế, yếu kém trong công tác cán bộ của Đảng thời gian qua; tạo dấu ấn lớn trong dư luận, khích lệ tinh thần trách nhiệm cán bộ, đảng viên, quần chúng, huy động ý kiến đa chiều của nhiều giai tầng, tạo nên diễn đàn chính trị sâu rộng trong toàn xã hội... Với nội dung các văn kiện vừa được quyết nghị tại HNTƯ 7, khóa XII, cho thấy Ban Chấp hành Trung ương Đảng rất cầu thị, trân trọng ý dân, chủ động lĩnh hội, tiếp thu đóng góp của nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương để bổ sung, hoàn thiện 3 đề án quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với sự nghiệp cách mạng.
Trong các ngày diễn ra hội nghị, phóng viên các cơ quan báo chí đều có mặt tại các phiên thảo luận để phản ánh trung thực những diễn biến hội nghị. Sau mỗi lần hoàn thành đầu việc chương trình, sau mỗi quyết định của Trung ương các báo đều nhất loạt đăng tải tin, bài, cung cấp đến toàn dân cái nhìn đa chiều, toàn diện về diễn biến và kết quả của hội nghị. Đó là sự thật hiển nhiên có thể thấy được; là tinh thần, nội dung chủ lưu trong dòng chảy thông tin báo chí, dư luận xã hội, cũng như trên không gian mạng Việt Nam những ngày qua. Hơn thế, tự thân sự thật đó đã bóc mẽ, hạ bệ, vạch trần lối xuyên tạc bịa đặt trắng trợn, suy diễn về việc "cố tình bưng bít thông tin" của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguồn: http://www.qdnd.vn

HẠ BỆ CÁI GỌI LÀ "LỢI ÍCH NHÓM TRÊN NGHỊ TRƯỜNG"

Trước Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, những kẻ hiềm khích còn tự nghĩ ra một khái niệm khá kỳ lạ: "Lợi ích nhóm trên nghị trường". Từ đó, chúng suy diễn: "Hội nghị Trung ương (HNTƯ) là một dịp để những người cầm đầu bộ máy quyền lực túm lại với nhau, bàn thảo kế hoạch hiện thực hóa lợi ích nhóm".
Thực tế trong các phiên thảo luận cho thấy, đã có gần 50 ý kiến trình bày trực tiếp tại hội trường; hàng trăm ý kiến thảo luận ở tổ; và gần như đại biểu nào cũng có tham luận gửi về Đoàn Chủ tịch Hội nghị để tham gia góp ý bổ sung, hoàn thiện các văn kiện. Tinh thần nói thẳng, nói đúng, nói thật luôn xuyên suốt và bao trùm trong mỗi ý kiến. Thậm chí với những vấn đề mới và khó, các đại biểu tranh luận rất gay gắt, mạnh mẽ, bảo vệ quan điểm, chính kiến khác nhau trên cơ sở dân chủ, tôn trọng chân lý khoa học và thực tiễn khách quan.
Tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm càng được thể hiện rõ nét ở việc Trung ương cho ý kiến vào Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017. Các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đã không ngần ngại, cả nể hay nói tránh, mà thẳng thắn "điểm mặt, chỉ việc", tách bạch giữa thành quả và hạn chế, giữa ưu và khuyết, giữa được và chưa được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp thu, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ Ban Chấp hành Trung ương giao phó. Trên cơ sở những đóng góp đó, tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cầu thị lắng nghe, tự phê bình sâu sắc.
Không chỉ mạnh mẽ chỉ rõ hạn chế, khuyết điểm, Trung ương còn thống nhất ban hành các giải pháp "rất mạnh tay" trong rèn luyện cán bộ, quản lý và kỷ luật cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược. Trong 8 nhóm giải pháp lớn của công tác cán bộ được HNTƯ xác định đều có điểm chung và rất hay ở chỗ: Đã đặt lợi ích của nhân dân, của tập thể lên trên lợi ích cán bộ; buộc cán bộ phải biết cách hy sinh, chấp nhận hy sinh vì lợi ích chung của sự nghiệp cách mạng.
Bởi thế, ngay sau khi bài phát biểu bế mạc HNTƯ 7, khóa XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được công khai rộng rãi (sáng 12-5), dư luận xã hội bày tỏ sự đồng thuận, phấn khởi trước chủ trương phải "nhốt" quyền lực vào lồng cơ chế, pháp luật. Người dân cho rằng, Trung ương quyết liệt như vậy là rất quý và đáng kính; thể hiện ý chí quyết tâm cao của những người đứng đầu đất nước. Bởi lẽ, tập thể Trung ương Đảng gồm phần lớn là cán bộ chủ chốt, chủ trì ở các cơ quan, đơn vị Trung ương và địa phương lại đi quyết định một chủ trương để khống chế, kèm cặp, ràng buộc chính mình. Nhiều người lật ngược vấn đề: Tại sao không để quyền lực tự do, tự tại để mỗi cán bộ Trung ương có điều kiện lợi dụng những kẽ hở hòng tư lợi cá nhân? Tại sao phải chống "chạy chức, chạy quyền", trong khi nếu vấn nạn này tiếp diễn thì có lợi cho những người đứng đầu tổ chức? Họ sẽ có thêm "lộc lá", quà cáp biếu xén và nhiều thứ lợi ích riêng tư khác cho bản thân, người thân, gia đình và lợi ích nhóm...? Và như vậy, chắc chắn, những quyết định của Trung ương lần này là vì lợi ích chung, để "ích nước, lợi nhà". Đó là bằng chứng sống, thuyết phục về tinh thần trách nhiệm vì dân, vì nước mà gạt bỏ mưu cầu cá nhân của đội ngũ các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII.
Cũng với quyết tâm chống "chạy chức, chạy quyền", nâng cao hiệu quả lãnh đạo, Trung ương nhất quán chủ trương bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương. Phần việc này được làm ngay sau thành công hội nghị và phấn đấu hoàn thành trong năm 2025. Trước quyết định này, toàn dân bày tỏ sự hoan nghênh, đồng thuận, bởi lẽ ai cũng hiểu, đây là giải pháp khả thi giúp khắc phục, đẩy lùi được ngay thực trạng kéo bè kéo cánh, cục bộ địa phương, nâng đỡ, bổ nhiệm người thân, người nhà... Đó là chủ trương có lợi cho tổ chức, nhân dân. Cùng với đó, người dân cũng hiểu được, những người quyết định chủ trương này là các Ủy viên Trung ương Đảng và số đông đang giữ chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy. Do đó, các đồng chí này phải tự ý thức rất cao, trách nhiệm rất lớn mới đi đến quyết định cuối cùng mà sắp tới họ phải làm gương thực hiện trước, chấp nhận hy sinh thiệt thòi về phần mình. Ấy là việc mỗi Ủy viên Trung ương Đảng là bí thư tỉnh ủy, thành ủy phải thực hiện nhiệm vụ ở những địa phương khác; phải chấp nhận những rào cản về tư tưởng, tâm lý, thời gian, không gian khách quan chi phối; phải xa quê hương, xa gia đình với nhiều nảy sinh liên quan đến hậu phương cán bộ... Tất cả những vấn đề ấy được dự báo trước, được các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng nhận thức rõ, thế nhưng gần 180 cánh tay vẫn tự tin đưa cao, thống nhất quyết định cuối cùng. Điều đó chứng tỏ các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng đã biết đặt lợi ích của tập thể lên trên, biết hy sinh cá nhân vì sự nghiệp cách mạng chung.
Như vậy, tinh thần thẳng thắn, quyết liệt của Trung ương là khác xa, thậm chí trái ngược với những luận điệu ngụy biện, bịa đặt của các thế lực thù địch chống phá, rằng Trung ương đang "lợi ích nhóm trên nghị trường", cấu kết nhau để dò dẫm tìm cách mị dân, đề ra những quyết sách có lợi cho bộ phận tầng trên của hệ thống cầm quyền.
Nguồn: http://www.qdnd.vn

NHẬN DIỆN MỘT SỐ TỔ CHỨC PHẢN ĐỘNG CÓ HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Tổ chức phản động là tập hợp của một nhóm người có tư tưởng phản động chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Danh sách một vài tổ chức phản động có các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay là:
- Đảng Việt Tân
Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, thường gọi tắt là Việt Tân hay đảng Việt Tân, là một tổ chức chính trị của tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tiền thân của Việt Tân là Mặt trận Quốc gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam, được thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1982. Cầm đầu tổ chức hiện nay là Lý Thái Hùng. Việt Tân là một tổ chức có thực lực nhất trong số các tổ chức phản động đã tiến hành nhiều hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia nước ta, đã được quốc tế và Việt Nam liệt kê vào danh sách những tổ chức khủng bố.
- Khối 8406
Khối 8406 là tên gọi của một tổ chức chính trị, kêu gọi dân chủ đa nguyên tại Việt Nam. Tên "Khối 8406" xuất phát từ tuyên ngôn công bố ngày 8 tháng 4 năm 2006 của nhóm. Là một tổ chức chính trị được thành lập nhằm chống phá Nhà nước ta.
- Quỹ người Thượng (Montagnard Foundation Inc. - MFI)
Quỹ người Thượng (tên tiếng Anh: Montagnard Foundation, Inc.), còn gọi là Sáng Hội Người Thượng hoặc Tổ chức Người Thượng, là một tổ chức với mục tiêu chống Cộng và bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận được lập năm 1990 có trụ sở ở Nam Carolina (Hoa Kỳ) và do Ksor Kok, một người dân tộc Jarai làm chủ tịch. Đây là một là một tổ chức phản động chống phá Nhà nước Việt Nam, chia rẽ đoàn kết dân tộc, lấy cái gọi là thành lập “nhà nước Đề Ga” gây nên các cuộc bạo loạn vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên.
- Ủy ban Cứu người vượt biển.
Ủy ban Cứu Người vượt biển hay Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân tên chính thức tiếng Anh là Boat People SOS (viết tắt là BPSOS) là một tổ chức hoạt động dưới vỏ bọc phi chính phủ và phi lợi nhuận của những người Mỹ gốc Việt có lĩnh vực hoạt động về dân sự và chính trị được thành lập vào năm 1980. Ủy ban Cứu Người vượt biển hiện có trụ sở chính tại Falls Church, Virginia và do Nguyễn Đình Thắng làm chủ tịch kiêm giám đốc điều hành. Tổ chức này là một trong bốn thành viên của Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Châu Á (CAMSA). Là một tổ chức có hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
Ngoài ra, còn một số tổ chức chính trị khác công khai chống phá Đảng, Nhà nước ta như: Liên minh Bài trừ nô lệ mới ở châu Á – Mỹ (CAMSA); Ủy ban bảo vệ người lao động Việt Nam (Vacsava, Ba Lan); Văn phòng Trợ giúp công nhân Việt Nam (Tanagatina) ở Penang; Đảng Cấp tiến Xuyên quốc gia (Transnational Radical Party- TRP); Tổ chức Liên minh Việt Nam Tự do (FVA); Tổ chức Bạch Đằng Giang; Tổ chức Việt nam Tự do; Đảng Vì Dân; Đảng Dân Tộc; Hội đồng công luật công án Bia Sơn (tiền thân là tổ chức Ân đàn đại đạo)…
Thực chất, các tổ chức chính trị trên được thành lập, hoạt động đều dựa trên cơ sở sự hậu thuẫn, giúp sức cả về vật chất, tinh thần của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam. Đấu tranh với thế lực thù địch, phản động và tay sai của chúng là cả một quá trình lâu dài, phức tạp, khó khăn đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, dựa trên các hình thức, phương pháp đấu tranh khác nhau. Trong đó, nhận diện, vạch trần các tổ chức chính trị đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta có vai trò rất quan trọng giúp quần chúng nhân dân ta hiểu, từ đó tự nguyện chung sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa./.

ĐẤU TRANH NHỮNG THÔNG TIN XUYÊN TẠC PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Hiện nay mạng xã hội được sử dụng phổ biến, rộng rãi trên thế giới. Việt Nam là một trong số những nước có tốc độ tăng trưởng người dùng mạng xã hội  tương đối cao, bởi nó đem lại rất nhiều tiện ích nhất là sự kết nối, chia sẻ thông tin và những ứng dụng giá trị thú vị.
 Nếu sử dụng đúng mục đích, phù hợp thì sẽ là công cụ hữu hiệu để tuyên truyền giáo dục chủ trương đường lối, chính sách của Đảng đến mọi tầng lớp, nhân dân. Tuy nhiên, lợi dụng đặc tính truyền tải nhanh, rộng, nhiều đối tượng bất đồng và các phần tử phản động chống đối đã lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền xuyên tạc đường lối quan điểm của Đảng, vu khống, nói xấu cán bộ, đảng viên và trong quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó ý thức cảnh giác, đấu tranh phê phán các thông tin, quan điểm sai trái của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay còn hạn chế, không có chính kiến đúng đắn trước các thông tin, quan điểm sai trái, nhiều người vẫn cho rằng việc đấu tranh phản bác thông tin xấu là công việc của các cơ quan chuyên môn. Để khắc phục những hạn chế nêu trên nâng cao chất lượng đấu tranh phản bác các thông tin xấu của các thế lực thù địch, giữ vững trận địa tư tưởng, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân, cần quán triệt và thực hiện tốt một số biện pháp sau đây:
Một là: làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng để có nhận thức đúng, trách nhiệm cao cho mọi tầng lớp. Các cấp ủy đảng chủ động cung cấp thông tin giải tỏa dư luận đối với những luồng thông tin trái chiều bịa đặt trên mạng kịp thời, phong phú đáp ứng một cách tích cực nhất về nhu cầu nhận thức thị hiếu của mọi cán bộ, đảng viên cũng như mọi quần chúng nhân dân, nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước những thông tin sai trái xuyên tạc luận điệu.
Hai là: phát huy sức mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Việc đấu tranh những thông tin xấu không những của lực lượng chuyên trách mà phải phát huy toàn xã hội, toàn dân đoàn kết tham gia và thực hiện thường xuyên liên tục trong công cuộc đấu tranh trên mạng đối với các quan điểm và hành động sai trái, xuyên tạc luận điệu của các phần tử cơ hội được sự hậu thuẫn của lực lượng bên ngoài.
 Ba là: quản lý chặt chẽ các trang mạng xã hội của các ngành chức năng. Các cơ quan quản lý nhà nước có biện pháp xiết chặt quản lý việc đăng tải các thông tin trên mạng xã hội để truyền bá chống Đảng, nhà nước những thông tin luận điệu gây ảnh hưởng xấu, thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những nguồn tin chính thống, làm cơ sở để giải tỏa dư luận đối với những vấn đề nóng, phức tạp không tạo kẽ hở cho các thế lự thù địch lợi dụng xuyên tạc luận điệu những thông tin chống phá Đảng và nhà nước ta. Vì thế để có thể vô hiệu hóa các chiêu bài này, từng người chúng ta cần nâng cao khả năng đề kháng, không mơ hồ, chủ quan mất cảnh giác, đồng thời cần hết sức tỉnh táo để nhận rõ tính ngụy tạo, xuyên tạc của những phần tử cơ hội, vạch trần tính chất phản khoa học, vô căn cứ trong những âm mưu, thủ đoạn thâm hiểm ngày càng tinh vi của các thế lực thù địch.
Tin tưởng rằng với sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta luôn chiến thắng mọi âm mưu nham hiểm của kẻ thù, vững bước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội mà cao nhất là chủ nghĩa cộng sản.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG HIỆN NAY

Một là, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 34 – CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường cuộc đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Phát huy vai trò và hiệu quả của Ban Chỉ đạo 94, chú trọng xây dựng các lực lượng nòng cốt trong các cơ quan, đơn vị, thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, phản bác kịp thời, có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh chống các luận điệu phủ định, bóp méo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; xuyên tạc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vạch trần thủ đoạn thổi phồng những sơ hở, yếu kém của Đảng, Nhà nước ta nhằm kích động tâm lý bất mãn, chống đối chia rẽ nội bộ Đảng, tách rời sự lãnh đạo của Đảng với quân đội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Hai là, thực hiện nghiêm túc nghị định 72/2013/NĐ-CP của chính phủ về quản lý cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng. Đổi mới tổ chức quản lý thông tin để khai thác có hiệu quả những lợi ích của thông tin đem lại, đồng thời ngăn chặn những thông tin độc hại “DBHB” kiểm tra, kiểm duyệt chặt chẽ, không để lọt các thông tin , bài, hình ảnh có nội dung xấu xuất hiện trên trang website chính thống, gây hoài nghi, hoang mang trong mạng xã hội.
Ba là, phát huy sức mạnh của Đảng, toàn quân, hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia chống “Diễn biến hòa bình” trên internet, công tư tưởng cần thông tin kịp thời âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta, trong đó âm mưu chống phá trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, thông qua giúp nhân dân hiểu đúng, nắm chắc tình hình, không bị nhiễu loạn thông tin hoặc bị mắc mưu xuyên tạc.
Bốn là, tăng cường bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí cho đấu tranh phòng chống DBHB, các lực lượng nòng cốt, chuyên sâu, các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, sơ kết, tổng kết khen thưởng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.

CẦN XỬ LÝ NGHIÊM HÀNH VI XÚC PHẠM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH CỦA LINH MỤC ĐẶNG HỮU NAM

Những tưởng ngày 30/4 vừa qua, linh mục Đặng HữuNam đã ngoan ngoãn không xuyên tạc ý nghĩa lịch sử ngày 30/4 nữa thì đúng sau 1 tuần, ngày 8/5/2018 tại Linh Thánh AnTon Trại Gáo Giáo phận Vinh, trong bài giảng “xã hội thật giả vàng thau lẫn lộn” linh mục Nam đã rao giảng xuyên tạc, trắng trợn như sau: “mới đây một vị giáo sư khẳng định với mọi người về sự thật Hồ Chí Minh…. rằng: Không phải Hồ Chí Minh viết những bài thơ đường mà lúc ở Paris, Hồ Chí Minh đã lợi dụng những bài thơ của Nguyễn Ái Quốc để kiếm tiền… Hồ Chí Minh là người sống bằng làm hàng giả, hàng nhái…”. 
 Đối với người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ, vị cha già kính yêu và họ luôn dành sự tôn kính đến với Người. Tuy nhiên, Đặng Hữu Nam mang danh là linh mục, lại quản xứ tại Giáo phận Vinh, quê hương của Người mà dám những nói xằng bậy thiếu căn cứ đến như vậy. Những câu chuyện xuyên tạc về chủ tịch Hồ Chí Minh được đám phản động tung đầy lên trên mạng để nhằm hạ bệ hình tượng Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc chúng ta. Tuy nhiên, cả chục năm nay, rồi dân ta cũng có ai tin vì bịa đặt vẫn là bịa đặt khi nội dung nó phi lý. Nhưng rồi một linh mục như Nam cũng được gọi là loại có ăn có học mà lại lấy chuyện phản động trên mạng về kể cho giáo dân mình nghe. Từ câu chuyện không trích nguồn, cũng chẳng thèm quan tâm ông giáo sư nói câu chuyện đó là gì, tại sao ông ta “sống cùng thời” với Bác ở Paris những năm đầu thế kỷ XX mà giờ vẫn còn sống để kể câu chuyện mới được xuất bản cách đây mấy ngày. 
Xúc phạm Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính là linh mục Đặng Hữu Nam đã xúc phạm đến niềm tự tôn dân tộc. Nhưng nếu nhìn những hành động xuyên tạc trước của Nam thì thấy đây là một quá trình hư hỏng của một vị linh mục tội lỗi. Cách đây 1 năm, vào dịp 30/4/2017, tại nhà thờ Giáo xứ Phú Yên, trước hàng trăm giáo dân trong đó có nhiều em học sinh, linh mục Đặng Hữu Nam cũng đã trắng trợn xuyên tạc lịch sử thể hiện sự hằn học cá nhân, sự sai lầm nghiêm trọng về mặt nhận thức như: “Ngày 30/4 là ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do, ngày mà người dân không có quyền làm người, ngày đã làm cho đất nước tang thương, ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói, ngày mà Việt Nam mất đi cơ hội phát triển, ngày đã tạo nên bất công trên mọi miền đất nước…”, “30-4, ngày đen tối nhất của dân tộc Việt Nam”…
 Khoác lên mình tấm áo của Chúa ủy quyền để chăn dắt con chiên, đứng trong ngôi nhà Chúa để giúp con người ta hướng thiện nhưng chính linh mục Đặng Hữu Nam lại vi phạm điều thứ 8 trong 10 điều răn của Chúa. Điều này khuyên con người phải sống thành thật, phải tôn trọng sự thật và tôn trọng chính những con người khác. Vậy mà trong bài giảng “xã hội thật giả vàng thau lẫn lộn”, Đặng Hữu Nam lại lấy câu chuyện bịa đặt để làm dẫn chứng, để tiêm nhiễm, dẫn dắt giáo dân đến những suy nghĩ tiêu cực. Trong khi câu chuyện của Nam đang bịa đặt việc Chủ tịch Hồ Chí Minh kiếm tiền bất chính thì ngay trong video, có người lại đưa cái vợt ra để nhận lấy tiền của giáo dân ngồi dưới. Ôi, nói phét mà cũng kiếm được nhiều tiền thật, từ tiền giáo dân, tiền bọn phản động tài trợ về, về giáo xứ nghèo hơn, đã khiến cho Nam phải tìm cách kiếm cơm.
 Xúc phạm anh linh hàng triệu người ngã xuống vì nền độc lập, thống nhất của nước nhà, xúc phạm đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ của đất nước và dân tộc Việt Nam. Linh mục Đặng Hữu Nam đang cho mình cái quyền sống trên Hiến pháp và pháp luật, coi thường thách thức chính quyền nhà nước, kích động gây hoang mang dư luận, mất đoàn kết toàn dân. Có lẽ đã đến lúc Đặng Hữu Nam cần phải trả giá cho những hành động của mình rồi.