Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2023

SỬ DỤNG WEB LỪA ĐẢO, CHIẾM ĐOẠT HÀNG TỶ ĐỒNG CỦA NGƯỜI MUA VÉ MÁY BAY

Công an tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị đã bắt giữ 6 đối tượng sử dụng web và tạo fanpage để bán vé máy bay cho hàng trăm người, chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Trước đó, Cơ quan chức năng đã tiến hành xác minh đơn tố giác tội phạm của chị Đ.T.D (sinh năm 1985, trú phường Xương Giang, thành phố Bắc Giang) về việc: Ngày 23/2/2023, khi đặt vé máy bay trên mạng xã hội Facebook, chị bị các đối tượng sử dụng công nghệ cao lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 10, 875 triệu đồng.

Ngày 28/3, Công an thành phố Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bắc Giang) điều tra, làm rõ và bắt giữ 6 đối tượng cùng ở tỉnh Bình Dương gồm: Vi Đức Quang (sinh năm 1998, trú ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng), Vi Thị Thùy Linh (sinh năm 2000, trú ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, là vợ Quang), Nguyễn Thị Mỹ Trang (sinh năm 1994, trú tổ 12, khu phố 1, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát), Vi Thị Thu Huyền (sinh năm 2001, trú số 199/23 đường Nguyễn Đức Thuận, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu 1, là em ruột Linh); Lê Thị Thu Hiền (sinh năm 2001, trú số 99 đường S1, tổ 9, khu phố 3, phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát); Vi Thị Thu Huyền (sinh năm 2003, trú ấp Bưng Thuốc, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng).

Qua điều tra ban đầu, các đối tượng sử dụng website https://airbamboobooking.com và tạo 7 fanpage gồm: "Phòng vé máy bay chính hãng", "Đại lý vé máy bay toàn quốc", "ViVa Boooking - Vé Máy Bay Siêu Rẻ", "Săn Vé Máy Bay Nội Địa Giá Rẻ", "Vé Máy Bay Nội Địa & Quốc Tế Chính Hãng", "Đại Lý Vé Máy Bay Toàn Quốc" và "Đại lý vé máy bay nội địa" rồi chạy quảng cáo trên mạng xã hội facebook để lừa đảo, chiếm đoạt tài của khách hàng có nhu cầu đặt vé máy bay. Tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở của Vi Đức Quang, Công an thành phố phát hiện, tạm giữ những đồ vật liên quan đến hành vi phạm tội bao gồm: một bộ máy tính để bàn, 4 điện thoại di động, một xe ô tô nhãn hiệu Mazda CX5, một xe mô tô Honda SH và một số đồ vật liên quan.

Điều tra mở rộng, Cơ quan chức năng xác định, với phương thức thủ đoạn như trên, từ tháng 12/2022, các đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khoảng 200 khách đặt mua vé máy bay với số tiền trên 1 tỷ đồng. Công an thành phố Bắc Giang đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

  

PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA VIỆT NAM

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam nam 2019, đã thể hiện rõ bản chất hòa bình và tự vệ; trong đó thể hiện rõ mục tiêu: tạo lập, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã luôn tìm mọi cách để xuyên tạc, phủ nhận một cách vô căn cứ. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá chính sách quốc phòng Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng hiện nay.

Những năm qua, cùng với quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc được thể hiện nhất quán trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Việt Nam đã công bố Sách trắng Quốc phòng, trong đó nêu rõ chủ trương “Bốn không”, thể hiện rõ sự công khai, minh bạch tính chất của nền quốc phòng Việt Nam là hòa bình và tự vệ; phương châm nhất quán là kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chủ động bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước và giải quyết các thách thức an ninh chung; tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin của các quốc gia khác với Việt Nam.

Tuy nhiên, bất chấp sự thật, các thế lực thù địch đã không từ thủ đoạn nào để công kích, xuyên tạc chính sách quốc phòng Việt Nam. Họ cho rằng, chính sách quốc phòng nói chung, chủ trương “bốn không” của Đảng, Nhà nước ta nói riêng đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn; “không liên minh quân sự”, “không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” là Việt Nam “tự trói tay, chân mình”, “tự cô lập mình”, đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, tước đi cơ hội hợp tác với các nước lớn để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực Biển Đông, các thế lực thù địch cho rằng, với chính sách quốc phòng hiện nay thì Việt Nam không thể giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Do đó, chỉ có liên minh quân sự với các cường quốc thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền, bảo vệ được lợi ích quốc gia - dân tộc, v.v.

Cần khẳng định rõ, những luận điệu trên hoàn toàn vô căn cứ, xuyên tạc trắng trợn chính sách quốc phòng của Việt Nam. Bởi, quan điểm nhất quán xuyên suốt của Đảng, Nhà nước ta là: “Bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, của chế độ chính trị, nền kinh tế và tiềm lực quốc gia là nhân tố quyết định”. Điều 4, Luật Quốc phòng năm 2018 xác định: “Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 nêu rõ: Việt Nam không chấp nhận quan hệ hợp tác quốc phòng dưới bất kỳ điều kiện áp đặt hoặc sức ép nào.

Việt Nam tăng cường hợp tác quốc phòng đa phương nhằm góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển của Tổ quốc”.

Trên thực tế, Việt Nam luôn nỗ lực thực thi đúng chính sách quốc phòng đã đề ra, tích cực thực hiện cam kết trở thành quốc gia thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác quốc phòng với hơn 100 nước trên thế giới, trong đó có 05 nước Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tất cả các nước lớn trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, Quân đội nhân dân Việt Nam đã cử hơn 510 lượt cán bộ, nhân viên với 04 lượt bệnh viện dã chiến và Đội Công binh số 1 đến thực hiện nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và Trụ sở Liên hợp quốc, được Liên hợp quốc cùng cộng đồng quốc tế đánh giá cao, tạo uy tín, vị thế, đưa Việt Nam hai lần  trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ (2008 – 2009) và 2020 – 2021 với số phiếu bầu rất cao (192/193 phiếu tán thành). Đây là minh chứng thể hiện rõ mong muốn, thiện chí của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong thực thi chính sách quốc phòng mà không một thế lực nào có thể xuyên tạc, phủ nhận


TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU GIAI ĐOẠN MỚI.

 

Ngày 30/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho ý kiến về Đề án Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15, ngày 10/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 (Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI).

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án trình bày nội dung Tờ trình, Bộ Chính trị thảo luận và cho rằng, hơn 35 năm đổi mới, nhất là trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI, đổi mới và phát triển chính sách xã hội là chủ trương xuyên suốt và nhất quán của Đảng, Nhà nước ta với tinh thần tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Việc triển khai có hiệu quả các chính sách xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân đã góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; đồng thời mang lại những thành tựu to lớn trong tiến bộ, công bằng xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, khẳng định tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng,...

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế, như: chính sách xã hội còn thiếu tính bao trùm, thiếu liên kết giữa các chính sách trong tổ chức thực hiện, tỷ lệ bao phủ thấp. Chênh lệch mức sống giữa vùng miền, nhóm đối tượng còn lớn, kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chuẩn nghèo và chuẩn trợ cấp còn thấp. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, bảo hiểm xã hội còn thấp và chưa thật sự hấp dẫn người lao động. Chất lượng dịch vụ y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội phát triển chậm; đầu tư chính sách xã hội còn có mặt chưa hiệu quả...

Bộ Chính trị khẳng định, việc tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả chính sách xã hội là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân tham gia và thụ hưởng ngày một tốt hơn thành quả của phát triển. Việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội phải đặt trong tổng thể quản lý phát triển xã hội bền vững; giải quyết hài hòa các quan hệ xã hội, bảo đảm tính bền vững trong các chính sách xã hội nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người.

Đầu tư cho thực hiện các mục tiêu chính sách xã hội phải phù hợp khả năng nền kinh tế và yêu cầu hiện thực hóa các mục tiêu chính sách xã hội, trong đó nguồn lực nhà nước đóng vai trò chủ đạo cùng các nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp, xã hội và đóng góp của người dân; kết hợp nội lực với ngoại lực thông qua hợp tác quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện chính sách xã hội phải toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững, lấy con người làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển.

Việc thực hiện chính sách xã hội phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý chặt chẽ, hiệu quả của Nhà nước, sự giám sát thường xuyên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, sự tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp. Khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy truyền thống tương thân, tương ái; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân trong giải quyết các vấn đề xã hội. Bộ Chính trị giao cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án báo cáo Bộ Chính trị trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII.

 

 

 

 

 

 

THÚC ĐẨY HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC BỀN VỮNG, CÂN BẰNG

Đồng thời với việc cùng xây dựng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, Việt Nam và Trung Quốc duy trì thường xuyên các cơ chế hợp tác kinh tế thương mại song phương, đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại song phương phát triển ngày càng ổn định theo hướng bền vững, cân bằng.

Trung Đối tác thương mại lớn nhất, Trong các buổi tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam (Trung Quốc) Vương Ninh đang ở thăm nước ta ngày 28-3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao sự phát triển tích cực trên nhiều mặt trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian qua, trong đó có những kết quả đáng khích lệ về giao lưu, hợp tác hữu nghị giữa các địa phương biên giới của Việt Nam với tỉnh Vân Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn tỉnh Vân Nam và các địa phương biên giới Việt Nam là tiên phong trong thực hiện nhận thức chung giữa Lãnh đạo cấp cao, tiếp tục quán triệt về tình hữu nghị và tầm quan trọng của quan hệ Việt - Trung, cụ thể hóa Tuyên bố chung đạt được trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến ngày 1-11-2022, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước. Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam khẳng định, tỉnh Vân Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương Việt Nam quán triệt, thực hiện tốt nhận thức chung và thỏa thuận quan trọng giữa hai Tổng Bí thư của hai Đảng, cũng như những nhận thức chung đạt được tại Hội nghị giữa Bí thư các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam và tỉnh Vân Nam; tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các cấp, các ngành; đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi giữa hai bên, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, nông nghiệp, du lịch; cùng nhau phối hợp quản lý tốt đường biên giới giữa hai nước.

Cùng ngày 28-3, trong cuộc điện đàm đầu tiên với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương kể từ khi ông nhậm chức hồi cuối tháng 12-2022, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên có biện pháp thiết thực thúc đẩy hợp tác thương mại theo hướng cân bằng, bền vững, nỗ lực giải quyết vướng mắc, tồn tại trong một số dự án, thúc đẩy kết nối vận tải, sớm khôi phục hợp tác hiệu quả, bền vững trong lĩnh vực du lịch.

Chuyến thăm của Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam và cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc cho thấy quan hệ hai Đảng, hai nước duy trì đà phát triển tốt đẹp và có nhiều tiến triển thực chất, trong đó hợp tác kinh tế - thương mại là một trong những trọng tâm. Từ năm 2004, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và đến nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN, đối tác thương mại lớn thứ 7 và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5, cũng là thị trường nhập khẩu lớn thứ 9 của Trung Quốc trên thế giới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc dù chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 vẫn đạt 175,57 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt 57,7 tỷ USD, còn nhập khẩu 117,87 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước vẫn rất lớn. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nông sản ôn đới... Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.

Hướng tới cân bằng cán cân thương mại, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam từ gần 20 năm nay nhưng hợp tác trong lĩnh vực này giữa hai nước chưa thực sự bền vững, nhất là Việt Nam là bên nhập siêu quá lớn, gấp tới hơn 2 lần trong năm 2022 vừa qua. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc về nông sản, thủy sản… có khi chưa thông suốt, thuận lợi. Thực trạng trao đổi thương mại trên đây đã được Việt Nam và Trung Quốc nhìn nhận, trao đổi nhiều biện pháp tháo gỡ để hợp tác trong lĩnh vực phát triển cân bằng, bền vững.

Trong Thông cáo chung đưa ra trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10 đến ngày 1-11-2022 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí áp dụng các biện pháp thiết thực nhằm giảm bớt vấn đề mất cân bằng thương mại giữa hai nước, thúc đẩy xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa các sản phẩm nông sản, thực phẩm chất lượng cao của cả hai nước. Phía Trung Quốc sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho khoai lang, các loại hoa quả có múi, tổ yến và một số nông thủy sản của Việt Nam. Phía Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy tiến trình mở cửa thị trường cho sữa của Trung Quốc.

Tại cuộc điện đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng 9-2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề nghị hai bên tích cực phối hợp để đưa kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng. Người đứng đầu Chính phủ nước ta đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi về thông quan, mở rộng nhập khẩu hàng hóa, nhất là đẩy nhanh tiến độ mở cửa thị trường cho nông sản của Việt Nam; khôi phục toàn diện hoạt động tại các cặp cửa khẩu biên giới và nâng cao năng lực thông quan; phối hợp triển khai, tận dụng tốt cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do đa phương.

Trao đổi giữa Bộ Thương mại hai nước thời gian qua, phía Việt Nam đã đưa ra một số đề xuất nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn và khôi phục thông quan tại các cửa khẩu biên giới; tạo thuận lợi cho hoạt động vận tải đường sắt giữa hai nước và hoạt động quá cảnh Trung Quốc đi nước thứ ba; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường Trung Quốc đối với nông sản, thủy sản Việt Nam. Việt Nam đề nghị Trung Quốc hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại và tăng cường hợp tác về quản lý thị trường.

Trung Quốc coi trọng các đề xuất của Việt Nam, hiện đang phối hợp với cơ quan liên quan Việt Nam hoàn tất đàm phán Nghị định thư mở cửa thị trường Trung Quốc đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian tới; mong muốn mở rộng nhập khẩu các loại nông sản chất lượng cao từ Việt Nam. Phía Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh, sẵn sàng phối hợp bảo đảm duy trì thông suốt, tránh gián đoạn và nâng cao hiệu suất thông quan tại các cửa khẩu biên giới với phía Việt Nam.

Nhằm hướng tới cân bằng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, tại buổi tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam Vương Ninh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên mở rộng hợp tác cùng có lợi với trọng tâm là tạo bước chuyển lớn về hợp tác kinh tế - thương mại, kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, du lịch và giáo dục. Theo đó, Thủ tướng mong muốn tỉnh Vân Nam phối hợp duy trì ổn định, nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới hai nước, nhập khẩu nhiều hơn nữa nông, thủy sản chất lượng cao của Việt Nam, tạo điều kiện và dành ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt Nam dự các hội chợ quốc tế tại Vân Nam.

Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam khẳng định, tỉnh Vân Nam mong muốn cùng các địa phương Việt Nam thực hiện tốt nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, duy trì trao đổi các cấp; tăng cường trao đổi về các dự án kết nối cơ sở hạ tầng; thúc đẩy hợp tác kinh tế, sẵn sàng mở rộng quy mô thương mại, trong đó tăng cường nhập khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Vân Nam và qua Vân Nam đến với các tỉnh thành lân cận… góp phần củng cố và đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Việt Nam đi vào chiều sâu đem lại lợi ích thiết thực cho các địa phương và nhân dân hai nước.


PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM “Ở VIỆT NAM KHÔNG CÓ NHÂN QUYỀN”

Trong thời gian vừa qua, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó, tự do ngôn luận, tự do báo chí đang là một mục tiêu xuyên tạc, bôi nhọ. Mới đây, trên trang “Rfavietnam”, Đài RFA đăng bài “Nhiều tổ chức XHDS kêu gọi Quốc hội Châu Âu gây sức ép mạnh hơn lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền” và cho rằng: “Nhà nước độc đảng ở Việt Nam đã vi phạm các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền người lao động”. Nội dung của bài viết là những luận điệu sai trái, thiếu thiện chí, cố tình đưa ra những nhận định, đánh giá sai lệch, thiếu khách quan về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền hòng hạ thấp uy tín nước ta trên trường quốc tế.

Như chúng ta đã biết, tôn trọng, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là quan điểm xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Với quan điểm đề cao vai trò của báo chí là diễn đàn của nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, để nhân dân trình bày những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình. Thông qua đó báo chí thực hiện chức năng phản biện xã hội, đề xuất những ý kiến tâm huyết đối với Đảng, Nhà nước, định hướng dư luận trong quá trình xây dựng, thực thi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Thực hiện quan điểm đó, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp (năm 2013), Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận thông tin (năm 2016), Luật An ninh mạng năm 2018 quy định trách nhiệm của Nhà nước: tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận; bảo đảm mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ sáu trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Pháp luật Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc và bài kích chống đối chế độ. Đó là minh chứng sinh động cho việc bảo đảm quyền tự do báo chí ở Việt Nam, phản bác luận điệu vu cáo cho rằng “Tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng suy giảm”.

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam quyền tự do ngôn luận, bảo đảm nguyên tắc báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được pháp luật bảo hộ; nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo trình tự, thủ tục luật định, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, cũng không bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, Nhà nước Việt Nam đã tập trung xử lý các đối tượng lợi dụng phương tiện này để phục vụ cho mưu đồ chống phá, vi phạm quyền và lợi ích của Nhà nước và công dân theo pháp luật Việt Nam, điều này hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế. Thực tế đó là minh chứng vạch trần sự phiến diện, xuyên tạc về “Việt Nam gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận” và “Tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng suy giảm”.

Tự do ngôn luận, tự do báo chí đối với các chế độ xã hội và nhà nước là một điều kiện bảo đảm quyền con người. Hơn thế nữa còn là một điều kiện quan trọng để phát triển xã hội trên các mặt, từ tư tưởng, chính trị đến kinh tế, xã hội và văn hóa. Tự do ngôn luận, tự do báo chí của người dân Việt Nam đã được hiến định bảo đảm bằng một hệ thống pháp luật minh bạch. Vì vậy, mọi người cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, đấu tranh phản bác mọi luận điệu xuyên tạc về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.


CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN CẦN ỨNG XỬ TRÊN MẠNG XÃ HỘI THẾ NÀO TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ngày 30/3, tại Cục Lễ tân (Bộ Ngoại giao), Chi bộ Cục Lễ tân Nhà nước và Báo Thế giới và Việt Nam đã tổ chức buổi sinh hoạt liên chi bộ về chủ đề “Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên về ứng xử trên mạng xã hội trong tình hình mới”.

Buổi sinh hoạt chuyên đề lần này đã khẳng định sự quan tâm, coi trọng của hai chi bộ đối với việc duy trì và đề cao ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động sinh hoạt chuyên đề. Tại buổi sinh hoạt, đồng chí Phạm Thu Hằng, Phó vụ trưởng phụ trách Vụ Thông tin Báo chí làm báo cáo viên đã nêu rõ một số yêu cầu chung trong tình hình mới hiện nay. Trong đó, cán bộ, đảng viên cần chấp hành nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi sử dụng Internet, mạng xã hội cần bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; khai báo thông tin chính danh khi thiết lập và sử dụng các trang thông tin điện tử cá nhân; chủ động sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân để tuyên truyền, lan tỏa thông tin tích cực, đấu tranh phản bác thông tin sai trái. Đồng thời, cần chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung thông tin lưu trữ, thông tin, cung cấp hoặc phát tán trên trang của mình. Đặc biệt, không cho mượn, cho thuê, bán, thế chấp trang thông tin điện tử cá nhân của mình; không mượn, thuê, mua nhận thế chấp trang thông tin cá nhân.

Đồng chí Phạm Thu Hằng cũng nêu một số nội dung chính của quy định sử dụng mạng xã hội đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Ngày 28/2/2023, Bộ trưởng Ngoại giao đã ký Quyết định số 396/QĐ-BNG ban hành Quy định về việc sử dụng mạng xã hội đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Việc ban hành Quy định nhằm khuyến khích và bảo đảm việc sử dụng mạng xã hội một cách tích cực, lành mạnh, theo đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy chế, quy định của Bộ Ngoại giao; xây dựng chuẩn mực về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, nâng cao ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử; căn cứ để xử lý các vi phạm chuẩn mực, nguyên tắc trong quá trình sử dụng mạng xã hội trong Bộ Ngoại giao.

Đồng chí Phạm Thu Hằng cũng nêu rõ những điều được và không được làm khi ứng xử trên mạng xã hội trong tình hình mới hiện nay. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị đối với cán bộ, đảng viên khi ứng xử trên mạng xã hội. Trong hai tiếng thảo luận, trao đổi sôi nổi của buổi sinh hoạt chuyên đề, các đảng viên tham dự đã đặt nhiều câu hỏi cho báo cáo viên để làm rõ hơn về quy định, cách ứng xử trên mạng xã hội. Các đảng viên đều đánh giá buổi sinh hoạt liên chi bộ lần này có ý nghĩa thiết thực, bổ ích.

 

 


NHỮNG ĐỐI TƯỢNG KHÔNG CÓ UY TÍN HAY CHÍNH DANH LẠI NHẬN XÉT VỀ TÍNH CHÍNH DANH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Được nhân dân tin tưởng, ủy thác, công nhận là Đảng duy nhất có vai trò lãnh đạo đất nước, đó là một vinh dự lớn lao của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng vinh dự luôn đi kèm với trách nhiệm. Trước đây, Đảng đã hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình là lãnh đạo thành công công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Còn ngày nay, trách nhiệm của Đảng là lãnh đạo xây dựng, phát triển đất nước, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Đó cũng là ý nguyện, mong muốn của từng người dân Việt Nam. Nên chẳng thể nói như các đối tượng thù địch rằng, chế độ một đảng cản trở sự phát triển đất nước

Còn với ý kiến phải đa đảng mới dân chủ, mới phát triển thì sao? Ở một số ít quốc gia có trình độ phát triển cao dưới chế độ đa đảng thì trong cả quá trình lịch sử cũng chỉ có từ 1 đến 2 đảng là nắm quyền, các đảng khác thường không có tiếng nói. Còn ở nhiều quốc gia khác, nhất là các quốc gia sau các cuộc cách mạng để chuyển thành chế độ đa nguyên, đa đảng thì tình hình chính trị trở nên rất rối ren, đất nước khó phát triển.

Vậy thì Việt Nam, dưới chế độ nhất nguyên chính trị, một đảng cầm quyền thì sao? Với bối cảnh sau hai cuộc chiến tranh, có một nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, phụ thuộc vào viện trợ, lại trong hoàn cảnh bị bao vây, cấm vận của nước ngoài, Đảng ta đã gặp muôn vàn khó khăn khi phải đưa đất nước phục hồi từ một xuất phát điểm thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.Thế nhưng sau gần 40 năm đổi mới, dù còn có những hạn chế, nhưng nhìn một cách tổng thể, những thành tựu đạt được là khá toàn diện và đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Chính trị ổn định, kinh tế phát triển, bộ mặt đất nước thay đổi, cuộc sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Vì vậy, với nhận định một đảng làm cản trở sự phát triển là luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cần phải đấu tranh lên án, vạch trần âm mưu đen tối, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.


TÍNH CHÍNH DANH VÀ LÝ DO NGƯỜI DÂN ĐI THEO ĐẢNG

Xóa bỏ chế độ chính trị hiện nay tại Việt Nam, là âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Có một luận điệu rất nguy hiểm, đó là bôi nhọ, phủ nhận tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam và cho rằng phải là chế độ đa nguyên, đa đảng thì mới đem đến sự phát triển và dân chủ cho đất nước.Nói về đa đảng, trong lịch sử, Việt Nam cũng có thời kỳ, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn có các Đảng khác. Nhưng chỉ còn Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Trọng trách cầm quyền của Đảng là do lịch sử dân tộc giao phó, được nhân dân Việt Nam tin tưởng, thừa nhận, và ủy thác, chứ không phải do sự sắp xếp chủ quan của bất cứ ai. Danh có chính thì ngôn mới thuận. Và cũng bởi tính chính danh mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đảm nhận được vị trí lãnh đạo đất nước cho tới ngày nay. Rõ ràng, khi trong một điều kiện đất nước rối ren như vậy, điều kiện thuận lợi, khó khăn được chia đều cho tất cả các tổ chức đảng phái. Thậm chí, Đảng Cộng sản Việt Nam bị kẻ thù vây bủa, đàn áp đẫm máu, nhưng tại sao người dân đi theo Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu trả lời là rất đơn giản, Đảng có cương lĩnh, đường lối rõ ràng, mục tiêu của Đảng cũng trùng với mục tiêu của dân tộc, của đại đa số nhân dân. Đặc biệt, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có thực tiễn hoạt động, và từng đảng viên đều sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp độc lập dân tộc, điều mà bất cứ đảng phái nào khác thời ấy đều không thể làm được.

Vai trò lãnh đao cách mạng của Đảng đã được thực tiễn lịch sử đã chứng minh những các thế lực thù địch vẫn không chịu thừa nhận, mà có tình chống phá, phủ nhận. Vậy, Họ là ai? Không khó để nhận ra, dưới lớp vỏ là những lời trăn trở, tâm huyết vì sự phát triển của đất nước, đó là những người vi phạm pháp luật đã chối bỏ quê hương, đất nước; những tổ chức phản động, thậm chí khủng bố chỉ nhăm nhăm kích động, gây bạo loạn lật đổ; hay những kẻ cơ hội chính trị chực chờ thời cơ để kiếm chác cho bản thân.

 


PHẢN BÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TÍNH CHÍNH DANH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Với mục tiêu hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhồi nhét tư tưởng về "đa nguyên chính trị,  đa đảng đối lập". Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đã không từ bỏ thủ đoạn chống phá nào. Do đó, thời gian qua, trên các trang mạng xã hội vẫn tiếp tục xuất hiện những luận điệu xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước trên mọi lĩnh vực.

Đứng sau những luận điệu nhằm vẽ nên một bức tranh u tối về đất nước, đó vẫn là những cái tên, những tổ chức chẳng hề xa lạ, nơi bắt nguồn của những thông tin sai lệch, những phát ngôn thù hằn, kích động. Phía sau những luận điệu hoạt động chống phá này, có một điều không hề thay đổi và các đối tượng này cũng chẳng hề giấu giếm, đó là hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam qua việc đả kích tính chính danh, đồng thời nhồi nhét tư tưởng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập hòng tiến tới thay đổi chế độ ở nước ta.

Như chúng ta đã biết, tháng 4/2018, với tội danh "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", đối tượng Nguyễn Văn Đài bị tuyên án 15 năm tù. Sau đó, Chính phủ Việt Nam cho phép đối tượng này định cư tại nước ngoài. Tuy nhiên, ngựa quen đường cũ, trong những năm qua, Nguyễn Văn Đài vẫn liên tục tung ra các luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ về mọi lĩnh vực của xã hội, đặc biệt nhằm vào thể chế một đảng lãnh đạo của Việt Nam. Nguyễn Văn Đài kêu gọi "bỏ điều 4 Hiến pháp quy định vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam", kích động thực hiện cách mạng màu, cổ súy việc áp dụng mô hình "đa nguyên đa đảng", lập nên các "đảng đối lập" tham gia điều hành đất nước. Với mục tiêu chống phá đất nước, đồng thời kiếm chác cho cá nhân, luận điệu này của Nguyễn Văn Đài tiếp tục được tung hứng, phát tán bởi nhiều đối tượng khác đang sống ở nước ngoài chuyên đưa tin giả, tin xuyên tạc.

Việt Tân - một tổ chức đã được Bộ Công an Việt Nam đưa vào danh sách tổ chức khủng bố và một số cơ quan truyền thông nước ngoài vốn không có thiện chí với Việt Nam. Các luận điệu này lâu nay đã được chỉ rõ là hoàn toàn xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử, đi ngược lại với bối cảnh phát triển và ý nguyện của nhân dân Việt Nam.

Những năm qua, công cuộc phòng, chống tham nhũng tiêu cực tại Việt Nam đã đạt được những kết quả chưa từng có, được thế giới đánh giá cao. Thậm chí, cụm từ "đốt lò" còn được báo nước ngoài sử dụng nguyên văn thay vì được dịch sang tiếng Anh, để khẳng định dấu ấn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực.

Thế nhưng, hơn 10 năm Việt Nam chống tham nhũng thì cũng chừng ấy năm, các đối tượng thù địch lặp đi lặp lại những luận điệu bôi nhọ, xuyên tạc rằng: "Tham nhũng là bản chất của chế độ", "chống tham nhũng là đấu đá nội bộ" hay "đã là Đảng Cộng sản thì không thể chống được tham nhũng"…

Lợi dụng những biến động trên thế giới, những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước, chiến lược chống phá của các đối tượng này được dự báo sẽ còn được ráo riết đẩy mạnh. Cùng với dấu hiệu cho thấy sự liên kết giữa các đối tượng vi phạm pháp luật, cơ hội chính trị nhằm tăng cường chống phá, các đối tượng đứng sau các tài khoản mạng xã hội như Việt Tân, Chân trời mới, Tập hợp dân chủ đa nguyên… tiếp tục thổi phồng các hạn chế, thiếu sót, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm, lợi dụng không gian mạng để tán phát các thông tin này trên một diện rộng hơn, với tần suất cao hơn.


Thứ Tư, 15 tháng 3, 2023

CẢNH BÁO LỪA ĐẢO

Cơ quan công an cảnh báo

Kính mong nhân dân hết sức cảnh giác và tuyên truyền đến từng người trong gia đình!!!

Nhận được cuộc gọi - nghe được giọng nói - thấy được hình ảnh qua video call của người thân NHƯNG vẫn bị lừa tiền bởi vì đó là do công nghệ tạo ra chứ không phải là người thật.

Hiện nay công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI (artificial intelligence) Giúp ích được rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, những kẻ xấu đã lợi dụng công nghệ để tạo ra hình ảnh, sao chép giọng nói. Từ việc chiếm đoạt Facebook, zalo,... rồi nghiên cứu tin nhắn, cách xưng hô, lịch sử giao dịch,... để tạo ra những cuộc gọi giả và lừa tiền người thân của tài khoản bị hack cho đến gọi điện trực tiếp cho bị hại để dựng lên những tình huống khẩn cấp cần chuyển tiền,... Đã có rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra tại Việt Nam.

Điểm chung của những thủ đoạn trên đó là Tạo ra những tình huống khẩn cấp như: Người thân bị tai nạn cần tiền gấp để cấp cứu, Người thân phạm tội bị cơ quan chính quyền bắt đang cần tiền để giải quyết, Đang khó khăn trong công việc cần một khoản tiền để giải quyết nhanh rồi sẽ trả lại sau,...

Đặc điểm những cuộc gọi thường có tín hiệu không ổn định, Hình ảnh không rõ ràng mặc dù vẫn mang những nét tương đồng của người đó hoặc giọng nói của người đó và cách xưng hô quen thuộc (Do đã được nghiên cứu từ trước)

Khi gặp những tình huống như vậy đầu tiên mọi người hãy bình tĩnh. Ngay lập tức cố gắng xác minh từ những nguồn khác (gọi trực tiếp số điện thoại di động), Xác minh những người đang ở gần với người yêu cầu chuyển tiền. Hoặc từ chính những bệnh viện, từ những cơ quan công an, từ nhà trường tuỳ theo cuộc gọi trình bày lý do cần tiền,... Tốt nhất chúng ta nên thấy và gặp trực tiếp, Hoặc tiếp cận nhanh nhất tới hiện trường tới địa điểm xảy ra nếu có thể,...

Thủ đoạn này hiện rất mới, rất tinh vi. Đề nghị nhân dân nâng cao cảnh giác và chia sẻ đến người thân bạn bè phòng ngừa.


ĐỔI MỚI HÌNH THỨC ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

        Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch trong thời đại công nghệ số hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” được hình thành trên cơ sở tổng kết thực tiễn gần 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nghị quyết số 35-NQ/TW nêu rõ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu.

Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị là một trong những nội dung trong 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng ta xác định trong Văn kiện Đại hội XIII. Việc tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc không chỉ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ và sự ổn định của đất nước mà còn nhằm bảo vệ uy tín, hình ảnh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Thực tế, những quan điểm thù địch, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN hướng tới mục tiêu làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nhằm làm chệch hướng. Bên cạnh các quy định của pháp luật, các biện pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Cần nâng cao bản lĩnh, năng lực dự báo, định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh tổng hợp của các “binh chủng” công tác tư tưởng để thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai mục tiêu: Bảo vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận thức và năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen hành xử tích cực trên môi trường mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho chính mình và cộng đồng. Mỗi người khi sử dụng mạng internet cần đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, bản chất của các thế lực thù địch để không tin, không bị lôi kéo, dẫn dắt trước các thông tin xấu, độc./.


NHẬN DIỆN ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI

Cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái thù địch hiện nay đối diện nhiều khó khăn, phức tạp do việc các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng công nghệ số để xuyên tạc, hướng lái, lan toả thông tin xấu độc với các thủ đoạn nguy hiểm.

Những âm mưu, thủ đoạn phá hoại trong thời đại số.

Thời đại công nghệ số 4.0 làm thay đổi tư duy, nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người với thế giới chung quanh. Con người tiếp cận với tri thức nhanh chóng hơn, mở ra khả năng tương tác; phương thức tác động của chính quyền với người dân đa dạng hơn, nhất là thông qua mạng xã hội. Từ những tiến bộ về khoa học và công nghệ sẽ xuất hiện nhiều hơn một số xu thế mang tính phổ quát bên cạnh những giá trị chung, truyền thống trong quan hệ xã hội ở các quốc gia nói chung với nhiều mức độ, đặc điểm khác nhau. Đó là xu thế dân chủ hóa đi đôi với cá thể hóa; xu thế đổi mới quản lý, quản trị quốc gia và trách nhiệm giải trình (chuyển đổi hệ thống hành chính mạnh mẽ sang chính phủ điện tử; phân cấp, phân quyền, minh bạch hóa thông tin; tăng cường nguồn lực cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả); xu thế tăng cường vai trò giám sát của người dân đối với hoạt động của bộ máy công quyền. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các hoạt động phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn công nghệ số được các thế lực thù địch, phản động, phần tử cơ hội chính trị triệt để lợi dụng, thực hiện tinh vi và xảo quyệt, nguy hiểm hơn.

Trong thời đại công nghệ số đang phát triển như vũ bão, các thế lực thù địch, phản động tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta hòng làm suy giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận xã hội. Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm tận dụng đa dạng các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là các mạng xã hội, xuất bản báo chí điện tử ở nước ngoài. Tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chống phá Việt Nam (như VOA tiếng Việt, RFA, RFI, BBC Việt ngữ, HRW...) để tuyên truyền quan điểm đa nguyên, đa đảng, hạ bệ uy tín lãnh tụ, gây nghi kỵ, chia rẽ nội bộ; triệt để khai thác các sự kiện chính trị, ngoại giao, những vấn đề nhân sự, nội bộ với các thông tin chưa được kiểm chứng để mở các chiến dịch tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước ta.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức thể hiện của tự do ngôn luận có sự biến đổi lớn. Internet, mạng xã hội trở thành công cụ phổ biến để mọi cá nhân, tổ chức bày tỏ quan điểm, tư tưởng, truyền bá thông tin, thể hiện quyền tự do ngôn luận. Sức lan tỏa và ảnh hưởng của nó rất mạnh mẽ và nhanh chóng, tạo được sự chú ý, quan tâm theo dõi của số đông người dân, nhất là những người có ảnh hưởng trong xã hội. Chỉ cần sở hữu phương tiện điện tử (điện thoại thông minh, laptop) có kết nối Internet, cá nhân có quyền tự do truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đến người khác mọi nơi, mọi lúc. Tình trạng các hội, nhóm chia sẻ những thông tin tiêu cực, thông tin sai trái, tin không rõ nguồn, chưa được kiểm chứng… xuất hiện trên không gian mạng có xu hướng ngày càng gia tăng gây tác động xấu đối với người sử dụng mạng nói riêng và việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội nói chung.

Thực tế này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả cũng như đặt ra yêu cầu mỗi người dân khi tham gia mạng xã hội phải hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của "thế giới ảo". Thông qua các hội, nhóm, người dùng có thể tự do bày tỏ ý kiến, quan điểm, đăng tải hay lan truyền thông tin, hình ảnh thông qua tài khoản cá nhân của mình. Điều này mang đến những nguy cơ khi quyền này bị lạm dụng, nhất là khi những người đăng tải thông tin trên không gian mạng có quan điểm sai trái, thái độ cực đoan, có tư tưởng kỳ thị, nhận thức pháp luật chưa đầy đủ dẫn đến bị các thế lực thù địch lợi dụng, lôi kéo, kích động. Hoặc vì động cơ cá nhân, một số trường hợp đã đăng tải thông tin sai sự thật, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.

Việc lợi dụng các quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho cộng đồng. Theo dữ liệu thống kê từ We are Social, tính đến tháng 1/2022, Việt Nam có 76,95 triệu người dùng mạng xã hội, tương đương 78,1% tổng dân số. Chỉ tính trong hai năm 2021, 2022, số người dùng mạng xã hội ở Việt Nam đã tăng 5 triệu người (6,9%). Với độ phủ sóng rộng cùng một lượng lớn thời gian hoạt động và tương tác trên không gian mạng, những gì người sử dụng thu nhận được sẽ tác động không nhỏ đến việc hình thành tư tưởng và phát triển nhân cách, đạo đức, lối sống, nhất là ở nhóm đối tượng vị thành niên - lứa tuổi dễ đi theo những luồng tư tưởng mới, dễ bị tổn thương và kích động tâm lý.

Thông qua các nền tảng không gian mạng trong thời đại số, các thế lực thù địch sử dụng những tin, bài, hình ảnh của báo chí chính thống trong nước, sau đó tô vẽ thêm bớt, đưa ra những nội dung thật giả lẫn lộn, sai lệch để đưa lên mạng xã hội. Chúng lập ra những trang/tài khoản núp dưới danh xưng của các cơ quan của Đảng, Chính phủ, lãnh đạo cấp cao nhằm lôi kéo tâm lý hiếu kỳ của công chúng, đánh vào khoảng trống thông tin mà báo chí chính thống trong nước chưa đăng tải hoặc cần thời gian kiểm duyệt thông tin; ngụy tạo các bài viết dưới những tiêu đề giật gân liên quan đến những vấn đề đang được dư luận quan tâm… Những thủ đoạn lợi dụng nền tảng số nêu trên của các thế lực thù địch, phản động, phần tử bất mãn đã dẫn dụ và lừa dối được một bộ phận người dân, nhất là những người có tâm lý hiếu kỳ, tò mò muốn dò tìm các thông tin không chính thống. Những cái “bẫy thông tin” mà các đối tượng thù địch, phản động, tổ chức thiếu thiện chí với Việt Nam tung ra cũng đã khiến cho nhiều người nước ngoài không phân biệt được thật giả và bị những dòng thông tin sai lệch này dẫn dắt.


HÌNH THỨC GỌI ĐIỆN LỪA ĐẢO “CON ĐANG CẤP CỨU” ĐÃ XUẤT HIỆN TẠI HÀ NỘI

          Theo nhiều phụ huynh tại Hà Nội, họ đã nhận được điện thoại gọi, thông báo về việc con em bị tai nạn đang cấp cứu. Đối tượng yêu cầu cha mẹ học sinh phải chuyển tiền gấp để phẫu thuật. Nhiều trường trên địa bàn Thủ đô đã lên tiếng cảnh báo về hình thức lừa đảo này.

Nhiều phụ huynh nhận được cuộc gọi lừa đảo: Cụ thể, trên diễn đàn lớn về giáo dục, chị Lê Thanh Tuyền chia sẻ: “Chiều nay, 13/3, lớp con tôi có phụ huynh nhận được cuộc gọi thông báo về việc học sinh bị ngã trong tiết Thể dục và yêu cầu chuyển tiền để phẫu thuật. Rất may, phụ huynh đã trao đổi trực tiếp với giáo viên nên không bị lừa”.

Chị H.K, phụ huynh học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên ngoại ngữ kể lại, cùng ngày, chị cũng nhận được một cuộc gọi từ số máy 076.986.13xx. Từ đầu dây bên kia, một đối tượng cho hay con chị đã bị ngã cầu thang bị hôn mê và phải phẫu thuật não gấp. Đối tượng yêu cầu chị chuyển tiền và ủy quyền để mổ.

“Rất may, đúng thời điểm này tôi đang nói chuyện với cháu qua mạng xã hội nên không mắc bẫy. Các đối tượng lừa đảo quá ác khi sẵn sàng đưa ra câu chuyện như thế”, chị K. bức xúc.

Nhận cuộc gọi từ đầu số 070.890.53xx, chị N.H, phụ huynh có con đang theo học tại Trường Phan Đình Phùng cho biết, thủ đoạn của những kẻ lừa đảo là thông tin rằng học sinh bị tai nạn và phải cấp cứu tại Bệnh việN. Chúng yêu cầu phải chuyển khoản tiền để làm các thủ tục điều trị. Thậm chí, các đối tượng còn dàn dựng cả tiếng còi hú xe cấp cứu, tiếng y tá, bác sĩ để tạo dựng lòng tin.

Một phụ huynh khác thậm chí còn cho biết, sau khi gọi điện thông tin, các đối tượng còn chuyển máy cho một người tự xưng là… bác sĩ để trò chuyện tiếp.

“Tôi rất hoảng nhưng vẫn thấy nghi ngờ vì bình thường các con bị làm sao thì giáo viên chủ nhiệm đều trực tiếp thông báo. Do đó, tôi gọi lại cho cô giáo thì biết con vẫn đang trong lớp. Các phụ huynh rơi vào tình trạng tương tự nên tỉnh táo để xác minh”, vị phụ huynh này chia sẻ. “Rất nhiều phụ huynh tại trường đã nhận được cuộc gọi lừa đảo vào chiều nay, 13/3. Chúng tôi đã tới tận trường để xác minh và rất mừng vì các con vẫn bình an và đang học tập bình thường”, chị H. thông tin.

“Cứ tưởng lừa đảo chừa mình ra. Hôm nay đang ngồi thì có cuộc gọi điện thoại tới, giọng nghiêm trọng hỏi mình có phải là phụ huynh của bạn nhà mình không. Sau đó, bên đầu dây bảo con mình bị ngã cầu thang. Mình có hỏi lại chi tiết thì tắt máy. Định vị điện thoại thì bạn nhà mình vẫn ở nhà, gọi điện thì không có vấn đề gì xảy ra”, anh C.L, một phụ huynh chia sẻ lại trải nghiệm vừa xảy ra của mình.

Nhiều phụ huynh cũng tỏ ra bất ngờ khi số điện thoại, thông tin cá nhân của các học sinh đều bị các đối tượng nắm được chính xác. Họ cho rằng, các trường cần tăng cường hơn nữa công tác bảo mật thông tin để tránh việc các đối tượng xấu lợi dụng lừa đảo.

Phụ huynh và nhà trường cần làm gì?

Liên quan tình trạng lừa đảo nói trên, một loạt các trường học trên địa bàn Hà Nội đã lên tiếng cảnh báo.Cụ thể, trường Marie Curie đã đưa ra khuyến cáo: “Khi có sự việc bất thường xẩy ra đối với học sinh, giáo viên chủ nhiệm sẽ liên lạc trực tiếp đến phụ huynh. Nếu cần tiền để làm thủ tục nhập viện, nhà trường sẽ chủ động thu xếp, phụ huynh không phải chuyển tiền cho bất kỳ ai”.

Tương tự, Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trường Tộ gửi tin nhắn đến các phụ huynh khẳng định: Hiện nay có hiện tượng kẻ xấu mạo danh giáo viên gọi điện thông báo con bị tai nạn giao thông và yêu cầu phụ huynh chuyển tiền. Đề nghị quý phụ huynh cảnh giác và gọi điện cho thầy, cô chủ nhiệm để kiểm chứng.

Trong khi đó, một chuyên gia về giáo dục cho rằng, nhà trường và các giáo viên cần nêu cao trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân của học sinh, phụ huynh tránh để kẻ xấu lợi dụng lừa đảo. Bên cạnh đó, giáo viên phải rà soát, điểm danh sĩ số đầu giờ, thông báo lên nhóm phụ huynh số lượng học sinh có mặt ở lớp hằng ngày; đồng thời thiết lập đường dây nóng khi cần thông báo các vụ việc khẩn đến phụ huynh học sinh và tiếp nhận thông tin khi có tình trạng khẩn cấp.

Về phía phụ huynh cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo của tội phạm. Không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin trường lớp của các con; thông tin việc làm, địa chỉ cơ quan của bố mẹ, người thân… cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.

Ngoài ra, các phụ huynh cũng cần kiểm tra thông tin kỹ càng, chính xác trước khi thực hiện hoạt động chuyển tiền, có thể yêu cầu xác nhận qua video trực tuyến, tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ. Nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để tiếp nhận giải quyết.

Trước đó, hàng loạt phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh đã bị lừa hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng cũng với hình thức tương tự.


TRƯỜNG SA KHÔNG XA

Trường Sa hôm nay được đổi thay từng ngày nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, quân đội, nhân dân và kiều bào ta… Trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa có điện năng lượng mặt trời, các công trình dân sinh, trường học, bệnh xá, chùa, âu tàu, làng chài… giúp bà con nhân dân làm ăn dài ngày trên biển.

Những ngày đầu tháng 3 vừa qua, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, biển động mạnh làm cho hàng trăm tàu cá của ngư dân các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận không vào bờ được ngay. Những tàu cá này đi biển dài ngày đã cạn lương thực, nước ngọt, cần sự hỗ trợ khẩn cấp.

Nhận lệnh của cấp trên, cán bộ, chiến sĩ đảo Đá Lát, Đá Tây và Tàu 404 đã hỗ trợ 203 tàu cá với 3.045kg gạo; 12.180 lít nước ngọt (mỗi tàu 15 kg gạo, 60 lít nước ngọt). Bộ đội trên các đảo đã kịp thời động viên tinh thần ngư dân, hướng dẫn 100% tàu cá của ngư dân vào tránh trú an toàn và được hỗ trợ kịp thời. Ông Nguyễn Hoài Nam, Thuyền trưởng tàu cá BTh 96583TS, quê ở xã Long Hải, huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận cho biết: Chúng tôi khi khai thác hải sản trên biển luôn nhận được sự giúp đỡ kịp thời của bộ đội hải quân về mọi mặt. Đây là điều kiện tốt để chúng tôi yên tâm bám biển dài ngày. Mong muốn của chúng tôi là Trường Sa có nhiều âu tàu, làng chài hơn nữa để bà con ngư dân yên tâm khai thác hải sản bền vững trên biển.

Hướng về biển, đảo Tổ quốc, thời gian qua trên toàn quốc đã có nhiều phong trào, hoạt động ý nghĩa, thiết thực như: Quỹ biển, đảo Việt Nam; “Vì biển đảo quê hương-Vì tuyến đầu Tổ quốc” của Thành phố Hồ Chí Minh; hành trình vì biển, đảo quê hương để góp một phần công sức làm cho biển, đảo ngày càng vững chắc hơn. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương tiêu biểu của cả nước hướng về biển, đảo và bộ đội hải quân.

Bà Trần Kim Yến, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lãnh đạo thành phố đặc biệt quan tâm và thường xuyên chỉ đạo tổ chức các hoạt động thiết thực hướng về biển, đảo Tổ quốc, trong đó giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố là cơ quan tham mưu trực tiếp, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng Quân chủng Hải quân để tổ chức các đoàn đại biểu thăm, tặng quà và hỗ trợ các công trình phục vụ đời sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc vùng biển tây nam của Tổ quốc.

Năm 2023, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phối hợp các cơ quan của Quân chủng Hải quân triển khai Chương trình “Xanh hóa Trường Sa”, thông qua việc hỗ trợ cây giống, hạt giống, vật tư, phân bón... để trồng, chăm sóc cây xanh trên các đảo và xây dựng các vườn tăng gia tập trung, nhằm hướng đến phủ xanh toàn bộ diện tích đất trên các đảo, tạo nguồn rau xanh, thực phẩm tươi giúp cải thiện, nâng cao đời sống cho quân và dân đang sinh sống, công tác trên đảo.

Có dịp đến Trường Sa nói chung, vùng biển Cô Lin, Len Đao nói riêng, mỗi người có một cảm nhận riêng song có một điểm chung chính là khâm phục nghị lực, tinh thần, ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc từ hướng biển của những người lính đảo.

Binh nhất Lê Minh Tuấn, chiến sĩ đảo Cô Lin bày tỏ: Ra công tác ở đảo không chỉ là niềm vinh dự của bản thân mà của cả gia đình tôi. Mỗi ngày trên đảo là một kỷ niệm khó quên, vì được cống hiến một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc

 


TƯỢNG ĐÀI BẤT TỬ

Khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma, tại xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa những ngày tháng 3 này có rất nhiều đoàn đại biểu đến dâng hương, tưởng niệm, tham quan.

Tượng đài Chiến sĩ Gạc Ma với chủ đề “Những người nằm lại phía chân trời”, lấy cảm hứng từ hình ảnh 64 cán bộ, chiến sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc khẳng định chủ quyền Việt Nam tại đảo Gạc Ma. Những ý tưởng được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật, điêu khắc sinh động và ấn tượng như: Vòng cung mặt trời nhô lên khỏi mặt biển tận nơi chân trời xa xôi, nơi được đánh dấu phần lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam bằng những hòn đảo lớn nhỏ, có những đảo chìm và đảo nổi.

Cụm nhân vật (chín nhân vật) là đại diện cho 64 cán bộ, chiến sĩ ở tư thế giương cao lá cờ Tổ quốc trước lúc hy sinh. Các anh ở tư thế trong tay không một vũ khí mà chỉ có cuốc, xẻng, búa làm nhiệm vụ vận chuyển cát, đá, sỏi để tu bổ mặt đảo. Khi bị đối phương bao vây, các anh quây tròn lại nắm tay nhau để bảo vệ lá cờ tạo thành biểu tượng “Vòng tròn bất tử”, một hình ảnh sinh động đọng lại trong lòng người đến tham quan. Toàn bộ khối tượng nằm trên bệ, chung quanh là nước, là biểu tượng của biển, đảo Trường Sa, thể hiện tinh thần bất khuất của những người lính biển.

Chúng tôi càng khâm phục hơn về ý chí quyết tâm sắt đá bảo vệ từng tấc đất, sải biển của ông cha ta để lại khi được trò chuyện với những cán bộ, chiến sĩ từng làm nhiệm vụ ở Gạc Ma lúc đó.

Thượng úy cựu chiến binh Nguyễn Văn Chương, nguyên Trung đội trưởng Trung đội 9, Đại đội 9, Tiểu đoàn 887, Trung đoàn 83 Công binh Hải quân (nay là Lữ đoàn 83 Công binh Hải quân), ngày 14/3/1988, ông trực tiếp tham gia xây dựng tại đảo Gạc Ma. Cựu chiến binh Nguyễn Văn Chương cho biết: Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 83 Công binh; Tàu 604, 605, 505 thuộc Lữ đoàn 125 và Lữ đoàn 146, đơn vị quản lý đảo đã nêu một tấm gương sáng về lòng trung thành, ý chí chiến đấu kiên cường, dũng cảm với tinh thần “còn người, còn tàu, còn đảo”, quyết tâm bảo vệ bằng được chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Còn Thượng tá cựu chiến binh Võ Tá Du, nguyên Thuyền phó Chính trị viên, Bí thư Chi bộ Tàu HQ-505 chia sẻ: Thời điểm đó, hai tàu chiến của đối phương nã đạn pháo vào Tàu HQ-505 làm cho bình khí vào ly hợp máy bị cháy, buồng thông tin trúng đạn, đồng chí ngành trưởng bị thương.

Không chậm trễ, Thuyền trưởng Vũ Huy Lễ lệnh cho chiến sĩ lái tàu hướng mũi vào bãi đá Cô Lin và mở hết tốc độ lao lên bãi đá. Tàu HQ-505 trở thành một cột mốc vững chắc khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên bãi đá Cô Lin. Cấp ủy, chỉ huy tàu cấp tốc hội ý mở rộng, xác định quyết tâm bám trụ tại tàu đến cùng dù cả tàu có thể hy sinh và phân công Thuyền trưởng ở lại đài chỉ huy, Thuyền phó Chính trị đến các vị trí động viên bộ đội.

Tinh thần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc đã được chính người lính biển Võ Tá Du khái quát: Những tấm thân như trường thành phên dậu/Ngực căng lên làm lá chắn cho quê hương.