Luật An ninh mạng của Việt Nam được ban hành
với sự chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng, lấy ý
kiến đóng góp của các bộ, ngành chức năng, cơ quan quản lý nhà nước;
sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, với hơn 30 doanh nghiệp viễn
thông, công nghệ thông tin lớn, như: VNPT, FPT, BKAV; nhiều chuyên gia,
tập đoàn kinh tế, viễn thông nước ngoài, trong đó thậm chí có
cả Facebook, Google, Apple, Amazon, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN,
Hiệp hội điện toán đám mây Châu Á; các cơ quan đại diện nước
ngoài, như: Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản… và ý kiến rộng rãi của quần chúng
nhân dân; sự thẩm tra chặt chẽ của Ủy ban Quốc phòng An ninh, sự
chỉnh lý của các Đại biểu Quốc hội qua 02 kỳ họp thứ 4 và thứ 5.
Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2019
MỐI ĐE DỌA VỚI AN NINH MẠNG
THANH NIÊN HÔM NAY CẦN PHẢI THỂ HIỆN RÕ TÌNH YÊU TỔ QUỐC TRONG MỌI SUY NGHĨ VÀ HÀNH ĐỘNG
Yêu
Tổ quốc là yêu nguồn cội của mình; yêu mảnh đất, con người, lịch sử, văn hóa đã
sản sinh, nuôi dưỡng mình và đồng bào mình. Yêu Tổ quốc là đấu tranh cho những
điều tốt đẹp được gìn giữ và sinh sôi, loại bỏ những cái xấu đang kìm hãm đất
nước phát triển. Yêu Tổ quốc chính là yêu những gì thuộc về mình.
Nhiều thanh niên bây giờ yêu chuộng các giá trị và lối sống ngoại quốc mà phê phán đất nước mình. Phê phán tích cực để xây dựng là tốt, nhưng phê phán để chê bai, bài xích và thậm chí xấu hổ vì là người Việt Nam thì tôi tin những người đó không thể sống tốt ở bất cứ đâu. Không ai chối bỏ bản thân mà có thể được người khác nồng nhiệt chào đón. Đất nước nào, dân tộc nào cũng có những vấn đề riêng. Nếu coi thường Tổ quốc thì bản thân mình là một phần của Tổ quốc cũng bị rẻ rúng.
Nhiều thanh niên bây giờ yêu chuộng các giá trị và lối sống ngoại quốc mà phê phán đất nước mình. Phê phán tích cực để xây dựng là tốt, nhưng phê phán để chê bai, bài xích và thậm chí xấu hổ vì là người Việt Nam thì tôi tin những người đó không thể sống tốt ở bất cứ đâu. Không ai chối bỏ bản thân mà có thể được người khác nồng nhiệt chào đón. Đất nước nào, dân tộc nào cũng có những vấn đề riêng. Nếu coi thường Tổ quốc thì bản thân mình là một phần của Tổ quốc cũng bị rẻ rúng.
THẬT NỰC CƯỚI KHI CHO RẰNG TRÍ THỨC MỚI MANG TRONG MÌNH SỨ MỆNH LỊCH SỬ
Có quan điểm cho rằng: Thời đại ngày nay khi cách mạng khoa học - công nghệ
phát triển, tầng lớp trí thức ngày càng có vai trò quan trọng trong xã hội, nên
địa vị lịch sử đã trao vào tay họ?
Đặt tầng lớp
trí thức vào vị trí lãnh đạo xã hội là sai lầm cả về lý luận và thực tiễn.
Có đúng là giai cấp công nhân hiện nay không còn sứ mệnh lịch sử
Sự thật không phải là như vậy. Bởi, sự vận động tất
yếu của lịch sử thế giới trong gần một thế kỷ qua chính là bằng chứng chân thật
để phủ nhận tuyên bố đó. Chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn tồn tại và ngày càng
phát triển trong cải cách, đổi mới. Ngược dòng lịch sử, việc phát hiện ra sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân là công lao của các nhà kinh điển chủ nghĩa
Mác-Lênin và thắng lợi của cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917), cùng với sự phát
triển phong trào cách mạng thế giới thế kỷ XX đã chứng minh một tất yếu không
thể phủ nhận vai trò sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.
NHÌN THẤU SỰ CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG - VĂN HÓA
“Diễn
biến hoà bình” là chiến lược cực kỳ thâm độc và nham hiểm của các thế lực thù
địch và phản động nhằm chống phá cách mạng Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, tư tưởng văn hóa, kinh tế - xã
hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, trong đó tư tưởng văn hóa được xác định là
mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá và có ý nghĩa quyết định trong tổng thể
chiến lược này.
Thực
tế cho thấy, thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội
chính trị tăng cường thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình”, sử dụng các biện
pháp, tiến hành nhiều hoạt động phức tạp từ âm thầm đến công khai phá hoại Tư
tưởng, văn hóa đối với Việt Nam.
CẨN THẬN NHỮNG ÂM MƯU PHÁ HOẠI LỢI DỤNG CÂU CHUYỆN CHÙA BA VÀNG
Chùa
Ba Vàng Quảng Ninh đang trở thành tâm điểm của dư luận sau với những chuyện thỉnh
vong, gọi hồn, báo oán sặc mùi mê tín của một số người ở đây, đặc biệt là liên
quan tới những phát ngôn, thuyết pháp của người có tên Phạm Thị Yến. Dư luận
đang bức xúc, phẫn nộ với những lời thuyết pháp của bà này. Các cơ quan chức
năng đã nhanh chóng vào cuộc xác minh thông tin và có những kết luận kịp thời,
bên cạnh đó đã tiến hành các bước theo thủ tục pháp lý để tiến hành xem xét xử lý
những cá nhân, tổ chức có liên quan.
THẬN TRỌNG TỈNH TÁO KHI THAM GIA VÀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
Trước
sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, mọi thông tin trong cuộc sống
luôn được cập nhật nhanh nhất, lan tỏa khắp nơi trên thế giới. Mạng xã hội hay
người ta đang gọi là quyền lực thứ 5, một thứ quyền lực mềm đang được thể hiện
rõ nét, sống động và ai ai cũng dễ dàng cảm nhận được ở thời điểm hiện nay.
Cũng như những quyền lực khác, mạng xã hội cũng có hai mặt tốt và xấu cùng tồn
tại song song. Có rất nhiều minh chứng thể hiện rõ sức mạnh quyền lực trên
thông qua các mạng xã hội như facebook, zalo, twiter... Nó bao trùm qua mọi
lĩnh vực, từ giải trí, an sinh xã hội, văn hóa đến những câu chuyện phiếm vỉa
hè mà người ta bàn ra tán vào mọi lúc mọi nơi, cũng dễ dàng tác động đến công
chúng thông qua Quyền lực mềm - mạng xã hội.
Ý NGHĨA CỦA CHIẾN THẮNG 30/4/1975 LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN
Đến hẹn lại lên, cứ
đến dịp cả nước ta hân hoan tổ chức các sự kiện chào mừng kỷ niệm các ngày lễ
lớn của đất nước, thì trên một số trang mạng xã hội lại xuất hiện những kẻ thù
địch, thiển cận về chính trị tìm mọi cách để xuyên tạc, bóp méo giá trị lịch sử,
trong đó có việc phủ nhận giá trị lịch sử của Chiến thắng 30 – 4- 1975. Nhưng
tất cả những luận điệu xuyên tạc đó không thể đứng vững trước sự phán xét của
công lý và sự thật.
Nhãn:
"Diễn biến hòa bình",
“thư ngỏ”,
an ninh biên giới,
ảnh hưởng,
áp đặt chủ quan,
âm mưu,
ấn phẩm,
bài hoc
GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC LÀ NGUYỆN VỌNG THA THIẾT CỦA NHÂN DÂN MIỀN NAM VÀ LÀ Ý CHÍ CỦA TOÀN THỂ DÂN TỘC VIỆT NAM
Trong những ngày này,
khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đangnô nức thi đua lập nhiều thành tích
chào mừng kỷ niệm 44 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất
nước, thì các thế lực thù địch, phản động lại tỏ ra hằn học trước sự kiện trên.
Trên các trang mạng xã hội, chúng đã đăng rất nhiều bài viết xuyên tạc trắng trợn
về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của Nhân dân ta; phủ
nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm,
bóp méo lịch sử, xuyên tạc bản chất của Đảng, bản chất chế độ, chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân …, từ đó kích động, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin và các
phần tử chống đối trong xã hội tham gia vào các hoạt động chống phá Đảng, Nhà
nước ta, chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Một trong những bài
viết đó là “Đại họa mất nước” của Nguyễn
Lương Tuyền.
NHỮNG CÁI NHÌN SAI TRÁI VỀ NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM
Thời gian gần
đây, xã hội nói chung, những người tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” nói
riêng không khỏi băn khoăn, chạnh lòng khi nghe thông tin về những tiêu cực, sửa điểm thi trung học phổ thông ở
các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, đã được Bộ GD&ĐL, cơ quan công an điều
tra làm rõ và ra quyết định khởi tố các đối tượng có liên quan. Đây là điều rất
đau lòng khi toàn Đảng, toàn dân ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới giáo dục một
cách toàn diện, đổi mới việc thi tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN SỰ LÃNH ĐẠO ĐÚNG ĐẮN CỦA ĐẢNG VÀ SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRONG CÁCH MẠNG THÁNG TAM 1945
Tháng 8-1945, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã lãnh đạo nhân dân ta nhất tề đứng lên Tổng khởi nghĩa, đập
tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, khai sinh ra nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc - kỷ
nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng, các thế lực
thù địch, phản động lại tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận giá trị vĩ đại
đó. Âm mưu, thủ đoạn của chúng cần được nhận diện và kiên quyết đấu tranh
bác bỏ.
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 TẠO TIỀM NĂNG TO LỚN ĐỂ BẢO VỆ VỮNG CHẮC ĐỘC LẬP, CHỦ QUYỀN QUỐC GIA, DÂN TỘC
Đi theo con đường cách mạng do Đảng ta đứng đầu và Chủ
tịch Hồ Chí Minh dẫn dắt, dựa trên những giá trị chính trị, tư tưởng của cuộc
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dân tộc ta đã bảo vệ vững chắc thành quả của cuộc
cách mạng đó. Chúng ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến, đánh bại chủ nghĩa thực
dân cũ (thực dân Pháp); thực dân mới (đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai); đồng
thời, làm trọn nghĩa vụ quốc tế cao cả - giúp hai nước: Lào, Campuchia giành
độc lập, xây dựng xã hội mới.
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 THÀNH CÔNG – SỰ KIỆN HIẾM CÓ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM VÀ NHÂN LOẠI
Có thể nói, trong lịch sử nhân loại nói chung, lịch sử
Việt Nam nói riêng, hiếm có cuộc cách mạng xã hội nào lại đáp ứng cùng một lúc
ba nhu cầu lịch sử của một dân tộc như Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là:
(1). Đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập dân tộc. (2). Xóa bỏ
chế độ thuộc địa nửa phong kiến, giải phóng xã hội, xây dựng hệ thống chính trị
dân chủ do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở. (3). Xây dựng
Nhà nước với Hiến pháp, chế định quyền công dân và tôn trọng quyền con người
cho nhân dân Việt Nam.
KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Các thế lực thù địch ra sức chống phá thành phần kinh
tế nhà nước, chúng khoét sâu vào những mặt yếu kém trong công tác quản lý, kinh
doanh của một số doanh nghiệp nhà nước thời gian qua.
KHÔNG THỂ BÁC BỎ VAI TRÒ CHỦ ĐẠO CỦA KINH TẾ NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong những nội dung cơ bản
để giữ vững sự ổn định xã hội và phát triển kinh tế quốc gia. Thực tiễn hơn 30
năm đổi mới ở nước ta đã minh chứng điều đó và bác bỏ mọi phủ nhận vai trò của
thành phần kinh tế này.
LẠI LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VẤN ĐỀ DÂN TỘC, PHÁ HOẠI KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
Trong những ngày đầu tháng 7 vừa qua, một số mục sư
trong nước kết hợp một số mục sư nước ngoài đã đến Thủ đô Washington (Hoa Kỳ) tổ
chức hoạt động rầm rộ gọi là “Vận động nhân quyền cho người dân tộc thiểu số Việt
Nam”.
LỪA PHỈNH, LỢI DỤNG SỰ NHẸ DẠ, CẢ TIN CỦA MỘT SỐ NGƯỜI DÂN
Tất cả những hành động khủng bố, âm mưu của bọn chúng
đi ngược lại lợi ích của quốc gia và dân tộc. Mục đích của Đào Minh Quân, Ngô
Văn Hoàng Hùng cùng các đối tượng cầm đầu, cốt cán trong các tổ chức mới chống
phá Việt Nam chính là dùng đồng tiền để lừa phỉnh, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của
một số người dân để tuyên truyền, kích động, khiến họ hiểu sai về đường lối,
chính sách của Đảng, có những hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến an
ninh quốc gia.
ĂN BÁM NHỮNG ĐỒNG TIỀN CỦA ĐỒNG BÀO HẢI NGOẠI
Các tổ chức mới chống phá Việt Nam "Chính phủ quốc
gia Việt Nam lâm thời", “Triều đại Việt” cùng một số tổ chức phản động lưu
vong ở nước ngoài chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam như: Tổ chức Việt
Tân, Khối 8406, Quỹ người Thượng (Montagnard Foundation Inc. – MFI), Ủy ban Cứu
người vượt biển… ra sức điên cuồng chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam.
Nhãn:
chiêu trò,
chống phá,
đồng bào hải ngoại,
tổ chức
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG QUYỀN CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Để phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động
này, các cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyền của đồng bào các DTTS
theo luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề
này chống phá Việt Nam để đề cao cảnh giác, không nghe theo kẻ xấu, không bị kẻ
địch lợi dụng; tự giác thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo.
CẦN TỈNH TÁO ĐỂ THỂ HIỆN LÒNG YÊU NƯỚC ĐÚNG NGHĨA
Hiện nay, để chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, các thế
lực thù địch, chống đối đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược “diễn biến hoà
bình”. Trong đó, thông tin - truyền thông được các đối tượng xác định là một
mũi nhọn mang tính đột phá, khiến cho nước ta suy yếu, sụp đổ từ bên trong.
Trong cuộc chiến thông tin, các thế lực chống phá cố tình đưa ra các dòng thông
tin lệch chuẩn.
Nhãn:
chống phá,
thế lực thù địch,
tỉnh táo,
yêu nước
NHẬN DIỆN NHỮNG LUẬN ĐIỆU CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Gần đây, một số trang thông tin của các cá nhân, tổ chức
phản động và trang báo thù địch ở nước ngoài đăng tải nhiều bài nói, bài viết,
thông tin liên quan đến việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung của
các bài nói, bài viết, thông tin được đưa ra lại có nhiều vấn đề sai lệch, mang
tính kích động người dân.
Nhãn:
Bảo vệ Tổ quốc,
chống phá,
luận điệu,
nhận diện,
trách nhiệm,
xuyên tạc
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐẤU TRANH ĐỂ BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA DÂN TỘC, BẢO VỆ CHỦ QUYỀN THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC
Các thế lực thù địch rêu rao: “Khi đối đầu với Trung
Quốc trên Biển Đông, tại các vùng tranh chấp, Quân đội Việt Nam không dám nổ
súng, không dám đấu tranh, để mặc Trung Quốc muốn làm gì thì làm…”. Những luận
điệu đó là hoàn toàn xuyên tạc, không đúng sự thật, cố tình kích động gây căng
thẳng tình hình với mục đích đẩy chúng ta vào cuộc đối đầu quân sự có thể dẫn đến
hậu quả khó lường.
CHÍNH SÁCH “3 KHÔNG” CỦA VIỆT NAM VẪN HOÀN TOÀN ĐÚNG ĐẮN
Trước sự kiện vi phạm của tàu Trung Quốc, các thế lực
thù địch đã công kích, đòi Việt Nam phải thay đổi chính sách “3 không”, tiến đến
hợp tác toàn diện, là đồng minh của Mỹ, Nhật Bản… để chống lại hành động xâm phạm
chủ quyền từ phía Trung Quốc.
Nhãn:
3 không,
biển đông,
chính sách,
hợp tác,
quốc phòng
CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TA HOÀN TOÀN ĐÚNG ĐẮN, PHÙ HỢP VỚI XU THẾ CỦA THỜI ĐẠI
Trong xu thế hiện nay, thế giới là một mái nhà chung,
các quốc gia đều có xu hướng vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kể cả trong quan hệ
song phương và đa phương; những điểm bất đồng giữa các quốc gia, dân tộc đều được
giải quyết trên nền tảng hòa bình, đối thoại, cùng nhau tìm giải pháp chung và
trên nền tảng nguyên tắc nhất định của luật pháp quốc tế.
Dĩ bất biến, ứng vạn biến, trong bối cảnh Trung Quốc
vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của
Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn giữ được chủ trương: “Giải quyết mâu thuẫn
thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước về Luật Biển năm
1982 của Liên hợp quốc, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC),
nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản và lâu dài, đáp ứng lợi ích chính đáng của
các bên, tiến tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hợp tác và phát
triển”.
Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo và giữ vững nguyên tắc
không thể bác bỏ – chủ quyền quốc gia.
Chúng ta kiên trì đấu tranh trên các mặt trận, mọi cấp
độ, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các quốc gia trên thế giới, thẳng thắn đấu
tranh kiên quyết, trao công hàm, tiếp xúc đại diện, lên tiếng phản đối Trung Quốc,
yêu cầu tôn trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Đồng thời, duy trì lực lượng
chuyên trách, sử dụng biện pháp đấu tranh “hòa bình” không để xảy ra xung đột
vũ trang. Bên cạnh đó, thường xuyên thông tin kịp thời tình hình diễn biến đến
nhân dân, quản lý chặt chẽ tình hình an ninh trật tự và làm tốt công tác định
hướng tư tưởng cho nhân dân.
Ngược dòng lịch sử từ khi dựng nước và giữ nước cho đến
ngày nay, đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Những
cuộc chiến tranh đó đều đem đến những mất mát, tổn thất to lớn không thể bù đắp.
Nhân dân ta cần hòa bình để ổn định, xây dựng và phát triển đất nước nên cần có
chủ trương, đường lối đúng đắn, mọi sai lầm trong đường lối đều phải trả giá đắt,
đều mang lại đau khổ cho nhân dân, nhất là khi đẩy đất nước vào chiến tranh.
Dân tộc Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, ghét chiến
tranh, chỉ khi tình thế bắt buộc mới phải đứng lên cầm súng đánh đuổi kẻ thù bảo
vệ chính nghĩa, phẩm giá của dân tộc, không chịu khuất phục trước bất kỳ thế lực
thù địch nào dù chúng mạnh đến đâu.
Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nhờ đường lối
đúng đắn, chúng ta vẫn bảo đảm và bảo vệ được lợi ích quốc gia dân tộc. Điều
này cho thấy, chủ trương, đường lối, chính sách giải quyết bất đồng trên Biển
Đông của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế của thời đại.
CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH TRÊN MẶT TRẬN CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG LÀM THẤT BẠI MỌI ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN LỢI DỤNG VẤN ĐỀ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Vấn
đề dân tộc, tôn giáo là rất quan trọng, nhưng cũng rất nhạy cảm, dễ bị các thế
lực thù địch lợi dụng để chống phá, nhằm mưu đồ chuyển hóa chế độ xã hội chủ
nghĩa, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với toàn xã hội. Để
góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào, cần chủ động đấu tranh trên mặt trận
chính trị, tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc,
tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch; kịp thời giải quyết
tốt các “điểm nóng” liên quan đến vấn đề dân tộc, tôn giáo. Chủ động nắm chắc
tình hình, kịp thời phát hiện, dập tắt mọi âm mưu, hành động lợi dụng vấn đề
dân tộc, tôn giáo, kích động lôi kéo đồng bào gây rối, bạo loạn. Cần thường
xuyên vạch trần bộ mặt phản động của các thế lực thù địch, phản động để nhân
dân nhận rõ và không bị lừa bịp. Đồng thời, vận động, bảo vệ đồng bào các dân
tộc, tôn giáo để đồng bào tự vạch mặt những thủ đoạn xảo trá của chúng. Phát
huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh này.
Khi xuất hiện “điểm nóng”, cần tìm rõ nguyên nhân, có biện pháp giải quyết kịp
thời, không để lan rộng, không để kẻ thù lấy cớ can thiệp; xử lý nghiêm minh
theo pháp luật những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống phá cách mạng. Đồng thời, kiên
trì thuyết phục, vận động những người nhẹ dạ, cả tin nghe theo kẻ xấu quay về
với cộng đồng; đối xử khoan hồng, độ lượng, bình đẳng với những người lầm lỗi
đã ăn năn, hối cải, phục thiện.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG VIỆC LỢI DỤNG QUAN HỆ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
*
Đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, tôn giáo.
Đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả các chương trình, dự án an sinh xã hội; ưu tiên
phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc, vùng tôn giáo, tạo mọi điều
kiện để đồng bào các dân tộc, các tôn giáo nhanh chóng xóa đói giảm nghèo, tiếp
cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhất là đối tượng người cao tuổi, trẻ em và
phụ nữ vùng sâu, vùng xa; tích cực phổ cập giáo dục phổ thông, nâng cao dân
trí, không để “tái mù” và xảy ra tình trạng “bản trắng” ở vùng sâu, vùng xa.
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG VIỆC LỢI DỤNG QUAN HỆ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
* Tăng cường công tác tuyên
truyền, giáo dục, quán triệt quan điểm, chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng,
Nhà nước. Phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với toàn dân, tập trung vào chính sách
phát triển kinh tế - xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo đối với đồng bào các
dân tộc, các tôn giáo. Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quán chính sách
tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo của
công dân, quyền sinh hoạt tôn giáo bình
thường theo pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo tôn giáo khác nhau, đồng bào theo
tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Đấu tranh ngăn chặn các hành vi lợi
dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, kích
động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, làm phương hại đến lợi
ích chung của đất nước”.
Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục để đồng bào hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng
Việt Nam. Từ đó nâng cao nhận thức của đồng bào, đề cao cảnh giác, không nghe
theo kẻ xấu, không bị lợi dụng.
Nội
dung tuyên truyền, giáo dục phải mang tính toàn diện, tổng hợp, tập trung vào
phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng
dân tộc, tôn giáo, chính sách dân tộc, tôn giáo cho đồng bào các dân tộc, các
tôn giáo. Phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của Nhà
nước, khơi dậy lòng tự tôn, tự hào dân tộc, truyền thống đoàn kết giữa các dân
tộc, tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
*
Không ngừng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định
chính trị - xã hội. Đây là một trong những giải pháp
quan trọng nhằm tăng nội lực, tạo sức đề kháng trước mọi âm mưu, thủ đoạn nham
hiểm của kẻ thù. Cần tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc theo quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh: xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải dựa trên nền tảng khối liên minh công -
nông - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; thực hiện đại đoàn kết phải rộng
rãi, lâu dài; mở rộng, da dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vai
trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; kiên quyết đấu tranh loại
trừ nguy cơ phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc, tôn giáo; chống kì thị, chia rẽ
dân tộc, tôn giáo, chống tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực
đoan, tự ti hoặc mặc cảm dân tộc, tôn giáo. Chủ động giữ vững an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội ở các vùng dân tộc, tôn giáo, bảo vệ chủ quyền an
ninh quốc gia. Thực hiện nghiêm túc quan điểm mà Đại hội XII của Đảng đã nêu: “Đại đoàn kết toàn
dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam,… tôn trọng
những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề
cao tinh thần dân tộc”.
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG QUAN HỆ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
*
Lợi dụng hoạt động từ
thiện, nhân đạo, thăm thân, du lịch, các tổ chức phi chính phủ (NGO) để lôi kéo đồng bào dân tộc
thiểu số,
đồng bào có đạo chống phá chính quyền Việt Nam.
Thủ đoạn này rất tinh vi, khó nhận biết, bởi lẽ nó được
núp dưới các hoạt động “nhân đạo”, “từ thiện”... của các tổ chức NGO quốc tế, NGO tôn giáo. Sẽ không
có gì phải lưu tâm khi các tổ chức này hoạt động theo đúng
mục đích, tôn chỉ của nó. Vấn đề đáng chú ý là, các thế
lực thù địch sử dụng những tổ chức này để thâm nhập vào các địa bàn chiến lược,
khu vực nhạy cảm của nước ta để thu thập tình hình, báo cáo xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta; tiếp cận, chỉ đạo bọn phản động, cực đoan tiến hành
các hoạt động tuyên truyền, kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đòi “tự trị, ly khai” nhằm gây mất ổn định và tạo cớ can thiệp.
*
Hỗ trợ, chỉ đạo bọn
phản động trong các dân tộc, các tôn giáo sống ở nước ngoài xây dựng các tổ chức để tập hợp lực lượng, xâm nhập, phá
hoại trên các địa bàn chiến lược, nhạy cảm ở nước ta.
Gần đây, ba tổ chức người dân tộc thiểu số, cầm đầu là
những phần tử cực đoan, từng là ngụy quân, ngụy quyền cũ, có nhiều nợ máu với
cách mạng. Chúng đã, đang và tiếp tục móc nối, câu kết chặt chẽ với nhau và với bọn phản động trong nước để tiến hành các
hoạt động chống phá cách mạng nước ta trong vùng đồng bào dân tộc. Các tổ chức
trên ra sức tuyên truyền tư tưởng chống phá cách mạng Việt Nam và tập hợp lực
lượng, khuếch trương thanh thế, tạo sự chú ý của dư luận quốc tế đối với các hoạt động của chúng, qua đó tìm cách “quốc tế hoá, luật pháp hoá” vấn đề người dân tộc thiểu số
ở Việt Nam, nhất là người Thượng ở Tây Nguyên, người Khơme ở Tây Nam Bộ,
người Mông ở Tây Bắc, người Chăm ở Tây Trung Bộ...
Các thế lực thù địch đã và đang tìm mọi cách hỗ trợ,
khuyến khích xây dựng các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo cả ở trong và ngoài nước để chống
phá cách mạng Việt Nam. Các tổ chức này đang chuyển hướng hoạt động vào trong nước. Chúng ra sức cố xuý, hỗ trợ các tổ chức phản động đội
lốt tôn giáo ỏ trong nước để chống phá như: Tin Lành Đềga (ở Tây Nguyên), Tin
Lành Vàng Chứ trong vùng đồng bào Mông và Thìn Hùng trong vùng đồng bào Dao (ở Tây
Bắc)...
CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG QUAN HỆ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
*
Kích động đồng bào dân tộc thiểu số di cư trái phép đến các khu vực
trọng điểm và vượt biên ra nước ngoài nhằm tạo sự bất ổn về chính trị, kinh tế,
văn hoá, xã hội, tạo cớ để can thiệp vào nước ta.
Trong những năm qua, hiện tượng di cư ồ ạt của một bộ
phận đồng bào HMông
ở các tỉnh phía Bắc vào một số huyện biên giới tỉnh Điện Biên, Lai Châu, nhất là vào
các tỉnh Tây Nguyên. Hiện tượng này không chỉ thuần tuý là vấn đề kinh tế, mà
ẩn chứa sau nó là âm mưu chính trị thâm độc
của các thế lực thù địch. Chúng đã triệt để lợi
dụng tập quán du canh du cư của đồng bào các dân tộc thiểu số và nhu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội để tìm cách hỗ trợ, chỉ đạo
bọn phản động ngưòi dân tộc thúc đẩy, tạo “làn sóng” di cư trái phép đến một số địa bàn “trọng điểm” như: khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cũ của địch, các địa bàn chiến lựợc...
Mặt khác, chúng còn ra sức lợi dụng phong tục tập quán, các mối quan hệ huyết
thống dòng tộc, các hoạt động
thảm thân, làm ăn buôn bán, sử dụng các đài phát thanh, băng, đĩa hình bằng
tiếng dân tộc để tuyên truyền kích động và dùng tiền, vật chất để mua chuộc,
lôi kéo người dân tộc vượt biên trái phép.
Những hoạt động tuyên truyền, kích động, tổ chức di cư,
vượt biên trái phép trên nhằm tạo sự bất ổn về chính trị, kinh tế, văn hoá xã
hội, vừa có thể “đưa người dân tộc” về từng khu vực theo ý đồ chính trị của chúng để có điều kiện xây dựng căn
cứ phản cách mạng,
làm cho vấn đề dân tộc trở thành “ngòi nổ” tạo ra những cái cớ để nước ngoài có thể can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.
*
Lợi dụng những vấn đề
lịch sử để tuyên truyền kích động đòi ly khai, tự trị và tìm cách luật
pháp hoá, quốc tế hoá vấn đề dân tộc để can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.
Những năm gần đây, chúng triệt để lợi dụng vấn đề dân
tộc, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, tổ chức các cuộc hội thảo về quyền con người, cái gọi là “lễ mất đất”
(ngày 4 tháng 6), ngày thành lập FULRO (ngày 20 tháng 9), vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên, vấn
đề người Chăm, vấn đề người Khơme Crôm, vấn đê ngưòi Mông... Để tìm cách luật pháp hoá, quốc tế hoá vấn đề dân tộc, tôn giáo, các phần tử phản động được
sự giúp đỡ của nước ngoài đã tổ chức các cuộc hội thảo, thu thập, tán phát tài
liệu; đòi lập Văn phòng đại diện thường trực của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc tại những địa bàn trọng
điểm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ để “giám sát” vấn đề người dân tộc; ban bố nhiều “bộ luật” với chế tài mang tính áp đặt vô lý nhằm hỗ trợ, khích lệ
tinh thần cho bọn phản động trong dân tộc đẩy mạnh hoạt động chống đối Việt
Nam. Ngoài ra, các
thế lực thù địch còn hỗ trợ, chỉ đạo bọn phản động,
người dân tộc lưu vong ở nước ngoài thành lập nhiều tổ
chức dưới danh nghĩa nghiên cứu lịch sử, văn hoá các dân tộc thiểu số nhằm khơi dậy những tồn tại trong
quá khứ để kích động tư tưởng “ly khai”, “ự trị” của
các dân tộc trên một số địa bàn chiến lược của ta.
Chúng lợi dụng quyền được hoạt động tôn giáo theo quy
định của pháp luật Việt Nam để hoạt động chính trị nhằm tạo dựng “gọn cờ”, công khai các tổ chức đối lập trong nước, tạo thành thế “đã rồi” để đòi quốc tế hoá, tạo cớ cho nước ngoài can thiệp vào công việc nội
bộ nước ta.
THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG QUAN HỆ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
* Kích động mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, lôi kéo quần chúng chống đối chính quyền nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Lợi dụng triệt để các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quan hệ dân tộc để kích động tạo thành mâu thuẫn dân tộc là mũi nhọn đột phá của
các thế lực thù địch nhằm che rẽ các dân tộc Việt Nam
và đẩy mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam đến tình trạng căng thẳng, từ đó kích động xung đột dân tộc, sắc tộc ở nước ta.
Xuyên tạc chính sách tôn giáo
của Đảng và Nhà nước ta, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, “dân tộc” với tự do tôn giáo để chống phá nước ta. Các thế lực thù địch tổ chức in, ấn, tán phát, truyền bá các tài liệu xuyên tạc chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta, dưới danh nghĩa các “Kỷ yếu hội nghị tôn giáo”, “hông điệp”, “Lời chứng”...
của các tín đồ trong nước hoặc các tổ chức tôn giáo phản động lưu vong ở nước ngoài vu cáo “Việt Nam đàn áp tôn giáo”; xuyên tạc, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam, xuyên tạc chính sách
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, kích động tín đồ chống lại đường lối, chính sách đại đoàn
kết dân tộc của Đảng và Nhà nước. Lợi
dụng và ủng hộ một số chức sắc, tín đồ tôn giáo cực
đoan, quá khích để kích động chia rẽ
các tôn giáo, giữa tôn giáo với dân tộc, với Đảng và Nhà nước. Chúng ra sức đẩy
mạnh các hoạt động ngầm, cổ xuý các phần tử cực đoan trong các tôn giáo móc nối với nhau dự định cho ra đời tổ chức
liên tôn giáo để hợp sức chống phá cách mạng.
* Lợi dụng chính sách tự do tín
ngưỡng, tôn giáo đẩy mạnh hoạt động tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta.
Một
bộ phận mang tư tưởng cơ hội,
vọng ngoại, giữ thái độ cực đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc và
khối đại đoàn kết toàn dân, thậm chí
một số người ra mặt chống đối pháp luật. Những phần tử này đã lợi dụng chính sách
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng để tiến hành các hoạt động chống phá chính quyền trong vùng đồng bào có đạo.
Lợi dụng hoạt động tôn giáo để tập hợp lực lượng, kích động đòi ly khai, tự trị, sử dụng hệ thống nhà
nguyện làm nơi tụ tập lực lượng, sở chỉ huy để phối hợp hoạt động chống phá. Hiện nay, đáng chú ý là vấn đề “đạo hoá” dân tộc ở nhiều vùng dân tộc thiểu số nước ta. Với các dân tộc thiểu số Việt Nam chưa theo một tôn giáo nào thì việc “đạo hoá” càng có ý nghĩa quyết định đến khả năng lôi kéo, tập hợp
dân chúng và hình thành các “khung chính quyền” ngầm núp dưói vỏ bọc
tôn giáo, sử dụng hệ thống nhà nguyện Tin Lành để hoạt động chống đối chính quyền.
ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG QUAN HỆ DÂN TỘC, TÔN GIÁO Ở CÁC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
Âm mưu chủ
đạo của các thế lực thù địch là tìm mọi thủ đoạn nhằm đạt được mục tiêu xoá bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, chuyển hoá, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”. Sự chống phá đó được chúng tiến hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước ta, trong đó sử dụng quan hệ dân tộc, tôn giáo làm “ngòi nổ”, tạo nguyên cớ, cùng với việc lợi dụng
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để đạt được mục tiêu trên.
Trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo, âm mưu cơ bản xuyên
suốt của các thế lực thù địch là dựa vào quan
hệ dân tộc,
tôn giáo nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; kích động
đồng bào các dân tộc, các tôn giáo chống lại đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nưốc; gây mất ổn định chính trị xã hội, tạo cớ can thiệp hoặc khi thời cơ đến kích động bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
TÌNH HÌNH TÔN GIÁO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HIỆN NAY
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo; đa số người Việt Nam có tín ngưỡng tôn giáo. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, hiện nay ở nước ta có trên 30 tổ chức tôn giáo được đăng ký và thế giới công nhận, với khoảng 24 triệu tín đồ. Tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam có
tính dung hợp, đan xen, hòa đồng cao. Người Việt Nam nhân ái, khoan dung, độ
lượng nên dễ dàng tiếp nhận, dung hợp các tôn giáo, thể hiện điển hình là hiện
tượng tam giáo đồng nguyên Phật - Nho - Lão, nhờ thế mà
tín đồ, chức sắc tôn giáo Việt Nam không cuồng tín, họ ưu tiên quan tâm đến cuộc sống hiện tại nhưng cũng dễ làm tăng tính thực dụng, mê
tín, buôn thần, bán thánh trong sinh hoạt tôn giáo.
Người có tín ngưỡng, tôn giáo ở Vỉệt Nam đa số là nhân dân lao động. Đại đa số tín đồ, chức sắc tôn giáo là người lao động nên họ có tinh thần yêu nước, có ý thức gắn bó cùng dân tộc, dễ gần và đi theo cách
mạng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên có lúc, có nơi vẫn còn một bộ phận
quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo bị các thế lực thù địch lợi dụng đi ngược lại lợi ích của dân tộc
và Tổ quốc, chống phá cách mạng.
Trong những năm qua, tín ngưõng, tôn giáo ở Việt Nam có
những biến thái mới. Đại đa số tín đồ chức sắc tôn giáo tích cực hoạt động xã hội từ
thiện, hòa
nhập vào đời sống
xã hội, chỉ một số ít tín đồ, chức sắc tôn giáo bị kẻ xấu lợi dụng hành nghề mê tín để đầu
cơ, trục lợi và cô lập, thương mại hoá, cá biệt có một số phần tử lợi dụng tôn giáo chống phá chế độ.
Các thế lực thù địch luôn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
chống phá cách mạng. Hiện nay, các thế lực thù địch xác định tôn giáo là một
lực lượng quan trọng để chông phá Nhà nước Việt Nam. Việc tăng cường truyền đạo trái phép: Tin
Lành ở Tây Bắc, Tây Nguyên, đạo Vàng Chứ người Mông ở Tây Bắc, Tin Lành Đềga ở
Tây Nguyên... là minh chứng cụ thể của sự lợi dụng tôn giáo chống phá Việt Nam
của các thế lực
thù địch.
Hiện nay, tình hình tín ngưỡng, tôn
giáo ở Việt Nam về cơ bản là ổn định. Hệ thống quy phạm pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo được bổ sung, hoàn thiện; công tác vận động quần chúng và công
tác quản lý nhà nước về tôn giáo, về an ninh, trật tự ở cơ sở ngày càng được
chú trọng. Ban lãnh đạo các cấp của hầu hết các tổ chức tôn giáo đều đang hướng
việc hành đạo "đồng hành cùng dân tộc" trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Tuy nhiên, vẫn còn có những phần tử xấu, thậm chí phản động trong các tôn
giáo lợi dụng các vấn đề nổi cộm trong hoạt động tôn giáo, trong quan hệ giữa chính quyền và nhân dân địa phương để kích động, gây
rốỉ, hậu thuẫn cho các phần tử chống đốỉ ở trong nước và nước ngoài Biểu hiện
cụ thể là:
Tình trạng chuyển nhượng, hiến tặng đất, mở rộng cơ sở
thờ tự, xây dựng nhà thờ, nhà nguyện trái pháp luật diễn ra ở nhiều địa phương.
Việc dựng tượng Thánh, tượng Chúa, tượng Phật,... trên đất công vẫn còn diễn ra ở một số nơi.
Các hoạt động tôn giáo trái pháp
luật như tình trạng chức sắc “phong chui”, “tự nhận” vẫn tiếp diễn; hoạt động in ấn,
xuất bản, nhập từ nước ngoài và lưu hành kinh sách, ấn phẩm tôn giáo trái phép
vẫn diễn ra; hiện tượng giảng đạo, truyền đạo trái pháp luật tiếp tục diễn ra ơ
một sô" vùng đồng bào dân tộc thiểu số,
vùng biên giới.
Vấn đề mâu thuẫn nội bộ ở một số tổ chức tôn giáo: Do lợi ích cá nhân hoặc việc không thống
nhất được đường hướng hoạt động của các hệ phái tôn giáo nên đã dẫn đến mâu thuẫn nội bộ ở một
số tổ chức tôn giáo. Từ đó, hình thành những hoạt động nhằm tranh giành tín đồ ở
một số nhóm, hệ phái tôn giáo, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà
nưốc về tôn giáo.
Hoạt động phức tạp của các tôn giáo trong vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ tác động xấu đến an ninh quốc gia và trật
tự, an toàn xã hội. Hiện có khoảng 60 hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới, du
nhập từ nước ngoài hoặc nội sinh hoạt động có biểu hiện dị đoan, gây ảnh hưởng
xấu đến đời sống văn hóa xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Một số tổ chức phản động cũng núp dưới danh nghĩa tôn giáo để
tập hợp lực lượng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)