1. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc
hội sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội – Chủ tịch Hội đồng Bầu cử
quốc gia, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và nhiều lãnh đạo các cơ quan Nhà
nước. Như vậy, dự kiến đến ngày 5/4 Việt Nam sẽ bầu tân Thủ tướng và tân Thủ tướng
sẽ là một trong những đại biểu Quốc hội khóa XV đại diện cho khối Chính phủ.
Trong các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV đại diện cho khối Chính phủ có
ông Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Tổ chức TW. Việc Đảng phân công cán bộ cấp cao
tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội là một phần trong thể chế chính trị của Việt
Nam, giúp gắn kết giữa dân với Đảng, Đảng với dân, là sự thống nhất lãnh đạo,
điều hành giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cơ quan quyền lực cao nhất là Quốc
hội đại diện cho quyền lực của các tầng lớp nhân dân.
Ấy vậy mà, viên bồi bút
“Đã Ngồ” lại cho rằng việc ông Chính ứng cử đại biểu Quốc hội đại diện cho khối
Chính phủ như vậy là “con sinh trước cha”, rằng là ông Chính chưa vào Chính phủ
mà đại diện cho khối Chính phủ là sao?!
Điều đó cho thấy chính
viên bồi bút “Đã Ngồ” này mới là kẻ thiểu năng, suy nghĩ nông cạn. Chuyện ứng cử
không chỉ là chuyện phân công của tổ chức mà ông Chính vừa là thành viên của tổ
chức đó và là một ủy viên lãnh đạo cao cấp, mà còn là theo quy định bầu cử; và
quyền cao nhất là ở các cử tri mà ông Chính ứng cử đại diện đại biểu cho quyền
và lợi ích của họ, cũng như đại diện cho trách nhiệm của họ với tư cách là công
chức, viên chức của khối cơ quan, đơn vị thuộc khối Chính phủ trước dân. Hơn nữa
ông Chính trước đây là là lãnh đạo cấp cao ở một bộ quan trọng, từng là người đứng
đầu một tỉnh lớn của Việt Nam. Vậy hà cớ gì mà ông ấy không thể ứng cử đại biểu
Quốc hội cho khối Chính phủ được?
Bầu cử Quốc hội khóa XV
và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ là dịp để những người đủ đức, đủ tài, đủ
trí tuệ ứng cử và tự ứng cử vị trí người đại biểu dân cử. Đối với khối cơ quan,
đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị phải được sự phân
công của tổ chức, cơ quan, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và trên hết là người đó
đủ uy tín, phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực làm đại biểu đại diện của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Và tiếp theo đó chính là
những người xuất sắc trong nhân dân, trong đơn vị, trong tổ chức, trong bộ máy
nhà nước. Những người xuất sắc đó chính là người hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc
và những người được cử tri, được nhân dân nơi công tác, nơi cư trú tín nhiệm giới
thiệu làm ứng cử viên đại biểu Quốc hội.
Các quy trình thì rất nhiều
theo Luật tổ chức Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, rồi quy định trong
Chỉ thị của Đảng, quy định của Hội đồng bầu cử quốc gia, của Ủy ban thường vụ
Quốc hội… Rất nhiều quy định nhưng mà tựu trung lại là những quy định chặt chẽ
qua ba bước hiệp thương. Những lần hiệp thương đó phải có đủ thành phần của Hội
đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban bầu cử cấp tỉnh, thành phố và Mặt trận Tổ quốc.
2. Bên cạnh các đại biểu
do các cơ quan, tổ chức, tầng lớp đề cử để ứng cử, một điều quan trọng là cần
tăng cường khuyến khích những người thực tài, thực tâm, có mong muốn trở thành
đại biểu dân cử tham gia tự ứng cử nếu có bản lĩnh, trí tuệ, tài năng.
Trong lịch sử Quốc hội,
nhiệm kỳ khóa XIII có 4 đại biểu Quốc hội tự ứng cử, khóa XIV có 2 đại biểu tự ứng
cử. Tại nhiệm kỳ này, cơ hội mở cho những người tự ứng cử rất rộng, lên tới
10%, tương đương với 50 người. Những người tự ứng cử trong các nhiệm kỳ Quốc hội
được đánh giá cao, ví dụ như GS, Anh hùng lao động Nguyễn Anh Trí, phát huy rất
tốt vai trò đại biểu dân cử. Một số đại biểu Quốc hội tự ứng cử cũng đã làm rất
tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong cả ba lĩnh vực: lập pháp, giám sát
và quyết định các vấn đề quan trọng. Họ giữ mối liên hệ với cử tri rất thân thiết,
khăng khít và được cử tri đánh giá cao và nếu họ ứng cử tiếp tục thì cử tri như
chúng tôi cũng nói rằng “chúng tôi sẵn sàng bỏ phiếu cho những người tự ứng cử
có bản lĩnh, trí tuệ, tài năng”.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh đối
với người tự ứng cử phải thực tâm, thực tài, được cử tri tín nhiệm. Cho nên cần
làm chặt chẽ công tác, quy trình bầu cử, quyết không để lọt những kẻ cơ hội, có
động cơ không tốt vào Quốc hội bởi những kẻ này không những chẳng có tâm tài gì
đại biểu cho người dân mà còn sẽ gây hại, gây rối, chống phá.
Thực tế và quy định đều
không hạn chế những người tự ứng cử. Mà các chủ trương, quy định đã tạo mọi điều
kiện, Hội đồng bầu cử quốc gia cũng như Ủy ban bầu cử các tỉnh cũng tạo mọi điều
kiện cho những người tự ứng cử hoàn thành các thủ tục, động viên những người tự
ứng cử hãy tự tin, bản lĩnh và quyết tâm trở thành người đại biểu của nhân dân.
Với tỷ lệ 5 đến 10% đó là
một con số không lớn nhưng cũng không nhỏ, có nghĩa là khoảng 25 đến 50 người,
nếu 10% thì là 50, nếu 5% là 25 người, như vậy là cánh cửa rộng mở. Có điều là
những người tự ứng cử có tự tin, có quyết tâm để trở thành người đại biểu của
nhân dân hay không. Và cử tri, nơi mà ứng cử viên đó ứng cử, có tin cậy và có
hiểu, nắm chắc được ứng cử viên đó không để mà ủng hộ, tự tin bỏ phiếu cho họ
hay không. Đó luôn là câu chuyện của cả hai phía.
Mặt trận Tổ quốc là kênh
để đánh giá, xem xét đối với các ứng cử viên, đặt lên bàn cân xem lựa chọn ứng
cử nào. Nếu chưa đủ số lượng thì động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để cho
những người tự ứng cử tiếp tục ghi danh, chứ luật pháp không hạn chế người tự ứng
cử mà chỉ hạn chế là tổng số đại biểu Quốc hội mỗi nhiệm kỳ là 500 người. Vấn đề
là mọi công dân Việt Nam có đủ điều kiện và có đủ tiêu chuẩn hay không, trước hết
là trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp. Thứ hai là có phẩm chất
đạo đức, có năng lực để hoàn thành nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội. Thứ ba là gắn
bó mật thiết với cử tri, với nhân dân để đưa tiếng nói của cử tri, của nhân dân
đến với diễn đàn Quốc hội.
Những người tự ứng cử
cũng cần có chương trình hành động và tiếp xúc cử tri bình đẳng như các đại biểu
khác. Bản lĩnh, năng lực, trình độ của các ứng cử viên thể hiện tập trung vào
chương trình hành động để báo cáo trước cử tri. Đây là cơ hội tốt để người ứng
cử chứng minh với cử tri rằng tôi sẽ làm như thế nào nếu trúng cử trở thành đại
biểu của các cử tri.
Từ lịch sử hoạt động bầu
cử và hoạt động của Quốc cũng như kết quả bầu cử, ứng cử, tự ứng cử là chứng
minh tiến trình dân chủ ngày càng hoàn thiện của Việt Nam, đưa những người có
năng lực, phẩm chất, có tâm, có tầm, có tài, có đức vào Quốc hội và HĐND các cấp
đại diện cho quyền lợi của nhân dân./.